Hôm nay,  

Tình Quê Nhà, Tình Quê Người

30/08/200100:00:00(Xem: 159204)
Bài tham dự số: 02-339-vb80902


Trong tất cả chúng ta ai ai cũng có những mối tình: tình nhân loại; Tình yêu quê hương đất nước; Tình nghĩa ông bà cha mẹ; Tình làng nghĩa xóm, và tình yêu đôi lứa vv... nhưng ở đây tôi chỉ nói đến hai thứ tình mà chính bản thân tôi đã ít nhiều trải qua, khi còn ở quê nhà và khi sang nước Mỹ. Đó là “tình làng nghĩa xóm và tình yêu đôi lứa”.
Nhớ khi tôi còn bé, mỗi khi có ông Năm, bà Bảy người hàng xóm sang chơi là tôi chạy vọt ra nhà sau nấu nước, pha trà bưng lên để mời ba mẹ tôi và họ cùng ngồi uống để mà tâm sự. Hoặc đôi khi tôi chạy sang nhà người hàng xóm mượn một vài muỗng mỡ, một vái tép hành hoặc một trái chanh.....Những thứ ấy không có giá trị gì về vật chất nhưng chất chứa một tình cảm dạt dào của người láng giềng, hàng xóm.
Tại quê tôi, khi chuyện chẳng may mà người hàng xóm có ai chết đi, thì bao nhiêu người khác vội vã bỏ cả những việc riêng tư để cùng nhau lo cho người quá cố. Người thì đốn cây lo dựng liều, trại. Người thì lo khuân vác bàn ghế, chén tô vv... Rồi thì họ thức trắng đêm để chia xẻ nổi mất mát, đớn đau của người gia chủ có người thân vừa khuất. Để rồi tiển đưa người nằm xuống đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tình nghĩa láng giềng sao thân thương quá! Đúng với câu: “Bà con không qua láng giềng gần” hoặc “mỗi khi đốt lửa tắt đèn có nhau”. Đó là cái nghĩa cái tình của người chòm xóm ở quê nhà.
Còn quê người thì sao" Khi đã nói đến quê người thì tôi đã thuộc nằm lòng với câu mà các bậc tiền nhân đã dạy: “Nhập gia tùy tục, đáo giang thì khúc”. Dẫu biết thế nhưng vẫn khó tránh khỏiù một chút ngậm ngùi về tình hàng xóm nơi xứ lạ.
Nhà tôi kế cận và song song với nhà của đôi vợ chồng Mỹ, chỉ cách nhau một bức tường xi- măng với độ cao vừa khỏi tầm nhìn. Mỗi ngày tôi vẫn thường nghe họ nói chuyện với nhau, nghe cả âm thanh của ti vi, nghe cả tiếng khua ken kẽn mỗi khi họ xào nấu... vậy mà gần tám năm trời sống ở nơi này tôi chưa bao giờ biết mặt họ hoặc hầu chuyện với họ dù chỉ một lần. Đó là người láng giềng bên cạnh.
Với người láng giềng trước cửa nhà tôi thì cũng chẳng khác là bao. Bà ta cũng là người Mỹ, sống một mình trong căn nhà, còn chồng và con thì tôi chưa bao giờ thấy họ. Nếu tôi có đi đâu hay về thì phải chạy xe cặp hông nhà bà một đoạn ngắn là đến nhà tôi (vì trên một lô đất 3 căn, tôi ở căn sau cùng). Với bà ta, tôi đã nhiều lần gặp mặt, đôi khi dip trùng dịp mà tôi và bà ấy đi lấy thơ cùng một lúc. Thấy bà tôi đã chuẩn bị sẵn trong thâm tâm là muốn nói chuyện một vài câu như hỏi thăm về sức khỏe, công việc làm hoặc vài chuyện linh tinh khác. Tôi chào bà ta, bà ta chào tôi bằng tiếng “Hi” rồi người láng giềng của tôi âm thầm với những bước chân lạnh nhạt đi vào nhà để một mình tôi ngớ ngẩn chưa kịp hỏi một câu. Trên môi tôi nụ cười xã giao vẫn còn đó, nhưng trong lòng tôi sao khỏi ngậm ngùi và một chút suy tư của người láng giềng nơi xứ lạ.


Tình làng nghĩa xóm là vậy đó! Còn tình yêu đôi lứa thì sao" Cách đây không lâu bản thân tôi và bao nhiêu người khác khi còn ở Việt Nam cũng có những mối tình quê. Tình nghèo chỉ chở người yêu bằng xe đạp cũ mà tôi cố chùi cho sáng, cho bóng mỗi khi có dịp để đưa nàng đi ăn chè, ăn kem vào những ngày Tết cổ truyền hay lễ hội. Nhưng chẳng bao giờ dám ngừng xe kế cạnh nhà nàng, sợ cha mẹ nàng bắt gặp thì làm sao tránh khỏi những lời quở trách.
Ơû Việt Nam người lớn thường hay dễ dãi vào dịp Tết để con cháu vui xuân. Chỉ có dịp ấy là mới dám đến nhà nàng, đến mà chân cẳng thì còn run còn tim thì đập liên hồi. Đến để chào hỏi gia đình, một vài câu chúc tết mà ấp a ấp úng rồi tìm cách rút lui, sợ cha mẹ nàng chất vấn mà tôi miệng chẳng thành lời. Những mối tình quê tuy nghèo nhưng giàu lòng thương cảm. Tuy mộc mạc đơn sơ nhưng thấm đượm tình nồng.
Sang bên Mỹ rồi, cuộc sống hoàn toàn khác hẳn. Đây là nước Mỹ văn minh, mọi thứ di chuyển với một vận tốc nhanh tới chóng mặt. Đây là đất nước có một không hai trên quả địa cầu này, một nước mà biết bao con người hằng mơ ước được đặt chân tới dù chỉ một lần. Đi đôi với sự văn minh đó, cũng nảy sinh những mối tình văn minh, những mối tình chớp nhoáng những mối tình “Yêu nhau buổi sáng, buổi chiều xa nhau.”
Họ đến nhà người yêu một cách ung dung và tự tin và không chút gì sợ sệt, e dè không giống như tôi hay bao nhiêu người khác khi còn sống ở quê nhà. Khi họ đến và nếu gặp người yêu ba mẹ họ dùng một tiếng chào bằng chữ “Hi” mặc dù họ rất rành tiếng Việt và thừa khả năng để nói “Chào hai bác con mới đến chơi”. Thế rồi họ nói cười hỉ hả khi có tiệc tùng hoặc họ đến nói năm ba câu gì đó rồi “bye” để dìu nhau lên những chiếc xe hơi đời cũ, mới phóng vù đi mất. Họ chẳng bao giờ hay biết sau khi họ đi để lại những cái tặc lưỡi, lắc đầu của hai đấng sinh thành và người thân. Nhưng người ở lại chẳng ai nói với ai một lời nào vì nhớ lại câu “Đáo giang tùy khúc”.
Nhưng tôi vẫn tin và tin nhiều hơn nữa ỡ mọi chốn, mọi nơi, cho dù là ở thành phố lấp lánh ánh đèn, náo nhiệt xe cộ, hay những vùng xa xôi, hẻo lánh ở miền quê. Người Việt tha hương sẽ có những người láng giềng tốt bụng, tương trợ với nhau khi có hữu sự, tâm sự với nhau những chuyện buồn vui trong cuộc sống sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc ở xứ người.
Tôi cũng ước mong những đôi uyên ương gốc Việt sẽ thừa khả năng để làm trọn chữ hiếu, vẹn chữ tình, cùng nắm tay nhau vun đắp cho tương lai, cho thế hệ mai sau.
Những ý nghĩa nông cạn của riêng bản thân tôi trên đây rất xưa, rất cũ, có lẽ không thích hợp với nhịp sống văn minh ở một nước mà tôi đã và đang sống. Nhưng tôi là người Việt Nam da vàng, mũi tẹt, sinh ra và lớn lên trên đất mẹ. Cho dù có sống ở một phương trời xa lạ, tôi có gìn giữ một chút gì đó cho quê hương.
Mai kia khi lưng còng, gối mỏi, những ai đó và tôi ước mơ được trở về chốn cũ, để tìm lại cái tình dù là “Tình làng nghĩa xóm” mà đã thiếu vắng nó từ bấy lâu nay. Tôi thực lòng mong ở quê hương xa xôi kia, thứ tình ấm ấy còn được gìn giữ mãi. Vào tuổi về chiều của quãng đời còn lại, tôi thấy thật là ấm lòng nếu mình được sống lại với thứ tình nghĩa ấy.

HUỲNH HỮU PHƯỚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,276,895
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến