Hôm nay,  

Các Cô “monica”

21/06/200100:00:00(Xem: 245797)
Bài tham dự số: 02-277-vb0621


Tác giả Hải Triều đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ, phần lớn là những hồi ký đặc biệt, lần này, ông góp một truyện ngắn về các cô Mỹ hấp dẫn không thua... Monica. Ông tên thật là Lai Thế Lãng, nguyên sĩ quan QLVNCH, từng trải qua nhiều năm tù Cộng Sản, tới Mỹ theo diện HO, hiện định cư tại Burlington, VT. Sau đây là truyện về các cô Mỹ đầy hấp dẫn của ông.



Nghe tiếng chuông gọi cửa, ông Nguyễn vội bỏ tờ báo xuống ngay bên cạnh chỗ ông đang ngồi, trên chiếc ghế sô-pha rồi đứng dậy đi mở cửa.
Người khách bấm chuông gọi cửa là ông Trần, một người bạn thân của ông. Ông Nguyễn mời ông Trần vào nhà và sau khi để bạn ngồi tại phòng khách, ông nhanh nhẹn đi pha trà.
Ông Nguyễn và ông Trần là đôi bạn già. Tuổi của họ đều ngoại ngũ tuần nhưng cả hai đều còn đi làm. Tuy không cùng làm chung một chỗ, họ rất thân nhau, thường đến nhà nhau để chuyện trò mỗi khi rỗi rảnh mà không cần phải báo trước. Hôm nay ông Trần đến thăm ông Nguyễn cũng không ngoài thông lệ này.
Chỉ trong khoảnh khắc, ông Nguyễn đã bưng ra hai tách nước trà nóng hổi, hơi bốc lên nghi ngút, tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt chứng tỏ trà này thuộc loại hảo hạng. Ông Nguyễn thường đãi khách bằng loại trà đặc biệt như thế.
Ông Nguyễn vừa đưa một tách trà cho ông Trần vừa nói:
- Ông đến thật đúng lúc. Tôi đang có chuyện muốn tâm sự với ông.
Ông Trần đỡ tách nước trà từ tay ông Nguyễn vừa hỏi lại:
-Chuyện gì vậy"
-Gần như chuyện của ông Clinton.
-Chuyện của ông Clinton" Là chuyện gì"
-Thì cái chuyện "improper relationship" giữa ông Clinton và nàng Monica đó.
Ông Trần vẫn chưa hiểu câu chuyện thế nào nhưng không hỏi thêm. Ông chờ ông Nguyễn kể đầu đuôi câu chuyện.
Từ nãy tới giờ cả hai vẫn còn bưng tách trà trên tay. Ông Nguyễn nâng tách trà của mình lên ra hiệu mời bạn. Chủ và khách cùng đưa tách trà lên miệng, nhắp một chút rồi bỏ xuống chiếc bàn trước mặt. Ông Nguyễn mở màn câu chuyện mà ông đang nóng lòng muốn kể với ông Trần. Ông thổ lộ tâm tình với bạn không một chút e dè vì hôm nay vợ con ông đều vắng nhà. Trong ngôi nhà vắng vẻ này chỉ có hai người bạn tri kỷ đang ngồi đối diện trong phòng khách.
. . .
Ông Nguyễn tuy đã ngoài tuổi năm mươi, đã có dâu rể và cả một đàn cháu nội, ngoại nhưng trông ông còn rắn rỏi, da dẻ lại hồng hào khiến người ta khó nghĩ rằng ông đã ở vào cái tuổi đó. Dưới cách đánh giá tuổi tác của người Mỹ thường rất sai lạc đối với người Á Châu thì ông Nguyễn lại còn trẻ hơn nhiều. Những người Mỹ trong công ty cứ nghĩ ông chỉ khoảng bốn mươi tuổi.
Chẳng hiểu ông Nguyễn có số đào hoa hay không nhưng đám phụ nữ Mỹ làm việc chung với ông đều thích ông. Đám phụ nữ này thường tìm cách để được gần gũi và chuyện trò với ông mỗi khi họ có cơ hội.
Trong việc giao tiếp, ông Nguyễn hiểu được điều họ nói nhưng nói cho họ hiểu thì thật là khó khăn. Giọng nói cứng đơ, lai tiếng Pháp của ông nhiều lúc làm cho người đối thoại ngẩn tò te không biết ông muốn nói gì. Thế rồi sau những câu như excuse me, I am sorry hay pardon me của người đối diện là ông ngọng luôn không còn nói năng gì được nữa. Cũng may là ông không nói được tiếng Anh lưu loát nhưng lại có khả năng đọc và viết. Chính khả năng đó đã giúp ông dễ dàng hơn trong việc giao dịch hàng ngày. Khi người đối thoại không nghe được giọng nói của ông thì ông viết ra giấy và hai bên sẽ thông cảm nhau ngay.
Sau một thời gian làm việc chung và tiếp xúc với đám phụ nữ Mỹ, ông Nguyễn dần dần biết được tên tuổi, hoàn cảnh và đặc tính của mỗi người trong bọn họ.
Carol 31 tuổi, single mother hiện đang sống với hai đứa con nhỏ, là người kín đáo nhất trong đám. Carol chỉ đến gần ông trong lúc vắng người. Carol nói với ông bằng ánh mắt nhiều hơn bằng lời lẽ. Có lần Carol tâm sự với ông Nguyễn là nàng đang tìm cho mình một "right man" mà không đặt vấn đề tuổi tác nhưng chưa tìm được.
Jennifer vừa đúng 30 cái xuân xanh. Jennifer rất tự nhiên. Nàng đến gần ông Nguyễn bất cứ lúc nào nàng muốn, không e ngại ai cả. Nàng kể lể với ông Nguyễn về cuộc sống tình cảm trôi nổi của mình. Jennifer nói nàng đã từng có nhiều bạn trai nhưng bây giờ thì chẳng còn người nào. Nàng nói rằng nàng rất cô đơn, cần có một người đàn ông để làm bạn . Nàng còn nói thêm là đã quá chán ngán đối với đàn ông Mỹ.
Angie 29 tuổi, táo tợn hơn. Angie vừa ly dị chồng lần thứ ba vì không tìm được hạnh phúc trong hôn nhân. Angie sống buông thả, vô chừng mực. Có lần Angie đến công ty với dáng vẻ mệt mỏi. Gặp ông Nguyễn, nàng nói nửa đùa nửa thật rằng hôm nay nàng cảm thấy không muốn làm việc và just want to go home . . . with you.
Patricia 32 tuổi, bạt mạng hơn cả. Patricia có chồng cùng làm trong công ty nhưng nàng không một chút e dè trong quan hệ với những đàn ông khác, đặc biệt là với ông Nguyễn. Patricia thường tình nguyện làm giúp ông Nguyễn những công việc mà ông không cần được giúp đỡ. Patrcia cũng hay đùa giỡn và tìm cách đụng chạm vào thân thể ông. Có lần Patricia mời ông một trái táo. Lợi dụng lúc đưa trái táo cho ông, Patricia nắm lấy bàn tay ông và dùng ngón tay trỏ khều khều trong lòng bàn tay ông như ngầm muốn nói với ông một điều gì đó.
Dù bằng cách bày tỏ kín đáo, nói bóng gió, úp mở, nói huỵch toẹt hay bằng cử chỉ táo bạo; ông Nguyễn cũng hiểu được tâm ý của đám phụ nữ Mỹ. Tuy vậy ông cố tình làm ra vẻ như không hiểu gì. Ông không biểu đồng tình mà cũng không phản đối. Ông không muốn làm phật lòng ai nhưng cũng không muốn tỏ ra thân mật đặc biệt với bất cứ người nào. Ông chỉ muốn duy trì một mối quan hệ bình thường đối với mọi người trong công ty. Nhưng cách cư xử khôn ngoan đó đã không kéo dài cho tới ngày Sharon xuất trong công ty.
Sharon 25 tuổi, sinh viên đại học bỏ học nửa chừng, là một cô gái trẻ đẹp mới được nhận vào công ty. Cô ta có thân hình cân đối, nước da trắng mịn, mái tóc óng ả, khuôn mặt trái xoan với đôi mắt bồ câu, tính tình Sharon vui vẻ, ăn nói có duyên.
Từ lúc gặp Sharon, cái tính bay bướm của một sĩ quan Không quân hồi còn trai trẻ nay như có dịp hồi sinh, ông Nguyễn cảm thấy một sự xao động trong lòng.
Sự xao động thật khó diễn tả. Nó giống như cái tâm trạng mà ông đã trải qua khi ông còn là thanh niên. Ông không thể diễn tả cái tâm trạng đó nhưng quả thật ông đã nhận ra một điều gì khang khác trong con người của ông.
Ông thấy vui vui khi gặp mặt Sharon và thấy lòng trống trải khi vắng cô ta. Hình như Sharon cũng có cùng tâm trạng. Trong giờ làm việc cô ta thường tìm đến bên ông mỗi khi có cơ hội và bám sát ông trong những giờ giải lao.
Mối liên hệ ngày càng thân mật giữa ông Nguyễn và Sharon đã làm phật ý đám phụ nữ Mỹ từng làm việc chung với ông từ trước. Có lẽ dưới gầm trời này, ở đâu cũng vậy, tất cả phụ nữ đều có chung một đặc tính. Đặc tính đó là không có người phụ nữ nào muốn nhìn thấy một người phụ nữ khác được quan tâm nhiều hơn mình. Rõ ràng cái tâm lý đó đã làm hình thành một cuộc "chiến tranh" giữa nhóm phụ nữ và Sharon. Lúc đầu còn là "chiến tranh lạnh", chỉ là những cái lườm nguýt, dè bỉu ở sau lưng. Lâu dần họ kình chống Sharon ra mặt, không còn nể nang hay giữ phép lịch sự. Trước tình thế đó, Sharon không còn cách nào hơn là tìm kiếm một job khác và rời khỏi công ty.
Ngày từ giã công ty, Sharon tiến sát tới trước mặt ông Nguyễn. Khi nàng giang rộng hai cánh tay sắp biểu lộ một cử chỉ đặc biệt trước giờ chia tay, ông Nguyễn hơi lúng túng. Nhưng Sharon đã nhanh chóng ôm choàng lấy ông, miệng vừa nói "that's American way". Ôm ghì ông Nguyễn trong vòng tay, Sharon nói nhỏ bên tai ông Nguyễn rằng nàng sẽ giữ liên lạc với ông.

Sharon đã giữ đúng lời hứa, không để mất liên lạc với ông Nguyễn. Khoảng một tháng sau, ông Nguyễn nhận được thư của Sharon. Cô ta dùng địa chỉ của công ty để gửi thư cho ông. Trong thư Sharon không đề cập gì đến công việc đang làm nhưng lại nói nhiều đến sự sứt mẻ giữa cô ta và David, người bạn trai của cô ta. Cuối thư Sharon cho ông Nguyễn biết quan hệ bạn bè giữa cô ta và David đã chấm dứt, đường ai nấy đi. Ông Nguyễn rất vui mừng khi nhận được thư của Sharon nhưng ông không hồi âm. Thực tình ông chẳng biết viết gì cho cô ta.
Ít lâu sau, ông Nguyễn nhận được lá thư thứ hai của Sharon. Trong thư này Sharon cho biết cô ta vừa đổi qua một job khác. Công việc của cô ta bây giờ là giám thị, chịu trách nhiệm kiểm soát trật tự trong khu cư xá sinh viên của một trường college. Sharon còn khoe cô ta được nhà trường cung cấp một căn phòng riêng biệt, đẹp đẽ ngay trong khu cư xá. Sharon cũng thổ lộ rằng cô ta cảm thấy rất lẻ loi mỗi khi trở về phòng sau giờ công vụ, nhất là vào những ngày cuối tuần.
Ông Nguyễn đọc đi đọc lại lá thư của Sharon. Ông suy nghĩ nhiều về những lời lẽ bóng gió trong thư của Sharon và về cuộc sống buông thả của xã hội My.õ Thư trước Sharon nói không còn ràng buộc gì với người bạn trai của cô ta, thư này cô than lẻ loi, đơn độc trong một căn phòng vắng vẻ. Rõ ràng Sharon đang mời mọc ông đến với cô ta. Ông Nguyễn nghĩ tới khả năng có thể bị Sharon mê hoặc làm cho ông chết mê chết mệt; còn đối với Sharon thì sự đam mê của cô ta chỉ có tính cách nhất thời. Sharon sẽ chấm dứt mối quan hệ với ông dễ dàng như cô ta đã chấm dứt mối quan hệ với người bạn trai cùng trang lứa với cô ta. Tình nghĩa trong xã hội này có gì bền vững đâu, hợp đó rồi tan đó. Đám phụ nữ Mỹ cùng làm việc với ông chẳng phải một thời đã có những mối tình nóng bỏng hay sao" Vậy mà bây giờ họ đều trở thành những phụ nữ cô đơn, lỡ làng. Ông Nguyễn còn biết chuyện thằng Mike, thằng Kirt ở trong công ty. Cả hai đứa tuổi đời chưa quá 25 mà đã phaỉ chịu cảnh đổ vỡ. Tổn thất tình cảm đã vậy hàng tuần còn phải cắn răng chịu trừ gần phân nửa tiền lương vào việc "child-support". Ông Nguyễn cũng nhận ra được mối quan hệ giữa ông và Sharon là một mối quan hệ không chính đáng. Suy đi tính lại ông thấy không nên chơi với lửa, không nên nuôi ý định tìm đến với Sharon và nên quên đi hình bóng nàng Sharon trẻ đẹp đó.
Nhưng ông quên chưa được bao lâu thì câu chuyện lại được hâm nóng. Vào một ngày đầu tuần, Sharon gọi điện thoại đến công ty nói chuyện trực tiếp với ông
-Have you received my letter"
-Yes
-Did you understand what I meant"
-Yes
-That's good
Rồi được thể, Sharon như một vị chỉ huy ra lệnh cho thuộc hạ, cô ta nói muốn được ông Nguyễn dành trọn chiều thứ Bảy tuần này cho cô ta. Sharon yêu cầu ông Nguyễn đến gặp cô ta đúng giờ hẹn còn chương trình tiêu khiển sẽ do cô ta sắp đặt. Nói xong Sharon dặn ông Nguyễn nhớ đến đúng giờ, không được để cô ta phải đợi. Ông Nguyễn như bị hớp hồn khi đối thoại với Sharon. Vả lại ông cũng không muốn kéo dài cuộc nói chuyện với người ngoài công ty trong giờ làm việc nên ông vội đáp:
-OK,OK
Sau khi vội vã nhận lời Sharon, Ông Nguyễn biết rằng ông đã làm điều không đúng, ông đã làm trái với những gì ông đã suy nghĩ và quyết định trước đây. Nhưng đồng thời ông cũng lại không thấy hối hận. Ông nhận ra một sự mâu thuẫn trong nội tâm. Nói cách khác là trong con người của ông đang có sự giằng co giữa lý trí và tình cảm. Lý trí bảo cuộc hò hẹn với Sharon là không chính đáng còn tình cảm thì lại nói khác. Theo tiếng nói của tình cảm thì ở vào tuổi tác của ông làm gì có được một cuộc hò hẹn thơ mộng như vậy với một cô gái trẻ đẹp như Sharon.
Ngồi trong phòng giải lao, ông Nguyễn suy nghĩ mông lung về chuyến gặp gỡ Sharon sắp tới. Ông lơ đãng với tay lấy tờ báo trên mặt bàn và vô tình mở đúng trang báo có mục Horoscope. Ông dò đến cung Hải sư biểu tượng của tuổi tác tương ứng với ngày sinh tháng đẻ của ông. Ông đọc được trong đó "Chuyện gì đến hãy cứ để cho nó đến. Không nên chặn lại". Hay quá, tử vi đã cho ông câu trả lời về điều ông đang thắc mắc. Cuộc hẹn hò của ông với Sharon đúng là tiền định. Ông đã hành động đúng như định mệnh đã an bài. Ông cảm thấy yên tâm và háo hức chờ ngày gặp gỡ Sharon.
Cả tuần lễ trông đợi, cuối cùng ngày hẹn đã đến. Ông Nguyễn ăn mặc chỉnh tề, vẻ mặt hớn hở. Ông nói với người nhà là ông đi dự tiệc sinh nhật của một người bạn trong công ty. Đến giờ xuất hành, ông Nguyễn ngắm mình trong chiếc gương rồi bước ra cửa. Khi ông vừa ra tới ngoài sân thì vợ chồng người con trai thứ hai của ông và bé Phương cũng vừa tới.
Bé Phương là thằng cháu nội của ông Nguyễn. Năm nay cháu được sáu tuổi. Bé Phương là đứa trẻ thông minh, dễ thương. Bé Phương rất mến ông nội và ông Nguyễn cũng rất mến nó. Mỗi lần gặp ông nó hỏi đủ điều và cũng kể cho ông nghe nhiều chuyện khiến ông không thể nín được cười.
Vừa trông thấy ông Nguyễn, bé Phương chạy tới ôm lấy chân ông. Nó níu ông ngồi xuống cho ngang với tầm đứng của nó rồi hỏi ông
-Ông nội sắp đi đâu đó, cho con đi với"
-Ờ ... ờ ... ông đi có việc cháu không đi được
-Con đến thăm ông nè, ông đừng đi, ông ở nhà chơi với con
Ông Nguyễn chưa biết nói sao thì bé Phương lại hỏi tiếp
-Ông có thương con không"
Đầu óc ông Nguyễn còn đang suy nghĩ đến chuyện khác nên không để ý đến câu hỏi của bé Phương. Bé Phương vừa vỗ vỗ bàn tay nhỏ bé của nó vào vai ông Nguyễn vừa nhắc lại câu hỏi
-Ông……. . . ông có thương con không" Ông nói đi!
-Ờ. . . ờ . . . thương chớ
-Ông nói dối, ông không có thương con đâu
Lời nói ngây thơ của bé Phương vô tình đã đánh động ông Nguyễn. Lời trách móc tuy nhẹ nhàng nhưng là một lời cảnh cáo nặng nề về sự dối trá của ông. Thằng bé nói đúng. Ông là kẻ nói dối. Ông chẳng có đi dự tiệc sinh nhật của ai cả. Ông chỉ hẹn hò với một người con gái tuổi còn nhỏ hơn tuổi đứa con gái út của ông. Ông quả là một tên tồi bại. Ông sẽ nghĩ sao nếu đứa con gái út của ông hò hẹn với một người ở vào tuổi của ông. Ông sắp làm một việc phản bội. Phản bội vợ, phản bội con, cháu trong đó có cả thằng cháu nội ngay thơ mà ông rất thương mến.
Bỗng ông Nguyễn nhớ tới mối tình lăng nhăng của ông Clinton và cô tập sinh Monica. Ông biết rõ ông Clinton đã phải vất vả như thế nào khi chuyện đó đổ bể. Ông còn nhớ rất rõ vẻ mặt sượng sùng của vị tổng thống của một cường quốc đứng đầu thế giới khi ông Clinton lên đài truyền hình xin lỗi quốc dân về việc làm thiếu đạo đức của mình.
Ông Nguyễn nghĩ tới mình. Mối quan hệ giữa ông và Sheron rồi cũng có ngày bị phanh phui. Ở đời chẳng có chuyện gì giấu được mãi, dù bí mật tới đâu cũng có ngày bị đưa ra ánh sáng. Đến lúc ấy thì ông sẽ ứng xử ra sao" Ông không thể chỉ xin lỗi như ông Clinton rồi xong chuyện. Ông sẽ chẳng còn mặt mũi nào để nhìn vợ, nhìn con, nhìn các cháu và những người quen biết của ông. Ông Nguyễn giật mình. Ông không thể đi vào con đường ông Clinton đã đi và có lẽ sẽ hối hận suốt đời. Ông phải dừng lại trước khi quá trễ. Bây giờ còn đủ thời gian. Ông nhìn vào mặt bé Phương nãy giờ còn đang chờ câu trả lời. Ông âu yếm nói với cháu
-Ông thương cháu thật . Thật mà
-Vậy thì ông ở nhà chơi với con, đừng có đi đâu nữa, ông chịu không"
Ông Nguyễn gật đầu rồi cúi xuống bồng bé Phương vào nhà. Ông quyết định hủy bỏ cuộc hẹn với Sheron . . .
Nghe xong đầu đuôi câu chuyện, ông Trần nói với bạn
-Tôi thành thật chúc mừng ông đã biết dừng lại đúng lúc
-Cám ơn ông
-Ông đã tránh được một việc làm sai quấy nhờ thằng cháu nội yêu quí
-Đúng vậy, đúng vậy.
Vừa lúc đó bà Nguyễn mở cửa bước vào nhà. Theo sau bà là vợ chồng người con gái lớn, ba đứa cháu ngoại và cô con gái út. Bà Nguyễn chào ông Trần và ngỏ lời mời ông Trần ở lại dùng cơm với gia đình. Ông Nguyễn lại đưa đề nghị khác. Ông muốn mời ông Trần và cả gia đình đi ăn nhà hàng Tàu.
Tại nhà hàng, mọi người ăn uống vui vẻ nhưng chỉ có một mình ông Trần là hiểu rõ lý do của bữa tiệc linh đình này.

Hải Triều

Ý kiến bạn đọc
23/05/201923:41:41
Khách
< phàm làm việc gì , trước phãi xét kỹ đến hậu quả của nó >
Bồ Tát sợ nhân , chúng sanh sợ quả ........ con người thường tạo nhân mà không bao giờ nghĩ đến hậu quả .... hoặc biết hậu sẽ xãy ra nhưng vì u mê hoặc nghĩ đến lúc đó hãy hay ......đến khi quả báo bi thãm xảy ra rồi thì lại nói ....biết vậy tui kg làm ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,469,590
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến