Hôm nay,  

Về Nguồn

24/10/200100:00:00(Xem: 171376)
Bài tham dự số: 02-365-vb51004


(Trần Quốc Sỹ chuyển ngữ)

John choàng tỉnh sau giấc ngủ vùi. Chiếc giường dã chiến trên chiếc xe van tuy chật nhưng cũng tạm thoải mái. Ngoài trời những hạt mưa phùn rơi nhè nhẹ. Đốt một điếu thuốc, John trèo ra khỏi chiếc van. Con chó ve vẫy đuôi đằng sau anh. John đã lái xe suốt đêm để bây giờ, anh đang đứng trên một thành phố nhỏ với cái tên gọi là Patterson, một thành phố yên lặng, che khuất bởi cái xa lộ rộng lớn. John tưởng chừng như mình đã đi qua cái thành phố yên lặng, nhỏ xíu này rất nhiều lần.
John chậm rãi đi về phía ngọn đồi được bao phủ với đám cỏ khô vàng úa, đầu óc trống rỗng. Những cụm mây trắng lãng đãng đã dần dần tan biến. Aùnh nắng ban mai tràn lan mọi nơi, mọi phía, chói chan rực rỡ trên những cánh hoa lê, hoa đào đang rung rinh trước gió.
John chợt dừng bước, suy nghĩ một vài giây, rồi quay lưng bước trở về chiếc xe van của mình. Anh đun một ít nước sôi để pha ly cà phê cho buổi sáng rồi móc túi lấy mảnh giấy nhỏ, hí hoáy ghi lại những cảm nghĩ chợt đến trong anh.
John đã lái xe trong nhiều ngày qua. Trong cuộc hành trình không định hướng này, John hy vọng anh sẽ tìm được câu trả lời cho những dày vò mà anh đang phải đương đầu. Anh đã cố gắng giải quyết chúng trong những ngày sống với sự ồn ào của thành phố, nhưng John thấy chẳng có ý nghĩa gì cả.
John quyết định làm một chuyến đi ra nơi hoang dã, nơi đồng không mông quạnh này. Sự tĩnh mịch của những trang trại rộng lớn, sự hùng vĩ, cô độc của những ngọn núi đá, và ngay cả sự lẻ loi của con đường tráng nhựa thẳng tắp, dường như cũng đã mang lại cho John những sự nâng đỡ về tinh thần mà anh đang cần.
Con chó trở lại bên John sau những phút rong chơi với thiên nhiên. John ra dấu cho nó nhẩy lên xe rồi anh cũng trèo lên ghế tài xế. John từ từ lái chiếc van cũ kỹ, rời ngôi làng tĩnh mịch, rẽ vào cái xa lộ rộng với tường bê tông ngăn lối. Những ngọn đồi bao phủ bởi cỏ khô vàng úa hầu như trải dài đến tận chân trời. Aùnh nắng chiếu xuyên qua khung cửa của chiếc van mang lại cho John sự ấm áp. Con chó nhỏ thu mình trên chiếc ghế cạnh anh. Một vài chiếc xe vận tải cùng xe du lịch vụt qua mặt John. Những người trên xe quay đầu nhìn anh với sự khinh bỉ. John chẳng thèm để ý đến họ. Anh đang bận tâm suy nghĩ. John miên man nghĩ đến cuộc đời mình, cuộc đời của một người thanh niên Việt Nam tị nạn trên mảnh đất được gọi là Mỹ quốc.
John đến nơi này khi anh còn là một cậu bé. Cũng như hằng triệu người tị nạn khác, John ra đi để lại sau lưng quê hương yêu dấu, nơi anh đã được sinh ra nhưng đang bị thống trị bởi một chế độ đầy bất công và tham nhũng. Trong nhiều năm, nước Việt Nam thân yêu của John -một quốc gia tuy nghèo nàn về vật chất nhưng rất giàu về văn hoá và lịch sử- đã phải hứng chịu sự nghèo nàn và sự cai trị bởi nhóm người độc tài đảng trị. Đối với John, những sự đau khổ này một phần do những người ngoại bang gây ra, một phần do chính những người trong nước. John không nhớ nhiều lắm về đất nước của anh nhưng trong những ngày còn bé, John cũng đã có nhiều kỷ niệm êm đềm.
Tại Hoa Kỳ, John được vào trường trung học và là người Á châu duy nhất tốt nghiệp tại đây. John từng là một học sinh khá. Anh gia nhập đội banh của trường và được nhiều giải thưởng về hội hoạ. Anh cùng bạn bè đi parties, tụ tập tại McDonald và tham dự những trận banh hào hứng. Anh không có nhiều cơ hội để biết về quê hương của mình. Mặc dù vậy, John cũng đã giữ được tiếng Việt thân yêu, tất cả đều do công lao và sự hướng dẫn của mẹ anh.
Khi vào đại học, John chợt khám phá ra chính con người thật của anh. John bắt đầu nhìn sâu vào con người của mình. Tự cảm vẫn là thói quen của anh, nhưng không biết từ lúc nào, John đã đánh mất nó, có lẽ vì anh nghĩ việc đó là vô dụng.
Sống trên đất Mỹ, nơi của sự thừa thãi, nơi của sự tranh đua, ngoại cảnh luôn luôn là việc được ưu tiên. John cũng bị xã hội lôi cuốn.


Nhưng bây giời mọi sự đổi khác. John suy nghĩ về chính mình nhiều hơn. Anh từ từ nhận ra con người thật của mình. John cảm thấy mình bị lẫn lộn. Bề ngoài con người của anh xung khắc với những suy nghĩ thầm kín trong lòng anh. Sự xung khắc đã làm anh bồn chồn, bất an.
Trong những năm ở Đại học, John sống trong sự đơn lẻ. Anh chỉ có vài người bạn và dần dần John đã xa lánh những sinh hoạt trong trường. Hạng điểm của anh tụt dần. Càng ngày, John càng trở nên thụ động. Anh thay đổi chương trình học nhiều lần. Nhưng rồi John cũng đã tốt nghiệp Đại học với mảnh bằng Cử nhân Thương mại.
John tìm được việc làm tương đối đúng ngành nhưng anh lại không cảm thấy thích thú. Anh bỏ việc và nhận làm những công việc bất thường chỉ để nuôi sống bản thân. Tuy chật vật nhưng John lại tìm được sự an bình trong sách vở và nhất là với thiên nhiên.
Chiếc xe van cũ kỹ của John lại muốn dở chứng. Nó lại phát ra những tiếng kêu bất thường. John ngừng xe bên vệ đường, cạnh một dòng suối. Một người đàn ông đi qua, liếc nhìn anh, nhìn con chó rồi tiếp tục bước đi.
John đi vòng ra đằng sau chiếc xe, mở nắp xe và nhìn vào trong. John quan sát một hồi. À , sợi dây kéo hơi bị lỏng. John với tay lấy cái mỏ lết, tháo lỏng con ốc chính, điều chỉnh sợi dây kéo và xiết chặt con ốc. John đóng nắp xe, đề máy. Tiếng động cơ nổ ròn rã đem lại cho John một niềm hãnh diện.
Hình như thiên nhiên vẫn có cách để làm quân bình mọi sự. Khi hạn hán, trời sẽ đổ mưa. Khi mưa nhiều trong mùa Thu, trời sẽ làm mùa Đông khô ráo. Những tư tưởng lẫn lộn trong đời rồi cũng tan biến như những giọt sương mai dưới ánh nắng mặt trời. Sự bình an trong tâm hồn rồi sẽ được phục hồi. Ngọn gió thoảng của núi đồi cùng sự yên tĩnh của thiên nhiên đã đem lại cho John sự an bình dễ chịu.
John yêu những ngọn núi này. John thường nói với bạn bè rằng chính những ngọn núi này mới thật là nhà của anh. Anh muốn trở lại đây nhiều lần. Anh sẽ câu cá và sẽ băng qua những cánh rừng già. Khi nào rảnh, John sẽ tới đây. Anh gọi chúng là nơi giải thoát của tâm hồn. Anh sẽ để hồn mình phiêu lưu tận hưởng tất cả nét đẹp thiên nhiên. Từ những bãi cát dài của bờ biển Oregon, sự hùng viõ của rặng Sierra Nevada chùng điệp, cho đến sự hoang dã của sa mạc miền Texas với những bụi cây trơ trọi cùng những cây xương rồng đầy gai góc.
Những hình ảnh thiên nhiên đã làm tâm hồn anh dịu lại như vừa mới trải qua một buổi thiền nơi hoang vắng.
John đã từng được học thiền từ những vị chân tu người Việt. Trước khi tầm sư, John nghĩ rằng học thiền để được tự do không bị ràng buộc bởi những người khác. Nhưng bây giờ John mới hiểu, thiền là để được tự do không bị ràng buộc bởi con người của chính mình. Anh biết rằng, hạnh phúc thật sự chỉ có thể tìm thấy trong chính con người của anh mà không thể tìm thấy từ ngoại cảnh.
Những kỹ thuật về thiền sẽ giúp cho người học thiền tìm thấy sự an bình trong chính tâm khảm của mình. Hằng ngày, John đã thực tập và ghi nhớ những kỹ thuật về thiền.
Hiện tại, John luôn nhắc nhở chính mình về triết lý này, nó đã chiếm một vị thế tại Hoa kỳ, nhất là tại vùng biển miền Tây. John thấy lòng phấn khởi khi biết rằng rất nhiều người có cùng suy nghĩ, triết lý như anh.
Dần dần, John cảm thấy sự lẫn lộn trong tư tưởng của anh từ từ tan biến. Sự giằng co giữa hai nền văn hoá bớt xung khắc. Anh cũng tìm được nguồn gốc của mình với sự trợ giúp của đấng tối cao. Anh cảm thấy niềm tin của anh nơi Thượng đế gia tăng mãnh liệt.
John lái xe trở về San Jose. Anh dừng chiếc van cũ kỹ của anh tại một bãi đậu xe rộng của một thương xá với những bức tường sơn màu hồng nhạt, chỉ lèo tèo vài người khách. John xuống xe và hít một hơi dài. Anh chậm rãi bách bộ qua những con đường đầy xe và dừng lại tại một công viên nhỏ với nhiều cây cổ thụ. Mặt trời đã khuất sau những rặng núi xa tít. Cảnh vật trở nên tĩnh mịch và yên lặng. Không một tiếng động ngoại trừ tiếng róc rách của dòng nước chảy qua những phiến đá rêu xanh.
Dù gì đi nữa, dòng nước cũng sẽ chảy về nguồn.

JAMES BÙI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,303,968
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.