Hôm nay,  

Ngưu Khuyển Mã Vương

16/08/200100:00:00(Xem: 233816)
Tôi là công dân Việt Nam sinh ra ở Nam kỳ một tỉnh có số sau cùng là 20. Khi còn thơ ấu học trường làng thầy giáo bắt buộc phải học thuộc lòng Nam kỳ có 20 Tỉnh. Bạc Liêu là số sau cùng 20.
Qua nhiều thời kỳ nhiểu loạn trên đất nước Việt Nam, tôi bị lôi cuốn theo thời cuộc, thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam chống Pháp, Nhật đánh Đồng minh, quân Tàu giải giới Nhật. Việt minh thời gian ngắn cầm lên nắm chính quyền, Pháp tái chiến VN. Kế tiếp Mỹ tham chiến vào chiến trường VN. Đến 30 tháng 4 năm 1975 quân cán chính của đệ II Cộng Hòa VN tan rã, cáo chung chánh phủ miền Nam Cộng Sản miền Bắc hoàn toàn cưỡng chiếm Nam VN. Nếu tôi là nhà văn học giỏi xuyên qua nhiều thời kỳ kể lại nhiều bi đát thống khổ của nhân dân gánh chịu sẽ hết sức đau lòng và chua xót của dân tộc ta...
Sau thời gian cải tạo, năm 1979 gia đình tôi trốn thoát ách Cộng sản, an toàn định cư trên xứ Mỹ. Hiện nay chúng tôi 2 người đều gần 80, sức khỏe suy thoái già nua bệnh tật, qua nhiều lần giải phẩu đều được tai qua nạn khỏi. Chúng tôi không hề quên những ân tình của nhân dân Mỹ, chánh phủ Mỹ đã chiếu cố và dành nhiều ưu đãi cho người di dân cao niên được an hưởng những chuỗi ngày còn lại.
Về cuộc sống riêng, hai vợ chồng tôi được con cháu đón về ở chung, nhưng trong lòng xốn xang, ái ngại, khổ sở, cảm nghĩ như một gánh nặng cho con cháu, vì vậy mỗi ngày phải cố gắng phục vụ trong gia đình, đôi khi bệnh hoạn đau ốm vẫn phải sinh hoạt như thường, ngoại trừ bệnh không làm nổi đành phải bó tay. Được thể, con tôi giao hết quyền hành, bá chủ mọi công việc làm trong gia đình, ngoại trừ mấy cô cậu thì bất khả xâm phạm.

Tất cả những gì vui khi xưa ở Việt Nam nay hoàn toàn thay đổi. Ông bạn cafe già than thở: “Anh biết không ở VN nhà cửa của ba là của con, bên Mỹ có khác hơn nhà của con là của con”. Đôi lúc chuyện cũ trong lòng khơi động ấm ức không đâu để trút cơn buồn phiền chỉ có chửi đổng con chó hay sủa, cây cuốc làm vườn không bén, cây chổi cùn làm chướng mắt vv...vv...
Con gái tôi nói “Ba ở Bạc Liêu là ông già lựu đạn mà nay cũng vậy không thay đổi chút nào.” Tôi liền trả lời: “Mày nói rất đúng, Trâu già chẳng nệ dao phay đâu mà.” Nó liền vui vẻ phong tước cho tôi là Ngưu lão Vương, giao cho tôi nhiều trách nhiệm: làm vườn, trồng rau, tưới cây, trồng bông, dọn dẹp sạch sẽ trong ngoài.
Bà nhà tôi pha sữa, nuôi cháu lo bếp núc nấu cơm, giặt xếp áo quần và nhất là canh chừng và làm áp lực khi cơn khùng của tôi bộc phát bất ngờ. Già lựu đạn thật nhưng cũng vẫn nể vợ. Thật y chang câu Nhất vợ, nhì trời, ba mới tới Tổng thống.
Gia đình thấy cha già lựu đạn vẫn còn sức lao động là vinh quang mới ban thêm một chức vua nữa là “Mã Diện Vương” để đưa rước các cháu đi học, mua thức ăn khi chúng đói, dẫn dắt đi chơi công viên, chở đi chơi Gam.
Sẵn đà, hoàn cảnh đẩy đưa, chúng phong luôn cho chức Khuyển Vương. Chức vua này coi thấy dễ nhưng cũng có phần nguy hiểm. Ban ngày, nghe chuông trong nhà báo hiệu biết có người tìm, tay lấm chân bùn với lá cây ngọn cỏ không kịp rửa phải chạy mau ra xem là ai. Nếu không quen gặp kẻ lạ râu mày rậm có vẻ hung hăng muốn tấn công vào nhà lập tức bấm điện thoại kêu cứu 911. Ban đêm xem chừng cửa nẻo có cài chốt cửa hay không" Nghe tiếng động phải đề phòng kẻ gian, tay cầm một khúc cây tự vệ, nếu thấy kẻ gian có vũ khí giết người thì xin đầu hàng vô điều kiện, hoặc lấy thân già làm bia đỡ đạn là cùng.
Ở xứ Mỹ một lúc giữ được địa vị 3 ngôi vua của con cháu ban cho kể cũng là vinh quang và mãn nguyện.

Ông già ba lựu đạn Bạc Liêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,168,060
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến