Hôm nay,  

Vui Nghề Cây Cảnh Và Làm Công Phượng

25/06/200100:00:00(Xem: 155286)
Bài tham dự số: 02-279-vb0624


Trước tháng 4 năm 1975 tôi là Đại Úy thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30-4-75 Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam.

Ngày 2-7-1975 tôi bị cơ quan Quân Quản Cộng Sản SaĐéc bắt giam. Sau đó đưa ra miền Bắc Việt Nam. Đến ngày 29-4-1980 vì bị suyển nặng gần chết, nên tôi được trả tự do về trú ngụ tại ấp Ông Trịnh, xã Phước Hòa, quận Châu Thành Bà Rịa tỉnh Đồng Nai và bị quản chế một năm.

Ngày 28/7/1981 tôi vượt biên bằng chiếc ghe máy nhỏ, tới đảo Palau Bidong, Malaysia ngày 8/8/1981. Ngày 13/10/1981 di chuyển qua trại Sungei Besi A cũng thuộc Malaysia. Ngày 11/11/81 di chuyển đến trại Bataan, Philippines. Sáng ngày, 27/4/82 đi phi cơ phản lực qua Mỹ.
Vừa đặt chân xuống phi trường San Francisco, California, tôi cảm thấy choáng ngộp, bỡ ngỡ, lo lắng lẫn vui mừng vì đã thoát khỏi gông cùm Cộng Sản và hân hoan được đến định cư tại một xứ tự do, giàu có, văn minh nhất.

Qua gần 10 năm sống trên nước Mỹ, vào tháng Giêng 1992 vì lớn tuổi, bệnh hoạn, buồn, tôi mới cầu xin Đức Chúa Giêsu ban phép lành cho tôi hết bệnh, đồng thời cho tôi một việc làm thích hợp với sức khỏe để tiêu khiển thời giờ.

Ngay sau đó, Đức chúa Giê su đã soi sáng và hướng dẫn tôi làm con chim Bồ Nông. Kế tiếp làm hai loại Két (két mặt trắng và két có lông đầu) Hồng Hoàng trống, Hồng Hoàng mái, Phượng, Công.

Chim làm bằng gỗ, chân sắt, hình dáng to lớn như con thật ở ngoài đời. Được sơn nhiều màu phù hợp với từng loại chim, trông rất đẹp, lộng lẫy. Đặc biệt là con Công trống, đuôi nó phùng ra, ánh đèn rọi vào, bộ lông chiếu sáng, vàng rực rỡ. Riêng con Phượng với ba cái đuôi dài màu đỏ lửa, cong rủ xuống, tuyệt đẹp.

Các con Công và Phượng trang trí tại phòng khách có tác dụng giúp cho gia chủ và những người ở trong nhà, mỗi lần nhìn nó tinh thần sẽ giảm bớt căng thẳng, thơi thới, cơ thể khoan khoái, thoải mái. Ngày qua ngày, nhìn nó tinh thần càng hưng phấn, bình an trong tâm hồn, vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc, trường thọ.

Còn các con két, Bồ Nông, Hồng Hoàng trống và mái nếu để đứng trên cây, có bông màu vàng hoặc tím rũ xuống trông thật là thơ mộng, xinh đẹp.

Các con chim và các cây bông nói trên là một tác phẩm nghệ thuật, đem trưng bày tại phòng khách, thêm vài cây kiểng nhỏ với thân khẳng khiu, uốn khúc, vặn vẹo sẽ tạo thành một thắng cảnh thiên nhiên đẹp như bồng lai tiên cảnh. Khi rảnh rỗi, ta tha hồ mà trầm tư, suy niệm, thưởng thức, thư giản tâm hồn, xóa bỏ những hỉ, nộ, ái, ố của cuộc sống hằng ngày. Hưởng cảnh thảnh thơi, vui thú, thiết tưởng không còn gì sung sướng cho bằng.

Chúng ta cũng có thể trang trí cây cảnh, Công, Phượng tại Bảo tàng viện, thẩm mỹ viện, nhà hàng, văn phòng du lịch vv... nhằm làm cho hấp dẫn, đẹp mắt để lôi cuốn, thu hút du khách tới xem hoặc ngồi ăn uống thoải mái, nhẹ nhàng như thoát khỏi những gọng kềm của đời sống đô thị, chật chội, ồn ào.

Tại các nước văn minh tiến bộ, những ngành học liên hệ đến việc bảo vệ sức khỏe của con người càng được quan tâm, thay đổi không ngừng và đào tạo kỹ hơn vì đời sống càng văn minh con người lại càng tìm mọi cách để sống khỏe mạnh, sống lâu và giảm mắc bệnh tâm thần. Do đó, nhìn lại, tôi thấy việc làm mà tôi vừa trình bày ở trên rất đúng lúc, hợp tình, hợp lý.

Ngoài ra vào ngày 21 và 22 tháng 10 năm 2000, tôi có đem một con chim Bồ Nông, một con két có lông đầu và một số hình ảnh của con công, con Phượng, vv... đưa cho ông James M Bryant và H. Vincent Moses, Ph.D Giám đốc bảo tàng viện Riverside xem. Hai ông đều khen rất đẹp. Ông James M. Bryant còn nói: “Tôi là người Mỹ đầu tiên đã sáng tạo nền nghệ thuật này cho nhân gian”.

Giờ đây tôi đã trở thành điêu khắc gia. Sở dĩ tôi thành công là do nơi đức tin, do nơi cảm hứng chân thành, cần cù, nhẫn nại và tự do của tôi. Các con tôi cũng do nơi đức tin nên đã thành tài, đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt hằng ngày của nước Mỹ.

Tôi xin chân thành cám ơn Đức Chúa Giêsu đã nhiều lần ban hồng ân, che chở, giữ gìn tôi cùng gia đình. Tôi cũng cám ơn Chánh phủ và nhân dân Mỹ đã cho gia đình tôi tỵ nạn tại Mỹ.

NGUYỄN VĂN PHÁN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến