Hôm nay,  

Cao Ốc 1247 St Anthony

30/07/200100:00:00(Xem: 210900)
Bài tham dự số: 02-307-vb0426

Cao ốc nằm cao trên đồi, điạ chỉ 1247 St Anthony, nằm giưã hai thành phố đôi, twin cities. Nằm chênh vênh, kiêu ngạo, lẻ loi, cao ốc trải qua bao nhiêu trận cuồn phong, bão tuyết, ngập lụt, cao ốc vẫn sừng sửng như thách đố với thiên nhiên, vô tình, lặng lẽ.
Bao nhiêu người khách qua, bao nhiều người khách đến, có kẻ ở từ trẻ cho đến trung niên, rồi cho đến già vẫn còn cư ngụ tại cao ốc này. Mười năm, hai chục năm, ở xứ Mỹ thơì gian qua nhanh quá, thứ hai đến thứ saú, tháng naỳ qua tháng nọ, năm naỳ hết, năm khác đến. Ởû đây thơì gian được chuyên chở bằng phản lực, chứ không chậm chạp đi bằng xe đạp như ở Việt Nam. Con người ở Mỹ như chiếc xe chạy hoài trên xa lộ thời gian, xe cũ hồi nào, xe chết máy hôì naò mình cũng không hay,
Cao ốc được xây vào năm 1978, một số phòng dành cho những người low income, do đó nhiều gia đình Việt đến trú ngụ, building cao hơn hai chục tầng, phương tiện lên xuống duy nhất là thang maý, tầng cấp chỉ để cho hoả hoạn. Hư thang máy, cả đám ngươì đứng ngồi ở lobby chờ sưả, họ tán dốc, đủ thứ chuyện, chả ai leo 5, 7 tầng cấp hay cao hơn, do đó đường tầng cấp bị mốc meo bụi bặm.

Cao ốc St Anthony, đó cũng là chổ chứa, trú ngụ cuả gần vài chục sinh viên Việt Nam học tại đại học University of Minnesota. Những ngươì tị nạn tiền phong bước vào ngưỡng cưả đại học Hoa kỳ từ năm 1976, và những năm mà quá khứ chưa dễ quên, tương lai còn mơ hồ chập chững.
**
Hoa khệ nệ bưng chồng sách nặng trỉu, phải cố gắng mới giữ chặc bảy cuốn trên tay mà không bị xuống đất khi bước xuống xe buýt. Còn cả hai trăm bước đi bộ mới đến cưả sau cao ốc, Thật ra là 248 bước, Hoa đã đếm cả trăm lần, nhất là những ngày mùa
đông đi bộ, đếm bước làm vui, qua mau thời gian, quyên bớt cái lạnh âm hàn cuả xứ cực Bắc này. Mà khi đi bộ ở nhiệt độ trừ, Hoa lại cảm thấy cô đơn, thấy mình nhỏ bé, yếu đưối so với thiên nhiên. Cái lạnh tấn công khắp phía, Hoa chỉ còn ý nghỉ tự vệ, bất cứ miền da thịt naò phơi baỳ kể cả khuôn mặt đều bị cái lạnh xâm chiếm, tròng mắt như muốn khô đi, chất nhờn trong con ngươi, cưả sổ cuả tâm hồn, cũng đã dần đông đăïc, khô cứng.

"Đếm bước thứ mấy rồi" Người đàn ông đi sau lưng, tiếng nói ấm và mạnh, không cần ngoảnh mặt ra sau, Hoa biết là Thái, ngưoì bạn học anh văn, bạn đi xe búyt, bạn tị nạn, người gần gũi với Hoa nhiều nhất trong cao ốc này.

"Một trăm tám ba, còn hơn 70 bước nưã" Hoa nhanh nhẹn trả lời.
"Từ xe búyt, tôi đếm chỉ hơn 200 bưóc là đến cao ốc."
"Anh cao như con cò, tôi như con chim bồ câu, bước đi ngắn hơn."
" Vậy để cò ôm dùm sách nhé"
"Thôi khỏi, gần đến nơi rồi" Tuy Hoa trả lời từ chối, nhưng vài cuốn sách đã chuyển từ tay Hoa sang Thái. Hoa biết Thái chờ đợi đâu đây đã lâu, hồi chiều Thúy rủ Hoa đi mua sách, có Thái nghe thấy nhưng Thúy lờ đi, Thúy thích hai người bạn gái thôi, muốn nói gì thì nói, có thêm anh chàng lôi thôi Thái thì mất cả tự nhiên. phải làm bộ làm tịch trước con trai. Biết vậy Hoa cũng không rũ Thái, cô nàng dù xem Thái như bạn thân, nhưng không thân đến nổi đi cặp kè trong khuôn viên trường học. Khi ghi danh, Thái chịu khó sắp hàng, anh học lớp nào thì ghi cho Hoa lớp đó, Hí ha hí hửng khi ghi được nhiều lớp anh thích, phù hợp với thời giơ, nhất là được gần gủi Hoa thường xuyên. Sự việc không giản tiện như Thái nghĩ, Thúy lấy phiếu ghi danh cuả Hoa, đổi vài lớp cho trùng với nàng. Thế là Thaí mất công toi. Tế nhị, Thái đã nhìn thấy sự vồn vả cuả mình với Hoa nhiều khi hơi đi xa quá tình bạn., nhưng nghĩ là chưa đến lúc.
Đến cưả thang máy, hai người đừng chờ. Thái bắt chuyện:
"Hoa lấy lớp Hóa này, khó lắm, tôi chưa dám lấy đâu, phaỉ xong mấy cours calculus đã". Hoa biết Thái không thích việc đổi lớp cuả Hoa, nhưng đây là dịp để Hoa giải thích:
"Thúy đấy, cô nàng rủ mãi, mà đi học có bạn gái trò chuyện cũng vui, học không nôỉ thì drop, phải không anh" "
Cửa thang máy mở, chục người bước ra, trong đó có Tịnh, nghe nói anh ta là cựu không quân gì đó. Tịnh chào hỏi:
"Hai người mới đi học về" Mới đi mua sách" "
"Vâng ạ,” Hoa lí nhí.
Thái nhìn chăm chăm vào mấy cuốn sách, không trả lời mà cũng không nhìn Tịnh. Từ đó đến phòng, Hoa chẳng nói tiếng nào với Thaí, chờ Hoa vào hẳn trong, Thaí từ giã:
"Thôi tôi lên lầu, có mấy đứa bạn chờ."
*
Hoa, Thúy, Lan bước vào phòng lab Anh văn, mượn tape để luyện tai, Lan móc một cuốn nhạc Việt Nam đưa cho Thúy:
" Nghe thử đi mày, có mấy bản về di tản hay lắm, nhất là bài “người di tản buồn".
Cô nàng Thúy chả thích nghe nhạc mấy, thấy anh Tịnh ngồi chăm chú nghe băng Anh Văn, Thúy tinh nghịch đưa ngay cho Tịnh. Tịnh đang mơ mơ màng màng vừa ngồi nghe vừa ngủ gục, lơ đãng nhận cuốn băng, bỏ vô máy mà chả cần biết đó là cuốn gì.
Nhìn anh Tịnh gục gặc cái đầu theo điệu nhạc, cả bọn cùng cười. Chợt Lan nghe anh ấy hát theo nho nhỏ, rồi lớn lần. Lan hoảng hốt, dời chổ ngôì, keó cái head phone trên đầu anh Tịnh ra."
" Mỹ nó nghe kià, làm gì ồn aò vậy""
Tịnh tỉnh trí, hốt hoảng bỏ lại cuốn băng Anh Văn vô máy, dấu đại cuốn băng nhạc vaò túi, móc lại cái head phone và làm bộ như chăm chú học. Bà giám thị Mỹ đến gần vì nghe tiếng xì xào, không thấy gì bà lại quay đi. Một dịp để bọn Hoa cười ngặt nghẽo.
Cả bọn hay đuà nghịch với Tịnh, anh cũng đã gần ba mươi tuổi, còn bọn Hoa chỉ mơí tốt nghiệp trung học, năm đầu vô đại học, tuị Hoa hay đuà với anh Tịnh vì theo lời giải thích cuả Hoa cho cả bọn: "Anh ấy lớn hơn tụi mình, tiếp xúc với tụi mình tự nhiên, chìu chuộng tụi mình hơn, không ẩn ý, safe hơn, tụi mình coi anh ấy như anh, lại có dịp hỏi bài, muốn chọc thế nào anh ấy cũng không buồn, như vậy vui hơn là quen những chàng lớn hơn vài tuổi , khi nào cũng muốn hoa tình yêu trổ nhụy.”
Cả bọn gặp anh Tịnh lần đầu trong tiệm sách, sau khi tính tiền anh Tịnh có đến hai ba cái receips do mấy đưá bạn Mỹ đưa lại. Tò mò Thúy hỏi :
"Anh collect receips làm chi rưá hí""
Tịnh nhìn thấy ba cô nhìn mình chằm chặp, thì cũng hơi ngượng, nhưng anh lấy lại bình tỉnh khi thấy ba khuôn mặt măng tơ nghịch ngợm, Tịnh cũng bông đuà:
"Người ta collect tem, tôi collect receips mua sách, càng nhiều càng thấy mình thông minh hơn."
Lan nhanh nhẩu hơn:
"Hỏi thiệt mà, trả lời thành thật đi cho tuị em biết với."
Tịnh nhìn ba bộ mặt thật thơ ngây nhìn chằm chặp đơi câu trả lời thành thật:
"Để nộp vô văn phòng St Anthony, đây là một cao ốc ở midway cuả hai thành phố. Càng nhiều biên nhận sách thì tiền nhà càng thật rẻ, có khi chỉ vài chục đô một tháng, họ chỉ copy rồi đưa lại cái chính cho mình."
Thúy nhìn anh chằm chặp:
"Khi văn phòng thuê họ biết mình làm vậyhọ có làm gì mình không"”
Tịnh cươì:
"Làm sao họ biết được nếu các cô không nói, nhưng các cô có biết người Việt ai muốn mướn phòng không, giá thuê cho ngừơi Việt rất rẻ, vì mình là low income mà"
Từ đó bọn Thúy biết cao ốc St Anthony. Hoa là người tiên phong đi mướn trước tiên và dĩ nhiên là đã mượn lại các receips cuả ông anh Tịnh.
*

Tịnh hâm lại cái hamburger từ máy bán sẳn, lần này vô ý tứ qúa, anh bấm tới nút thứ saú cuã microway, nên cục hot dog ở giưã như đã cháy đen, miếng bánh mì phiá ngoaì chưa hẳn cháy nhưng dai nhách, ăn chả còn múi vị gí. Tịnh làm ngay bài tính, ngaỳ mai mới lảnh lương work study, trong tuí chỉ còn ba đô la, mà lại còn cho buồi tối nưã. Thôi thì cũng gắng nhai miếng bánh mì cho đở bụng.
Đây là căn phòng ăn cho những người mua thức ăn từ maý bán, từ đây có thể nhìn thấy phong cảnh chiếc cầu bắt ngang hai khu đại học, Cứ trưa trưa, tối tối, Tịnh hay ghé đây vừ ăn vừa học bài. Đôi khi buồn ngủ qúa, thì vô kẹt góc làm một giấc, tỉnh táo rồi lại học tiếp. Bọn Hoa lại ghé lại, nhìn thấy anh Tịnh ăn bánh mì, trên bàn có miếng thịt hog dog đen thui được gói vội vàng, cô bé Lan đã nhìn được câu để trêu:
"Anh Tịnh ăn bánh mì thịt nướng tuị bây ơi"
Hoa bồi thêm:
"Sao anh không bảo chị nhà nướng ít lửa một chút"
"Mày không biết chị ấy còn ở Việt Nam mà, đâu ai nấu cho anh ấy ăn" Lan đùa thêm.
Thúy thưong hại hỏi Tịnh:
"Anh không kiếm bà nào sồn sồn để nâng khăn sưả túi, em có thấy chị Ngọc hai con, học lớp em đó, để em giới thiệu cho."
Tịnh đứng dậy, nhường chổ cho ba cô gái tinh nghịch ngồi, Hoa vưà dẹp các giấy tờ trên bàn vưà phàn nàn:
"Học gì mà giấy tờ nhiều thế này, chắc anh đang lấy bằng tiến sĩ".
Tịnh hỏi thật tình:
"Ba em ăn uống gì chưa"


Thúy liếng thoắng:
"Tụi em ăn rồi, nhưng chưa uống, anh mua gì cho tuị em uống đi."
Tịnh móc tuí lấy mấy đồng bạc cuối cùng để mua ba ly nước.
Hoa rút từ trong cặp ra hai trái chuôí, dúi cho Tịnh một trái. Thúy lấy một caí burito từ bọc giấy dày giao cho Tịnh.
"Tuị em ăn no nê rồi, để dành cho anh đó, nhưng ăn xong phaỉ chỉ bài Vật Lý cho tuị này nhé""
Tịnh có khi nào từ chối chỉ bài cho các cô đâu, Tịnh học chăm chỉ. Học, Work study, và Ngủ là ba công việc chiếm trọn thơì gian của Tịnh.

***
Thái ngồi đó thật lâu, từ chiều đến giờ anh chả học được chữ nào, ngồi tại cưả sổ này anh có thể nhìn đựơc đằng xa, nhìn xa đến tận bảng xe búyt ngừng.
Từ chiều Thái đợi Hoa, đợi thật mòn mỏi, từng người bước xuống xe, vài cụ gìa, vài cô gái Mỹ, có khi xe dừng mà chả có ai lên xuống. Rồi xe lại chạy, xe khác lại đến.
Thaí khoác vội chiếc áo choàng nỉ, đội nón, xuống khỏi cao ốc, kiếm được chiếc xe bị tuyết bao phủ là khó khăn, phủi qua loa cho đi lớp tuyết đóng ở kính trước, may thay Thái chỉ đề vaì caí là nổ. Ra xa lộ, Thái lái ngay vô khuôn viên đaị học, giờ này ít ngươì, chỉ có học trò đi học lớp đêm. Thái dễ dàng kiếm chổ đậu.
Thấy Tịnh ngồi ở phòng ăn chỉ một mình, Thái bổng mĩm cưới, khoan khoaí nhẹ nhõm. Thấy Thaí vaò, Tịnh gọi trước:
"Ê Thaí, sao giờ này còn đây, có lớp đêm""
"Không anh, nhưng tôi muốn nhờ anh giúp một chuyện" Thái nói thật mau.
"Chuyện quan trọng không, mai tôi thi Toán đo.ù"
"Không quan trọng đối với anh, nhưng quan trọng cho tôi."
"Chuyện gì vậy"" Tịnh ngạc nhiên hoỉ.
" Hoa." Thái nói cụt ngủn.
"Hoa" Chuyện gì vậy" Cả ba cô mới ở đây hôì chiều, từ giã tôi đi dự sinh nhật"
"Hoa không xảy ra gì cả, nhưng gia đình tôi sắp sưã đi Ca li, tôi muốn anh giúp để hỏi ý Hoa." Thái chờ câu trả lời của Tịnh.
"Hoa với Thái thân hơn tôi mà, tôi làm sao hỏi đây, mà hỏi sao""
"Anh giúp tôi dọ ý Hoa, tụi họ coi anh như anh mà, anh coi thử tình cảm Hoa dành cho tôi, đã nhiều lần tôi ướm hỏi quanh co nhưng cô nàng tìm cách lảng qua chuyện khác."
"Khi nào Thaí đi" "
"Hè này" Thaí trả lơì như còn luyến tiếc và tiếp theo:
"Nếu có nhiều hy vọng đưọc Hoa tiếp nhận thì tôi sẽ ở đây học tiếp."
Tịnh biết chuyện hỏi han tình cảm không dễ dàng thực hiện, nhưng nhìn khuôn mặt khẩn trương cuả Thái, anh chỉ buông một câu:
"Còn vaì ba tháng nưã mà, còn lâu mà, tôi cố gắng hết sức, hy vọng sẽ có câu trả lời cho Thaí".
Thái cám ơn và dặn dò:
"Anh đừng có hỏi thẳng quá nhé, chỉ dò ướm thôi, nếu Hoa nói không thì tôi cũng thất vọng không ít đó".
*
Cả ba cô ghé lại môĩ ngaỳ, có khi chỉ vài phút, có khi cũng khá lâu. Tịnh nói năng tự nhiên với Thúy và Lan hơn, có khi anh nhìn kỹ Hoa xem sao mà lại hớp hồn chàng Thaí đến như thế. Có khi Hoa thẹn vì cái nhìn cuả Tịnh, nàng phải chống đỡ:
"Ai mướn anh nhìn chằm chặp vào em đó""
"Có ngươì nhờ anh coi sao mà cô Hoa hớp hồn anh ấy."
Cả Thúy và Lan nhao lên:
" Ai vô phúc qúa vâỵ anh " "
Tịnh nhớ lời dặn dò của Thái nên nói:
"Anh đùa thôi, chả có ai đâu."
Lan trêu ghẹo thêm:
"Nếu anh không nói ra ai thì chắc là anh rồi đó nghe."
Nói xong cả ba cùng cười và bỏ ra về.
*

Cả tuần nay cả bọn Hoa không ghé. Tuần final mà. Tịnh cũng hy vọng có thêm thì giờ ôn bài, không có các cô thì hơi trống vắng, mà có các cô thì đôi khi phaỉ thức khuya hơn để học bài. bù lại những thơì gian chuyện trò.
Bổng một hôm Tịnh sắp sửa về thì Hoa đến, Hoa đến một mình, cơ hội thuận tiện để giúp Thaí.
"Ngồi xuống đây Hoa, sao nay lại đến một mình, các cô kia đâu" "
Hoa ngồi xuống, tự nhiên , mở hộp bánh cốm ra:
"Em làm đấy, anh coi có ngon không" À hồi chiều, em quên sách ở locker nên tiện thể Thúy đưa em đến lấy, nó phaỉ đi đón bà chị nên không theo em."
Tịnh hóm hỉnh:
"Hoa đến đây mà không có anh thì sao, anh sưả soạn đi về đó"
"Thì em về xe búyt, thẳng một đường là tơí"
Tịnh cầm miếng bánh cốm, vưà ăn vưà khen:
"Ngon quá, mới học làm bánh mà ngon ghe.â"
Hoa bẻn lẽn:
"Anh học cour nịnh đầm được bao lâu rồi hay là anh dễ ăn đó chư.ù"
Nhớ lời hưá giúp Thái, Tịnh nói luôn:
"À Hoa có rảnh không đi ăn steak với anh và anh muốn hỏi chuyện này."
Hoa ngập ngừng một lúc rồi nhận lời:
"Sao bữa nay anh xài sang vậy, chuyên quan trọng tới đâu anh""
Bắt chước Thái, Tịnh buông miệng:
"Không quan trọng cho anh, có thể không quan trọng cho Hoa nhưng mà lại quan trọng cho nguời thứ ba."
"Bí mật quá nha, coi chừng bật mí đó anh." Hoa nói đuà.
Hai ngươì lội bộ đến quán steak chừng 4 blocks đường, lần đầu tiên lội bộ cùng một cô gái, Tịnh cũng bồi hồi, dù ba chục tuổi đời, Tịnh cũng ít có cơ hội sánh bước cùng ngươì khác phái nhất là cô gái còn qúa trẻ. Roià cả hai cũng đến tiêm, một tiêm steak nho nhỏ trên đường University.
Sau khi an vị, Tịnh hỏi:
"Em kêu món gì, anh vưà lãnh lương, chiều nay anh đãi."
"Gì cũng được, em cũng không đói lắm, mà anh có chuyện gì cần nói với Hoa""
Tịnh trầm ngâm một hồi và hoỉ:
"Em và Thaí độ rày ra sao"" Hoa dâỷ nẩy lên:
"Em vơí anh Thái gặp nhau mỗi ngày taị lớp học và có khi cùng về xe buýt, nhưng em và anh Thái chả có gì, anh đừng nghi oan cho em nghe."
Tịnh nghĩ cô bé Hoa này còn trẻ, chưa nghĩ đến hay chưa muốn nghĩ đến tình cảm, từ từ mà hỏi cũng chưa muộn.
Món ăn đã đưa ra, Hoa lấy dao xẻ từng miếng thịt chậm chạp, trong khi Tịnh cắt từng miếng thật lớn nhai ngấu nghiến, cơn đói đã hành hạ Tịnh suốt ngày. Hoa dẩy nhẩy:
"Anh, ai ăn như cọp vậy, coi chừng ế vợ đó, đưa em xẻ steak cho."
Hoa vội vàng lấy cái dĩa cuả Tịnh về phía nàng.
Những miếng thịt cắt nhỏ thật là ngon, Hoa trét bơ lên khoai tây cho nưã. Tịnh chột miệng:
"Có bàn tay đàn bà thì dở cũng thành ngon."
Hoa cướì:
"Anh kiếm bà naò về săn sóc cho anh đi, khi nào anh lấy vợ" Ngươì đàn bà anh thích thuộc loại naò, Âu, Á, cao, thấp, mập, ốm, trẻ, già, đi làm hay ở nhà" "
Tịnh kiếm cơ hôị để phỏng vấn Hoa, nay anh lại bị vặn hỏi lại, Tịnh cười một mình:
"Anh chưa nghĩ đến đâu, Hoa, sự nghiệp chả có, học hành dở dang chưa thành tài, ai mà thèm lấy anh."
"Anh kén đấy chứ, anh không sợ học xong anh đã ngoài ba mươi không""
"Anh ngoài ba mươi thì lấy vợ ngoài ba mươi."
Nhìn thẳng vaò Tịnh, Hoa hoỉ:
"Như chị Ngọc""
Tịnh không ngần ngại:
"Anh chưa có kinh nghiệm đề làm ba cuả hai đưá con, vả lại ngươì chồng , ngươì cha cuả chị ấy và hai đứa nhỏ, còn kẹt laị Việt Nam, không chừng có ngày đoàn tụ."
Tịnh phải thưà cơ hội hỏi Hoa, vì còn hai tuần nưã là Thaí phaỉ trả lời cha mẹ cho chuyến đi Cali. Mà được dịp gặp riêng Hoa thì thật hiếm hoi lắm.
"Còn Hoa, em thích người chồng tưong lai cuả Hoa ra sao""
"Phaỉ chìu Hoa, phải thưong yêu Hoa, phải chửng chạc, lớn hơn chút đỉnh không sao""
Tịnh bồi thêm:
"Như Thaí, có đủ điều kiện Hoa không""
Hoa hơi bực mình:
"Sao anh cứ nhắc anh Thái hoài vậy" Anh Thái không có gì đáng chê cả, nhưng anh ấy không hợp vơí Hoa, anh ấy hay ghen tương, hay độc đoán, hay theo sát Hoa từng bước một, Hoa thấy mất tự do, Hoa chỉ coi anh ấy như bạn, Hoa không thể nào có tình yêu với Thái."
Tịnh phân bua:
"Anh chỉ hỏi vậy thôi sao Hoa giận , nói nhiều qúa vậy""
Đột nhiên Hoa khóc, khóc nho nhỏ, nàng cúi đầu xuống bàn, Tịnh bàng hoàng không hiểu, anh lẩm bẩm:
"Đàn bà con gái thật nhiều nước mắt, đụng đến tí là trào ra ngay."
Chính Tịnh không hiểu sao Hoa khóc, anh đưa tấm khăn giấy cho Hoa, Tịnh nài nỉ xin lổi và hưá sẽ không đề cập vấn đề naỳ vơí Hoa nưã. Khi lên xe, chả ai nói với nhau điều gì, Hoa có vẻ không vui, nghĩ ngơị.
Tịnh nghĩ đến câu vè về bốn cái ngu : thứ nhất làm mai ...
Xe đến cổng sau cuả cao ốc, Tịnh ngừng xe vaò parking.
"Để anh đưa lên tận phòng"
Hoa từ chối:
"Không cần đâu, anh biết mà khu này cũng an ninh lắm"
Tịnh tần ngần, hối hận:
"Xin lổi Hoa về chuyện hồi nãy, anh chỉ tò mò hỏi thôi."
Hoa ngắt lơì:
"Anh đâu có lỗi gì đâu, tại Hoa hay khóc, tuy nhiên Hoa phải cho anh biết một chuyện."
"Chuyện gì " " Tịnh vội vã.
"Anh hỏi dùm cho anh Thái cũng bằng thưà thôi, em đã trã lời đứt khoát với anh Thaí hai hôm trưóc, em chỉ lấy làm tiếc..'.
Tinh ngần ngơ:
"Tiếc gì, Hoa""
Hoa nói không cần suy nghĩ:
"Nếu anh hỏi cho anh thì em dể trả lời hơn."
Nói xong Hoa vụt chạy mất.
*
Tịnh ngồi bất động. chàng miên man suy nghĩ, ngồi mãi trên xe không muốn xuống. Một tiếng, hai tiếng, cái lạnh đã xâm nhập vào anh từ lâu nhưng anh không thấy rét. Cuối cùng Tịnh ra khỏi xe, đóng cửa thật mạnh, anh lẩm bẩm "Mình chắc cũng phải theo Thái đi Cali quá."

Hoài Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,963,863
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.