Hôm nay,  

Tiệm Nail Đánh Phá Lẫn Nhau

16/08/200100:00:00(Xem: 165121)
Bài tham dự số: 02-326-vb40816


Ngành Nail đã làm nhiều người Việt giàu có, nó đã phát triển trên toàn nước Mỹ, đi đến đâu cũng thấy tiệm Nail mà đa số do người Việt làm chủ.
Ngoài sự thành công về mặt tài chánh của hầu hết người Việt làm Nail, trong đó có những người chủ phải chịu bao áp lực của đồng nghiệp trong vấn đề cạnh tranh. Nhiều nơi đã xảy ra những chuyện ẩu đả, gọi điện thoại chửi bới, hăm dọa nhau, có nơi xé những banner quảng cáo của nhau, phá phách nhau đủ cách, thậm chí đã có chủ bị bắn chết (El Monte) tuy có nhiều nghi vấn vv...
Vì vậy đã đến lúc ngành thẩm mỹ nói chung, ngành Nail người Việt nói riêng, nên ngồi lại chung để giải quyết những bất hòa nếu có, gây tình tương thân tương trợ, cùng chung hưởng lợi, giúp đỡ nhau trong tình đồng hương và đồng nghiệp.
Người Việt Nam đa số thích làm chủ, khi mở tiệm muốn phát triển tiệm cho đông, cho nhiều khách, người chủ chỉ biết hạ giá thật rẽ, về sau tiệm vững rồi tăng giá lên rất khó, vì khách hàng thấy mình tăng giá họ sẽ bỏ đi tiệm khác, mình sẽ mất khách, tiệm khác thấy thế cũng hạ giá. Cứ thế mà đua nhau hạ giá, trước một bộ Nail phải 50 đồng, 60 đồng đến nay nhiều nơi chỉ có trên 10 đồng, mọi người cùng thiệt hại.
Điều tốt hơn hết là các chủ tiệm đồng ý với nhau một giá tiêu chuẩn (regular price) vì xứ Mỹ có quyền cạnh tranh tối đa tùy theo khả năng của mình, rồi người chủ có quyền on sale 10%, 30% thậm chí có nơi on sale tới 50%, 60% và ấn định trong thời hạn 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng vv... như vậy sau thời hạn on sale ta có thể trở lại giá tiêu chuẩn (regular price) như vậy sẽ không bị phá giá gây thiệt hại cho mình và cho người khác.


Lại còn một áp lực khác là chủ và thợ ít tin nhau, hay nghi kỵ lẫn nhau, chủ thì sợ thợ làm quen khách sẽ mang khách đi khi thôi việc đi làm cho tiệm khác hoặc sẽ mở tiệm riêng gần đó để cạnh tranh bất chánh với mình, thợ thì thấy chủ không tin mình rồi kềm kẹp, giấu nghề, nghi kỵ không thực lòng hướng dẫn cho khách nên không thấy hăng hái, lúc nào cũng giữ thế. Vì tình trạng làm việc như vậy chủ chỉ muốn đưa những bà con thân thuộc hoặc bạn bè thân hữu vào làm việc với mình, thì yên chí hơn. Nên có nhiều nơi thừa mà đâm ra thiếu chuyên viên vậy. Gặp trường hợp này mỗi khi mới mướn người thợ nào hai bên nên làm một hợp đồng với đầy đủ chi tiết, ví dụ khi thôi việc không được mở tiệm trong vòng 15 miles, 20 miles... như vậy người chủ và thợ an tâm dễ hợp tác làm việc.
Mong rằng mỗi chủ tiệm các địa phương nên thành khẩn hợp tác với nhau, để cùng sống cùng hưởng lợi, mỗi khi có chuyện gì xảy ra nên giải quyết với nhau, hoặc có một trọng tài đứng ra hòa giải. Vì vậy nhu cầu lập hội đoàn chuyên viên thẩm mỹ là cần thiết.
Tôi là Nguyễn Văn Diễm nguyên Chủ Hệ Thống trường Thẩm Mỹ Tâm nay đã nghỉ việc sẵn sàng đứng ra giải quyết dùm (miễn phí) cho các chuyên viên thẩm mỹ khi gặp khó khăn, dù phải đi xa, ăn ở không thành vấn đề, miễn sao cho Cộng đồng Việt Nam đoàn kết để thăng tiến trong tình tương thân, tương trợ vậy. Quí vị có điều chi thắc mắc xin viết thư về địa chỉ: Ông Nguyễn Văn Diễm 10121 Westminster Ave, Garden Grove, CA 92843 hoặc điện thoại (714) 904-4093, tôi sẽ cố vấn miễn phí quí vị trong sự hiểu biết của tôi.

NGUYỄN VĂN DIỄM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến