Hôm nay,  

Giấc Mơ Không Thành

20/09/200100:00:00(Xem: 145139)
Bài tham dự số: 02-354-vb40919


Thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày gia đình tôi đến Mỹ, đến vùng đất mà người di dân thường gọi là miền đất hứa, hứa hẹn những giấc mơ sẽ sớm thành hiện thực. Riêng anh tôi, những giấc mơ hôm nào đã bị chôn vùi vào dĩ vãng, đã tan đi như những con sóng nhỏ chiều hôm vội vã đổ vào bờ.
Anh đến Mỹ khi anh vừa tròn đôi mươi. Có biết bao ước mơ, biết bao hy vọng ấp ủ trong lòng, của người thanh niên mới lớn tài giỏi. Nhưng cuộc sống mới trên đất người đầy rẫy những khó khăn đã dập tắt đi ngọn lửa hy vọng ấy trong anh. Đúng một năm sau khi dến Mỹ, bác sĩ chuẩn đoán anh bị bệnh "major depression", và sau này người ta nói anh gặp phải chứng bệnh "schizophrenia".
Tôi còn nhớ rõ ngày đi theo chiếc xe cứu thương đưa anh vào bệnh viện tâm thần. Trời đông lạnh lẽo, hàng cây bên đường trụi lá khẳng khiu. Và lòng tôi ngổn ngang, xót xa thương anh rất lạ. Xe bon chạy mà lòng người thì chạy ngược. Một khoảng trời yêu dấu đã quá xa bỗng cuồn cuộn sống dậy trong tôi…
Chúng tôi sinh ra và lớn lên ở một thành phố biển miền Trung, nơi có núi Ngũ Hành Sơn, có chùa Non Nước, và dòng sông Thu Bồn hiền hòa nước chảy lững lờ. Cha tôi là một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa và mẹ tôi là một giáo viên trường Tá Viên Điều Dưỡng. Ngày mất nước, chị cả tôi lên sáu, anh tôi lên năm, tôi vừa tròn bốn tuổi, và người em trai út chỉ vỏn vẹn 6 tháng. Cha tôi ở tù, mẹ tôi một mình gánh vác nuôi dạy bốn đứa con thơ. Lúc ấy tôi còn bé quá, nên không nhớ và hiểu được những nhọc nhằn mà cha mẹ tôi cũng như biết bao người dân Việt Nam phải gánh chịu. Nhưng tôi không thể quên được những kỷ niệm thời thơ ấu, cái thời còn ngậm ô mai, nhặt cánh phượng, khóc nhè.


Anh là anh trai cả, là cháu đích tôn của bà nội tôi, nên anh được cưng chiều nhất nhà. Cũng có lẽ vì anh hiền lành, nhút nhát và hay thương người, thương cả những con vật bé nhỏ. Mẹ tôi thường kể lúc anh còn bé, mỗi lần trời mưa, anh núp mình sau khung cửa, lặng nhìn những chú gà đào đất tìm giun dưới mưa, rồi buồn buồn nói: "Mẹ ơi! Tội nghiệp mấy con gà quá! Chắc nó lạnh lắm"" anh là như thế đấy.
Tôi cũng không quên được những sáng mùa hè trên biển với nhau, tiếng cười đùa rộn rã hòa cùng tiếng sóng của anh, của tôi và lũ trẻ con hàng xóm. Nhớ làm sao những trò chơi cút bắt hàng giờ không chán, rồi những lần trèo cây hái trộm vú sữa nhà láng giềng. Anh luôn dành cho tôi và chị cả những trái vú sữa thơm ngon nhất. Nhớ hoài những lần anh cõng tôi đến trường vì tôi nghịch ngợm gãy chân. Anh chị em tôi học chung một trường phổ thông. Anh thông minh, học giỏi nhất trường nên thầy cô và bạn bè ai cũng yêu mến anh. Đối với cha mẹ tôi, anh như hạt giống quí, một niềm hy vọng cho tương lai sáng lạn.
Thế nhưng niềm hy vọng đó cũng chết dần theo năm tháng. Anh bây giờ, trước mặt tôi rũ rượi. Quanh anh còn là những ngày ảm đạm u hoài. Niềm tin trong anh đã bị đánh mất. Giấc mơ một ngày nào đó anh sẽ làm một điều gì đó cho quê hương, sẽ xây chiếc cầu bắc ngang dòng sông Thu Bồn yêu thương, đã thật sự ngủ quên trong ngăn kéo tận cùng của ký ức. Anh như con thú bị thương ngơ ngác lạc giữa rừng già. Cặp mắt sáng tinh khôn ngày nào nay không còn nữa. Thay vào đấy, tôi chỉ tìm thấy một bóng tối u buồn, ngu ngơ. Những chuyện tiếu lâm anh kể thường làm chúng tôi cười ngặt nghẽo hằng đêm cũng thưa dần rồi vắng bặt. Anh bây giờ câm nín, lặng lẽ như một người tu hành.
Tôi vẫn thường tin rằng ông trời có mắt. Ông sẽ chẳng cho ai cái gì quá ít, cũng như lấy đi của ai quá nhiều. Nhưng sao tôi có được thật nhiều, mà anh thì mất đi tất cả.

August, 2001
Võ Lý Đông Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,045,028
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến