Hôm nay,  

Xe Lunch: Dọc Ngang Một Cõi

02/07/200100:00:00(Xem: 186115)
Bài tham dự số: 02-286-vb0703

Tác giả Lê Thành Giai, 52 tuổiû, trước 1975, là Thông Dịch Viên khoá 4/66 của QLVNCH, từng phục vụ trong Americal LRRP, một đơn vị viễn thám Mỹ trên chiến trường Việt Nam. 25 năm sau khi miền Nam xụp đổ, ông Giai tình cờ gặp một cựu viễn thám Mỹ du lịch giữa Saigon, qua đó, liên lạc lại được với người bạn Mỹ cựu toán trưởng. Tháng 6-2000, nhờ tinh thần “Viễn Thám không bỏ rơi chiến hữu,” ông Giai đã tới được Hoa Ky. Ông Giai hiện định cư tại Milpitas, Bắc California. Sau đây là bài viết mới của ông.



Có một câu nói của ai đó, ở California, ít nhất phải có một lần ăn thức ăn của xe lunch người Việt.
Rõ ràng, cái nghề chuyên đi lo lắng bao tử cho người Mỹ, cho người Mễ .. .và cho hàng trăm ngàn người Việt tại các hãng xưởng, công trường xây dựng, phi trường .. đã cho thấy, ở một số nét chính, khả năng từ hội nhập đi đến chiếm lĩnh thị trường của người Việt quả là điều đáng nói.
Lần đầu tiên tôi thấy hai chiếc xe lunch (catering truck) đang bán thức ăn tại Hội Chợ Cà Chua (Pink Tomatoes Festival), Little Rock, Arkansas. Với thực đơn Mỹ gồm: BBQ, French Fries, Hot Dog, Hamburger .. thức ăn Mễ cải tiến từ Burritos, Tacos, Enchillada .. được các chủ xe kiêm đầu bếp, người da trắng, da đen, cắm cúi tỉ mỉ … xắt, xếp, cuốn, chiên, xào … chậm chạp từ lúc nhận order đến lúc giao hàng cho thực khách.
Ở một xứ sở có một nền thực phẩm công nghiệp phục vụ người tiêu dùng đến tận bàn ăn, rõ ràng, những chiếc nhà hàng lưu động, menu do tay người chuẩn bị, quả tình đã gây ấn tượng khá đậm trong tôi gần suốt thời gian lưu trú ở Rison. Tuy nhiên, theo chủ cửa hàng Seven-Eleven ở Star City, giờ nầy, số lượng xe lunch trong vùng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Ở vùng Vịnh, California thì khác, xe lunch đã phát triển từ Bắc xuống Nam lên đến cả ngàn chiếc. Anh Hoài Nguyễn, Presiden của America Food Distribution (AFD), Hayward, cho biết, hiện nay, gần 80% xe lunch đang hoạt động đều do người Việt làm chủ, còn lại là phần của người Mễ, người Afghanistan, người Hoa .. Thế còn người Mỹ, những caterer đầu tiên" Câu trả lời của anh Hoài và của nhiều thân hữu khác, thứ nhất, xe Mỹ không thể chịu nổi sức cạnh tranh của xe Việt, thứ hai, họ làm nghề lâu, tích lũy được vốn nhiều, nên lần lượt chuyển sang nghề khác. Anh L. (Lee Industrial Catering) nói:" Mặt khác, nghề nầy không kén người. Nhìn vào thế giới của catering ai cũng thấy, đó là một tập họp của mọi trình độ, mọi thành phần, và rất hợp với tính chịu khó lao động và vượt nghịch cảnh của người Việt".
Jim Rhodes, cựu caterer, nay là chủ restaurant ở down town San Jose kể lại, ai vô nghề rồi cũng rên cũng than. Như trường hợp vợ chồng anh, kể từ khi ôm vô lăng, lưng đeo máy bấm tiền lẻ, đến lúc nhảy ra khỏi xe lunch .. thấm thoát đã mười tám năm bị dậy sớm. Công việc kinh doanh hàng ngày của hai vợ chồng được đóng khung: 3 giờ sáng dậy lái xe đến hãng, 3 giờ rưỡi anh vào kho mua hàng thêm trong lúc chị chuẩn bị các món ăn sáng, 4 giờ rưỡi xuất hãng .. 5 giờ 30 bán stop sáng, 6 giờ bán stop sáng, 6 giờ 20 bán stop sáng .. 10 giờ bán stop construction .. 12 giờ bán vớt, 12 giờ 55 về lại hãng, vợ rửa xe, chồng mua hàng gồm: các loại nước giải khát, các loại thực phẩm .. chất lên xe đẩy, đẩy ra xe load hàng. Miệt mài công việc thành thói quen bỏ ăn trưa, gần 3 giờ lên xe về nhà .. mệt nhoài sau 13 tiếng đồng hồ lao động, tắm rửa qua loa rồi lăn ra ngủ lấy sức, 7 giờ tối dậy ăn cơm, chơi một chút với con cái, xem tivi .. rồi thẳng đà ngủ luôn trên sofa đến khi alarm đồng hồ con cóc lôi cả hai dậy đúng 3 giờ sáng ngày hôm sau.
Quá xá căng thẳng, anh S. (IFSCO) thêm vào, ngoài chuyện thèm ngủ, còn .. nào là giá hàng thiếu ổn định, hàng kho không đủ cung cấp, giá hàng lên nhưng sản phẩm không lên giá, xe bị trục trặc, cook đòi tăng lương, vợ kiêm cook cằn nhằn, lo menu mới để giữ khách, lo bị dân trong nghề cạnh tranh …
S. nêu tiếp:" Nói đến chuyện cạnh tranh, xảy ra như cơm bữa, trong đó có người cười kẻ khóc, thì phải nói đến những đụng chạm tại những điểm bán giữa Việt và Việt, giữa Việt và Mễ .. như thằng D. bán tại .. gần 5 năm, buổi sáng đến đã thấy một xe Mễ đậu chần vần phía ngoài rào, cook Mễ õng ẹo rời xe lên tiếng mời mọc đám thợ, đốc công đồng hương ủng hộ. D. hoảng hồn ba chân bốn cẳng chạy vào thưa với giám sát công trường .. kết quả, dĩ nhiên, xe Mễ bị đuổi đi chỗ khác, nhưng ngoài việc thằng D. lại phải nợ thêm ngài cai một món nợ kinh tế, còn phải giảm giá thức ăn bằng với food của thằng bán giành bán giựt hồi sáng (trong nghề gọi là đi double)".
Chính vì vậy mà điểm bán hàng (stop) được xếp Mỹ, xếp Mễ "bảo kê" không phải tự nhiên mà có. Chị T. (IFSCO) nói, tôi làm cook (thợ nấu) 4 năm, thấy nghề có ăn nên mua lại chiếc xe nầy từ một đồng nghiệp. Xe và 4 stop (hãng điện tử), 1 construction (công trường xây dựng), danh từ trong nghề gọi chung là đường round (tua bán hàng), tổng cộng giá 40 ngàn đồng. Nhiều caterer bị xuống đường round, nghĩa là sức bán hàng giảm, hoặc không chịu đầu tư mua stop mới, bèn giở quẻ đi double là chuyện dài trong làng catering.
Anh V. (Lee Industrial Catering), người chuyên built đường round ở các khu vực San Jose, Oakland, San Francisco .. cho biết, quá trình giao dịch với các xếp công trường, các giám đốc hãng, khá là tốn kém để hình thành được một tour bán hàng cho một chiếc xe lunch từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Giá trị hiện kim của đường round căn cứ vào năng suất ăn của số lượng khách hàng tại những stop đó. Anh nêu một ví dụ, đường round giá 20 ngàn đồng có income mỗi ngày khoảng 650 đồng (lời bình quân gần 200 đồng/ngày), đường round 50 ngàn đồng có income một ngàn đồng (lời gần 250 đồng/ngày) … ngoài ra, chính hãng catering còn có trách nhiệm trong việc giữ an toàn mua bán cho đường round đó.

Kỹ sư K. Brink, Superintendent của Hollander Smith Inc. Construction, Milpitas, CA, khen ngợi, hình như khó có tay đếm tiền nào của các ngành kinh doanh khác có thể đạt được tốc độ thu chi thủ công như các caterer người Việt. Nhiều lần K. được chứng kiến tại khu vực xây dựng do ông phụ trách, dù nam hay nữ, ai cũng đạt mức: 15 phút thu 600 đồng, 10 phút thu 750 đồng. Chính những kỷ lục lanh tay lẹ mắt đã giúp giảm thất thoát trước những khách hàng ăn chùa, bốc trộm .. Riêng tôi cũng đã thấy, tại một construction site, xếp hàng rồng rắn thợ xây dựng người Mỹ, người Mễ .. kiên nhẫn di chuyển từng bước dưới nắng để mua hamburger, burrito .. cho buổi lunch time. .. Toni, Giám Sát An Toàn của Tập Đoàn Xây Dựng DPR, California, ăn thường xuyên món bánh mì kẹp Salat + Thịt heo muối (B.L.T) do tay chị L. chuẩn bị. Anh nầy nhận xét, tay nghề của cook Việt Nam hoàn toàn đáp ứng khẩu vị của người Mỹ, người Mễ.
Chỉ mới biết sơ vài nét về xe lunch mà có người "ngoại đạo" đã xem nghề catering chừng giống như câu tục ngữ Việt Nam "tay làm hàm nhai", thế nhưng, cũng có khá nhiều thân hữu được hưởng ngoại lệ; anh Quang (AFD) là một trong những trường hợp. Anh Đ. diển tả về Quang: Một caterer ăn mặc tươm tất. Mỗi sáng đến hãng khi mọi người và xe đã rời bến hết. Nhiều năm buôn bán xem chừng lè phè nhưng tiền thu mỗi ngày rất khá nhờ .. tổ đãi. Hãy nghe vài mẩu đối thoại với Quang: (nét mặt lừ nhừ, miệng lầm thầm) Tối đi ngủ sớm, 7 giờ mới dậy mà còn buồn ngủ. Tôi hỏi: Sao Quang đi bán trễ vậy" Oâi, tới cho ăn trễ thì nó ăn trễ, tới cho ăn sớm thì tụi nó ăn sớm. (ngáp) .. người ta đi sớm bán 700, ha, mình đi trễ bán 850 (cười nửa miệng). Tôi nhắc: Bữa nay không có pork asada .. Quang cắt ngang: .. thì xài beef cũng được. Không có cái nầy .. Oâi bán cái nào thì tụi nó phải ăn món đó. Oâng hỏi hoài tui mệt quá, buồn ngủ quá … Tôi tìm lý do: Sao ông thu tiền mà đứng xa xe quá vậy" Trả thì tốt, ăn gian ăn giựt bỏ. I don't care - Quang trả lời.
Anh Cầu N. (AFD), 4 lần bỏ nghề rồi lại trở lại, nói, quả là cái nghề.. mà miệng còn nhai thì chưa thể retire được. Thực tế, tuy phải đối diện trước hàng loạt yếu tố không mấy êm đềm để cho xe lăn bánh, bếp bốc khói .. nhưng bù lại, nghề xe lunch có thu nhập khá ổn định, không bị ràng buộc tám tiếng đồng hồ với chip điện tử, với cable, với màn hình computer chói mắt .. cũng chẳng có đốc công hò la hối thúc bên tai, mà chỉ có ngày một thêm lão luyện trong nghề nấu nướng, tiếp thị, thu tiền ..
Theo giải thích của anh N. (AFD), có thể do cách làm việc khác người, khác giờ, thiếu vacation, có thể do bị ám khói thức ăn trên grill (chảo nấu thức ăn), bị stress mỗi ngày vì những lời hối thúc của khách hàng, bị chạy marathon cho kịp giờ từ stop nầy sang stop khác, thỉnh thoảng bị double, bị thua income với đồng nghiệp, lo toan về những stop mới khi hay tin điểm bán sẽ laid-off .. mà nghề xe lunch đã sản sinh ra những tính cách caterer na ná như kiểu "sanh nghề tử nghiệp"; trong đó, người thì hở chuyện ra là tính là toán chi li, tiền propane, tiền dầu, tiền lao động .. xem như thằng trùm sò, người thì mắc bệnh lật đật như … dân chợ trời, người bị chứng cáu gắt mãn tính như … bị tâm thần, kẻ thì mỗi khi bước vào kho là lầm bầm chuyện nầy, complain chuyện nọ ..
Bên cạnh đó, từ mười mấy năm qua, không ít caterer nổi trội tiếng tăm khắp Cali nhờ từ vị trí chủ xe kiêm lái xe thu tiền, rồi bước lên built xe, built đường round .. rồi tiếp tục nổi tiếng nhờ cá cược football mạnh tay; như anh Ba V. (Lee Industrial Catering) dám thua 50 ngàn đồng trong hai trận Super Bowl, anh H. (AFD) cũng theo đuôi gần bằng anh V., riêng anh T. (AFD) thường xuyên có mặt ở sòng bạc 101, San Jose. Nhưng tiếc thay, chẳng nghe thấy một vị nào thắng trận đen đỏ như đã đôi lần thành công trên đường round, mà chỉ nghe Ba V., anh H., anh T. .. đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, càng đánh càng thua .. đến muốn trắng tay luôn .. rồi sau đó .. thản nhiên cong lưng cày tiếp.
Trở lại thực tế, để duy trì ảnh hưởng của catering người Việt trước làn sóng nhập cư của người Mễ, đang có xu hướng thâm nhập nghề xe lunch ngày càng nhiều, anh H. nói: "Ngoài việc thuê cook Mễ, để tạo ưu thế tiếp thị với khách hàng người Mễ, mô hình catering mới trong giai đoạn sắp tới; trong đó, về cá nhân, một vài xe cùng hãng bắt tay nhau để chống lại các hình thức double, để tìm kiếm, mở rộng và bảo vệ thị trường mới .. về tập thể, nhiều xe liên kết thành tổ hợp, tương trợ nhau về vốn, built round, built xe, tạo sức mạnh về người về của, chiếm lĩnh thị phần trong khu vực lớn, từng bước xây dựng thành quả đấm mạnh trong ngành catering".
Như những tay Cowboy Viễn Tây thời lập quốc Cali, những caterer Việt Nam đang ngự trị các nẻo đường vùng Vịnh, bụi xe lunch tung trên freeway như bụi mù vó ngựa thuở nào. Buổi sáng, trước giờ xuất phát, tay cầm ly cà phê, các caterer bàn tán đủ chuyện, từ stock đến giá nhà, tình hình chính trị ở Việt Nam, việc yểm trợ thức ăn thức uống free cho các cuộc biểu tình xuống đường của đồng hương .. hoặc xen vào là những trao đổi phương cách đối phó với khách hàng .. trong đó, một kinh nghiệm "chiến trường" cười ra nước mắt: Mỗi khi thấy khách hàng đội khăn kiểu Hồi, anh Hải (AFD) trả lời tỉnh bơ, rằng tất cả các món ăn đang ủ nóng trong lò đều "heo" .. cá cũng đang chiên trong mỡ heo, doughtnut cũng có bơ … heo .. để đuổi khéo loại thực khách không ăn thịt heo nhưng chuyên trả giá các món ăn đến từng cent.
Với Lee Industrial Catering, IFSCO, Georgre, Johnson, AFD, các hãng cung cấp nguồn thực phẩm cho xe lunch chế biến, đều do những đại gia người Việt làm chủ. Jim dự đoán, rồi đây, thị trường cung cấp thức ăn nóng đến tận các hãng, các construction site từ Bắc xuống Nam California, sẽ được các caterer người Việt chia nhau dọc ngang một cõi. Anh bạn caterer về hưu thòng một câu như chỉ trích, cho đến nay, người Mễ, người Afghanistan... may mà còn tồn tại với nghề catering là nhờ người Việt... chưa đến lúc liên kết lại!

Lê Thành Giai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,715,136
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến