Hôm nay,  

Tình Quê Nhà, Tình Quê Người

30/08/200100:00:00(Xem: 159205)
Bài tham dự số: 02-339-vb80902


Trong tất cả chúng ta ai ai cũng có những mối tình: tình nhân loại; Tình yêu quê hương đất nước; Tình nghĩa ông bà cha mẹ; Tình làng nghĩa xóm, và tình yêu đôi lứa vv... nhưng ở đây tôi chỉ nói đến hai thứ tình mà chính bản thân tôi đã ít nhiều trải qua, khi còn ở quê nhà và khi sang nước Mỹ. Đó là “tình làng nghĩa xóm và tình yêu đôi lứa”.
Nhớ khi tôi còn bé, mỗi khi có ông Năm, bà Bảy người hàng xóm sang chơi là tôi chạy vọt ra nhà sau nấu nước, pha trà bưng lên để mời ba mẹ tôi và họ cùng ngồi uống để mà tâm sự. Hoặc đôi khi tôi chạy sang nhà người hàng xóm mượn một vài muỗng mỡ, một vái tép hành hoặc một trái chanh.....Những thứ ấy không có giá trị gì về vật chất nhưng chất chứa một tình cảm dạt dào của người láng giềng, hàng xóm.
Tại quê tôi, khi chuyện chẳng may mà người hàng xóm có ai chết đi, thì bao nhiêu người khác vội vã bỏ cả những việc riêng tư để cùng nhau lo cho người quá cố. Người thì đốn cây lo dựng liều, trại. Người thì lo khuân vác bàn ghế, chén tô vv... Rồi thì họ thức trắng đêm để chia xẻ nổi mất mát, đớn đau của người gia chủ có người thân vừa khuất. Để rồi tiển đưa người nằm xuống đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tình nghĩa láng giềng sao thân thương quá! Đúng với câu: “Bà con không qua láng giềng gần” hoặc “mỗi khi đốt lửa tắt đèn có nhau”. Đó là cái nghĩa cái tình của người chòm xóm ở quê nhà.
Còn quê người thì sao" Khi đã nói đến quê người thì tôi đã thuộc nằm lòng với câu mà các bậc tiền nhân đã dạy: “Nhập gia tùy tục, đáo giang thì khúc”. Dẫu biết thế nhưng vẫn khó tránh khỏiù một chút ngậm ngùi về tình hàng xóm nơi xứ lạ.
Nhà tôi kế cận và song song với nhà của đôi vợ chồng Mỹ, chỉ cách nhau một bức tường xi- măng với độ cao vừa khỏi tầm nhìn. Mỗi ngày tôi vẫn thường nghe họ nói chuyện với nhau, nghe cả âm thanh của ti vi, nghe cả tiếng khua ken kẽn mỗi khi họ xào nấu... vậy mà gần tám năm trời sống ở nơi này tôi chưa bao giờ biết mặt họ hoặc hầu chuyện với họ dù chỉ một lần. Đó là người láng giềng bên cạnh.
Với người láng giềng trước cửa nhà tôi thì cũng chẳng khác là bao. Bà ta cũng là người Mỹ, sống một mình trong căn nhà, còn chồng và con thì tôi chưa bao giờ thấy họ. Nếu tôi có đi đâu hay về thì phải chạy xe cặp hông nhà bà một đoạn ngắn là đến nhà tôi (vì trên một lô đất 3 căn, tôi ở căn sau cùng). Với bà ta, tôi đã nhiều lần gặp mặt, đôi khi dip trùng dịp mà tôi và bà ấy đi lấy thơ cùng một lúc. Thấy bà tôi đã chuẩn bị sẵn trong thâm tâm là muốn nói chuyện một vài câu như hỏi thăm về sức khỏe, công việc làm hoặc vài chuyện linh tinh khác. Tôi chào bà ta, bà ta chào tôi bằng tiếng “Hi” rồi người láng giềng của tôi âm thầm với những bước chân lạnh nhạt đi vào nhà để một mình tôi ngớ ngẩn chưa kịp hỏi một câu. Trên môi tôi nụ cười xã giao vẫn còn đó, nhưng trong lòng tôi sao khỏi ngậm ngùi và một chút suy tư của người láng giềng nơi xứ lạ.


Tình làng nghĩa xóm là vậy đó! Còn tình yêu đôi lứa thì sao" Cách đây không lâu bản thân tôi và bao nhiêu người khác khi còn ở Việt Nam cũng có những mối tình quê. Tình nghèo chỉ chở người yêu bằng xe đạp cũ mà tôi cố chùi cho sáng, cho bóng mỗi khi có dịp để đưa nàng đi ăn chè, ăn kem vào những ngày Tết cổ truyền hay lễ hội. Nhưng chẳng bao giờ dám ngừng xe kế cạnh nhà nàng, sợ cha mẹ nàng bắt gặp thì làm sao tránh khỏi những lời quở trách.
Ơû Việt Nam người lớn thường hay dễ dãi vào dịp Tết để con cháu vui xuân. Chỉ có dịp ấy là mới dám đến nhà nàng, đến mà chân cẳng thì còn run còn tim thì đập liên hồi. Đến để chào hỏi gia đình, một vài câu chúc tết mà ấp a ấp úng rồi tìm cách rút lui, sợ cha mẹ nàng chất vấn mà tôi miệng chẳng thành lời. Những mối tình quê tuy nghèo nhưng giàu lòng thương cảm. Tuy mộc mạc đơn sơ nhưng thấm đượm tình nồng.
Sang bên Mỹ rồi, cuộc sống hoàn toàn khác hẳn. Đây là nước Mỹ văn minh, mọi thứ di chuyển với một vận tốc nhanh tới chóng mặt. Đây là đất nước có một không hai trên quả địa cầu này, một nước mà biết bao con người hằng mơ ước được đặt chân tới dù chỉ một lần. Đi đôi với sự văn minh đó, cũng nảy sinh những mối tình văn minh, những mối tình chớp nhoáng những mối tình “Yêu nhau buổi sáng, buổi chiều xa nhau.”
Họ đến nhà người yêu một cách ung dung và tự tin và không chút gì sợ sệt, e dè không giống như tôi hay bao nhiêu người khác khi còn sống ở quê nhà. Khi họ đến và nếu gặp người yêu ba mẹ họ dùng một tiếng chào bằng chữ “Hi” mặc dù họ rất rành tiếng Việt và thừa khả năng để nói “Chào hai bác con mới đến chơi”. Thế rồi họ nói cười hỉ hả khi có tiệc tùng hoặc họ đến nói năm ba câu gì đó rồi “bye” để dìu nhau lên những chiếc xe hơi đời cũ, mới phóng vù đi mất. Họ chẳng bao giờ hay biết sau khi họ đi để lại những cái tặc lưỡi, lắc đầu của hai đấng sinh thành và người thân. Nhưng người ở lại chẳng ai nói với ai một lời nào vì nhớ lại câu “Đáo giang tùy khúc”.
Nhưng tôi vẫn tin và tin nhiều hơn nữa ỡ mọi chốn, mọi nơi, cho dù là ở thành phố lấp lánh ánh đèn, náo nhiệt xe cộ, hay những vùng xa xôi, hẻo lánh ở miền quê. Người Việt tha hương sẽ có những người láng giềng tốt bụng, tương trợ với nhau khi có hữu sự, tâm sự với nhau những chuyện buồn vui trong cuộc sống sau những tháng ngày làm việc mệt nhọc ở xứ người.
Tôi cũng ước mong những đôi uyên ương gốc Việt sẽ thừa khả năng để làm trọn chữ hiếu, vẹn chữ tình, cùng nắm tay nhau vun đắp cho tương lai, cho thế hệ mai sau.
Những ý nghĩa nông cạn của riêng bản thân tôi trên đây rất xưa, rất cũ, có lẽ không thích hợp với nhịp sống văn minh ở một nước mà tôi đã và đang sống. Nhưng tôi là người Việt Nam da vàng, mũi tẹt, sinh ra và lớn lên trên đất mẹ. Cho dù có sống ở một phương trời xa lạ, tôi có gìn giữ một chút gì đó cho quê hương.
Mai kia khi lưng còng, gối mỏi, những ai đó và tôi ước mơ được trở về chốn cũ, để tìm lại cái tình dù là “Tình làng nghĩa xóm” mà đã thiếu vắng nó từ bấy lâu nay. Tôi thực lòng mong ở quê hương xa xôi kia, thứ tình ấm ấy còn được gìn giữ mãi. Vào tuổi về chiều của quãng đời còn lại, tôi thấy thật là ấm lòng nếu mình được sống lại với thứ tình nghĩa ấy.

HUỲNH HỮU PHƯỚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến