Hôm nay,  

Kỷ Niệm Đi Chợ Mỹ

20/09/200100:00:00(Xem: 166584)
Bài tham dự số: 02-353-vb30918


180 đô! 180 đô lận đó. Hơn 2 triệu tiền VN. Chu oa! Hơn 2 tháng lương ở Việt Nam. Đây là tiền lương 2 tuần lễ đầu tiên đi làm của tôi ở nước Mỹ này. Đây đúng là thiên đàng, kiếm tiền dễ như ăn cơm.
Mân mê những tờ tiền hơi ngã màu và nhăn nheo, tôi biết chúng đã trải qua một thời gian phiêu bạt. Vậy mà khi đến tay tôi, tôi vẫn thấy sao chúng đẹp và đáng yêu vô cùng.
180 đô! Cất liền cái đã.
Tối hôm đó đi ngủ, tôi suy tính rất nhiều. Tôi muốn ngày mai đi mua thực phẩm, mua một đôi giày mới cho mình, và đi ăn thử món cơm Nhật ở tiệm Yoshonoya gì đó. Đêm đó, tôi chìm trong giấc ngủ đầy mộng đẹp.
Nắng, xuyên qua cửa sổ, chiếu thẳng vào mặt tôi làm chói chang. Lăn qua, lộn lại. Tôi muốn ngủ nướng thêm chút đỉnh vì hôm nay là Chủ nhật mà, phải ngủ bù cho những ngày mệt mỏi vừa qua: vừa học, vừa làm.
- Chết phải thức dậy mới được. Mình đã lên kế hoạch mua sắm cho hôm nay rồi mà, để đi ra cửa lấy giấy quảng cáo vô xem coi có cái gì giảm giá không. Ôâi chao sao nưóc Mỹ này giàu có và dư dã quá! Hôm nào cũng có một xấp giấy quảng cáo. Chẳng bù ở Việt nam, tập vở học hành còn thiếu thốn, mua một cuốn tập cũng không dám xài phí một hàng.
Lấy xấp giấy ra khỏi bịch, tôi chọn tờ quảng cáo thực phẩm của chợ Von gần nhà trước.
Để xem, thịt gà giảm hơn 50%, giấy vệ sinh cũng giảm nhiều, mì ly ăn liền, đường, dầu ăn, nho, dầu gội đầu, kem đánh răng, ice cream và mấy món đồ hộp. Được đó! Hôm nay chợ Von có nhiều mặt hàng giảm, vậy phải đi mua ngay mới được.
Đẩy chiếc xe bước vô chợ, làn hơi mát rượi tỏa ra từ những chiếc máy điều hòa cài đặt trong chợ làm tôi khoan khoái trong cái nắng mùa hè oi ả này. Mỗi lần đi chợ tôi đều nghĩ đến cái chợ nhỏ gần nhà tôi ở Việt Nam mà tự hỏi biết đến bao giờ nước Việt của chúng tôi mới có được những chợ phổ biến như ở đây.
Không suy nghĩ nhiều nữa, với tờ quảng cáo đã đánh dấu những món đồ ăn cần mua trên tay, thoáng một cái tôi đã chọn xong. Đầy ắp cả xe! Tôi đã tính nhẩm rồi, khoảng chừng ba chục mấy đô thôi, sau khi được giảm. Nếu không ước chừng 7,8 chục đô lận. Nhìn đống hàng trong xe, tôi có cảm tưởng đây là chiến lợi phẩm của tôi.
Để xếp hàng trả tiền đã. Tôi tự bảo.
Bà thu ngân người Mễ thoăn thoắt đẩy những món hàng đến trước máy tính tiền. Tách, tách! Những con số hiện lên trên màn hình Computer nhanh đến nổi chưa kịp đọc xong con số này thì con số khác đã hiện lên. Quả như tôi tính không sai mấy, tổng số tiền là 78.73, bà thu ngân hỏi:


- Do you have Von card (cô có thẻ Von không")
- Yes, yes (vâng, có)
Lấy tấm thẻ ra, đặt vô máy cà qua, cà lại. Con số bắt đầu thu nhỏ lại. 60 mấy, 50 mấy rồi dừng lại luôn.
Ủa! Tại sao kỳ vậy, tôi thắc mắc trong đầu. Tôi tính khoảng 30 mấy thôi mà. Máy tính tiền có có lộn không nhỉ. Trời... trời.
Tôi thấy ngớ ngẩn với con số mới, bà thu ngân nhìn tôi cười mĩm chi, có lẽ bà tưởng tôi mừng vì số tiền được giảm khá nhiều, hơn 20 đô lận. Bả đâu có biết là tôi đang bối rối và muốn khiếu nại cái con số đó. Tôi rất muốn hỏi xem tại sao kỳ vậy nhưng tiếng Anh của tôi “quá siêu” nói sợ người ta không hiểu, chuyện thêm rắc rối. Vả lại tôi cũng không chắc là con số đó lộn hay tôi tính lộn. Nếu có lầm lẩn, cũng không biết là nhằm ở món hàng nào nữa.
Nhìn qua nhìn lại, thấy đồ của mình đã cho vào bịch xong rồi, còn phía sau là một dãy người đang chờ đợi trả tiền.
Thôi trả tiền trước đã, lấy receipt (biên lai) xem lại rồi khiếu nại sau. Tôi tự nhủ, nhận lấy tờ receipt, tôi thấy muốn đổ mồ hôi. Đọc từ từ, từ trên xuống.
Đây rồi, chai dầu gội đầu H &S, sao tới 7.99 lận, sao nó không giảm cho mình, cái chai trong tờ quảng cáo chỉ có $3.99 với cái thẻ mà. Đây nữa thùng ice cream nữa, đây nữa, đây nữa...tôi muốn rối tung lên, lòng nóng như lửa đốt. Mất tiền sót dạ mà, đẩy xe trở vô, tôi kiếm một thu ngân khác, xem chừng có vẻ rảnh rỗi để tiện bề thắc mắc.
- Excuse me, Miss (xin lỗi cô). I (tôi) I ....
Tôi giở receipt và tờ quảng cáo ra chỉ cho bà này xem sự chênh lệch giá tiền giữa hai mặt hàng.
Hơi nhíu mày, bà xem lướt qua, và nhìn tôi mĩm cười, ra chiều hiểu ý. Bà chỉ cho tôi tên mặt hàng trong tờ receipt và tờ quảng cáo là 2 mặt hàng khác nhau. Ví dụ, như là chai xà bông gội đầu H & S, chai tôi mua thuộc mặt hàng mới có chữ “new”, còn cái thùng ice cream nữa, cái thùng hạ giá chỉ có thể trọng lượng 32oz, còn tôi lấy cái thùng tới 64oz lận nên mắc là phải. Chả trách!
Nói lời cám ơn xong mà lòng buồn so, tôi vừa thấy quê vừa thấy mình sao ngu quá, đọc có tờ quảng cáo mà cũng không xong. Nghĩ lại cũng tại mình dốt tiếng Anh. Thôi lần này rút kinh nghiệm, hy vọng không có lần sau. Mất hơn 20 đô, gần 300 ngàn Việt nam chứ ít gì. Tức ơi là tức! Đau ơi là đau! Nhưng thôi mình sẽ kiếm lại dễ dàng mà bởi vì như người ta nói nước Mỹ là thiên đàng, kiếm tiền dễ như ăn cơm.
Đúng vậy! Quên nó đi!
Tức làm gì mau già!
Ngày mai làm lại từ đầu.

GIANG THỤC HẠNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,060,203
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến