Hôm nay,  

Tơ Vương

23/06/200100:00:00(Xem: 180504)
Bài tham dự số: 02-278-vb0623


Đọc xong email do Mai chuyển đến chiều nay, Phong bồn chồn, buồn bực. Chàng đi ra đi vào không để ý đến con đang xem ti-vi dù mọi ngày hai bố con vẫn thường xem chung và nói chuyện với nhau. Cuối cùng, Phong phôn cho Mai, ở tiểu bang khác.
- Mai hả, anh đọc xong email thấy khó chiu quá. Tại sao người ta lại có thể chịu đựng những chuyện kỳ cục như vậy được.
- Mỗi người một nghiệp thôi anh Phong. Mai chuyển email củûa Kim cho anh, để chia xẻ với anh vì biết anh quan tâm đến tình trạng của Kim, không phải để anh đau khổ vậy đâu.
- Anh bất mãn lắm. Thấy buồn như trong thú đau thương của ngày xưa va ømuốn lên tiếng.
- Không...
- ...
- Anh không nên lên tiếng làm gì. Không có lợi. Ai cũng biết chuyện đâu phải mới xảy ra. Đã nhiều năm nay rồi, nhưng vì lý do gì đó họ chưa quyết định thôi. Anh nói chưa chắc đã có ai nghe. Có khi lại bị mang tiếng. Có khi gây rắc rối thêm.
*
Chuyện ngày xưa đã gần ba mươi năm, nhưng với Phong, mới như hôm qua.
Kim, hoa khôi trong lớp, người mẫu của trường trung học. Người đẹp, tính nết dịu dàng, hiền hòa, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ thương, và đặc biệt là giọng nói ngọt ngào. Như niềm tự hào không nói của những cô nhỏ xinh xinh, Kim đã nghĩ mình là "hoa lạc giữa rừng gươm". Không một "thằng" nào trong trường mà không từng mơ ước được yêu Kim, kể cả "thằng Phong si tình" này.
Khi ấy, gia đình Kim danh giá, mấy chị em gái của Kim ai cũng bảo là đẹp, Kim có ông anh đi Không quân. Phong nhà nghèo, trong xóm lao-động, đi học bằng chiếc xe đạp cũ rích. Chuyện tương tư cũng đã là mơ, nói gì đến 'yêu và được yêu'. Tuy đẹp trai, nhưng để đối địch với những anh chàng hào hoa, phong nhã, bạn của anh Kim, Phong phải đổi lốt. Sau khi xong Tú Tài II, Phong vào Không quân, rồi được đua sang Mỹ huấn-luyện quân sự.

Ngày xuất-ngoại là ngày Phong sung-sướng nhất, dù phải xa Kim, nhưng Phong biết đời mình đã chuyển hướng, chàng sắp khoác lên người một bộ áo hoàn toàn khác hẳn với bộ đồng phục quần xanh áo trắng của trường Trung Học. Hết rồi những tháng ngày lơ thơ lất thất, không biết cuộc đời sẽ trôi về đâu. Ra đi, Phong để lại một nhóm bạn thân thiết, đã biết nhau suốt mấy năm Trung học. Trong số đó có Mai, Hưng, Phượng, Tâm. Cũng chẳng lạ khi Phong chỉ nhớ đến Kim! Nhớ ngày ra đi, cả đám đến phi-trường Tân Sơn Nhất tiễn Phong. Kim nhìn Phong trìu mến và khuyên Phong :"Anh ráng học hành để có tương lai. Mong ngày anh về." Phong đinh ninh đó là lời hứa hẹn ngầm của Kim với Phong. Lời dặn dò quý giá này là chất liệu nuôi dưỡng Phong trong những ngày xa xứ, nhớ nhà, và xây mộng 'ngựa anh đi trước võng nàng theo sau'.
Trong khi đó, Kim ở lại Sài Gòn và lên đại-học, Kim "giết" thêm bao nhiêu trái tim của lớp người mới, lớp người không từ trường Trung Học cũ, không từ xóm của Kim, những bác sỹ, kỹ-sư, cao-học hành chánh, quân-nhân, sinh-viên Đại học v.v..
Ít có ai biết Kim mà không sinh lòng thương yêu. Nhưng lạ một điều là không ai biết chắc mình được Kim yêu lại, hay không được Kim yêu lại. Cung cách tiếp đãi của chị em Kim khiến ai cũng thấy 'gần mà rất xa, xa mà rất gần'. Lúc nào cũng thực thực hư hư. Cây si mọc dài dài từ đường lớn vào trong con hẻm nhà Kim. Mai là nhân chứng, một đôi khi còn là con chim bồ câu đưa thư giùm cho mấy người bạn trai trong nhóm, dù sau này họ có lên đại học thì cũng vần 'chẳng là gì' so với những bác sĩ, kỹ-sư kia.
Đùng một cái, ngày 30-4-75, Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Phong không có ngày về. Chàng hụt hẫng trước tương lai, hốt hoảng cho hiện tại, lo cho những người thân đang kẹt lại Việt Nam, bố mẹ già và người chị nghèo khổ, nhưng người chàng nghĩ đến nhiều nhất vẫn là Kim. Phong hoang mang cực độ, bỗng nhiên bao nhiêu mộng ước tan tành. Không biết Kim và gia đình nàng có di tản không!

Nỗi lo của Phong được hạ hỏa tức thì, như miếng nước đổ vào điều thuốc lá đang cháy dở, khi chàng được tin gia-đình Kim từ đảo Guam. Bỏ hết tất cả, Phong tìm đường sang đảo, không quên mua đầy đũ các thứ cần-thiết của phụ-nữ để tặng chị em Kim. Đời sống của Phong lúc đó chỉ có một ánh sáng duy nhất là Kim. Ở đấy, Phong là người duy nhất gần gũi gia-đình Kim. Phong sung sướng đến quên mệt, chàng vừa đi học vừa đi làm, chàng làm việc gấp đôi gấp ba để giúp đỡ Kim.
Đến khi gia-đình Kim định cư trên đất Mỹ, Phong lại thấy mình trở về vị-trí cũ của 'gần mà xa, xa mà gần'.
Tuy nhà nghèo, Phong được cái đẹp trai vàhọc giỏi. Sau khi tốt nghiệp Đại-học, Phong ngỏ lời xin cưới Kim, được trả lời rằng Kim muốn học xong Đại-học rồi mới nghĩ chuyện gia-đình. Kim không hứa hẹn, nhưng Phong học tiếp Cao học, trong khi chờ đợi.
Phong xong Cao học, đồáng thời cũng xong luôn những chuyến chạy đua với tình cảm qua nhiều tiểu bang, bất cứ nơi nào Kim dừng bước, khi cuối cùng nhận được thiệp hồng của Kim, niềm hy-vọng của Phong tan tành. Phong đi uống rượu một mình lần đầu tiên trong đời, say khướt và ngủ vùi tại sân ga vắng lạnh của xứ người 'tê tái không tình cảm, thê lương không tình thương'.
*
Năm năm sau ngày Saigon mất, Mai đến Mỹ với tư-cách thuyền nhân. Nàng liên lạc được với Kim. Khi Mai xong Đại Học, được đi phỏng vấn tại hãng Kim và Nam, chồng Kim, đang làm. Kim hướng đẫn Mai phải nói năng làm sao, ăn mặc thế nào. Ngày đi phỏng vấn , Mai ghé thăm Kim. Nam trông tướng tá hơi giống cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nam hơi lùn, da trắng, mặt tròn, lại có cái nốt ruồi y chang, dáng điệu cũng rất .. 'tổng thống'. Nam vui vẻ tiếp chuyện Mai theo cung cách xã giao hơn là bạn bè.
Buổi tối ngủ chung với bạn, Kim tâm sự những điều Mai không ngờ. Sau bao nhiêu cân nhắc, đắn đo, tuyển chọn, sau khi cho bao nhiêu người rớt đài, cuối cùng Kim lấy người Kim yêu nhưng lại không yêu Kim. Nam mượn cớ Kim không có con trai nên thường đi săn bắn và đi chơi xa với bạn bè, để một mình Kim nuôi các con, lo mọi việc trong gia-đình. Hai người ít ăn nằm với nhau.
- Vậy sao có ba con lận, Kim"
- Không biết nữa, hình như mỗi lần anh ấy đụng đến mình là mình có thai. Từ ngày có đứa đầu tiên, lúc nào mình cũng ngủ với các con vì anh ấy không thích nghe trẻ con khóc. Mình ráng có con trai, nhưng ba gái rồi, mình không dám ráng nữa. Mỗi lần mình buồn mình khóc, anh ấy đi vào thấy thế là quay trở ra than "Lại khóc" rổi bỏ mặc mình.
- Tội không! Kim có nói với Nam những nỗi khổ của Kim không"
- Có, nhưng Nam không thèm nghe, mình cũng tự ái nên không nói nữa.
- Hai người có đi gặp cố vấn hôn-nhân không, Kim"
- Không, anh ấy nói vấn đề là tại Kim không có con trai, không phải tại anh ấy.
- Trời ơi, bây giờ là thế kỷ 21 rồi Kim, đâu phải thời vua Bảo-Đại, với lại sanh con trai hay con gái là ở người đàn ông, khoa học đã chứng minh vậy mà. Mình chỉ có một nhiễm thể thôi, nếu đàn ông cho mình nhiễm thể khác thì sanh con trai, nếu họ cho mình cùng loại thì sinh con gái. Ai cũng có học hết ma,ø nghĩ gì kỳ vậy"

*

Gặp lại Phong, Mai ngạc nhiên đến sửng sốt khi Phong cho Mai xem hình của vợ Phong. Mai phải hỏi lại nhiều lần:
- Anh nói giỡn hay nói chơi vậy" Hình này là hình Kim, phải không"
- Không, hình của bà xã anh đó, thiệt mà.
- Sao giống Kim quá vậy"
- Ừ, anh không biết. Chị Lan cũng là người miền Bắc.
- Giống Kim qua chừng, từ khuôn mặt đến dáng người! Chị có biết về Kim không"
- Có. Kim và anh của Kim có đến thăm gia-đình anh năm ngoái.
- Bây giờ anh được mấy cháu"
- Ba, hai trai một gái. Con trai lớn đang học Trung học. Chồng Kim khó chịu lắm phải không Mai"
- Không hẳn là khó chịu, anh ấy chỉ sống như người độc thân, muốn gì làm đó. Ít chiều chuộng Kim.
- Anh đã nghe là Kim không có hạnh phúc. Anh cũng buồn cho Kim.
- Anh có hạnh phúc không"
- Có chứ. Bà xã anh dễ thương lắm. Chị thương anh và chỉ dạy anh từng chút, dạy anh 'học ăn, học nói, học gói, học mở'. Bà già vợ chê anh mà vợ anh bao che cho anh hết.


Tôi liên tưởng đến lời tâm sự của Kim: gia đình Kim khen Phong là người tốt, đàng hoàng, nhưng bản chất người miền Nam thẳng tính, Phong lại thật-thà quá hóa bộc trực, không tế-nhị, và không biết ăn nói.

*

Trong trận khủng hoảng kinh-tế năm ăy, hãng phải sa thải một số người. Tuy làm việc ở hai thành phố khác nhau, nhưng Nam và Mai cùng bị mất việc. Với Mai, chỉ bị chới với lúc đầu, nhưng với gia-đìnhø Kim, là cả một thay đổi lớn, có thể gọi là một cuộc đổi đời thứ hai, nơi xứ người, sau cuộc đổi đời năm 75.
Nam tự ái vì mất việc nên đâm ra ngang bướng. Chàng bỏ nhà đi tiểu bang khác để làm ăn. Kim may mắn vẫn còn việc làm, vàvì công việc của Nam không nhất định, nên Kim và các con không theo Nam được. Thế là từ đó Nam chỉ về nhà hai tháng một lần, rồi thưa dần đến vài lần một năm. Những lần về hiếm hoi như thế, Kim luôn luôn phải đến với Nam về chuyện vợ chồng, Nam không có vẻ đồng tình. Đôi khi Kim thấy những dấu hiệu là Nam có người đàn bà khác. Kim hỏi thì Nam mắng :"Đừng có đoán mò" rồi bỏ mặc Kim với những khổ đau. Những năm sau này, mỗi lần Nam về đều tránh né gần Kim, Kim tự ái, nên hai vợ chồng chẳng gần nhau nữa.
Kim vẫn đẹp, vẫn hiền, vẫn nhiều người theo đuổi dù đang còn chồng con. Nhưng vì lễ giáo gia-đình và vì mấy đứa con gái, Kim giữ cung cách của một cung phi bị thất sủng, không dám đi ra ngoài lềø lối. Có lẽ vì thụ động, hoặc vì một lý do nào đó mà Kim phải chịu đựng cảnh cô-đơn tủi hận, một mình nuôi con, vừa làm mẹ vừa làm cha. Có lẽ Nam thất chí và cảm thấy thua kém vợ nên không muốn hàn gắn.
*
Có lần, Phong đi công-tác cách nơi Mai ở hơn hai tiếng lái xe, vợ chồng Mai đến đón Phong từ khách sạn, đưa về thăm nhà.
Đêm hôm đó hai anh em bạn, Phong và Mai, ngồi trên sàn nhà go,ã uống tra,ø tâm sự đến hơn hai giờ sáng. Nói hết bao kỷ niệm ngày xưa của đám bạn Trung học, hỏi thăm cuộc sống của từng người. Nhưng câu chuyện nói cỡ nào rồi cũng lại trở về chuyện Kim. Phong nói:
- Ngày ấy anh thấy nhóm bạn của tụi mình dễ thương quá, nhìn các cô, anh ước mong sẽ lấy được một cô trong nhóm. Tội-nghiệp Kim, thật làø định mệnh đã đưa Kim vào một con đường khác hẳn với cuộc sống ngày xưa.
Mai đùa:
- Anh Phong a`, 'tại sao thế giới đông người anh chỉ thấy riêng Kim'. Thôi, bây giờ ai cũng yên bề gia thất hết rồi, anh cũng nên yên đi.
- Ngày anh về Việt Nam, gặp Hưng, Hưng cũng nói vậy, Hưng còn nói anh để yên Kim đi, đừng có gây thêm nghiệp nữa. Anh đâu có ý gì đâu. Anh chỉ nghĩ tội-nghiệp cho Kim thôi chứ có làm gì đâu.
Ngày xưa, Hưng cũng đã 'trồng cây si' Kim và đến bây giờ vẫn trông vời, dù ở cách xa nửa quả địa cầu. Riêng Phong nói vậy chứ không phãi vậy. Một lần đám cưới cháu của Kim, Phong tưởng không về tham dự được, đã nhờ Mai mua quà và gởi thiệp chúc mừng, nhưng đột nhiên lại thấy Phong hiện diện trong tiệc cưới. Vào phút chót Phong sắp xếp đi được, Phong phải mua vé tốc-hành, đắt gấp đôi bình thường, chỉ kịp dự tiệc cưới rồi về ngay. Cả đám bạn chỉ biết nhìn nhau cười 'thông-cảm' cho Phong. Phong không để lỡ một cơ-hội nào để được nhìn lại Kim. Không có Nam, Phong hân-hạnh được làm tài xế cho mẹ con Kim. Kim vẫn như ngày xưa, hư hư thực thực.

*

Nhóm chúng tôi thường cố gắng gặp nhau, nhưng rất ít khi Kim có thể tham dự, một phần Kim bận nuôi con, một phần Kim mặc cảm vì hoàn cảnh, với đa số bạn bè, Kim vẫn dấu, và tỏ ra mình có một gia-đình hạnh-phúc.
Tuần trước, nhân ngày giỗ đầu của Bố Kim, chúng tôi họp ở địa-phương nơi Kim ở, chồng Kim cũng bất chợt ghé về. Lần này tình hình giữa Kim và Nam căng-thẳng thấy rõ. Nam đến tham dự để gặp các con rồi đi ngay. Nam không nói với Kim một lời, và tránh ngồi cạnh Kim. Nhưng Kim cố gắng che dấu nên vẫn ngồi gần Nam. Thái độ xa cách lạnh lùng của Nam khiến Kim gần khóc mấy lần , chúng tôi phải làm như không thấy và nói sang những chuyện vui cưới khác để cứu vãn không khí.
Đắy làlần thứ nhì Mai gặp lại Nam sau gần bảy năm, và là lần thứ nhất Phong gặp được 'người của huyền thoại': "Một anh chàng may mắn lọt vào mắt xanh của người đẹp, được làm bố của ba đứa con gái dễ thương và xinh xắn như mẹ nó, ma ølại có gan bỏ bê gia-đình và làm khổ Kim". Kim sống trong cô-đơn và cay đắng như vậy cũng đã 'năm năm tình lận đận". Càng ngày sự việc càng tệ hơn. Nam không còn gởi tiền về nhà, mà lại nợ thêm trên căn nhà, và các món nợ khác trên những chương-mục có tên cả hai vợ chồng. Lý-do của Nam là làm ăn thất bại, nhưng giấy tờ gởi về nhà chứng tỏ Nam đi Âu Châu và nhiều nơi khác. Kim chỉ có nước măt để giải tỏa niềm đau. Công việc làm ngày càng căng thẳng, tiền nợ ngày càng gia tăng, chồng ngày càng xa cách. Các con cũng đã thấy được những rạn nứt trong gia-đình, dù Kim ráng làm cả cha lẫn mẹ, ráng nhẫn nhịn để các con không bị ảnh hưởng tình-thần.
Phong cay đắng nhận xét:
- Cái tướng người ta do tâm tạo, nét mặt của Nam thấy lạnh lùng, thâm hiểm, và tàn ác như Phạm văn Đồng.
Mai đùa:
- Khi ghét bồ hòn cũng méo, anh Phong a. Nam không làm được tổng thống thì làm thủ tướng của quỷ cũng được chứ sao.
Phượng chêm vào:
- Mà anh Phong cay cú làm gì, chẳng đi đến đâu mà cứ thích rồ máy xe vậy"
Tuy nhiên, Mai cũng thầm công nhận cái nét phong nhã ngày xưa của Nam đã biến mất, thay vào đó là nét mặt của một người không sống thật với lòng mình, một người biết mình làm điều không phải mà vẫn làm, một người bất đắc chí.
Lần gặp nhau này chúng tôi buồn nhiều hơn vui. Sau khi chia tay, trở về cõi riêng của từng người, Mai nghĩ đến chiếc thuyền tình ái Nam-Kim đã đến lúc mục rã. Kim tâm sự, lần này Nam về, Kim hỏi:
- Anh có đem tiền về cho Kim trả nợ không"
- Không!
- Credit card ghi là anh tiêu tiền ở Las Vegas và Aâu Châu.
- Tôi phải đi các nơi đó.
- Kim không thể trả hết các khoản nợ được. Anh tính sao"
- Cô muốn làm gì thì làm.
- Mấy hãng cerdit cards phôn về đây nói là lâu rồi anh không trả tiền.
- ....
- Anh phải nghĩ đến các con, Kim không có tiền để dành cho tụi nó đi học.
- ...
- Kim muốn mình ngồi xuống nói chuyện về ngân quỹ gia-đình.
- Tôi phải đi, không có thời giờ.
Kim than nàng chỉ có thể khóc mà thôi. Hai đứa con lớn bắt đầu thấy bất bình với cách cư-xử của bố đối với mẹ. Kim nói chắùc đã đến lúc Kim phải quyết định. Nhưng không ai tin rằng Kim có thể làm gì khác sau nhiều năm chịu đựng như vậy.
Tâm kể chuyện xem bói: "Một người đàn bà trẻ đi xem bói. 'Xin thầy xem hộ vận mạng của con'. Thầy bảo 'Số con tiền vận cực khổ, trung vận càng khổ hơn'. Rồi thầy lắc đầu không nói nữa. 'Thế thì thưa thầy hậu vận của con ra sao ạ"' 'À, hậu vận của con ấy à, - Thầy thở dài - thì nó cũng quen dần đi thôi, con ạ' … .. để tỏ ý biết rằng Kim sẽ chẳng làm khác hơn được, và nhắc nhở Kim nhìn ra sự thật.
Trong khi các bạn khác khuyên Kim nên dứt khoát với Nam. Mai thương bạn bị khó xử nên đi hàng hai, nói với Kim rằng bất cứ điều gì Kim quyết-định, Mai sẽ ủng-hộ Kim hết lòng. Phong thì đau khổ day dứt và oán hận Nam vô cùng, dù chàng chẳng thể làm gì được. Phần Kim cũng sẽ không nhận sự 'chia xẻ' của Phong dưới bấùt cứ hình thức nào. Mình không thể làm một cái gì 'Không' trở thành 'Có' được. Khi xưa đã không thì làm gì có bây giờ. Hơn nữa, Kim có bao nhiêu người hiện không bị vướng mắc, đang trông mong để được 'giúp' nàng. Họ chờ đợi đã lâu, một vài người chờ không được đã bỏ đi. Không ai tin là Kim sẽ có quyết định rõ rệt về chuyện gia-đình trong tương lai gần.
Mai thấy sức mạnh của những sợi tơ vô hình, tuy mảnh mai như không, nhưng lại dai dẳng với thời gian. Không kể là bao nhiêu năm, sợi tơ tình vẫn nằm đó, vẫn đợi, vẫn chờ, dù qua bao nhiêu biến đổi của cuộc đời, dù màu thời gian có phủ trên nhân dáng, sợi tơ tình lúc nào cũng vẫn bất biến với thời gian.
Sợi tơ vương của Kim với Nam, sợi tơ vương của Phong với Kim, sợi tơ vương cũa những người muôn năm cũ, và cả những người của hôm nay. Riêng Mai, nàng cũng có một sợi tơ dấu tận đáy lòng, một mình mình biết, một mình mình hay. Thật đúng câu 'Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ.'

Tháng 6-2001.
DƯƠNG TIỂU MUỘI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,256,595
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến