Hôm nay,  

Đổi Mới Nghĩa Là Chết!

30/08/200100:00:00(Xem: 192369)
Bài tham dự số: 02-337-vb30830


Sáng nay mới vào ca, thằng Bill manager dẫn một thằng Mỹ tóc vàng hoe đến gặp Hùng, nói:
- Hung, this is the new guy. He gonna to work with you as a helper. I want you to train him to run the machine, OK" (Hùng, đây là người mới. Anh ta sẽ làm phụ tá cho mày. Tao muốn mày dạy cho nó cách chạy máy.)
Hùng hơi lúng túng, hỏi lại:
- What about my son" (Còn thằng con trai của tao thì sao")
Thằng Bill khoát tay:
- He gonna work at the other department. I gonna take care of him! (Nó sẽ làm ở phân xưởngkhác. Tao sẽ lo cho no.ù)
Nói xong thằng Bill ra hiệu cho thằng Bê, con trai Hùng đi theo nó. Hùng nhìn thằng công nhân mới, rồi đưa tay ra bắt:
- I am Hung. What's your name"
Thằng Mỹ cười làm quen:
- I am George. How are you doing"
Thằng Mỹ khoảng 30 tuổi, tóc vàng, dáng người ốm và cao như cây sào, hai cánh tay của hắn có xâm đầy những hình thù quái gở, gồm màu xanh và màu đỏ. Qua một vài câu chuyện xã giao, Hùng biết nó đã có 5 năm kinh nghiệm chạy máy CNC và trước đây nó đã từng tốt nghiệp college, khoa cơ khí. Hùng nghĩ thầm trong bụng:
- Thằng này cũng là loại chằn ăn trăn quấn đây, chớ không phải tay vừa!
Hùng đưa cho thằng Mỹ đôi bao tay vải:
- Now you work as a helper. I gonna to train you, no problem!
Thằng Mỹ hỏi thăm dò:
- Is it difficult, man"
Hùng nhún vai:
- No, it's easy. Just a few weeks, then you can run!
Sau đó Hùng bắt đầu hướng dẫn thằng Mỹ cách điều hành máy.Thoạt tiên Hùng chạy cho hắn coi, sau đó Hùng cho hắn thực tập dần từng bộ phận, qua từng giai đoạn sản xuất hàng. Chiếc máy Hùng đang làm là một trong bốn chiếc máy quan trọng nhất trong hãng và cũng là phức tạp nhất. Những công nhân chạy máy này thường phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm mới kham nổi công việc.
Hãng của Hùng chuyên sản xuất những vật liệu xây dựng thuộc loại sắt thép. Riêng Hùng đã làm cho hãng ròng rã suốt 21 năm trời liên tiếp, nên anh có thể chạy được tất cả các máy trong hãng, từ máy dễ nhất đến máy khó nhất. Hai mươi mốt năm trời đeo đẳng với nghề nghiệp, giờ đây Hùng đã có một vị trí rất vững vàng trong hãng: anh được hưởng mức lương cao nhất, phúc lợi cao nhất và phụ trách chiếc máy nổi tiếng hóc búa nhất trong hãng. Anh cũng được ưu tiên xin cho thằng con trai vào làm cùng hãng và làm chung máy, phụ tá cho anh! Hai cha con ngày ngày làm việc và sinh hoạt bên nhau, khắng khít như bóng với hình. Mọi người trong hãng khi đến giờ ăn trưa đều phải vào phòng ăn dùng bữa trong đó. Riêng đối với Hùng, vì anh là "con sói già", như cây cổ thụ sống lâu lên lão làng, nên anh coi kỷ luật trong hãng như pha. Anh vẫn cứ tà tà cùng với thằng con trai ăn trưa ngay tại máy, mà từ thằng manager đến thằng supervisor, không ai dám nói một tiếng nào!
Kế bên chiếc máy, Hùng có một chiếc tủ sắt khổng lồ, trong đó chứa đủ thứ hầm bà lằng và những bộ đồng phục để hai cha con thay khi vào ca làm việc. Kế bên chiếc tủ là cái bàn ăn cơm to tổ chảng, trên đó có một cái microwave và một cái bếp điện để dùng vào việc phục vụ bao tử cho hai cha con. Chưa hết, anh còn mua thêm một cái tủ lạnh tí hon, mỗi bề chừng 5 tấc, đặt ngay tại bàn ăn! Mọi người trong hãng thường kháo nhau:
- Chỉ còn thiếu điều ổng chưa kê thêm cái giường và đưa vợ ổng vào ngủ nữa thôi!
- Tại làm không được, chớ làm được thì làm rồi!
Thằng Bê, con trai Hùng là phụ tá chạy máy cho anh, kiêm luôn "tà lọt", bồi bàn, lo việc ăn uống cho anh rất chu đáo. Một ngày như mọi ngày, thời khóa biểu ăn uống của anh như sau: sáng sớm là cà phê nóng uống cho tỉnh ngủ, từ xế trưa cho đến lúc ra về là trà nóng pha đặc kẹo. Buổi ăn trưa dứt khoát là phải có món cá chiên dầm mắm ớt, tỏi, đường, hoặc món canh khổ qua nhồi thịt bằm, hoặc món canh cá nấu chua. Thiếu một trong ba món này là khi Hùng về nhà, sẽ có một màn chén bay, dĩa bay, bà vợ và đứa con gái ôm đầu máu chạy không kịp! Hùng là người kiếm ra tiền nhiều nhất nhà, vai trò của anh quan trọng và độc đoán tựa như "Tổng bí thư đảng", các “đồng chí” vợ con đều sợ một phép.
Ăn trưa xong, thằng Bê phải dọn cho Hùng các món trái cây đã gọt vỏ sẵn, ướp trong tủ lạnh để Hùng tráng miệng. Còn thuốc lá thì hút thả giàn. Cái gạt tàn thuốc trên bàn làm việc của Hùng luôn luôn đầy ắp khoảng trên một trăm điếu thuốc. Nội quy hãng cấm hút thuốc nơi làm việc, nhưng đó là chỉ áp dụng cho những người khác chớ không phải áp dụng cho hai cha con Hùng!
Giờ đây bỗng nhiên thằng Bê tà lọt bị điều đi nơi khác, làm sinh hoạt của Hùng bị trở ngại lớn: đến giờ ăn trưa, Hùng phải ngồi chờ thằng Bê đi bộ từ phân xưởng kế bên qua, mất gần 5 phút. Có khi vì bận công việc nó qua không được hoặc qua trễ tới 10 phút! Hai cha con đang khắng khít bên nhau bỗng dưng bị chia lìa. Điều này làm Hùng cảm thấy vô cùng bực tức, khó chịu. Thằng Bê lo lắng hỏi ba:
- Ba à, vậy là chắc con làm luôn bên phân xưởng đóng gói rồi"
Hùng trả lời chắc như đinh đóng cột:
- Không sao, chừng hai tháng nữa, mày sẽ về lại với tao!
Mấy ngày đầu thực tập chạy máy, công việc của thằng Mỹ rất là suông sẻ. Hùng hướng dẫn tới đâu, nó làm được tới đó, làm thằng supervisor và thằng manager vui ra mặt. Hùng giảng cho thằng Mỹ biết mọi chi tiết:
- Cái máy này có ba phần chính: Phần thứ nhất là bộ phận trung ương, được điều khiển bằng hệ thống computer. Nếu phần này bị trục trặc thì mày coi quyển sách hướng dẫn, phần trouble shootings, để tự sửa chữa. Nếu coi sách mà vẫn sửa không được thì kêu thợ máy. Còn phần tao, tao biết tới đâu thì chỉ mày tới đó chớ tao cũng không có chắc là biết tất cả! Phần thứ hai là bộ phận cơ điện, gồm có tám cái mô-tơ, cái nhỏ nhất là năm am-pe, cái lớn nhất là 60 am-pe. Tám cái mô tơ này điều khiển toàn bộ dàn máy cắt, bào, khoan, đục lỗ và dập. Bộ phận thứ ba là các bộ trục gò khuôn và các cái "đai" (die) được điều khiển bằng hệ thống thủy lực ... Mày là kỹ sư cơ khí, đã có kinh nghiệm 5 năm chạy máy CNC rồi thì cái máy này mày sẽ chạy được dễ dàng. Chỉ có khác một chút là cấu trúc của nó hơi phức tạp mà thôi!
Thằng Mỹ chăm chú lắng nghe "thầy" Hùng giảng dạy nhưng không biết nó có hiểu hết không vì "thầy" nói bằng thứ tiếng Mỹ bồi đặc sệt! Có lần Hùng muốn thử trình độ thằng Mỹ nên nói:
- Nếu cái máy làm ra 65,500 miếng hàng mà có cả thảy 125 thùng chứa hàng thì mỗi thùng chứa được bao nhiêu"
Thằng Mỹ lấy cây bút và tờ giấy tính toán chớp nhoáng trong vòng khoảng 7 giây là nó nói ngay đáp số:
- 524 pieces, Sir!
Hùng nhìn vào tờ giấy thì thấy thằng Mỹ đem nhân con số 65500 cho 8, liền trợn mắt nói như quát:
- I say, divide it by 125. Do you understand" What the hell you multiply by 8" That's wrong! (Tao nói mày chia cho 125, mày có hiểu không" Sao lại đem nhân cho 8. Sai rồi!)
Thằng Mỹ hơi lúng túng, giải thích:
- It gives the same result, Sir! (Thưa ông, kết quả cũng như nhau thôi!)
Sau này Hùng tìm hiểu thì biết đó là lối làm tắt của thằng Mỹ: Nó nhân con số 65,500 cho 8 rồi đem kết quả chia cho 1000. Khi chia cho 1000, nó chỉ việc dời dấu chấm sang bên tay trái ba đơn vị, thế là xong! Nếu như Hùng làm bài toán chia cho 125, ít nhất anh phải mày mò mất khoảng 5 phút mới xong mà chưa chắc đã đúng! Thằng Mỹ có vẻ cười bằng ánh mắt vì sự dốt nát của Hùng. Về phần Hùng thì anh cảm thấy vừa ngượng và vừa lo. Anh nghĩ thầm:
- ĐM, thằng này vừa có trình độ vừa có kinh nghiệm, rất là nguy hiểm. Nồi cơm của mình bị đe dọa đến nơi rồi! Dạy nghề cho nó xong, chắc chắn thằng manager sẽ đá đít mình, không khéo nó cho mình về hưu non thì bỏ mẹ!
Hùng cảm thấy hối hận vì những tư tưởng "công thần" và thái độ tự cao tự đại, coi thường kỷ luật hãng đã làm hại anh. Cách đây 21 năm, lúc hãng này mới bắt đầu thành lập, số công nhân chỉ có vừa đúng ... 12 người, mà trong đó gia đình thằng chủ đã chiếm hết phân nửa! Lúc đó, Hùng vừa mới chân ướt chân ráo bên Việt Nam sang, tiếng Anh một chữ bẻ làm đôi cũng không biết, lót tót xin vào làm cho hãng. Nhờ kiên trì và siêng năng làm việc nên Hùng được vợ chồng thằng chủ thương, dạy nghề từng bước một, cho đến bây giờ thì Hùng có thể chạy được tất cả các máy trong hãng từ A tới Z. Vợ chồng thằng chủ gốc người Đức di dân sang Mỹ. Họ thường nói với Hùng:
- Cha mẹ tao chạy trốn Phát Xít Đức hồi năm 1945, cũng phải đi vượt biên giống như mày, cho nên tụi tao rất thông cảm cho hoàn cảnh của mày, là người tỵ nạn chạy trốn cộng sản. Mày cố gắng làm việc, vợ chồng tao sẽ nâng đỡ mày về mọi mặt.
Hai mươi mốt năm sau, hãng của Hùng đã thật sự lớn mạnh, từ con số 12 người lúc ban đầu, bây giờ số công nhân đã lên đến gần 200 người. Đã có lúc Hùng được đề bạt lên làm supervisor nhưng chỉ làm được có vài tháng anh lại xin trở về làm công nhân chạy máy. Lý do vì trình độ văn hóa của anh quá kém, không kham nổi công tác quản lý. Quá khứ tuổi thơ và tuổi trẻ của anh ở Việt Nam chỉ là những ngày đêm miệt mài trên biển cả sống bằng nghề đánh cá, không hề biết đến trường học là gì. Trình độ của anh chỉ vừa biết đọc biết viết tiếng Việt và làm được bốn phép tính cộng trừ nhân chia. Bàn tay của anh vốn đã chai sạn vì kéo lưới từ hồi còn nhỏ cho nên khi chuyển sang cầm búa và mỏ lết, anh thấy không có gì khó khăn cho lắm. Sau 21 năm miệt mài với hãng, anh đã đưa được một thằng con trai và hai đứa con gái vào làm chung hãng, chưa kể đám bà con giòng họ, giây mơ rễ má của anh ăn theo vào khoảng 15 người nữa! Thỉnh thoảng đôi lúc giòng họ của anh "đại hội" trong hãng, xúm lại chuyện trò, người ta nghe rặt một thứ giọng nói nặng trịch, uốn éo, líu lo của những người thuộc một làng chài ở ven biển miền trung Việt Nam. Mấy thằng Mỹ cứ tròn xoe mắt mà nhìn!
Từ khi trở thành "con sói già", Hùng đã "đóng đô" luôn tại chiếc máy to lớn và sừng sỏ nhất trong hãng. Anh được ưu tiên làm overtime bất cứ lúc nào anh muốn, kể cả vào ngày thứ bảy, chủ nhật vì mặt hàng do máy anh sản xuất luôn luôn làm không xuể so với số lượng hợp đồng đặt hàng quá lớn. Anh chỉ cần nghe tiếng máy chạy là có thể biết nó đang hư hoặc sắp hư ở bộ phận nào. Khi cần tranh luận với ai về một vấn đề gì thì anh luôn luôn mở đầu bằng câu:"ĐM, mày nên nhớ tao đã làm cho hãng trên hai mươi năm rồi, từ hồi vợ chồng thằng chủ còn nghèo rách đít!..." Nếu tranh luận với người Mỹ thì anh luôn chêm vào mấy chữ như "Bull shit", "Fuck off", "I don't care" để xác định vai trò "sói già" của mình. Với thái độ tự cao tự đại, xấc láo và coi thường kỷ luật của hãng, khiến Hùng đã đánh mất dần cảm tình của vợ chồng người chủ và họ đã có ý định thay thế anh. Đó là lý do vì sao thằng George được giới thiệu đến làm việc chung với Hùng.


George chứng tỏ hắn là người thông minh, lanh lợi, siêng năng và biết điều. Nó biết Hùng là cây cổ thụ trong hãng cho nên luôn kính cẩn gọi Hùng là "Sir". Thậm chí có đôi lúc Hùng la mắng nó, nó cũng nhẫn nhục chịu đựng.
Sang đến tuần lễ thứ ba thì thằng George có thể chạy máy một mình, Hùng chỉ giữ vai trò làm helper và giám sát. Sang đến tuần lễ thứ năm thì thằng George có thể vừa chạy máy vừa sửa chữa những hư hỏng lặt vặt và biết chỉnh máy khi hàng ra không đúng quy cách. Thằng Kevin, con thằng chủ, làm General Manager, rất vui mừng đến cám ơn Hùng lia lịa. Hùng nói với thằng Kevin:
- Thằng George đã tự chạy máy được rồi. Mày nên giao cho tao cái máy khác để tao chạy, chớ nếu để tao làm helper mà hãng phải trả lương cao thì thiệt thòi cho hãng!
Kevin mau mắn:
- OK, không sao mày cứ chọn bất cứ máy nào mày muốn!
Hùng tỏ vẻ nhân đạo:
- Tao muốn chạy cái máy gần máy thằng George, để nếu nó có gặp khó khăn gì thì tao sang giúp nó dễ hơn! Dầu sao nó cũng là new operator, cần phải học thêm nhiều kinh nghiệm lắm!
Kevin vỗ vai Hùng:
- Tao rất cám ơn thiện chí của mày. Mày đúng là nice guy! Vậy kể từ nay mày tiếp tục làm gần nó, keep an eye on him, OK!
Hùng cười và bắt tay Kevin nhưng anh chửi thầm trong bụng:
- ĐM, đừng có tưởng bở, thấy vậy mà không phải vậy đâu con ơi! Rồi đây tao sẽ cho tụi bay một bài học. Muốn bứng tao không phải là dễ dàng đâu! Đừng có tưởng mày là kỹ sư là ngon. Mười thằng kỹ sư vào máy đó cũng chết! Tụi mechanic lâu năm trong hãng muốn sửa cái máy của tao mà còn muốn trào máu họng nữa là mày, chỉ là thằng con nít ranh mới vào làm!
Quả nhiên những lời nguyền rủa của Hùng linh ... như miểu! Thằng George chạy máy được có hai hôm thì chiếc máy bắt đầu ho hen, đổ bệnh, đổ hoạn. Thoạt tiên chỉ là những trục trặc nhỏ, chỉ cần dừng máy sửa chữa chừng năm mười phút. Nhưng sau đó thì chiếc máy bắt đầu trở chứng, cà giựt. Ác một cái là máy không hư hẳn. Nó vẫn chạy đều nhưng hàng ra khỏi máy không đúng quy cách! Độc địa hơn nữa là hàng hư không ra đều, mà cứ ra theo chu kỳ, cứ năm ba miếng tốt thì có một miếng hư! Thằng George bù đầu, chỉnh máy rồi sửa chữa đến toát mồ hôi mà vẫn không khắc phục được. Nó phải qua cầu cứu Hùng nhiều lần. Và dường như có phép lạ, cứ mỗi lần Hùng đến, anh chỉ điều chỉnh một vài bộ phận rất sơ sài thì "con khủng long già" lại tiếp tục rùng mình chuyển động, hoạt động lại bình thường! Mỗi khi Hùng điều chỉnh hoặc sửa chữa, thằng George bám theo sát nút, căng mắt nhìn thật kỹ để học. Hùng cũng cố ý làm chậm rãi để thằng George có cơ hội quan sát, học hỏi, chớ anh không có ý giấu nghề. Vậy mà khi Hùng đi khỏi, máy hư, thằng George cũng làm y chang như Hùng vẫn làm mà không có kết quả! Thế mới lạ! Máy có ma chăng" Nó mở quyển sách hướng dẫn cách điều hành và sửa chữa máy, đọc và nghiên cứu cả ngày trời mà vẫn không tài nào sửa được! Cũng có khi máy bỗng nhiên bị shut down, hoàn toàn tê liệt không chạy được nữa. Thằng George cầu cứu Hùng nhưng Hùng cũng chịu thua, đành phải kêu thợ máy đến sửa. Cứ mỗi lần như vậy, máy ngưng chạy cả ngày trời, các đơn đặt hàng bị ứ đọng, xe truck đến nhận hàng, xếp hàng dài dằng dặc, điện thoại của khách hàng gọi đến than phiền, hối thúc tới tấp.
Mọi người trong hãng thường gọi chiếc máy của Hùng là con "khủng long già" vì nó đã 25 tuổi. Máy đã quá cũ kỹ cho nên hàng chục bộ phận đã được thay thế, chắp nối, độ lại, không còn giống lúc nguyên thủy nữa. Thậm chí có nhiều chỗ bị mòn khuyết, mẻ, đã được Hùng "sửa chữa" bằng cách quấn băng keo, cột giây kẽm, chêm gỗ, chèn lót vải. Những trục quay, bù loong, con tán bị gãy hoặc mòn, đôi khi được thay thế bằng những bộ phận năm cha bảy mẹ, hoặc được gò, độ lại từ những chiếc xe tải bị hư nát trong nghĩa địa xe hơi! Có những thanh thép tốt trong máy, sức đàn hồi rất cao đã bị Hùng ăn cắp, đem về nhà chế thành con dao phay chặt xương, và thay thế vào đó bằng thanh thép khác, phẩm chất xấu hơn. Những chiếc quạt máy nhỏ xíu, xinh xắn dùng để làm mát hệ thống máy computer cũng đã bị Hùng ăn cắp và thế vào đó đồ dỏm. Cái đầu óc học mò và bàn tay nhám của Hùng đã thám hiểm tất cả các bộ phận trong máy, theo đúng phương châm "vọc máy, phá hư máy để học"!!! Vì thế sau nhiều năm chạy máy, bàn tay nhám của Hùng, vừa "sửa" vừa ăn cắp, đã biến chiếc máy thành một thứ quái thai, một sản phẩm của Frankenstein, không còn như lúc nguyên thủy nữa. Vì vậy cho nên quyển sách hướng dẫn chạy và sửa máy đã hoàn toàn trở nên vô dụng đối với con "khủng long già"! Nếu theo đúng những hướng dẫn chỉnh máy trong sách thì không bao giờ đạt được loại hàng như ý, bởi vì thực tế máy đã bị "rơ" quá nhiều, phải theo thực tế kinh nghiệm mà làm, mà thực tế đó chỉ có Hùng mới nắm giữ hết mọi bí quyết!
Có đôi lần ông chủ hãng có ý mua máy mới vì thấy máy cũ quá bất tiện. Con sói già với con khủng long già mà kết hợp lại sẽ gây nhiều sóng gió cho hãng. Nhưng nghiệt một nỗi giá chiếc máy mới quá đắt, tới hai triệu đô la! Ông chủ hãng tiếc tiền, ngần ngừ. Thêm vào đó Hùng vẫn liên tục ý kiến:
- Ông chủ à, cái máy còn tốt lắm. Mua máy mới uổng tiền. Tôi vẫn làm ra hàng cho ông thật nhiều, ông không thấy sao"
Thực sự Hùng rất sợ ông chủ mua máy mới, bởi vì khi máy mới về, mọi sự điều hành và set up máy đều phải theo đúng những quy trình hướng dẫn trong quyển cẩm nang. Mà Hùng thì dốt đặc, không đọc được tiếng Anh. Toàn bộ những kinh nghiệm "kỹ sư độ" của Hùng sẽ bị vất thùng rác. Anh sẽ bị đào thải! Chính vì vậy nên anh rất sợ sự đổi mới. Đối với anh, nó đồng nghĩa với tự sát! Vì vậy anh thường xuyên đeo tấm mặt nạ "tiết kiệm cho hãng", đề nghị ông chủ đừng mua máy mới!
Một hôm máy của thằng George lại bị hư. Nó lại đến cầu cứu Hùng. Hùng vẫn vui vẻ đến giúp. Thằng George đứng kế bên quan sát thật kỹ. Hùng trèo lên chiếc máy, dùng mỏ lết tháo một vài con ốc ra để kiểm tra bộ phận máy dập. Vừa tháo, Hùng vừa nói với thằng George:
- Mày lấy giùm tao cái búa...
Lúc thằng george vừa quay lưng lấy búa thì Hùng đã lanh tay, đưa tay vuốt qua con mắt thần của máy. Tiếp theo đó anh giả vờ vặn ốc, điều chỉnh búa xua một hồi, rồi đạy nắp che máy lại. Hùng bấm nút "start", máy chạy, và kỳ diệu thay, chứng bệnh cà giựt của máy đã biến mất, hàng lại ra đều đặn như cũ, không bị sai quy cách "long and short, short and long" như trước nữa!
Thật ra Hùng đã dùng những thủ đoạn gian manh để triệt hạ thằng George, một con nai tơ mới vào làm trong hãng. Đầu tiên anh giả vờ nhân đạo xin làm gần máy thằng George để dễ có điều kiện phá máy của nó, chiếc máy mà anh đã lăn lóc suốt mười mấy năm qua, rành sáu câu vọng cổ về nó. Tuy dốt về văn hóa nhưng những thủ đoạn gian ác dùng để tranh đấu, giành giựt miếng ăn trong trường đời thì Hùng không hề thiếu, thậm chí còn có thể nói là có năng khiếu nữa! Có một lần khi ở nhà dùng cái remote control để bật ti vi lên coi, Hùng thấy ti vi không lên hình. Anh tưởng máy bị hư nên mày mò mãi, sau đó anh tình cờ khám phá ra là cái remote control bị dính mỡ bò, che khuất con mắt thần. Chả là lúc ấy anh vừa mới vô mỡ và nhớt cho chiếc xe hơi của anh trong garage, tay còn dính mỡ! Từ đấy anh hiểu rằng nếu con mắt thần bị một vật gì che cản thì nó sẽ ảnh hưởng tới bộ máy trong phạm vi tác động của nó. Lập tức anh liền áp dụng thí nghiệm lên chiếc máy anh đang làm trong hãng: anh thoa một lớp mỡ bò lên con mắt thần, tia hồng ngoại phát ra từ đó bị cản, bộ phận máy liên hệ không hoạt động được. Nếu thoa một lớp mỡ mỏng, tia hồng ngoại bị cản ít, thì máy lúc chạy lúc không. Và nếu dùng mỡ bò, loại mỡ trắng thoa thì mắt thường nhìn không thấy, chỉ có trời mới biết! Một lần khác, cũng do tình cờ, cái remote starter trong túi quần của Hùng bị cọ sát, làm chiếc xe của Hùng đang đậu ngoài bãi nổ máy. Nhưng đồng thời lúc ấy Hùng thấy cái đèn đỏ alarm của bộ phận máy cưa chớp nháy liên tục, màn hình máy computer bị giựt, lưỡi cưa xuống không đều. Như vậy là rõ ràng cái remote starter của Hùng có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận starter của máy cưa, vốn cũng được điều khiển bằng remote control. Mỗi lần muốn phá thằng George, Hùng chỉ cần thọc tay vào túi quần, hướng cái remote control về phía máy của thằng George và bấm nhẹ nút, thế là xong! Máy của thằng George sẽ chạy cà giựt, hàng ra không đều, chỉ cần miếng hàng xê xích quá mức cho phép một phần mười inch là đem quăng thùng rác! Đó là chưa kể hàng chục bộ phận khác trong máy bị mòn khuyết đã được Hùng độ lại và chỉ có Hùng mới biết nó đang nằm ở những xó xỉnh nào trong máy, khi cần sửa chữa hoặc điều chỉnh. Máy móc cũng tựa như cơ thể con người, phải trị bệnh đúng chỗ thì mới hết bệnh. Và Hùng đã dùng những "bí quyết" kỹ thuật này để tự đánh bóng cho "tài năng" của mình: chỉ có anh mới điều khiển nổi con khủng long già mà thôi, bất cứ người nào khác nhảy vào đều sẽ bị nó quật chết! Dĩ nhiên những "bí mật nghề nghiệp" này Hùng hoàn toàn giữ kín, không truyền lại cho thằng George. Chính vì vậy, như một võ sĩ bị bịt mắt, bị đẩy lên võ đài, thằng George cuối cùng đã bị Hùng hạ đo ván! Máy bị hư liên tục, làm không ra hàng, khách hàng gọi điện thoại tới tấp, kiện cáo, dọa cắt bỏ hợp đồng. Thêm vào đó, những hàng hóa giao không đúng thời hạn, phải chịu bị phạt theo hợp đồng đã ký. Ông chủ hãng buộc lòng phải điều Hùng trở lại máy cũ, thằng George bị ra rìa! Bằng những thủ đoạn gian manh tích lũy được qua nhiều năm giành giựt miếng ăn, Hùng đã loại trừ được khá nhiều đối thủ, những người mà anh thấy có triển vọng thay thế anh và ảnh hưởng tới nồi cơm của anh.
Kể từ đó mọi người trong hãng lại thấy cha con Hùng sum họp như cũ: cha chạy máy, con làm helper kiêm tà lọt bồi bàn. Đến buổi ăn trưa Hùng lại tiếp tục oai vệ ngồi gác cẳng lên ghế, đọc báo Sài Gòn Nhỏ và hất hàm hỏi thằng con:
- Bữa nay má mày nấu món gì"
Thằng Bê đáp:
- Dạ, tôm rim thịt, canh khổ qua nhồi thịt bằm!
Sau biến cố "đảo chính" đó, Hùng chỉ cố khiêm tốn, "tịnh khẩu" được có vài ngày. Sau đó, bản tánh kiêu căng, ngạo mạn cố hữu của anh lại nổi dậy. Anh lại tiếp tục tuyên bố vung vít và "nổ" với mọi người trong hãng:
- ĐM, tao đã "trường kỳ kháng chiến" ở hãng này hơn hai mươi năm rồi mà! Chỉ có tao mới chạy được cái máy đó. Mười tám thằng kỹ sư vô đó cũng chết chớ đừng nói một mình thằng George!

MINH TRANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,307,478
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.