Hôm nay,  

Thư Gửi Kẻ Khủng Bố

20/09/200100:00:00(Xem: 211135)
Bài tham dự số: 02-355-vb50920

Các anh khủng bố,
Sáng thứ ba 11 tháng 9 năm 2001, các anh đã làm một việc tự cho mình là anh hùng lắm. Các anh nghĩ rằng sẽ cho nhân dân Hoa Kỳ một bài học thật đích đáng. Các anh khủng bố người dân vô tội để làm áp lực với chính quyền của họ. Các anh bảo là chiến thắng lớn để cảnh cáo cả thế giới. Các anh muốn mọi người đều hãi sợ các anh. Các anh cho là mọi người sẽ phải kính phục lòng can đảm của các anh. Các anh vỗ ngực tự xưng là "tử vì đạo".
Tôi viết thư này có vài li thẳng thắn xin được đốt gửi xuống âm phủ để thức tỉnh sự ngu dốt và lầm tưởng của các anh. Hy vọng âm hồn anh sẽ hiểu và trao thư này tới cho các đồng chí của anh còn sống sót để họ đọc và nghĩ lại.

Anh ích kỷ,
Theo tôi được biết thì người anh hùng làm việc không cần cho mọi người biết để tung hô và chiêm ngưỡng. Nếu một người lấy thân mình cứu người khác để được nổi tiếng là anh hùng thì trong tư tưởng của mọi người, của tôi và ngay của chính anh: đó là sự ích kỷ. Chúa Giê-su xả thân cứu nhân loại đâu phải để mọi người sùng bái, kính ngưỡng. Phật Thích-Ca rời cung điện vàng son, xuất gia đi tu đâu phải để làm anh hùng cho mọi người làm tượng thờ cúng muôn đời. Trong lịch sử nhân loại đã có những lãnh tụ độc tài, ác độc dùng đủ mọi thủ đoạn lừa bịp bắt mọi người phải tôn thần dựng thánh xây lăng tẩm để được phong anh hùng. Nhưng anh đã thấy rõ, họ bị nguyền rủa và chỉ tồn tại trong một giai đoạn thật ngắn mà thôi. Theo thời gian, sự lừa bịp sẽ được phơi bầy bởi kiến thức và sự trung thực của nhân loại.
Người dân nước tôi thường nói: "Không mang thành bại luận anh hùng". Đïiều này chứng tỏ một điều thật đơn giản: anh hùng là từ cái tâm hy sinh của mình phát ra, chứ không chỉ là từ những hành động cứu người. Mọi người nhìn cái tâm để luận anh hùng. Khi ba trăm người lính cứu hỏa của thành phố Nữu-Ước hy sinh mạng mình nhẩy vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới để cứu những người dân vô tội, trong tâm họ chỉ có đúng một điều: cứu thật nhiều người. Đây mới đích thực là anh hùng, anh à. Mọi người nhìn vào tấm lòng của họ để phê phán, cho dù họ không cứu được tất cả mọi người như họ mong ứơc. Họ đã thất bại khi không cứu được thật nhiều người. Họ đã chết. Nhưng họ được coi là anh hùng. Còn anh thì ngược lại hoàn toàn. Anh lấy máy bay lao vào những cao ốc, giết người vô tội rồi vỗ ngực cho là anh hùng thì quả thật nhầm lẫn lớn. Cứu người với mục đích đưa cao mình lên còn chưa được gọi là anh hùng thì làm sao giết thường dân yếu đuối được gọi là anh hùng được anh"
Tôi biết chắc hiện giờ ở một nơi nhỏ bé, hẻo lánh nào đó, các đồng chí của anh đang âm thầm dựng hình anh để tung hô "anh hùng". Không như những lần khủng bố trước, họ phải làm âm thầm vì họ đã biết không một ai có thể tha thứ tội lỗi này, ngay cả những người Hồi Giáo cùng đạo của các anh. Mỉa mai thay, tôi cũng biết ở một nơi tăm tối nào đó, hồn anh đang qùy lạy ăn năn, xám hối, và xin chịu tội với Đức Allah của anh.

Anh ngu muội,
Tôi chắc anh không biết nhiều về người Mỹ đâu. Anh không có cái may mắn như tôi: được huấn luyện, học hỏi và làm việc chung với họ đã hai mươi năm qua. Anh cho rằng hành động của anh sẽ cho nhân dân Hoa-Kỳ một bài học thật đích đáng. Thật ra, giết người vô tội kiểu anh chỉ làm họ tức giận và hành động mau lẹ mà thôi. Tôi cũng có thể cho đó là một bài học như đầu óc nhỏ bé của anh suy nghĩ. Nhưng là một bài học phải tiêu trừ những phần tử khủng bố dã man như anh. Người Mỹ sẽ cẩn thận hơn. Họ sẽ mưu lược hơn. Và họ sẽ đoàn kết hơn.
Nước Mỹ đa dạng vì cưu mang nhiều sắc dân. Dân Mỹ có rất nhiều người không lượng tính được mức chi tiêu trong gia đình của họ trong vòng một tháng. Nhưng ở Mỹ cũng có những bộ óc thật siêu việt có thể tính được cả một lịch trình bay 12 ngày trong không gian của phi thuyền con thoi không trật đến một phần mười giây đồng hồ. ỞÛ Mỹ có những gia đình giam bố mẹ mình vào viện dưỡng lão khi già yếu. Nhưng tôi đã thấy ở nơi tôi cũng có những người lái xe hơn cả mười tám tiếng đồng hồ lên Nữu-Ước trong ngày khủng bố với một hy vọng thật mong manh cứu người. Nước Mỹ cũng có những người vô tình mặc quần in hình cờ quốc gia hay tiểu bang của họ, nhưng cũng có những gia đình đứng nghiêm chỉnh chào quốc kỳ trước sân nhà mỗi sáng sớm.
Cướp máy bay dân sự, lao vào cao ốc để giết người chỉ làm người Mỹ bàng hoàng một vài giờ. Muốn cho người Mỹ khiếp sợ, kính phục anh phải siêng năng làm lụng như người Nhật, phải thông minh như người Đức và phải yêu tự do, gan dạ vượt biển khơi trên những chiếc ghe mỏng manh và nhỏ bé như người Việt Nam chúng tôi.
Người Mỹ nhiều kiến thức và tinh thần hơn mọi dân tộc khác trên thế giới. Tuy nhiên, kiến thức không đủ để đưa cái đất nước chỉ mới thành lập hơn hai trăm năm lên hàng đầu của thế giới về đủ mọi mặt, quân sự lẫn kinh tế. Chính tinh thần đoàn kết, lòng yêu tự do và dân chủ mới là yếu tố chính đưa Hoa-Kỳ trở thành cường quốc. Họ sẽ mãi mãi không hãi sợ sự khủng bố của các anh. Họ cũng không chấp nhận cho chính quyền của họ phải đầu hàng. Trái lại, như anh thấy, chính các đồng chí thân thiết của anh hiện đang sợ hãi, trốn chui, trốn nhủi phủ nhận hành động khát máu của anh. Lãnh tụ của anh phải hèn hạ đứng lên chối bỏ và lên án hành động của anh.
Anh đã biết vì sao tôi gọi anh là ngu muội " Anh đã dùng mạng sống của anh để làm một con chốt thí cho những hành động điên cuồng của đám lãnh tụ cực đoan và phi nhân.


Nước Mỹ theo chủ nghĩa tư bản. Tất cả mọi việc làm đều bị chi phối và quyết định bởi lợi nhuận. Chiến tranh chỉ gây tổn thất cho kinh tế, thiệt hại tiền bạc. Do đó những hành động khủng bố gieo tang tóc cho vài chục sinh mạng của các bạn anh làm trước đây, người Mỹ ngậm bồ hòn làm ngọt, nhắm mắt bỏ qua. Đem quân đi đánh một nước nghèo nàn, lạc hậu chỉ có lỗ chứ không lời. Một vài lãnh tụ thiếu kiến thức như Mao Trạch Đïông mới cho Hoa-Kỳ là con cọp giấy. Những người hiểu biết đều công nhận sự sáng suốt này. Thủy sư đô đốc Nhật, Yamamoto đã thấy được tiềm năng hùng mạnh của Hoa Kỳ trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Ngay sau khi thả bom Trân-Châu-Cảng, Yama- moto đã nhìn những tướng lãnh dưới quyền lo ngại: "Chúng ta đã đánh thức con sư tử khổng lồ." Tôi thiết nghĩ các bạn của anh hiện đang cùng có chung một ýÏ tưởng với viên đô-đốc mà một thời đã làm người Nhật hãnh diện. Hành động khủng bố gây nhiều tổn thương sẽ làm người Mỹ quyết định trả đũa. Khi mà nhận thấy cần phải tiêu diệt để đem lại nhiều lợi ích hơn, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không ngần ngại tung ra tất cả các tiềm lực để đạt được mục đích mau chóng này. Hai quả bom nguyên tử nổ tại Hiroshima và Nagasaki đã được chứng minh. Các bạn anh, đất nước anh, những người dân vô tội sống trong cái đất nước bao che những hành động khát máu của anh sẽ cần thật nhiều sự phù hộ của giáo chủ Muhammad.
Con sư tử khổng lồ đã thức tỉnh. Nó sẽ tới trong nay mai.

Anh thất bại,
Thế giới ngày nay là thế giới của đoàn kết và của thương yêu. Thế giới của nhân quyền và tự do. Sự giết chóc dã man và khủng bố chỉ làm tăng thêm đoàn kết lẫn thương yêu. Độc tài và áp bức chỉ mua thêm sự kiên cường và chống đối. Những hàng dài nối đuôi nhau của người dân đi hiến máu sau cơn kinh hoàng đã chứng minh sự thất bại của các anh. Sự đồng lòng lên tiếng đoàn kết đứng chung một chiến tuyến của ngoại trưởng các nước Tây Phương đã cho thấy thế giới đã không để ýÏ tới sự cảnh cáo của các anh đâu. Tiếng nói cầu nguyện thương yêu của người người trên thế giới đã đè bẹp ýÏ thức hệ khủng bố. Sự quyên góp công và của của mọi người, mọi tôn giáo, mọi mầu da, mọi đoàn thể, mọi quốc gia đã làm khủng hoảng tinh thần các đồng chí còn sống sót của các anh. Lời cầu nguyện vang dội từ những nhà thờ, chùa, đền khắp nơi trong Hoa-Kỳ cũng như tới Âu châu, Úc châu, Á châu, Phi châu thức tỉnh mọi lương tâm của nhân loại. Ba phút im lặng cầu nguyện của cộng đồng Âu châu, hai hàng nước mắt chảy dài của người Hồi giáo châu Phi, những lời thánh ca trong đền thờ Do thái đã đem lại niềm tin cho mọi người sau những giờ tức giận và lo sợ. Các anh đã làm mọi người sát cánh nhau hơn là sợ hãi. Người hãi sợ chính là các lãnh tụ của các anh. Họ đã hèn hạ chối bỏ chứ không dám vỗ ngực tự xưng chiến thắng như mọi lần. Họ cúi mặt nhục nhã lên tiếng phê phán hành động khủng bố chứ không dám treo hình các anh phong thần thánh như các lần trước.
Họ trốn tránh. Họ phủ nhận. Họ che đậy. Họ giấu diếm. Họ chối bỏ. Họ đổ tội.
Nhưng chắc chắn họ sẽ không đào thoát khỏi công lýÏ của thế giới, công tâm của nhân loại.
Anh hủ lậu,
Hơn hai mươi năm trước đây tôi đã được chứng kiến những cậu bé mười lăm, mười sáu tuổi của nước tôi cầm AK47 bắn chỉ thiên. Tôi cũng từng chứng kiến các em bé quàng khăn đỏ đi đánh tư bản mại sản, các thiếu nhi Bác Hồ đốt sách vở, gọi văn hóa đồi trụy. Hơn hai mươi năm qua, nước tôi được xếp hàng thứ ba trên thế giới về nghèo đói. Ngay sau ngày khủng bố, tôi cũng lại được thấy lại hình ảnh cậu bé cầm súng AK bắn mừng vui của ngày xưa. Thật tội nghiệp cho những người nước anh đã bị các lãnh tụ mị dân coi những hình ảnh này là đẹp, là hào hùng.
Dậy một đứa bé cầm bắn AK có lẽ chỉ tốn một vài giờ. Dậy cho nó biết thương yêu đồng loại, biết qúy trọng sinh mạng một con người nhiều khi tốn cả đời người cũng chưa xong. Chín mươi phần trăm người nước anh mù chữ chắc không thấu hiểu được điều căn bản này. Cả một nhóm người thật man rợ đứng nhẩy múa mừng coi một đứa bé chạc độ mười ba cầm súng bắn. Anh là người tương đối có học thức hơn, tại sao không biết rằng chỉ thấy những đứa bé cầm sách vở ca hát đến trường mới là hình ảnh của sự thành công, của tương lai tươi sáng của đất nước. Đïất nước anh rồi đây cũng sẽ được xếp cùng hạng nghèo đói như nước tôi. Con cháu anh rồi cũng lại đố kỵ, ganh tuông với sự giầu sang của Mỹ quốc để rồi một ngày thứ ba của giữa tháng chín lại đi giết người, lại đặt bom tự sát như anh.
Anh có muốn nước anh giầu mạnh như nước Mỹ không" Dễ lắm, đừng khủng bố nữa, đừng giết chóc nữa anh ạ. Hãy dậy mọi người thương yêu như trong kinh thánh Koran dậy. Hãy xây trường học cho các em nhỏ. Mười năm trồng cây, một trăm năm trồng người. Nhưng phải nhớ đừng trồng người theo chủ nghĩa độc tài, đừng huấn luyện thiếu nhi trở thành những công cụ trung với (băng) đảng, hiếu với lãnh tụ. Hãy trồng người biết Nhân, Nghĩa, biết qúy trọng sinh mạng, hiểu được dân chủ tự do, thấy được Chính nghĩa và Gian tà.

Anh hèn nhát,
Năm nay nước tôi đã có hai người tử vì đạo. Họ đã lựa cái chết cho chính họ và chỉ một mình họ. Họ không cần ai chết theo. Họ thật can trường chết để cứu đạo. Họ có đức tin thật vô cùng, thật bình tĩnh trong giờ ra đi. Họ không cần vinh danh. Họ không nhận chiến thắng. Họ chả thiết tiếng tăm. Họ chỉ đòi hỏi chính quyền trả lại tự do tôn giáo của họ.
Tên của họ cũng thật bình thưng như cuộc đời của họ. Nguyễn thị Thu và Hồ Tấn Anh. Người dân nước tôi mỗi khi nhắc đến họ đều ngậm ngùi kính ngưỡng. Chúng tôi đã khóc thật nhiều như khi thấy các nạn nhân của các anh chết.
Anh tự xưng can đảm nhưng chẳng dám chết một mình. Anh kéo thật nhiều người để chết chung vì hèn nhát, sợ chết lẻ loi. Trước giờ ra đi anh lại lừa bịp dùng dao dọa những người dân hiền lành. Tôi đã thấy được cả một sự lúng túng và bất an trong tâm hồn anh. Anh đã làm mọi người nghi ngờ nhiều về tôn giáo của anh. Giáo chủ Muhammad có dậy đời sống này không phải là đời sống vĩnh hằng mà chính là đời sống của thử thách và sửa soạn. Lãnh tụ của anh mị dân có chua thêm: thử thách dám tự sát vì đạo không" Anh hồ hởi chấp nhận thử thách. Ngay cả người Hồi cũng phải chịu đựng sự tủi nhục này. Họ cũng ghê tởm hành vi kghủng bố tàn sát mù loà của các anh. Anh đã "nhục tử vì đạo".
Cầu xin Đức Allah che chở thật nhiều cho người dân vô tội nước anh trong những ngày tháng tới.

Houston, ngày 16/9/2001
Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,435,676
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.