Hôm nay,  

Niềm Vui Còn Lại

30/08/200100:00:00(Xem: 170039)
Bài tham dự số: 02-338-vb70901

Ông Tấn nhìn căn nhà thân thương lần cuốị Bà Tuyết, vợ ông, đưa cặp mắt buồn nhìn ông, ngồi vào xe vị trí hành khách phía trên, cài giây an toàn. Con Rambo và con Lu nhanh nhẹn phóng lên băng ghế sau. Ông Tấn đi một vòng kiểm soát cửa xe đóng kỹ lưỡng, từ từ cho xe lăn bánh.
Con Rambo linh tính lần này dọn ra khỏi căn nhà sẽ không còn dịp trở về, nó tựa hai chân lên cửa xe, ngoái đầu lưu luyến trông theo cho đến khi căn nhà khuất dạng mới thôi.
Ông Tấn vừa bán căn nhà để dọn vào căn chung cư một phòng. Hôm nay ông cùng vợ và hai con chó đến ngôi nhà cũ quét dọn lần chót để bàn giao nhà cho người chủ mới. Đây là căn nhà đầu tiên ông cùng mấy đứa con dành dụm tiền mua. Cái hồi mới mua, nó chỉ có 3 phòng ngủ, 1 phòng tắm. Đại gia đình ông có 2 vợ chồng và 4 đứa con, căn nhà trở nên hơi chật và bất tiện. Tụi nhỏ ngày càng lớn, cần phòng riêng yên tịnh học hành. Nhất là từ khi sống ở Mỹ, ông hiểu được tầm quan trọng cuả "tự do cá nhân" nên đã cố gắng nới căn nhà rộng thêm. Nhờ đất phía sau còn nhiều, ông xây thêm 2 phòng ngủ và một phòng tắm để tụi nhỏ được thoải mái đôi chút trong sinh hoạt hàng ngày.
Tám năm ông với tụi nhỏ cùng hai con chó quây quần bên nhau, nay tụi nhỏ đủ lông đủ cánh. Đứa sau khi ra trường đi làm xa, đứa lấy vợ gả chồng dọn ra xây tổ ấm riêng. Ông và vợ vừa hưu trí nên quanh quẩn trong căn nhà năm phòng khiến hai vợ chồng cảm thấy cô đơn. Cũng may hai vợ chồng còn chút niềm vui với con Rambo và con Lu cùng hủ hỉ tuổi già.
Hai con chó cuả ông tuy cùng loại "Chihuahua" mà người Việt mình thường gọi là chó Phốc, nhưng mỗi đứa một tánh nết rõ rệt. Con Lu bản tánh nó hiền, gặp ai cũng vẫy đuôi, dụi đầu, sà vào lòng mừng. Con Rambo ngược lạị Nó vừa dữ lại vừa tinh khôn. Con Rambo theo ông từ lúc đi đứng chập chững. Bây giờ râu tóc nó lơ thơ bạc. Nó là đứa canh nhà được việc nhất. Mỗi khi nhà có khách, nó biết ai là kẻ lạ, ai là người quen. Nhắc tới tên Rambo cuả nó, ông nhớ lại câu chuyện thật buồn cười.
Lúc vừa mua nhà, con gái út cuả ông đòi nuôi một con chó nhỏ. Ông đọc phần "Bán Thú Vật" để tìm mua một con chó loại nhỏ, không đắt tiền lắm nuôi cho vui. Thấy phần quảng cáo bán chó "Chihuahua", có một người đăng bán chó con giá rẻ hơn những người chủ khác, ông biểu thằng con trai lớn chở em út đi mua. Trước khi đi ông dặn tụi nó mua con đực. Ông vốn không thích chó cái sợ nó mang bầu bì mệt thân.
Hơn một tiếng đồng hồ sau, hai anh em lái xe về. Con gái út cuả ông hí hửng ẵm trên tay con chó mực nhỏ xíu. Nhìn 4 chân vàng, thêm 2 chấm vàng trên hai con mắt và lại là chó mực, ông biết ngay nó thuộc loại ma lanh. Thế là cả nhà xúm lại đặt tên cho nó. Sau một lúc bàn tán, tụi nhỏ gọi nó cái tên dựa theo một nhân vật người hùng Rambo trong chuyện phim cuả Mỹ. Vì đinh ninh nó là con chó đực, nên anh em tụi nó tán thành với cái tên oai phong đó. Chúng hy vọng con Rambo cũng tinh nhuệ như người hùng Rambo vậỵ Vài tuần sau khi con Rambo cứng cáp và bắt đầu chạy nhảy, ông giật nảy người khi thấy điệu bộ nó đi tiểu tiện mới té ngửa nó là con chó cái. Thế là cả nhà có một trận cười no bụng. Cái tên đã lỡ đặt, mấy đứa nhỏ và vợ ông cũng quen miệng gọi nó Rambo, cả nhà cũng không sửa tên nó lại làm gì.
Con Rambo có tính giữ của không ai bằng. Chim chóc đậu trên cây lê, cây quít là nó sủa toảng lên đuổi chúng bay có cờ. Nhiều lúc thấy nó lủi thủi sân sau một mình trông tội nghiệp. Ông quyết định mua thêm con chó đực để nó có bạn. Nếu nó bầu bì chịu thôi chứ biết saọ Ông tìm đọc trang quảng cáo bán thú vật lần nữa. Phần quảng cáo nhắc nhở bộ lông màu vàng của con Lu khiến ông cảm thấy ưng ý. Hơn nữa, con Lu lớn hơn con Rambo 1 năm tuổi. Hai đứa rất xứng đôi vừa lứạ
Chủ cuả con Lu là một cặp vợ chồng trẻ. Họ phải dọn đi tiểu bang khác, đành bán nó vì sợ con Lu không chịu nổi chuyến đi xa xuyên bang bằng xe. Con Lu gặp ông lần đầu, bất kể nó quen hay không, ngoan ngoãn nằm im cho ông ve vuốt. Nó lấy đầu dụi vào lòng bàn tay ông trìu mến như biết ông tự thuở nàọ Gặp nó lần đầu ông đã mến và thương nên mua nó về. Trên đoạn đường về nhà mới, điệu bộ nó đưa mắt qua cửa kính xe, ngắm cảnh vật chung quanh thật dạn và sành sỏi. Có lẽ ngày trước đôi vợ chồng đi đâu cũng chở nó theo. Đúng là chó ở xứ Mỹ có khác, cũng văn minh như ai.
Từ ngày có đôi có gặp, con Rambo trông vui hẳn ra. Không biết vì chọn cho nó cái tên quá dũng mãnh, con Rambo cũng trở thành dũng mãnh như một đấng nam nhi hay không. Kể ra con Rambo lập được vài thành tích đáng ghi nhận. Ngôi nhà cũ ông vừa bán toạ lạc gần một ngân hàng. Một ngày cuối tuần, có người đánh cướp ngân hàng không thành công rồi đào tẩu. Xe cảnh sát thay phiên chạy đầy trong khu vực ông cư ngụ. Loa phát thanh kêu rùm trời tìm hung thủ. Thằng ăn cướp không biết khôn hay dại, lại quýnh quáng lựa ngay sân sau nhà ông để núp. Con Rambo thấy dáng vẻ nghi ngờ cuả hắn lấp ló cạnh dãy hàng rào, cộng vào cái cái nón rơm hắn chụp trên đầu, nó cất tiếng sủa vang. Con Lu cũng hùa theo vợ, sủa inh ỏi. Kẻ cướp bị con Rambo chồm tới làm động, hắn sợ bị chó cắn, nhảy ngược qua nhà bên cạnh. Vừa lúc cảnh sát tới kịp, tóm hắn còng tay đẩy vào xe.
Cái tên cướp nghĩ lại thật buồn cười. Có gan đi đánh cướp ngân hàng mà chẳng đủ gan ngồi im, sợ bị chó cắn. Con Rambo có máu liều trong người. Tuy nó nhỏ con, vậy mà có lần nó dám xông vào gây chiến với con chó hàng xóm, bự hơn nó gấp cả 5 lần. Có thể nói nó không biết sợ là gì. Lạ một nỗi, nó chỉ liu ríu sợ tất cả thành viên từ lớn tới nhỏ trong gia đình ông. Nghe người nhà cất tiếng rầy, nó cụp đuôi, mắt sợ sệt tìm một xó nằm như là biết lỗi.
Hai con chó cuả ông tuy giúp được việc coi nhà, nhưng đôi lúc sự ham chơi cuả tụi nó khiến ông bực không ít. Con Lu và con Rambo thích chạy rông ngoài đường. Đợi cổng nhà sơ hở hé mở, tụi nó nhanh chân chui ra chạy quanh xóm. Có một lần hai đứa dắt nhau đi chơi xa. Đến chiều ông hốt hoảng lái xe kiếm cả ngày vẫn không thấy. Ông đinh ninh tụi nó đi lạc. May sao tối đó chơi chán rồi, hai đứa lục đục kéo về đứng trước cửa chờ đượcvào nhà. Ông la tụi nó một trận. Không biết tụi nó hiểu ngôn ngữ loài người không, nhưng chúng nó cụp đuôi ra vẻ ăn năn. Từ hôm đó ông mua mỗi đứa một sợi dây đeo cổ. Trên chiếc hình trái tim làm bằng bạc, có khắc tên, tuổi, ngày sinh, điạ chỉ cuả chúng để lỡ sau này có đi lạc, người ta biết đường chở tụi nó về.


Cái xứ Mỹ này nuôi chó cực như nuôi con. Thoạt đầu ông nghĩ nuôi chó nơi nào cũng giống nhau thôi. Con chó dùng để giữ nhà, có gì ăn nấy. Ông đâu có ngờ, mua tụi nó về phải làm giấy khai sinh, dắt tụi nó đi chích ngừa đúng giờ đúng giấc. Bản thân ông tuân theo luật lệ răm rắp. Nếu không tụi Pet Control biên giấy phạt càng khổ. Có lần ông quên đem tụi nó đi chích ngừa. Tụi cai quản súc vật thấy quá hạn, tìm đến tận nhà ông biên phạt mấy chục đồng bạc. Mà cũng đúng, chó không đem đi chích lỡ tụi nó cắn mấy đứa nhóc hàng xóm có chuyện gì mang họa vào thân. Sau lần bị phạt oan uổng, mỗi năm ông chở tụi nó đi chích ngừa đúng giờ.
So với những người khác, ông đã đơn giản hoá vấn đề lắm rồi. Nhớ có lần con Lu nó bệnh, ông cũng bắt chước người mẽo đem nó vào nhà thương thú y. Trong lúc chờ đợi, các thân chủ khác tay khệ nệ ẵm bồng những chú chó cưng của họ nào là cho cắt tóc, nào là cho clean răng, nào là cho khám sức khoẻ tổng quát hàng năm. Con Lu ăn dễ dãi, nó ú na ú nần. Vậy mà khi nó bệnh trở nên mềm xìu. Ông bác sĩ nghe nhịp tim nó thở rồi đưa tay rờ vài cái, nói nó bị lạnh. Tối ngủ cho nó đắp chăn ấm là hết. Ông hậm hực ra về với lời khuyên vàng bạc của ông ta, móc bóp trả cái hóa đơn mấy chục bạc. Ẵm con Lu ra xe, ông bác sĩ nói với theo cho ông nghe, "Con Lu nó hơi mập so với chiều cao của nó. Ông nhớ cho nó ăn uống liều lượng bớt lại để diet."
Ở Việt Nam, chó nuôi mong cho nó mập mà mập không nổi. Con nào con nấy gầy giơ xương. Chỉ có chó nhà giàu mới có da có thịt đôi chút. Sức mấy ông cho con Lu diet. Nó mập mạp khoẻ mạnh tốt chứ sao. Mỗi ngày nó đùa giỡn với con Rambo chạy xuôi ngược ngoài sân coi như tập thể thao đốt bớt năng lượng chứ có gì phải ăn kiêng ăn cữ. Năm đó mùa Đông lạnh thật. Trong lúc con Lu sổ mũi lười ăn, ông cho nó vào ngủ chung phòng. Trước khi leo lên giường, ông không quên đắp chăn cho nó ấm rồi vặn máy sưởi chạy cả đêm.
Sau này tới phiên con Rambo không khoẻ. Nước mũi nó chảy lòng thòng. Học kinh nghiệm lần trước, ông không muốn đưa nó tới bệnh viện thú y. Vợ ông ra tay chăm sóc nó như chăm sóc mấy đứa con lúc còn nhỏ. Bà lấy thuốc cảm tán nhỏ ra cho nó uống, nấu cháo cho nó ăn, lấy dầu xanh sức khắp người nó. Chừng vài ngày sau, nó ăn uống bình thường, tung tăng chạy nhảy trở lại.
Khoảng một năm hai lần tụi nó sanh bầy chó con. Mỗi lần con Rambo hạ sanh trung bình bốn tới sáu con. Thoạt đầu, nhiều chó con quá ông luýnh quýnh. Ông gọi đầu này, năn nỉ đầu kia muốn cho bớt. Người Việt ít ai thích nuôi chó vì bận rộn không có thời giờ nên bạn bè ông đa số ai nấy cũng lắc đầu từ chối khéo. Cuối cùng ông đánh liều đăng báo như người Mỹ bán thử xem sao. Quả thật không ai học được chữ ngờ. Nội trong hai ngày cuối tuần, họ kéo nhau ùn ùn tới nhà ông mua chó. Mấy con chó con bán hết trước cả thời hạn đăng quảng cáo trên báo. Ông phải gọi toà soạn lấy quảng cáo xuống, nếu không cả nhà trả lời điện thoại hụt hơi.
Chó thường được mệnh danh loài súc vật trung thành. Ông nghĩ người xưa nói đâu có sai. Khi về già, vợ chồng ông vẫn còn hai đứa nó đi theo an ủi tuổi già. Nói như vậy không có nghĩa là ông trách mấy đứa con ông để vợ chồng ông lẻ loi. Hai vợ chồng ông đã từng đi làm hãng sở, hiểu rất rõ ở xứ văn minh này thời gian không bao giờ có đủ. Ông không đòi hỏi gì nhiều. Tụi nó đi làm về còn lo cho con cái, lâu lâu gọi điện thoại hỏi thăm ông đủ vui rồi.
Căn phòng hai vợ chồng ông thuê không có đất rộng rãi cho hai đứa nó chạy nhảy nữa. Tụi nó quanh quẩn nơi phòng khách từ sáng đến tối rồi chui vô giường ngủ. Nói là giường, thật ra ông lấy cái hộc tủ không dùng đến, lót đồ cũ trải cho tụi nó nằm. Trên ấy ông để sẵn 2 cái khăn, dùng như 2 cái mền nhỏ cho tụi nó đắp mùa đông. Con Lu dở hơn con Rambo. Nó không biết tự đắp mền. Con Rambo hễ lạnh nó biết lấy miệng kéo mền tự đắp cho nó.
Từ ngày dọn về căn chung cư, mỗi sáng ông dắt hai đứa đi đại tiện bên ngoài thành một thói quen. Sáng nay cũng vậy, trong lúc hai đứa nó còn ngủ vùi trong chăn, ông đánh thức tụi nó dậy. Để hai đứa nó luẩn quẩn nơi gốc cây to quen thuộc, ông vội quay trở vào nhà lấy cái áo khoác vì trời hôm nay lạnh khác thường. Trong lúc ông loay hoay tìm cái áo ấm khoác vô, ở bên ngoài tiếng con Rambo thét lên một cái "oẳng!". Cảm nhận một điềm không lành, ông chạy vội ra nơi có tiếng kêu cuả con Rambọ Ông sững sờ nhìn thấy nó nằm soải trên mặt đường, xa xa chiếc xe hơi vừa đụng phải nó cũng vừa chạy khuất bóng. Ông chạy đến bên nó. May quá, con Rambo không bị chảy máu gì cả. Nhưng để chắc chắn, ông vội chở nó đi nhà thương thú y.
Ẵm con Rambo vào bên trong, ông bác sĩ lấy tay rờ cổ nó nhẹ lắc đầu. Ông ta bảo con Rambo đã chết cách đây nửa tiếng rồi. Ông nghe vậy tay chân mềm nhũn ra, "Thảo nào, trên quãng đường đi không thấy nó cục cựa gì cả." Ông đóng tiền lo thủ tục an táng cho con Rambo tại bệnh viện, như một việc cuối cùng ông có thể làm để nó ra đi một cách nhẹ nhàng. Ở xứ này, có muốn giữ thân xác nó, đem chôn dưới bụi chuối cũng không được. Làm vậy là vi phạm vệ sinh, có thể dẫn đến tù tội.
Về đến nhà, con Lu cứ đi theo sau ông như muốn hỏi vợ nó đâu. Ông cúi xuống nựng nó, lại thấy hình ảnh cuả con Rambo nằm sóng soài trên đường hiện lên trước mắt ông. Tất cả kỷ niệm mà nó để lại là chiếc dây đeo cổ và tấm lắc hình trái tim bằng bạc nó đeo bao năm nay. "Name: Rambo, DOB: Jun 10, 1993, 7728 Rainbow St., Blossom Valley, CA".
Vợ ông cũng không khỏi rơi giọt lệ thương tiếc con Rambo. Nhớ mãi những lúc đi ăn tiệc về, hai đứa chờ những cái xương gà tụi nó ưa thích. Nhiều khi đi ăn cơm tiệm với mấy đứa con, hai vợ chồng lén dấu xương bỏ vô bao đem về cho hai con chó. Hai vợ chồng tiến hành công việc một cách lén lút vì sợ tụi nhỏ bắt gặp không cho. Nhưng vì thương con Lu với con Rambo, hai vợ chồng làm xấu cho được việc.
Nửa năm sau, con Lu dường như cũng hiểu được vợ nó gặp chuyện không maỵ Nó buồn rầu ngồi một chỗ, biếng ăn biếng đùa. Không lâu sau đó, con Lu đi theo vợ nó. Có lẽ chúng nó bây giờ đoàn tụ ở suối tuyền. Ông đem tấm giây đeo cổ cuả con Lu đặt cạnh sợi dây đeo cổ cuả con Rambo. Lâu lâu nhớ hai đứa, ông nhìn hình hai trái tim bạc, lại quặn lòng khi biết được niềm vui còn lại cuả mình mất sạch.
Mấy đứa con ông mỗi lần gọi điện thoại đều hỏi thăm con Lu. Ông ậm ừ cho qua chuyện, bảo nó bình thường. Đến chừng tụi nó tới nhà, không thấy con Lu lăng xăng chạy ra đón như mọi khi, lúc đó ông giải thích sự vắng mặt của con Lu cũng được. Bây giờ chỉ còn hai vợ chồng nương tựa lo cho nhau, ông không có ý định nuôi chó nữa để làm gì.

Kiều Miên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến