Hôm nay,  

Con Gà Cưng

23/08/200100:00:00(Xem: 166010)
Bài tham dự số: 02-331-vb30821

Tác giả tên thật Nguyễn Minh Khánh, 46 tuổi, định cư tại Toronto, Gia Nã Đại từ năm 1995, nghề nghiệp: công nhân. Ông cho hay “Tuy cư trú ở Canada, nhưng đã sang Mỹ chơi nhiều lần nên có "chất liệu" để viết về nước Mỹ, người Mỹ.” Đúng vậy. Bài đầu, ông viết chuyện “Tên Mỹ tên Việt”, Tiếp theo, ông kể chuyện “Người Mỹ Ăn Xin”. Lần này vẫn với khung cảnh Little Saigon, thêm truyện chàng Mễ trở thành ... “Chế Linh dỏm”.



Thời gian đi làm công cho tiệm phở ở Little Sai Gon chính là thời gian tôi được học hỏi và chứng kiến nhiều điều rất thú vị. Bài học đầu tiên tôi học được như sau: hôm đó tôi và ông Chín đang tất bật dọn bàn vì số lượng khách vào khá đông. Bốn cánh tay chúng tôi hoạt động liên tục, thoăn thoắt xếp những tô, chén, đĩa ,muỗng, đũa đã ăn xong lên chiếc xe đẩy, sau đó dùng khăn ướt lau cho sạch bàn để cho khách mới vào ngồi. Có nhiều khi bàn chưa dọn xong, khách đã đứng chực sẵn kế bên để "xí chỗ", khăn ướt vừa lau xong, chưa kịp dùng khăn khô để lau lại thì khách đã tự động ngồi vào bàn và tự lấy giấy napkin lau bàn lấy, thông cảm cho chúng tôi đi lo dọn những bàn kế tiếp! Không khí trong tiệm ăn thật là tưng bừng náo nhiệt, đủ mọi thứ âm thanh hết: đầu tiên là nhạc Việt phát ra từ những chiếc loa gắn chìm trên trầøn nhà, tiếp theo là một mớ hỗn loạn âm thanh nói chuyện của thực khách, tiếng Việt pha trộn tiếng Mỹ búa xua và những tiếng gọi nhau ý ới của những nhân viên phục vụ trong tiệm, nhắc nhở nhau những vị trí "chíến lược":

- Bàn số ba bảy người nghe!
- Lấy bút-tờ cho bàn 15! (Booster- loại ghế nhựa dành cho trẻ em)
- Bàn 25 thêm rau ái quế, giá trụng!
- Bàn số bốn o đờ (order) thêm 2 tái nạm gầu gân sách, take out!
- Tính tiền 3 tô xe lửa, 2 tái gầu, bàn số 31, đi gấp, đi gấp!!!
- Dọn bàn số 5 gấp gấp cho khách đặc biệt, khách đặc biệt!!!
Tôi và ông Chín làm không kịp thở trong bầu không khí hỗn độn và thật nhiều căng thẳng, tay làm nhưng tai phải lắng nghe những khẩu lệnh phát ra từ cái giọng ồm ồm của thằng Hải manager và cái giọng the thé của con vợ nó. Phải đáp ứng cho kịp thời, nếu không thì khi đến cuối buổi làm, chúng tôi sẽ phải nghe những bài ca "vọng cổ" không ai muốn nghe do vợ chồng nó ca!!! Đang chới với trong cái rừng tô, chén. đũa, sặc sụa mùi phở đủ loại thì bỗng nhiên tôi nghe một tiếng "rầm" chát chúa, tựa như tiếng súng nổ. Tôi giật thót người, xoay quanh người, định hướng xem thử âm thanh ấy phát ra từ đâu. Thực khách trong quán lao xao, nhốn nháo. Có một vài tiếng thét sợ hãi của một vài phụ nữ. Bắn lộn chăng" Thanh toán nhau vì ân oán giang hồ" Những chuyện này xảy ra như cơm bữa tại Little Sai Gòn. Ở xứ Mỹ súng ống vốn được bán tự do! Nhưng thật may quá, sau khi xác định lại nguyên do thì đó chỉ là tấm ván ép trang trí gắn trên tường , lâu ngày bị sút đinh rớt xuống sàn! Rất may là không có ai bị thương tích gì. Nhưng đồng thời lúc đó tôi nhìn lại thì thấy ông Chín đã biến đi đâu mất. Mãi đến hai ba phút sau tôi mới tbấy ông ta xuất hiện, cười hì hì. Tôi gạn hỏi thì ông nói là ông đã nhanh chân biến lẹ ra lối thoát ở cửa sau. Ông nói: "Làm nghề này mà không lanh chân là có ngày bị lãnh đạn chết oan. ĐM, bao nhiêu năm đánh nhau ở chiến trường, không chết vì đạn của VC, mà sang đây chết vì một vài viên đạn lạc thì oan uổng lắm!" Những nhân viên trong tiệm thường chế nhạo ông Chín về chứng bệnh "nhát gan" của ông nhưng ông ta vẫn coi như pha, bỏ ngoài tai.
Chỉ khi nào tiệm hoàn toàn vắng khách, chúng tôi mới được tạm rảnh đôi chút. Những lúc này ông Chín và tôi thường tranh thủ ra ngoài hiên đứng hút thuốc lá, tán dóc. Kế bên tiệm là một bãi parking và một công viên thu gọn, có vài ba chiếc ghế đá. Hầu như lần nào ra ngoài tôi cũng thấy thằng à-mí-gồ* ngồi ngất ngưởng trên chiếc ghế đá, ngước mắt nhìn đời bằng cặp mắt rất lạc quan. Đúng ra tên nó là Ronaldo, người Mễ, trạc 25 tuổi, dáng người tầm thước, hơi ốm, có nước da ngăm đen và mái tóc quăn tựa như người Thượng trên cao nguyên Việt Nam. Ngoài tên Ronaldo nó còn có tên Việt Nam là Hùng, không biết do ai đặt cho nó. Tuy vậy mọi người vẫn quen gọi nó là à-mí-gồ! Thằng Ronaldo là người Mễ sống bất hợp pháp tại Mỹ. Nghe nói nó trốn sang Mỹ từ năm 18 tuổi, chuyên đi làm công cho các tiệm ăn của người Việt. Sau 7 năm tiếp xúc với người Việt, chịu khó học và có năng khiếu nên nó nói được tiếng Việt khá sõi, thậm chí còn biết lấy order cho thực khách nữa! Có điều làm tôi ngạc nhiên là thằng Ronaldo là nhân viên chạy bàn của tiệm nhưng nó làm việc rất lè phè, thường xuyên đi trễ về sớm, thậm chí có khi đang làm việc, nó bỏ ra ngoài mua rượu uống rồi ngồi ở công viên nhìn ngắm ông đi qua bà đi lại! Cũng có khi nó tiếp khách bằng khuôn mặt đỏ bừng vì rượu, lấy order, nói bằng giọng lè nhè, hơi lơ lớ và cộc lốc:" Ăn gì" Uống gì" Giá trụng hay giá sống" Tái nạm hay tái gầu"" Những vi phạm của nó, nếu là nhân viên người Việt thì bị đuổi lâu rồi, không hiểu sao thằng Mễ này vẫn làm được cho tiệm cả năm trời nay! Tôi nêu điều thắc mắc này với ông Chín thì ông nói:

- Nó là con gà cưng của ông chủ đó! Tại anh mới vào làm mới có mấy ngày nên chưa biết, muốn biết thì anh hãy chờ đến cuối tuần, xem nó trổ tài!
Tôi nghĩ bụng chắc thằng Mễ này là tay đầu bếp thượng hạng cho nên mới được ông chủ cưng chiều như vậy. Uống rượu trong giờ làm việc là tối kỵ, nhất là khi tiếp xúc với khách hàng, vậy mà hầu như ngày nào nó cũng say rượu, đi khật khưởng! Hình như làm được đồng nào là nó mua rượu uống hết, thậm chí còn mua thiếu nữa! Và điều thắc mắc của tôi đã được giải đáp vào ba ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật, những ngày cuối tuần đông khách. Hôm đó là tối thứ sáu, khoảng bảy tám giờ tối, khách bắt đầu vào nườm nượp. Tôi đang lo chạy bàn sốt vó thì bỗng nhiên một ông khách gọi:
- Sư huynh, cho hỏi thăm bữa nay có Chế Linh không"
Tôi ngơ ngác:
- Chế Linh" Anh muốn nói là ca sĩ Chế Linh"
Ông khách cười dòn:
- Chớ còn ai nữa! À mà chắc anh là nhân viên mới nên không biết ....
Tiếp theo lời ông khách là ba bốn tiếng la nhao nhao hưởng ứng:
- Phải rồi Chế Linh đâu" Ông chủ ơi, cho Chế Linh trình diễn nhạc sống đi chớ!
Nghe khách hàng yêu cầu, ông chủ mặt tươi rói hãnh diện:
- Dạ, có ngay! Lúc nào bổn tiệm chúng tôi cũng sẵn sàng phục vụ quý khách!
Phải đợi cho đến khi có thật nhiều người yêu cầu và ông chủ thì cuống quýt chạy xuống nhà bếp hối thúc, lúc đó thằng Ronaldo mới khệnh khạng xuất hiện trước "sân khấu". Hôm nay nó mặc chiếc áo sơ mi chim cò sặc sỡ và chiếc quần jean bạc màu, rách ở hai đầu gối, trông có vẻ bụi đời. Có lẽ để chuẩn bị biểu diễn văn nghệ cho nên nó cũng chải chuốt đôi chút: đầu chải brillantine láng mướt, trông hệt như chú Chà Và Ấn Độ. Điều đặc biệt không thể thiếu là khuôn mặt nó đỏ bừng vì men rượu. Nghe nói càng uống nhiều thì nó ca càng "bốc", càng mùi mẫn!
Bằng một vẻ rất tự tin và kiêu hãnh, thằng Ronaldo, giơ tay chào thực khách và nói bằng giọng lơ lớ:
- Xin chào! Hôm nay muốn Hùng hát bài gì"
Đám thực khách nhao nhao:
- Đêm buồn tỉnh lẻ đi!
- Đêm bơ vơ hay hơn!
- Áo em chưa mặc một lần!
- Bông cỏ may!
- Kẻ ở miền xa! Kẻ ở miền xa!


Đó là những bài ruột của Ronaldo. Lập tức ông chủ tắt nhạc cát xét đang hát và thực khách trong tiệm khoảng gần trăm người đều đổ dồn cặp mắt về phía "ca sĩ Chế Linh" ... dỏm! Mọi người đều ngưng nói chuyện để xem "Chế Linh" trổ tài. Thằng Ronaldo hãnh diện nói:
- Hùng hát Đêm buồn tỉnh lẻ trước nghe!
Nói xong nó bắt đầu cất giọng hát:
" Đã lâu rồi đôi đứa cách đôi nơi, tơ duyên xưa còn hay mất. Mái trường ơi em tôi còn học nữa hay đã ra đi từ độ nào. Ngày xưa đó anh hay đón dìu em đi trên con đường lẻ loi. Mấy năm qua rồi, em anh không gặp nữa, bao yêu thương và nhớ, anh xin chép nên thơ, tỉnh lẻ đêm buồn! .... Mưa mưa giăng triền miên trong màn đêm, trên đồn vắng, lòng anh thương nhớ em vô biên ... Thương, thương em nhiều lắm nhưng tình ta vẫn chưa thành khi núi sông còn điêu linh .... ỞÛ phương này vui kiếp sống chinh nhân nhưng không quên dệt mơ ước. Ước ngày nao quê hương tàn chinh chiến cho tơ duyên đượm thắm nồng. Và phương đó em ơi có gì vui xin biên thơ về cho anh. Nhớ thương vơi đầy, đêm nay trên đồn vắng, thương em thương nhiều lắm, em ơi biết cho chăng, tỉnh lẻ đêm buồn!"
Ronaldo vừa dứt bài ca, đám thực khách huýt sáo và vỗ tay hoan hô vang dội. Tôi vô cùng kinh ngạc vì giọng ca của thằng Mễ này giống y chang giọng của ca sĩ Chế Linh! Giả sử tôi nghe nó qua máy thâu băng chắc tôi cứ tưởng là Chế Linh thứ thiệt! Giọng ca của nó sang sảng, không cần micro mà vẫn vang dội khắp tiệm, vốn có diện tích khá rộng, chứa được tới 150 ghế. Thằng Ronaldo sở trường hát những bản nhạc mùi điệu Bolero và Hanbanera, mà ngôn ngữ bình dân, người ta thường gọi là nhạc sến. Nghe nói nó chỉ nghe những bản nhạc Việt qua băng cát xét rồi bắt chước hát, chứ thực sự không hiểu nội dung bản nhạc nói gì! Sau vài lần hát, thấy thành công và có người yêu cầu, nó mượn băng cát sét nhạc Việt đem về nghe để trau giồi thêm "nghề nghiệp"! Nó đã thuộc được khoảng chục bài, toàn nhạc sến, là loại nhạc đại chúng, vốn vẫn còn có chỗ đứng vững vàng trong lòng người Việt.
Trong khi tiếng vỗ tay vẫn còn rào rào, thì ông chủ đã biết ý, cho người đưa cho thằng Ronaldo một ly "nước trà", thật sự là ly rượu Whisky để nó uống cho "bốc"! Con kỳ lân múa hay nhờ tiếng pháo, thằng Ronaldo hát hay nhờ ... hơi men! Đám thực khách lại tiếp tục yêu cầu:
- Hát Đêm Bơ Vơ đi Hùng ơi!
- Áo em chưa mặc một lần đi Hùng ơi! Hùng ca hay quá không thua gì Chế Linh!
Thằng Ronaldo cảm thấy rất hãnh diện. Không ngờ nhờ chút tài mọn, "mồm miệng đỡ chân tay" mà cuộc đời của nó có lúc được vinh quang, sáng chói đến như vầy! Nó cảm thấy vô cùng phấn chấn trước những lời khen, nhất là khi những lời khen ấy xuất phát từ những thiếu nữ xinh đẹp. Ronaldo xoa hai tay vào nhau, đầu hơi cúi như để chào khán giả và tỏ vẻ khiêm nhường rồi nói:
- Bây giờ Hùng hát bài Áo em chưa mặc một lần ...
Nói xong Ronaldo cất giọng mùi mẫn bản nhạc điệu Hanbanera: " Tôi vốn nghèo em cũng chẳng cao sang. Tha thiết cùng nhau chung sống đến ngày bạc đầu. Ngày hôn lễ em không đòi áo cưới. Em cũng tặng tôi khăn hồng thêu một bông hoa .... "
Phải nói rằng đúng là tài năng văn nghệ thiên phú, bởi vì ngoài tài bắt chước cách phát âm tiếng Việt đúng đến khoảng 90 phần trăm, Ronaldo còn có khả năng diễn đạt bằng cử chỉ và nét mặt, làm như nó đang xúc cảm với bài hát và hiểu nội dung bản nhạc một trăm phần trăm vậy. Điều đáng phục hơn nữa là nó nhớ được toàn bộ những lời trong bài hát, vốn không phải là tiếng mẹ đẻ của nó! Còn về nội dung bản nhạc thì nó chỉ biết lờ mờ rằng bản nhạc đó nói về tình yêu mà thôi! Riêng đối với các thực khách thì họ lấy làm thích thú vì các bản nhạc Việt lại được ca bởi một "ca sĩ" không phải là người Việt và lại ca rất hay nữa! Đó là lý do vì sao cuối tuần họ thường rủ nhau đến tiệm để xem nhạc sống, giá cả lại hết sức bình dân! Tuy là văn nghệ chay, không có nhạc đệm nhưng giọng "Chế Linh" của Ronaldo cũng đủ sức gây nên những tràng pháo tay không ngớt, làm ông chủ quán vô cùng hãnh diện vì con gà cưng của mình. Ông dự định sắp tới sẽ cho Ronaldo hát karaoke, có thêm nhạc đệm cho thêm phần hấp dẫn, để thu hút thêm khách hàng. Chỉ kẹt có mỗi một điều là thằng Ronaldo hoàn toàn mù chữ Việt. Ngoài các chữ như "tô xe lửa", "tái nạm gầu gân sách", "ngầu pín", "tương ớt", "giá trụng, giá sống", nó không biết gì nữa hết!
Vào một buổi sáng nọ, ông chủ kêu thằng Ronaldo lại:
- Ê Hùng, lại tao nói cái này!
Ronaldo hỏi:
- Có chuyện gì"
Ông chủ đưa cho nó một cuộn băng cát xét:
- Tao có cái "deal" này cho mày. Bà Bảy Dzen-Ni-Phơ (Jennifer) yêu cầu mày hát bài "Những Đồi Hoa Sim". Bả rất thích bài này. Mày về nghe cho kỹ rồi hát nghe! Bả là khách sộp đó, bả sẽ cho mày nhiều "tip", tha hồ mà uống rượu! Bả chịu giọng ca của mày lắm đó nghen!
Thằng Ronaldo biết ông chủ đang cần mình nên tỏ vẻ yêu sách:
- Tôi phải nghỉ làm mới tập hát được ...
Ông chủ cố thương lượng:
- À ... à mày đến làm buổi sáng là được rồi còn buổi chiều thì về nhà tập hát! OK" Tao vẫn trả lương nguyên ngày!
Thằng Ronaldo vẫn làm ra vẻ khó khăn, đưa tay dụi mắt:
- Bữa nay tôi làm dưới bếp, xắt hành cay mắt quá!
Ông chủ biết nó muốn làm mình làm mẩy nên cố gắng xoa dịu:
- Nhiệm vụ của mày là tiếp khách, lấy order, khỏi cần xuống bếp!
Ronaldo cằn nhằn:
- Ông nói là khi nào không có khách thì phải xuống nhà bếp phụ làm!
Ông chủ lại phải nhượng bộ:
- Đó là tao nói mấy người khác, còn mày thì được miễn, muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ, ai dám nói gì mày!
Nói xong ông ta dịch sơ bộ nội dung bài hát cho thằng Ronaldo hiểu:
- Bài "Những Đồi Hoa Sim" nói về mối tình của người lính với một cô gái. Họ yêu nhau muốn cưới nhau nhưng khi người lính ra trận, trở về thì người yêu đã chết! Cô gái được chôn trên một cái đồi có thật nhiều hoa màu tím .... Cô gái này rất yêu màu tím ....
Dịch xong, ông chủ vỗ vai thằng Ronaldo và mời nó một điếu thuốc:
- OK, vậy nghen, mày về nghe băng rồi tập hát đi. Cuối tuần này tao sẽ cho mày một chai rượu loại xịn!
Sau đó thằng Ronaldo đã trình diễn bài "Những đồi hoa sim" thật xuất sắc, làm rung động nhiều trái tim người đẹp, trong đó có cả bà Bảy Dzen-Ni-Phơ sồn sồn, đang trong lứa tuổi hồi xuân. Tiếng tăm của thằng Ronaldo bắt đầu lan rộng, thu hút thêm ngày càng nhiều thực khách cho tiệm. Ông chủ được phát tài, vô cùng sung sướng nên ông vội vàng lên kế hoạch o bế "con gà cưng" của mình để nó còn đẻ trứng vàng dài dài.
Thế nhưng sau đó bỗng nhiên thằng Ronaldo biến mất, không đến tiệm nữa. Ông chủ hốt hoảng cho người đi tìm khắp nơi nhưng nó đã tuyệt tích giang hồ! Có người đồn nó đã lọt vào mắt xanh của bà Bảy Dzen-Ni-Phơ và đã khăn gói quả mướp đi theo bà để xây tổ uyên ương ở một phương trời xa lạ nào đó. Cũng có tin là nó yêu một cô gái Việt, được cô này yêu lại rồi hai người rủ nhau đi du hí, thề non hẹn biển ....
Từ khi thằng Ronaldo nghỉ việc, số khách đến tiệm giảm đi trông thấy. Ông chủ tiếc ngẩn ngơ con gà đẻ trứng vàng và ông không ngớt nguyền rủa bà Bảy Dzen-Ni-Phơ đã chơi ác phổng tay trên của ông. Ông thề rằng kể từ nay ông sẽ không dại dột nghe theo lời bất cứ một người đàn bà nào nữa!

MINH TRANG

Chú thích: - À-mí-gồ, Tiếng Mễ (amigo) có nghĩa là bạn. Người Việt thường quen gọi người Mễ bằng chữ này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,304,207
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.