Hôm nay,  

Được "mỹ" Yêu.

15/07/200100:00:00(Xem: 16840)
Bài tham dự số: 02-297-vb0714


Tuổi trên năm bó ruỡi. Học vấn lạng quạng, chỉ tốt nghiệp trường Đại học Cải Tạo. Qua Mỹ theo diện HO (Lao). Tác giả Chu Tếu tự mô tả vậy, khi góp hai bài “Tôi bị sạn thận” và “Ha Át Tát” đã phổ biến tuần trước. Lần này, ông Chu gửi thêm bài mới “Được Mỹ Yêu” hai hồi, và ghi chú thêm “tại già mà ham vui” khi thấy bà con Viết Về Nước Mỹ vui quá.
*

"Khi ấy tôi còn thơ ngây…" Thật ra, với cái tuổi "hăm mấy" thì chỉ có "thơ ngây vô.. số tội" mà thôi. Dù có ngờ nghệch cách mấy, cũng hiểu đôi chữ ái tình, nhất là Tếu tôi lại không phải là "hiền sĩ". Năm ấy, Tếu tôi được đi học ở trường Sinh ngữ Quốc Phòng, thành phố Lackland, Texas. Mới học được chừng hai tháng, Tếu đã lọt vào mắt xanh của một… nguời Mỹ!
Nghe đến đây, chăùc bà con đang đinh ninh nguời Mỹ này phải nõn nà với mái tóc nâu óng ả, mềm mại xoải dài xuống lưng như trong quảng cáo thuốc gội đầu ấy, vì với "một chàng trai, dáng nguời hiên ngang, đến tự phương nào".. như tôi thì nguời yêu tôi cũng phải cân xứng như thế chứ! Nhưng, xin lỗi bà con nhe, nguời này lại có một thân hình đẫy đà, bụng bự, tóc ngắn và chỉ mặc sơ mi và quần tây! Bởi, thưa bà con, nguời yêu tôi (không phải nguời tôi yêu) là một… ông Mễ trắng! Chàng tên là George, một chuyên viên thính thị. Trong các buổi học về thính thị, chàng đứng trên bục, ra bài học xong thì điều chỉnh âm thanh to nhỏ cho các học viên say mê với các ống nghe bên tai rồi thì chàng chắp tay sau lưng đi lại, quan sát.
Tếu đâu ngờ lại được chàng yêu hồi nào không hay. Thoạt đầu, chàng nói nhỏ nhỏ vào cái máy của Tếu là: "Hêlô! Bạn hiền! Bạn đẹp trai quá!" Tếu đang ngơ ngẩn, chẳng hiểu gì, thì chàng lại nói tiếp: "Bạn biết tôi đang nhìn bạn không chớp mắt không"" Nhìn lên thấy chàng đang nháy tôi dzui dzẻ. Bản chất tếu sẵn, Tếu cũng cà-rỡn đáp lại: "Vậy hả" Nếu bạn khoái tôi, thì chiều nay đưa tôi đi ăn kem đi!" Nói xong, Tếu cuời hắc hắc mà đâu có dè câu này là câu giết nguời đấy. Chàng reo lên "Dé" liền.
Thế là buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều "đầy sương thu và gió lạnh", chàng George của Tếu đứng chờ sẵn ở cửa lớp, mặt phổng phao, vui sướng. Tếu vì cái tính vô tình của mình, cứ tưởng là bạn trai đùa giỡn với nhau, nên bắt tay xong là nhẩy lên cái xe mui trần của hắn, khoái tỉ. Tếu lại còn ngồi lên cái lưng xe, chứ không ngồi vào ghế, hứng gió ào ạt. (Hồi ấy, năm 1967, chưa có luật "sít-beo") Chàng Mễ kia hân hoan đưa Tếu đến tiệm ăn, gọi đồ ăn xong là nói: "Hôm nay là một ngày đết-ting tuyệt vời của tôi!" Hồi đó, Tếu đúng là ngây thơ, nên chẳng hiểu cái chữ đết-ting là cái chi chi, nên cuời hô hố. "Ừ, muốn đết thì đết. Aên cái đã." Rồi Tếu ăn vèo vèo, nhậu lia chia mà không để ý chàng cứ nhắc đi nhắc lại mãi câu "Ai lôvờ du!".
Mãi cho đến khi ra xe, hơi tỉnh ruợu rồi, mới thắc mắc. "Nè, bạn, sao bạn lại nói ‘Ai lôvờ du ‘vậy" Mình là bạn trai, phải nói Ai laikờ du mới đúng chứ"" Chàng cuời cuời: "Không, thiệt mà, Ai lôvờ du mà!" Rồi chàng nói tỉnh bơ: "Tối nay, mình đi… trăng mật nhe!" Tự nhiên, Tếu tỉnh ngộ. Aùi chà, anh chàng này Pê-đê rồi! Nguy quá, làm sao đây" Tay này to con quá! Nhỡ hắn... bề hội đồng mình thì giải quyết thế nào" Hừm hừm. Không được! Tếu bèn giơ cạnh tay phải lên, dứ dứ. "Nè, tớ vô địch Karatê đấy. Đừng có đụng vào chỗ bậy bạ của tớ, tớ chặt Atêmi cho bạn một phát thì rồi đời!"
Tếu chỉ hù chơi, ai ngờ hắn sợ thiệt. Chàng bèn đi nước hiền khô: "Không đời nào tớ làm bậy đằng í đâu. Nói chơi cho vui đấy!" Rồi chàng lái xe đi long dong hết xa lộ này đến xa lộ kia. Tếu khoái quá, quên tất cả, cuời đùa ầm ĩ.
Rồi những ngày sau, chàng cứ tiếp tục rủ Tếu đi chơi, lần thì sang Mễ tây cơ, về thăm nhà chàng, lần thì đi nhà hàng, khách sạn… Chàng thận trọng trong lời nói hơn, nên Tếu không cần đề phòng nữa. Một hôm, chàng dụ Tếu đi tắm! Tếu muốn thử phòng tắm công cộng ra thế nào, đi liền. Tới nơi, mới chới với. Chạy ra không được, đi vào không yên. Chỗ chàng đến tắm là chỗ… hội tắm khỏa thân cho cả các ông các bà!


Chàng chỉ chỗ cho Tếu thay đồ, xong bảo Tếu cởi hết trơn ra, để hết khăn khố lại! Lỡ đâm lao, phải theo lao. Tếu run lập cập đi vào trong. Vô rồi, còn hết hồn nữa. Mấy ông bà Ađam, Evà cứ tồng ngồng ngồi, nằm, bơi, nhẩy…"đồ đạc" văng tới văng lui! Trông mà hãi hùng quá! Hãi nhất là chàng George cứ nhìn chăm bẳm vào… mình trong khi Tếu không còn chỗ trốn nữa! Thôi thì đành tụt đại xuống nước, ngâm chết dí duới ấy, không dám cựa quậy. Một lúc sau Tếu phải năn nỉ chàng cho về, y như cô thôn nữ xin tình quân: "Anh ơi! Có thương em thì gìn vàng giữ ngọc nhé! Đừng phóng tay mà tổn hại đến tình yêu chúng ta sau này!" Chàng cứ cuời ha hả, hành hạ Tếu đến khốn khổ rồi mới tàn tàn cho về, trong khi cứ chiêm ngưỡng … Tếu mãi làm Tếâu có cảm tưởng đã bị mất trong trắng rồi!
Về nhà, Tếu bị bệnh luôn vì ngâm nước lâu mà không cử động. Hơn nữa còn vì quá "nhợn!" Mặc dù đã có lần chàng đưa Tếu đi xem phim con heo ở rạp lớn! Hồi ấy, phim XXX chiếu thả dàn trong các rạp hát. Những tấm panô dài cả chục thước chăng trước cửa rạp, vẽ hình các em nguyên con, chỉ có chỗ nào tối kỵ mới dùng sơn đen gạch ngang một nét mà thôi. Phim mầu có, đen trắng có. Phim Tếu xem với chàng là phim về hai nàng Lesbian "yêu" nhau! Coi rợn cả nguời!Đầu óc muốn nổ tung ra vì hình ảnh quá lớn, âm thanh khủng khiếp. Điều tức cuời là luật lệ bắt phải mặc quần áo nghiêm chỉnh mới cho vào.
Có hôm, Tếu thấy nguời ta mặc vét, quần áo sang trọng đứng sắp hàng dài trước cửa một cái quán gì đó, Tếu cũng đứng vô, coi thử. Tới chỗ cashier, nguời bán vé hỏi "ai-đi-cà" của Tếu rồi mới cho vô, mà bắt Tếu phải sang một phòng nhỏ bên cạnh, khoác chiếc áo vét vào, rồi mới mở cửa vào trong. Tưởng gì, hóa ra chỉ là coi các nàng "tóplét", nghĩa là không mặc áo và chỉ có một cái nụ hoa che chút xíu cái gì cần che mà thôi! Ở San Antonio cũng còn những quán càphê chớp sáng ngay ngoài mặt đường, vào trong, các nàng kiều nữ cũng không thèm mặc áo đứng nhẩy trên quầy. Ai hảo ngọt thì gọi em lại, em sẽ leo lên ngay cái bàn cà phê mình ngồi mà nhún nhẩy. Cả cái tòa thiên nhiên em rung rinh ngay trước mắt. Khách ngưỡng mộ phải bỏ tiền vô chỗ mà em muốn bỏ là cái miếng vải hình tam giác bé xíu! Tếu đã coi nhiều cái cảnh ấy, chả rung động chi, nhưng hôm đi tắm với chàng, thấy quá chừng chừng già trẻ lớn bé, to nhỏ đủ kiểu, mỡ và da chẩy nhão nhẹt, Tếu ớn quá chừng! Nhất là coi mấy ông bà già gần đất xa trời, mập thì như heo cạo sẵn, lông thì như khỉ hắùc tinh tinh, nhẩy nhót loi choi, Tếu kinh hãi, phát nhợn và bệnh thiệt.
Những hôm Tếu bệnh, chàng tới thăm luôn và xin lỗi mãi. Tếu giận, không thèm nói chuyện với chàng, làm chàng càng... yêu! Chàng bèn viết thư thắm thiết kinh khủng, nào là nếu không được Tếu yêu, chàng liều chết cho tình nhân, nào là đêm cô đơn, ngày mong ngóng, trời mùa đông mà chàng toát mồ hôi khi nghĩ đến lúc không được gặp Tếu nữa! Tếu cứ tính bơ.
Sau khi khỏi bệnh, Tếu lầm lì không thèm nhìn chàng nữa. Thế là chàng… ốm như điên! Chàng nằm liệt giường, không đi làm mấy ngày, chàng viết thư nhờ nguời đưa đến, nhắn Tếu đến thăm. Tình cũ nghĩa xưa, Tếu đến, thấy chàng nằm thiêm thiếp, thở nặng nhọc. Tội nghiệp cho mối tình si, Tếu bóc cam cho chàng ăn làm chàng cảm động lắm. Cầm tay Tếu, chàng xin được …hôn! Tếu nhẩy nhổm, chạy biến khỏi phòng chàng, không dám quay lại.
Cả tuần sau, chàng mới khỏi thì cũng lầm lầm lì lì, như cái xác biết đi. Tếu chẳng biết làm sao, chỉ "hai" và "bai" với chàng thôi. Bạn bè thấy thảm cảnh như vậy, cuời rần rần. Ai cũng biết mối tình của chàng và Tếu… cho tới khi Tếu chuyển sang học tại trường khác ở tiểu bang khác. Chàng không tiễn Tếu lên đường, chàng lấy vacation trước. Ngày Tếu đi, có nhận được tấm thiệp chúc mạnh giỏi. Tếu không đau khổ gì vì đồng thời cùng lúc chàng đang mê, Tếu cũng còn có… nguời khác yêu, một nàng Mỹ thứ thiệt. Nguời ấy là… cô giáo của Tếu! Nhưng thôi, kể chi nhiều lần này, mất hay. Xin bà con đón coi hồi sau sẽ rõ…
Chu Tếu.

Ý kiến bạn đọc
20/11/201717:40:12
Khách
Rat an tuong. I love you too!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến