Hôm nay,  

Giấc Mơ Không Thành

20/09/200100:00:00(Xem: 145195)
Bài tham dự số: 02-354-vb40919


Thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày gia đình tôi đến Mỹ, đến vùng đất mà người di dân thường gọi là miền đất hứa, hứa hẹn những giấc mơ sẽ sớm thành hiện thực. Riêng anh tôi, những giấc mơ hôm nào đã bị chôn vùi vào dĩ vãng, đã tan đi như những con sóng nhỏ chiều hôm vội vã đổ vào bờ.
Anh đến Mỹ khi anh vừa tròn đôi mươi. Có biết bao ước mơ, biết bao hy vọng ấp ủ trong lòng, của người thanh niên mới lớn tài giỏi. Nhưng cuộc sống mới trên đất người đầy rẫy những khó khăn đã dập tắt đi ngọn lửa hy vọng ấy trong anh. Đúng một năm sau khi dến Mỹ, bác sĩ chuẩn đoán anh bị bệnh "major depression", và sau này người ta nói anh gặp phải chứng bệnh "schizophrenia".
Tôi còn nhớ rõ ngày đi theo chiếc xe cứu thương đưa anh vào bệnh viện tâm thần. Trời đông lạnh lẽo, hàng cây bên đường trụi lá khẳng khiu. Và lòng tôi ngổn ngang, xót xa thương anh rất lạ. Xe bon chạy mà lòng người thì chạy ngược. Một khoảng trời yêu dấu đã quá xa bỗng cuồn cuộn sống dậy trong tôi…
Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở một thành phố biển miền Trung, nơi có núi Ngũ Hành Sơn, có chùa Non Nước, và dòng sông Thu Bồn hiền hòa nước chảy lững lờ. Cha tôi là một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa và mẹ tôi là một giáo viên trường Tá Viên Điều Dưỡng. Ngày mất nước, chị cả tôi lên sáu, anh tôi lên năm, tôi vừa tròn bốn tuổi, và người em trai út chỉ vỏn vẹn 6 tháng. Cha tôi ở tù, mẹ tôi một mình gánh vác nuôi dạy bốn đứa con thơ. Lúc ấy tôi còn bé quá, nên không nhớ và hiểu được những nhọc nhằn mà cha mẹ tôi cũng như biết bao người dân Việt Nam phải gánh chịu. Nhưng tôi không thể quên được những kỷ niệm thời thơ ấu, cái thời còn ngậm ô mai, nhặt cánh phượng, khóc nhè.


Anh là anh trai cả, là cháu đích tôn của bà nội tôi, nên anh được cưng chiều nhất nhà. Cũng có lẽ vì anh hiền lành, nhút nhát và hay thương người, thương cả những con vật bé nhỏ. Mẹ tôi thường kể lúc anh còn bé, mỗi lần trời mưa, anh núp mình sau khung cửa, lặng nhìn những chú gà đào đất tìm giun dưới mưa, rồi buồn buồn nói: "Mẹ ơi! Tội nghiệp mấy con gà quá! Chắc nó lạnh lắm"" anh là như thế đấy.
Tôi cũng không quên được những sáng mùa hè trên biển với nhau, tiếng cười đùa rộn rã hòa cùng tiếng sóng của anh, của tôi và lũ trẻ con hàng xóm. Nhớ làm sao những trò chơi cút bắt hàng giờ không chán, rồi những lần trèo cây hái trộm vú sữa nhà láng giềng. Anh luôn dành cho tôi và chị cả những trái vú sữa thơm ngon nhất. Nhớ hoài những lần anh cõng tôi đến trường vì tôi nghịch ngợm gãy chân. Anh chị em tôi học chung một trường phổ thông. Anh thông minh, học giỏi nhất trường nên thầy cô và bạn bè ai cũng yêu mến anh. Đối với cha mẹ tôi, anh như hạt giống quí, một niềm hy vọng cho tương lai sáng lạn.
Thế nhưng niềm hy vọng đó cũng chết dần theo năm tháng. Anh bây giờ, trước mặt tôi rũ rượi. Quanh anh còn là những ngày ảm đạm u hoài. Niềm tin trong anh đã bị đánh mất. Giấc mơ một ngày nào đó anh sẽ làm một điều gì đó cho quê hương, sẽ xây chiếc cầu bắc ngang dòng sông Thu Bồn yêu thương, đã thật sự ngủ quên trong ngăn kéo tận cùng của ký ức. Anh như con thú bị thương ngơ ngác lạc giữa rừng già. Cặp mắt sáng tinh khôn ngày nào nay không còn nữa. Thay vào đấy, tôi chỉ tìm thấy một bóng tối u buồn, ngu ngơ. Những chuyện tiếu lâm anh kể thường làm chúng tôi cười ngặt nghẽo hằng đêm cũng thưa dần rồi vắng bặt. Anh bây giờ câm nín, lặng lẽ như một người tu hành.
Tôi vẫn thường tin rằng ông trời có mắt. Ông sẽ chẳng cho ai cái gì quá ít, cũng như lấy đi của ai quá nhiều. Nhưng sao tôi có được thật nhiều, mà anh thì mất đi tất cả.

August, 2001
Võ Lý Đông Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 160 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và sau đây là bài viết mới nhất. Con số vượt biển chính xác là 1.300 dân kinh 5 vượt biển đến nơi. Sau đó bảo lãnh nhau hiện đã có 5 hay 6000 dân gốc kinh 5 ở Mỹ.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự.
Chào mừng tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ, mong ông tiếp tục viết và bổ túc mấy dòng sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo tạp chí ở Dallas. Phan cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ từng nhận giải và có nhiều bài trên dưới một triệu lượt gõ để đọc bài. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến