Hôm nay,  

Giấc Mơ Không Thành

20/09/200100:00:00(Xem: 145219)
Bài tham dự số: 02-354-vb40919


Thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày gia đình tôi đến Mỹ, đến vùng đất mà người di dân thường gọi là miền đất hứa, hứa hẹn những giấc mơ sẽ sớm thành hiện thực. Riêng anh tôi, những giấc mơ hôm nào đã bị chôn vùi vào dĩ vãng, đã tan đi như những con sóng nhỏ chiều hôm vội vã đổ vào bờ.
Anh đến Mỹ khi anh vừa tròn đôi mươi. Có biết bao ước mơ, biết bao hy vọng ấp ủ trong lòng, của người thanh niên mới lớn tài giỏi. Nhưng cuộc sống mới trên đất người đầy rẫy những khó khăn đã dập tắt đi ngọn lửa hy vọng ấy trong anh. Đúng một năm sau khi dến Mỹ, bác sĩ chuẩn đoán anh bị bệnh "major depression", và sau này người ta nói anh gặp phải chứng bệnh "schizophrenia".
Tôi còn nhớ rõ ngày đi theo chiếc xe cứu thương đưa anh vào bệnh viện tâm thần. Trời đông lạnh lẽo, hàng cây bên đường trụi lá khẳng khiu. Và lòng tôi ngổn ngang, xót xa thương anh rất lạ. Xe bon chạy mà lòng người thì chạy ngược. Một khoảng trời yêu dấu đã quá xa bỗng cuồn cuộn sống dậy trong tôi…
Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở một thành phố biển miền Trung, nơi có núi Ngũ Hành Sơn, có chùa Non Nước, và dòng sông Thu Bồn hiền hòa nước chảy lững lờ. Cha tôi là một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa và mẹ tôi là một giáo viên trường Tá Viên Điều Dưỡng. Ngày mất nước, chị cả tôi lên sáu, anh tôi lên năm, tôi vừa tròn bốn tuổi, và người em trai út chỉ vỏn vẹn 6 tháng. Cha tôi ở tù, mẹ tôi một mình gánh vác nuôi dạy bốn đứa con thơ. Lúc ấy tôi còn bé quá, nên không nhớ và hiểu được những nhọc nhằn mà cha mẹ tôi cũng như biết bao người dân Việt Nam phải gánh chịu. Nhưng tôi không thể quên được những kỷ niệm thời thơ ấu, cái thời còn ngậm ô mai, nhặt cánh phượng, khóc nhè.


Anh là anh trai cả, là cháu đích tôn của bà nội tôi, nên anh được cưng chiều nhất nhà. Cũng có lẽ vì anh hiền lành, nhút nhát và hay thương người, thương cả những con vật bé nhỏ. Mẹ tôi thường kể lúc anh còn bé, mỗi lần trời mưa, anh núp mình sau khung cửa, lặng nhìn những chú gà đào đất tìm giun dưới mưa, rồi buồn buồn nói: "Mẹ ơi! Tội nghiệp mấy con gà quá! Chắc nó lạnh lắm"" anh là như thế đấy.
Tôi cũng không quên được những sáng mùa hè trên biển với nhau, tiếng cười đùa rộn rã hòa cùng tiếng sóng của anh, của tôi và lũ trẻ con hàng xóm. Nhớ làm sao những trò chơi cút bắt hàng giờ không chán, rồi những lần trèo cây hái trộm vú sữa nhà láng giềng. Anh luôn dành cho tôi và chị cả những trái vú sữa thơm ngon nhất. Nhớ hoài những lần anh cõng tôi đến trường vì tôi nghịch ngợm gãy chân. Anh chị em tôi học chung một trường phổ thông. Anh thông minh, học giỏi nhất trường nên thầy cô và bạn bè ai cũng yêu mến anh. Đối với cha mẹ tôi, anh như hạt giống quí, một niềm hy vọng cho tương lai sáng lạn.
Thế nhưng niềm hy vọng đó cũng chết dần theo năm tháng. Anh bây giờ, trước mặt tôi rũ rượi. Quanh anh còn là những ngày ảm đạm u hoài. Niềm tin trong anh đã bị đánh mất. Giấc mơ một ngày nào đó anh sẽ làm một điều gì đó cho quê hương, sẽ xây chiếc cầu bắc ngang dòng sông Thu Bồn yêu thương, đã thật sự ngủ quên trong ngăn kéo tận cùng của ký ức. Anh như con thú bị thương ngơ ngác lạc giữa rừng già. Cặp mắt sáng tinh khôn ngày nào nay không còn nữa. Thay vào đấy, tôi chỉ tìm thấy một bóng tối u buồn, ngu ngơ. Những chuyện tiếu lâm anh kể thường làm chúng tôi cười ngặt nghẽo hằng đêm cũng thưa dần rồi vắng bặt. Anh bây giờ câm nín, lặng lẽ như một người tu hành.
Tôi vẫn thường tin rằng ông trời có mắt. Ông sẽ chẳng cho ai cái gì quá ít, cũng như lấy đi của ai quá nhiều. Nhưng sao tôi có được thật nhiều, mà anh thì mất đi tất cả.

August, 2001
Võ Lý Đông Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,563,730
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến