Hôm nay,  

Chuyện Con Tầu Bị Bỏ Quên

16/06/200100:00:00(Xem: 205651)
Bài tham dự số: 02-271-vb0613

Cậu bé khoảng 10 tuổi đang tung tăng trên cát, những hạt cát mịn vàng dính đầy gót chân. Nó vừa chạy vừa lấy chân hất cát xuống nước. Những cơn sóng nhỏ xô nước phủ bàn chân nhỏ bé. Nước rút ra lau sạch dấu chân trên cát.
Cậu bé khựng lại nhìn mảnh gỗ màu đen nhô lên trên cát, nó cúi xuống dùng tay moi cát xung quanh. Không phải mảnh gỗ mà cả miếng gỗ lớn bị chôn vùi trong cát. Nó chợt nhớ tới những câu chuyện phiêu lưu của các nhà thám hiểm đi tìm tân lục địa mà nó đọc được trong sách vở. Miếng gỗ này có lẽ là miếng gỗ của con tàu đó chăng. Nó bất chợt nhìn về phía đất liền, nó thấy thêm vài miếng gỗ nữa. Như có tiếng gọi, nó đứng lên theo dấu mảnh gỗ đi sâu vào cồn cát. Vừa qua khỏi cồn cát nhỏ nó thấy ngay một con tàu. Con tàu chỉ có một nửa, một nửa nằm trong cát.
Thằng nhỏ tiến tới con tàu. Con tàu không còn nguyên vẹn, phần lớn đã bị mục nát. Nó lấy làm lạ. Con tàu này không giống những con tàu mà nó thấy trong sách, con tàu nhỏ, không có những cột buồm. Nó chạy lại phía trước mũi, không có tượng cô gái đứng giang tay ngăn sóng biển, cái tượng mà nó thích nhất. Nó cũng không thấy có những sợi dây dùng để chăng buồm. Nó nhìn giống như những chiếc tàu đánh cá trong vịnh.
Tính hiếu kỳ thúc đẩy nó phóng ngay lên mũi tàu. Đứng trên mũi tàu nó nhìn thấy biển xanh và những con chim hải âu bay lượn trên sóng nước. Xa xa một vài hòn đảo nhìn như những con cá voi khồng lồ nhô mình giữa đại dương hùng vĩ. Nó đi dọc xuống carbin, carbin bị bề nát, phần mái lũng một khoảng lớn, nó nhìn thấy bầu trời cao xanh, một vài đám mây trắng chậm bay như những làn khói thuốc.
Phòng lái tàu chỉ có mảnh gỗ nhỏ bắc ngang dùng làm chỗ ngồi cho tài công. Cái vô lăng lái tàu gẫy trơ những khúc gỗ. Thằng bé ngồi xuống miếng gỗ, tay cầm vô lăng, miệng nó bắt chước tiếng máy nổ. Nó thấy mình trở thành hoa tiêu đang điều khiển con tàu. Con tàu tiến dần ra biển...
“Xin chào cậu bé”. Có tiếng nói phát ra từ hầm máy, nó lắng tai nghe, một lần nữa tiếng chào lập lại “chào cậu bé”. Nó quay người lại hỏi:
- Ông là ai"
-Ta chính là con tàu mà cậu đang ngồi lên.
- Con tàu biết nói sao"
- Đúng như vậy ta chính là tiếng nói, là tâm trạng của hàng vạn con tàu đang bị bỏ quên . Một số trong chúng ta bị chìm sâu xuống lòng đại dương, mang theo những thân thề con người VN, một số nằm trơ trụi nơi hải đảo cô đơn, không người lai vãng. Ta thì may mắn hơn vì hôm nay có cậu đến thăm viếng.
Cậu bé thắc mắc hỏi:
- Tại sao con tàu lại ở đây" Con tàu trả lời:
-Đ ó là những câu chuyện dài, những câu chuyện thương tâm kết quả toàn là nước mắt. Câu chuyện của những người Việt Nam, họ đau khổ rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, vượt đại dương để tìm tự do. Ba má cậu là những người ấy. Họ đã trả một giá quá đắt. Biết bao nhiêu kẻ đã chết, biết bao nhiêu người ra đi mà không bao giờ tới bến.
Cậu bé thắc mắc:
- Tại sao lại phải bỏ nước ra đi"
- Không ai muốn rời bỏ quê hương mình, nhưng họ không thể sống được dưới chế độ cai trị tàn ác, vô nhân đạo của Cộng Sản. Họ phải ra đi để tìm tự do. Họ không thể sống dưới một chế độ đầy những bất công, người dân không được tự do ăn nói, đi lại, làm việc, không được tự do tôn giáo, ngay cả suy nghĩ cũng bị kiểm soát. Nói chung, nếu có thể được, cột đèn đường cũng ra đi. Có muôn vàn lý do để ra đi, nhưng lý do quan trong nhất là tìm “Tự Do “ và vì tương lai con cháu của họ. Những lý do đó là những câu chuyện dài khó lòng mà kể hết. Mỗi người ra đi là một câu chuyện. Mỗi con tàu là cả một đề tài vô tận. Ở đây tôi chỉ muốn kể cho cậu nghe tâm sự của tôi. Tâm sự của hàng vạn con tàu không có dịp lên tiếng.
“Ông kể đi.”
Và tiếng nói của con tầu bị bỏ quên bắt đầu kể.
*
Tôi vốn là loài cổ thụ, cha ông chúng tôi có cây sống cả vài trăm tuổi. Riêng tôi không được thọ lắm, tôi được trồng và lớn lên trong khu vườn của một gia đình khá giả. Người ta trồng chúng tôi với mục đích làm đẹp cho lối vào, chúng tôi được lựa trồng thành hai hàng thẳng tắp. Nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng cũng như vùng đất màu mỡ, anh em tôi lớn nhanh như thổi.
Từ những cây “Sao” mềm yếu cứ phải cúi rạp để né những trận mưa to gió lớn, đã trở thành những cây Sao cứng cáp hiên ngang trước phong ba bão táp. Cơ thể chúng tôi mỗi ngày một cường tráng, chúng tôi cứ vậy vươn lên...
Vào một đêm đông lạnh giá, cả khu xóm hiền hòa đang êm đềm trong giấc ngủ, bỗng hoảng hốt vì những tiếng súng nổ, những tiếng la thất thanh. Giặc Cộng tràn vào khu xóm, chúng bắt nhiều người dân vô tội đem ra bắn tại sân chùa. Ông chủ nhà tôi nào có tội tình gì, cũng bị bọn chúng lôi ra xử bắn, chúng kết tội ông “ Việt Gian”, sau đó đuổi vợ con ông ra khỏi khu xóm.
Cậu Út có hai người anh và một bà chị. Hai anh trai đều tham gia quân đội, cả hai đều anh dũng hy sinh. Bà chị lấy chồng mãi tận vùng Rạch Giá. Gia đình chỉ còn lại cậu Út. Sau thảm kịch bi đát ấy, bà chủ dắt cậu Út về ngoại.
Thế là từ đó khu xóm nằm vào vùng xôi đậu, cứ ban ngày thì Quốc gia, tối thì Việt cộng.
Chúng tôi vẫn sống lây lất, lấy sương làm nước uống, lấy gió đề thở. Trong số những cây Sao ấy có lẽ tôi bị thiệt thòi nhất. Có lẽ vị trí chỗ tôi đứng bị che khuất bởi chái nhà nên so với những anh em tôi, tôi coi như nhỏ con hơn.
Ấy vậy lại hên. Trong thời kỳ chiến tranh, mấy tên VC ra lệnh triệt hạ tất cả các cây cao, dùng vào việc xây dựng giao thông hào. Nhờ nhỏ con, nă`m khuất, tôi thoát.
Thế rồi 30 tháng Tư, cộng sản tràn ngập và chiếm trọn giải đất thân yêu. Một lần nữa người ta lại bồng bế nhau chay trốn. Người ta dùng đủ mọi phương tiện đề tìm cách thoát thân, không màng đến những nguy hiểm chết người.
Cậu Út ở bên ngoại nay cũng đã lớn. Ngoại cưới vợ cho cậu. Như mọi người, cậu mợ đã bao nhiêu lần ra đi đều thất bại, bị lường gạt, bi giam cầm, bị đánh đập. Nhưng cậu vẫn quyết tâm ra đi. Rút kinh nghiệm những lần trước cậu quyết định tự đóng tàu lấy, để tự mình ra đi.
Muốn đóng tầu trước nhất phải có gổ, mà gỗ tốt nhất là gỗ Sao. Gỗ Sao vừa cứng, vừa bền, ít bị thấm nước. Cậu Út nghĩ ngay tới tôi, cậu trở về quê nội trước nhất là thăm mộ nội, thăm bà con làng xóm, sau đó thăm tôi. Nói thật tôi vô cùng cảm động khi nhìn thấy cậu đứng dưới chân tôi. Thấm thoát đã mười chín năm xa cách, nay gặp lại hỏi ai không vui mừng.
Nhớ hồi thơ ấu, mỗi lần đứng bên tôi cậu hay ôm chặt tôi, cậu hay rung tôi cho rơi hết những hạt sương đêm còn đọng trên lá. tôi thì lợi dụng những cơn gió quơ tay ôm lấy cậu. Chúng tôi nô đùa thỏa thích.
Mười chín năm xa cách. Tôi nhìn cậu Út hôm nay khác hẳn. Trên gương mặt cậu, đăm chiêu hiện lên rõ nét, hình như trong cậu có nhiều lo lắng. Tôi thấy cậu ít cười nói như ngày nào. Cậu vòng tay ôm lấy tôi như áng chừng tôi to lớn ra sao. Cậu hôn lên da thịt tôi, vỗ về tôi. Thật sự, lúc đó tôi cảm động vô cùng.
Sau đó cậu lại ra đi, bỏ lại tôi với những ý nghĩ ngổn ngang. Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra, tôi không biết cậu quyết định ra sao. Đêm đêm tôi trông trời sáng. Tôi mong cậu trở lại.
Cậu Út trở lại với hai người bạn. Theo tin tức chị Gió cho biết, cậu Út đã phải mua lại tôi. Chuyện ngược đời. Cậu út trồng lên tôi, tôi lớn lên trong phần đất của cậu, vậy mà hôm nay lại phải chuộc tôi. Lý do là nhà cửa của cậu đã bị tịch thu để làm trụ sở ủy ban, muốn có tôi cậu phải trả tiền cho tên chủ tịch.
Cậu tới ôm chồm lấy tôi, cậu nói nhỏ: “Xin lỗi Sao nhé, chúng ta không thể ở lại đất nước này nữa, chúng ta phải ra đi. Tôi muốn Sao giúp tôi để tạo một con tàu, chúng ta cùng nhau ra đi tìm tự do”. Hai mắt cậu rơi lệ.
Tôi yên ủi cậu “thân xác này là do cậu dựng nên, dù có phải tan xương nát thịt vì cậu thì Sao này cũng vui lòng”. Tôi cũng được biết không phải chỉ có tôi mới hy sinh cho cậu, những anh em tôi hầu như đều đã hy sinh. Họ đã dũng cảm mang đi hàng triệu người cũng vì hai chữ Tự Do. Tôi nguyện mang thân mình bé nhỏ để đóng góp cho cậu tôi nói riêng và cho loài người nói chung.
Tôi được cậu mang xuống một cách an toàn. Trước khi rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn, tôi không quên để lại cái gốc cây, từ đó có thể mọc lại lớp con cháu sau này. Tôi tin chắc chúng sẽ hãnh diện vì cha anh chúng đã làm những việc hữu ích.
Tôi theo cậu về quê ngoại tại Láng Sen. Nhà ngoại bằng gỗ lợp ngói, có ba gian quay mặt ra bờ sông, dọc theo bờ sông là những hàng dừa thẳng tắp. Con sông mang tên Cái Sắn tuy không to lắm nhưng là mạch sống của những người dân vùng này.
Con sông không những nối liền hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá, nó còn chảy thẳng ra biền nhờ hai nhánh An Hòa và Rạch Giá. Phía Long Xuyên sông nối với Vòm Cống và Thốt nốt tiếp nối với sông Hậu, chảy qua địa phận Cần thơ, tiến ra biển bằng hướng Trà Ôn, Gành Hào.
Nhờ vị thế nằm giửa hai tỉnh nên lúc nào sông cũng tấp nập tàu bè qua lại. Cũng chính nhờ sự tấp nập này mà chính phủ địa phương không thể kiểm soát hết tất cả những người lạ mặt. Công việc đóng tàu cũng trở nên đễ dàng. Nhưng phải nói cậu Út rất khéo, hầu như các tên cán bộ, Công an địa phương đều bị cậu mua chuộc.
Người ta xẻ tôi ra làm nhiều miếng mỏng, họ xẻ đầu, xẻ đuôi cho thành những tấm gỗ bằng nhau. Dù cố gắng tiết kiệm đi mấy thì tôi cũng không đủ gỗ đề đóng tầu, cậu Út lại phải bôn ba kiếm cho bằng được số lượng gỗ thiếu. Cả tháng trời tìm kiếm khắp nơi, cậu mang về thêm một cây Sao nữa, tuy không lớn bằng tôi, nhưng cậu nói cũng đủ để đóng tầu.
Công việc tiến hành thuận lợi. Chúng tôi mỗi ngày mỗi khác. Lúc đầu tôi chỉ là cái xương sườn to lớn như bộ xương của những con khủng long thời tiền sử. Từ bộ xương ấy tôi được phủ những lớp gỗ Sao dầy vững chắc.
Chẳng mấy chốc, hình dáng con tầu được hình thành. Phía trước con tàu là nguyên khúc gổ lớn giúp cho con tàu rẽ nước, cũng như chống chọi với sóng biển, phía sau con tàu thấp hơn, bè ra giúp con tàu không bị chao nghiêng khi tiếp xúc với mặt biển. Hầm tầu trống có cửa hầm lớn để chuyển hàng hóa ra vào. Phần bụng phía sau là hầm máy. Phía trên sàn tàu là phòng chính, có cửa sổ và cửa ra vào hai bên, đây là phòng dùng để chứa dụng cụ cá nhân cũng là phòng ngủ cho tài công. Trên nóc phòng chính là phòng lái, phòng cao nhất từ đó có thể nhìn thấy mũi tàu cũng như quan sát xung quanh con tàu. Tại đây có cái vô lăng điều khiển con tàu.
Con tàu được trét kín các khe hở bằng một lớp trai đặc sệt trộn với bố sợi dã nhuyễn. Phần vỏ tàu, trong cũng như ngoài được phủ lên lớp trai lỏng chống thấm nước. Lớp này được phủ rất nhiều lần, vừa làm cho gỗ không thấm nước, còn làm cho gỗ nổi mầu đỏ thẫm. Cuối cùng là vẽ mắt. Cậu tôi chọn ngày lành tháng tốt, làm lể cầu khẩn trời đất trước khi vẽ mắt cho tôi. Cậu muốn tôi dùng hai con mắt để tìm hướng đi, đề con tầu được an toàn tới bến.
Con tàu coi như hoàn tất. Cậu đặt vào bụng tôi cái máy tầu ba lốc to tổ chảng, giúp cho tôi có đủ sức ra đi. Cậu đã đăng ký cho tôi cái tên HG 54. Tôi thích cái tên này lắm, vì đây là cái tên có số hên 9 nút. Hình như cậu phải bỏ tiền ra mới mua được con số 54. Có một bận tôi nghe cậu giải thích cho một người bạn về cái số 54. Ngoài cái nghĩa thông thường là số 9 do 5 cộng với 4, nó còn nhắc đến cuộc di cư vĩ đại của cả triệu dân chúng miền Bắc chạy trốn chế độ độc tài Cộng Sản vào năm 1954, và bây giờ một lần nữa người Việt Nam lại chạy trốn chế độ đôc tài ấy.
“Ngày hạ thủy” là ngày mà tôi sung sướng nhất, cái ngày đổi đời của tôi, ngày bắt đầu cuộc sống mới. Ngay từ sáng sớm, cậu đã buộc trên đầu tôi cái khăn đỏ. Cậu làm tôi như là chú rể không bằng. Cậu lại còn treo tòng ten một dây pháo nữa. Còn con heo quay, Cậu đặt ngay cái mũi của tôi. Mùi heo quay làm tôi phát thèm. Mấy cây nhang đang nghi ngút cháy, khói nhang làm tôi háy mũi tùm lum. Bên cạnh con heo là chai rượu trắng, tôi không biết là rượu gì, nhưng chắc phải ngon lắm.
Trong nhà Ngoại đã sẵn sàng bàn ghế, chỉ còn đợi quan khách là khai mạc. Nói thật nếu treo cái bảng “Tân Hôn” chắc chắn người ta nghĩ đây là tiệc tân hôn chứ không ai nghĩ là ngày “Hạ Thủy” của tôi. Tôi không ngờ mình quan trọng đến như vậy.
Người ta đặt tôi lên mấy cây chuối ngay từ chiều hôm qua, mục đích để hạ thủy được dễ dàng. Giờ lành đã tới, Ngoại, bà chủ và cậu bước ra tay cầm nhang tiến lại mũi tầu lâm râm cầu nguyện. Nhìn cậu tôi rưng rưng nước mắt, hôm nay chị Gió cũng hiện diện nơi đây, thấy tôi chảy nước mắt, chị vội thổi sạch còn nhắc nhở tôi “ Kiên cường lên chứ”. Tôi nhìn chị mắc cơ,õ biện luận “ Tôi bị khói làm cay mắt chứ bộ”. Chị Gió cười thông cảm. Tôi nhủ thầm với Cậu: “Cậu yên tâm đi, tôi sẽ đưa cậu đến bến tự do bằng an, dù có phải trải qua nguy hiểm.”
Cậu dùng nhang đốt pháo. Dây pháo nổ vang, những mảnh vụn văng ra làm đỏ cả phần đất dưới chân tôi, lũ trẻ nhỏ hùa nhau nhào vô tìm những viên pháo sót không nổ. Cậu tôi lấy một đầu khăn đỏ cột chai rượu, còn đầu kia vẫn cột vào mũi tàu. Cậu mời viên chủ tịch xã làm lễ hạ thủy. Viên chủ tịch cầm chai rượu đập mạnh vào thân tôi, chai bề và rượu tung tóe khắp nơi, tất cả mọi người vỗ tay chúc mừng mọi sự như ý. Con tàu được từ từ đẩy xuống nước. Nước mát lạnh ôm chồm lấy chân tôi, tôi rùng người, lắc lư con tàu vài cái rồi lấy thăng bằng lại.
Vâng từ nay tôi có thêm hai người bạn nữa, đó la øanh Nước và ông Máy. Ba người bạn cùng với tôi sánh bước giang hồ. Tôi sẽ không cảm thấy cô đơn trong suốt cuộc hành trình làm công việc đưa cậu và một số ngưới đi tìm tự do.
Vấn đề đầu tiên cậu Út và bác tài là “ tập cho tôi đi đứng”. Từ một cây gỗ cao nghệu đứng tại chỗ, quá lắm chỉ biết lắc bên nọ vẹo bên kia, hôm nay biến thành con tàu sống động biết di chuyển, thử hỏi sao không ngỡ ngàng.
Mất nguyên một ngày tập dượt tôi mới đi đứng ra hồn, tôi mừng lắm vì đã qua cái khó khăn ban đầu. Cậu Út quyết định làm một chuyến đi xa để tôi rút kinh nghiệm. Ngay từ chiều hôm trước cậu đã chuẩn bị tất cả: dầu, nhớt, nước, thức ăn.... trong 10 ngày.
Chúng tôi khởi hành lúc 6 giờ sáng lúc mặt trời vừa ló dạng. Bài học vỡ lòng mấy hôm trước tôi thuộc nằm lòng, nên chuyện khởi hành không có gì trục trặc. Chúng tôi tiến thẳng về phía Long Xuyên vùng đất của Đức Huỳnh Phú Sổ. Vừa tới cửa sông lớn tôi sợ quá quay ngay đầu trở lại, ông Máy thì cứ gào lên lại càng làm tôi cuống lên. Bác tài và cậu tôi trấn an: “Bình tĩnh đừng sợ”. Thấy tôi quá sợ chị Gió vội im lặng để giúp tôi, anh Nước vỗ về tôi. Tôi nhắm mắt quay ra phía sông lớn.
Tàu chạy được một khoảng xa tôi mới mở mắt. Ôi đẹp quá, con sông lớn đến nổi tôi không nhìn thấy người đi trên bờ, chỉ thấy những lùm cây xanh mượt chạy dài vô tận, thỉnh thoảng mới thấy một vài mái nhà lợp tôn trắng nhỏ xíu, hay đỏ màu ngói. Có rất nhiều tàu bè qua lại, lớn hơn tôi cũng có, nhỏ hơn tôi cũng nhiều, cái chạy ngược, cái chạy xuôi. Đẹp nhất là những bông Lục Bình màu tím lạt nhấp nhô trôi theo dòng nước.
Chúng tôi tắp vào bến tàu Long Xuyên đề nghỉ ngơi, và lấy hàng. Tôi đứng giữa hàng trăm con tàu. Bao nhiêu con mắt đổ dồn nhòm tôi, tôi như một người khách lạ. Lạ về hình dạng vì tôi là loại tàu biển, lạ về con tàu vì tôi mới quá, đi đứng còn ngượng ngùng. Và chúng tôi là những người khách lần đầu tiên tới đây. Nhưng chúng tôi làm quen rất nhanh chóng, đến nỗi đứng bên nhau còn cà hông vào nhau cho thân thiện hơn. Có một vài người còn nhảy qua tôi đề quan sát cho kỹ hơn, có kẻ còn mạnh miệng “Tàu này vượt biên thì hết xẩy” ...
Cậu Út trở lại tàu với sồ lượng hàng hóa lớn, tất cả được xếp cần thận trong hầm tàu. Những hàng hóa cậu mua không vì mục đích buôn bán, mục đích chính là làm cho chúng tôi quen với sóng nước và đánh lạc hướng chú ý của tụi công an địa phương. Chúng tôi được lệnh nhổ neo đi về Cần Thơ. Tàu chạy về Cần Thơ xuôi nước nên tôi đỡ vất vả, tốc độ nhanh hơn gấp bội. Đến Thốt Nốt thì trời tối, chúng tôi phải ghé vào bến để nghỉ.
Phố đã lên đèn, tôi có cảm tưởng những vì sao từ trời rơi xuống làm sáng trưng cả một thị trấn. Tôi cứ mở to cặp mắt đề nhìn. Tôi nhìn suốt đêm không ngủ, đúng là một tên nhà quê ra phố.
Hôm sau, chúng tôi ra đi ngay từ tờ mờ sáng. Mặt nước mùa thu lặng như tờ, sương mù bao phủ che kín hai bờ sông, hơi nước bay là là trên biển như những làn khói mong manh, Ánh bình minh chiếu rọi làm cho mặt nước long lanh màu sắc. Khung cảnh xung quanh tôi thật huyền ảo, tuyệt đẹp.
Mặt trời cao dần, sương mù cũng dần tan, hai bờ sông đã xuất hiện những hàng cây. Những con cá đi ăn sớm làm mặt nước chao động, có những con nhảy lên khỏi mặt nước rồi phóng mình xuống tạo thành những vòng sóng nước.
Chúng tôi tới bến bắc Cần Thơ vào buổi chiều hôm đó. Những chiếc phà như những con cá khổng lồ mang những chiếc xe hơi qua bắc. Bến bắc thật tấp nập, trên bờ xe đậu nối đuôi nhau chờ qua phà trông như con rắn dài vô tận. Chúng tôi vượt qua bến bắc tiến thẳng vào địa phận thành phố Cần Thơ. Bến Ninh Kiều chào đón chúng tôi. Sự bận rộn của bến này có lẽ gấp mấy lần nếu đem so với bến Long Xuyên. Từ xa chúng tôi đã nhìn thấy bức tượng HCM. Tượng được xây dựng sau năm 1975. Tôi được nghe câu chuyện riễu về HCM đứng trên bệ cao tay chỉ thẳng ra hướng biển ý nói “ muốn có tự do thì phải vượt biên”. Tay HCM giơ lên vẫy chào dân chúng với ba ngón tay chỉ lên trời ý nói “ba ngày tới nơi”.
Câu Út rất cẩn thận, thường ghi chép chi tiết những vị trí cồn cát, đáy cá, nhất là những trạm kiểm soát.Cậu còn ghi mực nước thủy triều lên xuống để đối chiếu với từng địa phương, cậu cũng không quên ghi lại tốc độ con tàu cũng như thời gian cần thiết đề đi từ vị trí này tới vị trí kia.
Sau hai ngày ở Cần Thơ, Cậu Út ra lệnh nhổ neo sau khi mua thêm một số hàng hóa. Chúng tôi rời bến quay lại đường cũ để về Láng Sen. Tàu lưu lại Láng Sen một tuần đề sửa chữa những hư hỏng, cũng như coi lại máy móc. Tất cả an toàn. Cậu Út quyết định đi Phú Quốc một chuyến. Lần này cậu Út chuẩn bị kỹ hơn, ngoài bác tài, cậu còn mời thêm một hoa tiêu thứ thiệt tháp tùng cho chuyến ra biển.
Muốn đi Phú Quốc chúng tôi phải xin phép xuất cảnh cho hợp thủ tục giấy tờ. Ngoài thủ tục hành chánh cậu Út thường đi ngõ sau, nên mọi chuyện luôn thu xếp nhanh chóng, ít khi gặp trở ngại. Chúng tôi lên đường tiến ngược lại phía Rạch Giá. Đường ra biển hướng Rạch Giá ngắn hơn, nhưng bị kiểm soát gắt gao hơn. Chúng tôi ở lại Rạch Giá 2 ngày để nghiên cứu tình hình.
Tỉnh Rạch Giá không lớn như Cân Thơ nhưng sầm uất hơn Long Xuyên nhờ vị thế nằm ngay ven biển. Dân chúng nơi đây đa số sống bằng nghề biển. Số lượng tàu đánh cá cỡ lớn có đến cả trăm chiếc. Sau 30 tháng 4 phần lớn tàu đã vượt thoát. Con đường vượt biển từ địa phận Rạch Giá qua Thái Lan coi như là ngắn nhất. Rạch Giá lại có nhiều cửa thông ra biển. Do đó người ta hay chọn địa phương này làm nơi xuất phát.
Sau khi trình giấy tờ cho Công an biên Phòng, chúng tôi trực chỉ cửa biển bằng ngõ cảng Rạch Giá đề đi Phú Quốc. Lần đầu tiên nhìn thấy biển cả mênh mông, tôi sợ điếng người. Chị Gió đi bên tôi luôn yên ủi tôi. Suốt cuộc hành trình chị yên lặng không một lần tức giận, có lẽ chị không muốn làm tôi sợ. Giữa biển khơi bao la tôi thấy mình sao quá nhỏ bé, tiếng máy tàu trong tôi gầm lên hết cỡ mà sao tôi vẫn cảm thấy âm thanh hình như nhỏ lại. Tôi thấy Cậu, bác tài và hoa tiêu đang cùng nhau chấm tọa độ, trước mặt họ là cái hải bàn và tấm hải đồ. Tôi cứ theo ý của bác tài mà đi, bác nói tôi qua trái, tôi qua trái, bác nói tôi quẹo phải là tôi quẹo phải. Tôi như Thiên Lôi, chỉ đâu đánh đó. Thật ra tôi không hiểu biết một tý gì về phương hướng. Cuộc đời tôi được sinh ra lớn lên trên đất liền. Tôi dậm chân tại chỗ mà lớn lên. Những tin tức mà tôi biết được là do chị Gió nói lại, chị Gió may mắn hơn tôi, được đi đây đi đó, khắp tứ phương thiên hạ. Bất cứ chuyện gì xảy ra chị cũng biết...
Chúng tôi tới Phú Quốc thật êm thắm. Đây là hòn đảo lớn nằm ngoài khơi về phía cực Nam của VN. Hòn đảo này từng là nơi trú ngụ của Chúa Nguyễn Ánh trong thời gian chống lại nhà Tây Sơn. Thị trấn Dương Đông tiếp chúng tôi như tất cả các tàu bè khác.
Cậu Út lên bờ giao dịch buôn bán, số lượng hàng hóa từ đất liền được đem lên bán và mua laị những sản phẩm của địa phương như nước mắm, hạt tiêu, khô cá Thiều, mực v.v... Tại đây cậu Út và hai bác tài chỉ kịp lên bờ ăn bữa cơm tối rồi sau đó chúng tôi vội vàng lên đường trở lại đất liền. Ngay tối hôm đó, lúc tàu sắp sửa rời bến thì công an tới xét hỏi giấy tờ và hàng hóa...
Tàu về tới nhà tất cả bình yên, mọi người được nghỉ ngơi sau một chuyến đi xa. Riêng tôi được kéo lên ụ để sửa chữa những hư hỏng. Thật sự tôi không có gì là hư hỏng, chẳng qua bị một vài vết trầy trụa. Chỉ có máy móc cần phải lau chùi thay dầu mỡ...


Ông bạn Máy của tôi rất là kỹ lưỡng, ngoài việc thay dầu mỡ thường xuyên, ông sợ nhất là nước mặn. Nước mặn có khả năng làm han rỉ chân tay, chân vịt, làm hư bình điện nhanh chóng. Ông bạn Máy cũng như tôi không muốn có gì trục trặc, tất cả phải an toàn tuyệt đối để ra đi. Mặc dù nằm trên ụ, thỉnh thoảng cậu Út lại cho ông bạn Máy dợt lại. Mỗi lần máy nổ, tiếng máy kêu rầm rầm làm cả người tôi ê ẩm, cả thân hình tôi rung lên bần bật. Ỏû dưới nước tôi không mệt, vì đã có anh Nước vỗ về, xoa nắn, còn trên bờ chỉ có chị Gió giúp tôi thổi đi những đám khói mà ông bạn Máy nhả ra. Gặp những lúc chị Gió vắng mặt, thật là khốn khổ cho tôi phải hít đầy bụng những đám khói nguy hiểm... Dù sao đi nữa ông bạn Máy với tôi đã kết hợp làm một, không có Máy làm sao tôi di chuyển, không có tôi thì máy cũng không đi tới lui được.
Thời gian như thoi đưa, kể từ ngày làm lễ hạ thủy đến hôm nay đã sáu tháng. Lớp sơn phủ ngoài da của tôi cũng đã ngả màu. Chúng tôi vẫn cứ đi đó đây cho có vẻ buôn bán để chờ cơ hội vượt biên. Vấn đề quan trọng làm sao mang khách xuống tàu và ra đi an toàn.
Một hôm vào dip gần lễ Giáng Sinh, cậu Út cho biết sẽ thực hiện cuộc vượt thoát vào đúng nửa đêm lễ Noel. Cậu đã chuẩn bị đủ cả, chỉ còn việc đón khách. Ngay chiều hôm trước lể Giáng Sinh, tôi nhờ chị Gió đi dò đường, xem tình hình an ninh ra sao. Sau vài giờ chị Gió hổn hển chạy lại báo tin: “Con đường dự trù sẽ đổ người đang bị công an chặn, vì có một chiếc tầu bị phát hiện đang đón khách từ những chiếc xuồng nhỏ”. Tình hình khẩn cấp tôi không biết làm sao báo cho cậu Út hay vì trên tàu chỉ có bác tài. Bác tài theo đúng lệnh se õnhổ neo để tới điểm hẹn đúng giờ quy định. Cậu út đang lo điều hành giao khách cho ghe taxi cùng với mấy người bạn. Tôi lo quá bèn hội ý với chị Gió, anh Nước và ông Máy, tất cả bàn bạc làm cách nào cho ngừng ngay cuộc chuyển hành khách. Cuối cùng chúng tôi đi đến quyết định: Chị Gió có nhiệm vụ nổi phong ba để ngăn chuyển khách, anh Nước thì nổi sóng để cản ghe đi, còn anh Máy thì giả bộ trục trặc không nổ máy, còn tôi thì cứ ì ra nhất quyết không nhúc nhích.
Trời vừa tối, mặt trời vừa khuất bóng sau những rặng dừa cao nghệu, thì gió bắt đầu thổi, mỗi lúc một mạnh hơn, mặt sông cũng nổi sóng mỗi lúc một lớn hơn. Bác tài đúng giờ cho nổ máy. Nhưng máy không chịu nổ, tiếng đề nghe rẹc rẹc.... ré lên rồi im lặng, bác tài chửi thề giận giữ, bác gỡ bugi lau chùi sạch sẽ, cho đề lại, nhưng máy vẫn không nổ.....
Ngoài kia cậu Út thấy sóng gió quá lớn thì lo, cấp tốc cho người chạy đi liên lạc. Những chiếc ghe nhỏ không chiếc nào dám ra sông. Hành khách bố trí ở những điểm dài cổ chờ tin tức... Lệnh “đánh” bị bãi bỏ, tất cả hành khách được lệnh trở về nhà chờ dịp khác.
Nghe tin cuộc “đánh” hoãn lại, chúng tôi mừng lắm, vì vừa cứu được cậu Út và mọi người thoát nạn. Anh Nước ôm chân tôi khóc ròng còn chị Gió cứ quấn tít xung quanh tôi chia sẻ niềm tự hào. Ông Máy đã lập được kỳ công cần được tuyên dương. Nói chung chúng tôi đã giúp mọi người không bị công an chặn bắt. Bọn công an dự đoán nhiều toán vượt biên tổ chức đổ người vào dịp lễ Noel, nên tăng cường bủa vây khắp nơi. May mà chị Gió báo tin kịp thời, nên chúng tôi hành động kịp lúc, tất cả mọi hành khách đều bình yên vô sự. Cậu Út và mọi người đều không biết chúng tôi đã ra tay nghĩa hiệp...
Bây giờ tôi đã một tuổi. Tháng Tám, trời trong xanh, gió hiền hòa, biển lặng như tờ. Có nhiều người dùng ghe máy đuôi tôm cũng có thể vượt biên thành công. Lợi dụng thời tiết tốt, cậu Út lại quyết định “đánh”.
Lần này cậu Út chọn vùng Tắc Cậu làm địa bàn đổ khách. Đây là quê của mợ Út, vấn đề hành khách do mợ Út xếp đặt. Người được đưa tới giấu ở những vườn khóm của bà con. Ban ngày có thể ra rãy làm việc như mọi người, ban đêm nghỉ ngơi thoải mái trong những nhà nhỏ trong rẫy mà không bị nhòm ngó. Khách được chuyển xuống trước cả tuần lễ, tất cả được bố trí chỗ ở an toàn, đúng giờ “G” là taxi tới đón. Bác tài có nhiệm vụ mang tàu tới điểm hẹn để lên dầu và nhận hành khách.
Giờ “G” tới mọi chuyện xảy ra hoàn toàn như ý, nhưng khi kiểm soát dầu mở mới phát hiện: “không có dầu” nhưng lại có tới hai hoa tiêu. Lý do trong lúc chuyển dầu ra tàu, hai ghe chở dầu cùng mang dầu lên một tàu và hai hoa tiêu lại vô tình được đưa lên tàu khác. Vì cùng một chỗ có tới hai chiếc tàu cùng đổ khách. Sự lầm lẫn nguy hiểm, kết quả một tàu toàn là dầu nhưng không có hoa tiêu, một tàu có tới hai hoa tiêu nhưng không có dầu.
Chiếc tàu có dầu nổ máy chạy mất hút. Còn lại con tàu chúng tôi và hành khách, sự lo lắng và sợ hãi xuất hiện trên mặt mọi người. Tàu không thể ra đi, nhưng làm sao đưa khách vào bờ an toàn. Cậu Út mặt mày tái mét không biết phải làm sao. Tôi thấy cậu lâm râm cầu nguyện. Tôi phải yêu cầu chị Gió giúp đỡ cậu mới được. Vừa nghĩ tới chị Gió thì chị cũng vừa lướt tơi. Tôi nói cho chị nghe cái khó khăn nguy hiểm mà cả tàu đang gặp phải. Chị vò đầu suy nghĩ, trong lúc bối rối anh nước cứ quấn lấy chân tôi, làm tôi bực cả mình. Thình lình một chiếc ghe nhỏ đang tiến về hướng chúng tôi. Cậu Út lấy đèn pin làm ám hiệu. Sau khi biết chắc ghe nhỏ là ghe taxi phía mình, đang chở khách ra, cậu cho ghe tiến lại gần. Sau khi thảo luận, Mợ và hai người khách xuống ghe nhỏ đề vào bờ vì mợ có nhiệm vụ liên lạc ghe Taxi để ra đón khách vào bờ. Vấn đề quan trọng làm sao không bị công an tuần tra phát hiện. Chị Gió nhận ngay nhiệm vụ nổi gió làm chướng ngại không cho tàu công an lên đường làm nhiệm vụ. Tụi công an thấy gió to sóng lớn, chúng làm biếng, nằm ì trong nhà. Cũng chính vì vậy mà mợ có đủ thì giờ mướn ghe ra đón khách mang về vị trí rẫy khóm.
Công việc thật là khó khăn, đổ quân đã khó nhưng rút quân càng khó hơn. Tới gần sáng, tàu bắt buộc phải trở về. Số khách còn laị trên tàu là năm người, cậu Út buộc lòng giấu tất cả xuống hầm tàu và chất khóm lên trên. May mắn nhất là khi đi qua những trạm kiểm soát, Công an chỉ xuống xem qua rồi cho chạy. kết quả tất cả mọi hành khách đều trở về nhà bình an vô sự.
Hai lần “đánh” hụt, cậu Út buồn vô cùng, nhất là một số khách không theo nữa. Một số đòi tiền lại, một số thay đổi nhân sự. Tình hình trở nên nguy hiểm hơn, chỉ cần một bất mãn của khách hàng có thề mang tới sự đổ vỡ trầm trọng, nhất là niềm tin của mọi người đối vơíù cậu giảm đi rõ rệt. Cậu quyết định bán tàu để hoàn trả tiền cho khách hàng.
Nghe tin cậu Út muốn bán tàu, chúng tôi họp nhau lại bàn bạc, tìm kế giúp cậu vượt khỏi khó khăn. Anh Nước nói tại sao không tìm khách mới lấy tiền trả cho khách cũ. Nhưng vần đề không còn đơn giản như lúc ban đầu, công việc tìm khách không dễ dàng như trước. Cậu Út đi lên thành phố cả chục lần nhưng không có kết quả. Cậu buồn và lo lắng nhiều, lúc này trông cậu tiều tụy thấy rõ. Chúng tôi nhìn cậu xót xa mà không biết làm sao. Chị Gió là chân chạy, được chúng tôi yêu cầu đi tìm cách giúp cậu Út.
Một tối chúng tôi đang lim dim ngủ, thì nghe thấy cây cối rào rào. Chúng tôi biết ngay là chị Gió về. Vừa thấy bóng giáng chị là chúng tôi có mặt đầy đủ ngay.
Chị nói vừa tìm được người muốn mua tàu cho cậu. Chúng tôi ngạc nhiên: “Sao lại tìm người mua tàu”. Chị Gió nói: “Đúng, người này muốn mua tàu để “đánh”, tại sao mình không nhân cơ hội bán tàu và “đánh” luôn”. Tôi chẳng hiểu một tí gì, anh Nước và ông Máy cũng thắc mắc không hiểu. Chị Gió nói: “Khó hiều, xin các bạn cứ tin ở tôi, tôi sẽ sắp xếp cho họ gặp nhau trong tuần, sau đó các bạn sẽ hiểu”. Chúng tôi tin tưởng chị Gió và cùng nhau chờ đợi.
Sau đó, quả là có người tới kiếm cậu Út hỏi mua tàu, người này biết cậu qua trung gian một khách hàng. Cậu hỏi người khách mua để làm gì" Sau khi biết ý định của người mua, cậu đề nghị hợp tác “đánh” chứ không bán. Hai bên đồng ý trên nguyên tắc. Người bạn mới đưa cậu tới gặp những người có liên quan đến tổ chức. Sau khi gặp mặt và thảo luận những điều kiện căn bản, cậu bằng lòng. Bên cậu Út đi 40 người, bên người bạn đi 40 người. Tất cả bãi, bến đưa rước khách đều do bên bạn tổ chức trách nhiệm. Tàu được cung cấp đầy đủ thực phẩm, nước uống, thuốc men cũng như dầu xăng đủ chạy trong tám ngày. Đặc biệt tàu còn được công an biên phòng bảo vệ an toàn bãi bến cũng như đưa ra khỏi cửa biển 30 hải lý.”
Chúng tôi lại được lôi lên bờ để đại tu, tất cả mọi phí tổn đều do phía bạn chi xuất. Chị Gió nói với chúng tôi: ”chuyến đi này bảo đảm an toàn tuyệt đối, vì đây là chuyến đi bán chính thức do công an tổ chức”.
Nghe đến công an là chúng tôi sợ rồi, nếu nói tin công an thì xin lồi chỉ tin có 10% thôi. nên nghe chị Gió nói chúng tôi ai cũng không khỏi nồi da gà, nhất lại là công an biên phòng. Cái loại công an chuyên tìm cách gài bẫy để bắt người cướp của. Thậm chí còn thủ tiêu hành khách để lấy vàng.
Cũng từ ngày ấy mấy anh em chúng tôi không đêm nào yên giấc, và chẳng ngày nào không lo lắng. Đôi khi chúng tôi trách tại sao cậu lại tin người dễ như vậy. Chúng tôi chỉ còn biết cầu nguyện cho niềm tin của cậu là sự thật, không bị lừa dối.
*
Ngày chờ đợi đến. Hành khách được chuyển bằng mọi phương tiện. Điểm giao có thể là bến xe, bến phà, trong quán caphê, hay tại nhà. Cũng có thể giao khách ngay tại Saigon, hoặc tại tỉnh lẻ. Chỉ cần hẹn đúng giờ là có người đến đón. Còn đem người tới điểm thế nào thì chúng tôi không biết, chỉ nghe chị Gió báo cáo: “moị sự êm đẹp” là chúng tôi yên tâm.
Chị Gió được giao nhiệm vụ theo sát tình hình, nếu có gì xảy ra chúng tôi đủ thì giờ đối phó. Giờ chót chúng tôi được thông báo “hoãn đánh”, lý do đám công an biên phòng hiện tại không phải công an nhà nên tất cả phải án binh bất động. Lệnh hoãn binh làm mọi người điếng người.
Vì tất cả các hành khách đã bàn giao, chỉ còn lại Cậu Út, bác tài, hoa tiêu và người nhà là chưa lên đường. Cậu cũng không biết phải làm sao. Giờ này cậu cũng như mọi người khác là chờ đợi. Ai cũng lo sợ ra mặt, nhưng không ai dám nghĩ mình bị gài, bị gạt. Mọi người đều cố xua đuổi cái tư tưởng xui xẻo ấy. Chị gió thì đi đâu mất. Tôi hỏi anh Nước, anh Nước hỏi ông Máy, ông Máy hỏi lại tôi... luẩn quẩn hỏi nhau, nhưng không ai trả lời được.
Hai ngày dài như một thế kỷ. Hai ngày căng thẳng, cuối cùng, chúng tôi được lệnh lên đường. Tàu bàn giao cho tài công của công an có nhiệm vụ mang tới điểm hẹn.
Cậu Út và gia đình cũng như bác tài được đón tại bến Ninh Kiều, mọi người được đưa xuống đò máy chợ. Đường từ Ninh Kiều ra Trà Ôn phải đi qua 5 trạm kiểm soát, tất cả đã được mua, nên mọi người qua dễ dàng, không gặp khó khăn nào.
Tất cả lên bờ tại Trà Ôn, tại đây có người đón đưa ra cồn bằng ghe nhỏ. Tại cồn, số khách xuống trước mấy ngày cũng đã có mặt ở đây. Mọi người nhìn nhau, nhưng không ai nói với ai. Vì không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Chúng tôi được giao cho tên tài công mới còn trẻ, và một tên có lẽ là công an vì bên hông có mang theo súng ngắn. Tàu vừa rời bến tên tài công xả hết tốc lực chạy. Ông Máy hét muốn bể cả hầm tàu, còn tôi cứ chao lên, hụp xuống kinh hãi. Anh Nước giang cả chân tay ra rẽ sóng, nước sô lên tạo thành những cơn sóng cao nghệu như muốn dìm đắm những chiếc ghe nhỏ trên sông.
Tên tài công sông trẻ cười khoái chí, hắn còn bắt tôi chạy qua chạy lại. Ôi cái xương sườn của tôi nó kêu lên răng rắc. Hắn vẫn không tha. Ra đến sông lớn, hắn tống ga chạy nhanh làm tôi cứ chồm lên chồm xuống, đau xốn cả người. Anh Nước bị tôi dập la lên ầm ầm. Ông Máy mệt quá xịt khói tùm lum, chiếc kèn treo trên phòng lái cũng sợ quá cứ hét lên từng hồi. Thật khốn khổ thay cho chúng tôi. May quá chị Gió tới, chị tức tối thổi thẳng vào mặt tên tài công trẻ, làm cho tóc hắn bay lung tung. Hắn nhượng bộ giảm ga chạy chậm lại. Chúng tôi hoàn hồn, nhịp thở từ từ ổn định, riêng ông Máy cái cổ vẫn khàn khàn.
Đúng 9 giờ tối chúng tôi tới điểm hẹn, tên công an dùng đèn pin làm hiệu liên lạc. Khi nhận đúng tín hiệu, chúng tôi được lệnh tiến vào cồn để bốc người, thực phẩm, nước uống cũng như xăng dầu. Những chiếc ghe taxi cặp vào tàu để sang người. Khi tôi nhìn thấy cậu Út và gia đình lên tàu đầy đủ, tôi vội vàng de tàu ra và vào số để lên đường. Chúng tôi không thề đứng lại vì số người lên tàu đã quá số quy định.
Trời bắt đầu đổ mưa, những giọt mưa khóc cho chúng tôi, những người phải bỏ xứ ra đi, cũng khóc cho những người còn ở lại. Cậu Út ra lệnh hứng nước mưa để trữ. Tất cả xăng dầu, thức ăn, nước uống, thuốc men đầy đủ theo đúng như hợp đồng. Trên tàu 3 tên công an và tên tài công có nhiệm vụ đưa chúng tôi ra cửa biển vẫn đứng trong phòng lái. Theo sau tàu là chiếc vỏ dọt cũng của công an theo bảo vệ chúng tôi.
Chúng đưa chúng tôi ra ngoài khơi khoảng 30 km thì bàn giao tàu lại cho bác tài, và cậu Út. Mọi người gom góp tiền còn lại gửi cho bọn công an trước khi chúng xuống vỏ dọt để trở vào đất liền.
Tôi cũng như mọi người quay lại nhìn vào hướng đất liền để chào tạm biệt, hẹn gặp lai ngày mai tươi sáng.
Chị Gió đi theo chúng tôi, anh Nước tháp tùng. Chúng tôi chọn hướng bọc qua Côn Đảo, sau đó mới trực chỉ Mã Lai. Con đường tuy dài nhưng an toàn hơn. Lần ra biển đi Phú Quốc cho tôi và bác tài có nhiều kinh nghiệm. Nhờ những kinh nghiệm quý báu ấy lần này chúng tôi không bị lấn cấn. Vấn đề khó khăn là không có hoa tiêu đường biển. Ngày chót, vợ anh hoa tiêu biển bể bầu, nên anh không tham dự chuyến vượt biên này. Cuối cùng cậu Út và một vài người khách có am hiểu về hàng hải cùng nhau hường dẫn con tàu.
Đêm xuống, không gian đen như mực, chúng tôi lầm lũi tiến tới. Giờ phút này không ai có thể nói thành hay bại. Cái bất trắc có thể sảy ra bất cứ lúc nào.
Trước mặt, sau lưng hoàn toàn không nhìn thấy. Con mắt tôi dầu to cách mấy cũng vô dụng. Trên phòng lái, nhóm cậu Út và vài người đang cố gắng hướng dẫn tôi đi đúng hướng. Tôi nhìn thấy thật xa có ánh sáng, chúng tôi quay hướng tiến về phía đó. Khoảng hai giờ sau, chúng tôi thấy ánh sáng rõ dần, giống như một tòa nhà nhiều tầng đang di chuyển về chúng tôi. Đó là chiếc tàu buôn lớn. chúng tôi đốt vải tẩm dầu để báo hiệu cấp cứu. Tàu hàng tới gần chúng tôi khoảng 500 mét, bất chợt quay đầu chạy. Có lẽ phát hiện thấy chúng tôi không nguy hiểm nên bỏ đi.. Tàu hàng xa dần, chúng tôi trở lại cô đơn giữa biển cả.
Ngày thứ 2 chúng tôi vòng qua đảo Côn Sơn. Từ xa một con tàu nhỏ đang chạy về hướng chúng tôi. Phòng lái được cấp báo có tàu lạ đang rượt đuổi. Tôi dục ông Máy xả hết ga chạy, còn chị Gió có nhiệm vụ thổi xuôi để đẩy con tàu đi nhanh hơn. Chúng tôi chạy nhanh hơn, con tàu lạ từ từ biến mất, tới lúc đó chúng tôi mới chạy chậm lại để dưỡng sức.
Ngày thứ 3 chúng tôi nhìn thấy đảo Thổ Chu. Đây là nhóm 3 đảo nhỏ gần nhau nằm gần hải phận phía giữa VN và Mã Lai. Như vậy chúng tôi mới đi được 1 phần 3 đường. Để tránh vào địa phận đảo, chúng tôi chạy chếch qua 20 độ về phía Đông. Tình hình trên tàu bình yên, mọi người đã quen với sóng gió, một vài người lên boong tàu cho thoải mái hơn. Chúng tôi đề nghị những người ngồi trên boong phải cẩn thận, kẻo bị sóng hất xuống biển.
Con tàu đi được 3 ngày đêm thì gặp trở ngại. Bình điện bị vô nước nên không thể cầm hơi, ông Máy chạy quá mệt nên không chạy nổi. Máy ngưng nổ, bình điện hết. Tôi trôi lềnh bềnh trên biển, không biết mình trôi về đâu. Nhìn cậu tôi, nhìn mọi người, tôi cố gào ông Máy tỉnh lại. Chị Gió thổi chậm lại không cho con tàu trôi xa. Anh Nước đổi chiều lôi ngược tôi không cho tôi trôi về hướng VN. Ông Máy không thể nổ lại nếu không có bình điện để đề.
Cậu Út khóc ròng. Mọi người bắt đầu sợ hãi, ai cũng cầu nguyện. Dưới hầm tàu một số người đã xỉu vì tàu lắc quá mạnh. Người ta ói mửa, đại tiểu tại chỗ làm cho cả hầm tầu vô cùng hôi hám. Cậu Út ra lệnh mở thêm nắp hầm cho không khí vào nhiều hơn. Máy bơm nước không hoạt động, nước trong tàu lên cao ngập đến sàn hầm máy. Tất cả trong tình trạng nguy hiểm. Đám thanh niên thay nhau múc nước. Tôi thấy tình trạng nguy kịch, đề nghị chị Gió giúp đỡ.
Khoảng nửa giờ sau chị gọi 2 con cá thật lớn loại cá ông có cái đầu thật to tới kè hai bên tàu. Hai con cá tới làm tôi hết hồn, tôi chưa bao giờ thấy cá lớn như vậy, chiều dài cá bằng nửa con tàu. Hai ông cá cứ ủi cái lưng vào hông tôi làm tôi nhột muốn chết. Tôi cố nín cười, vì nhờ hai ông cá mà tôi không bị lắc nhiều. Một vài chú cá Chuồn bay biểu diễn phóng lên boong tàu, mấy người phải ra tay nghĩa hiệp thả cá Chuồn trở lại biển. Cậu Út hỏi bác thợ máy tình hình. Bác cho biết nếu có cái gì quay cục dinamo cho phát điện trong khoảng 15 phút, thì có hy vọng đề máy.
Cậu Út nhớ tới cái máy kole 4 buộc sau tàu làm máy phụ trong sông vẫn còn. Cậu hỏi bác thợ máy có thể xử dụng được không. Bác thợ máy xực tỉnh: “Đúng rồi mình dùng cái máy đuôi tôm để kéo cục dinamo, để cục dinamo phát điện sạc bình điện”.
Bác thợ máy và cậu Út lôi máy kole, tháo ra, lau dầu mỡ, sau đó đổ xăng cho dật máy. Máy nồ. Cậu huy động 4 thanh niên khiêng máy đuôi tôm nâng lên cao trong lúc máy tiếp tục nổ, dây cu- roa chuyền lực từ máy kole vào bánh quay của dinamo. Dinamo quay, phát điện sạc điện vào bình. Tất cả mọi người vừa cầu nguyện, vừa hồi hộp. Chừng 20 phút giữ đúng vị thế, bác thợ máy cho đề máy tàu. Ông Máy có điện nổ liền.
Tiếng máy gầm lên hớn hở, máy bơm nước ào ào hút nước. Tất cả đã được cứu thoát. Tôi giơ tay chân bắt đầu di chuyển. Cậu Út ôm chặt lấy mợ vui mừng. Chúng tôi hoan hỉ tiếp tục lên đường. Mọi người thở phào nhe nhõm. Tổng cộng tàu trôi lênh đênh 9 tiếng. có nghĩa chúng tôi phải đi chậm hơn dự trù một ngày nữa.
Ngày thứ 5, chúng tôi gặp bão. Lúc bão nổi lên thì chị Gió người nhà chạy đâu mất. Tầu bị nhồi dữ dội, tôi cứ hụp lên hụp xuống, chao qua bên nọ, lắc qua bên kia. Mọi người sợ quá trở lại trong hầm tàu. Những cơn sóng đánh phủ qua tàu làm chiếc tàu như muốn lật úp. Bác tài cầm chắc vô lăng lách sóng để giảm bớt áp lực. Những chiếc can nhựa để trên bong tàu, một vài cái đã bị sóng lôi xuống biển. Tôi nhìn chiếc can nhựa trôi theo sóng biển mà rùng mình sợ hãi. Số phận những người trong tàu nằm trong tay chúng tôi. Chúng tôi chịu trận cả giờ mới thấy chị Gió mò tới. Tôi trách chị bỏ chúng tôi đề gió Mã Lai vùi dập chúng tôi súyt chết. Chị làm cho gió yên lặng, cơn bão nhanh chóng chạy đi chỗ khác. Chúng tôi nhìn thấy giàn khoan, tuy vậy mà mãi tới nửa đêm về sáng, chúng tôi mới tới giàn khoan.
Tới giàn khoan, chúng tôi được một nhóm tàu đánh cá Mã Lai tới đề nghị sẽ kéo vào bờ Mã Lai, đổi lại chúng tôi phải cho họ những cà rá vàng và đồng hồ có trên người. Cậu Út bàn với mọi người và quyết định trao đổi. Tất cả tàu chúng tôi gom đươc 4 khâu vàng và 4 cái đồng hồ. Nhận thấy số lượng quá ít, họ bỏ chúng tôi. Sau nửa giờ, họ trở lại, và bằng lòng kéo chúng tôi vào bờ. Có lẽ vì lòng thương người mà họ trở lại cứu giúp.
Nhóm này có 4 tàu, họ dùng 2 chiếc kéo chúng tôi, còn 2 chiếc đi bên cạnh chúng tôi. Những người đánh cá Mã Lai tốt bụng, không những giúp kéo chúng tôi vào bờ, còn nấu cơm phát cho chúng tôi. Những miếng cơm trắng, nhửng miếng cá Thu sốt cà có lẽ không bao giờ quên được với những ngưỡi đi trên con tàu HG 54 này.
Đúng 5 giờ chiều ngày thứ 6 chúng tôi được kéo vào một đảo nhỏ. Người Mã Lai cho chúng tôi hay là họ không giám kéo chúng tôi vào đất liền, vì họ không được phép làm như vậy. Từ đảo này vào đất liền chỉ mất 2 tiếng, chúng tôi có thể tự đi vào. Tại đảo chúng tôi gặp một vài người ngoại quốc nói tiếng Anh đang du lịch tại đây. Họ chỉ chúng tôi phương hướng chính xác để vào bờ, đồng thời gọi báo cho cảnh sát, cũng như hội Trăng Lưỡi Liềm Mã Lai hay để họ đón chúng tôi.
Chúng tôi đổ bộ trúng ngay một làng của người Hoa sống ở Mã Lai. Nhờ biết tiếng Hoa, mọi người được dân chúng tiếp đãi tử tế. Họ mang cho cà phê nóng, cháo nóng, cơm nóng, sữa tươi, thuốc lá, rất nhiều bánh trái và một số thuốc men cần thiết. Họ cũng cho biết cảnh sát Ma Lai sẽ làm giấy tờ và chuyển mọi người qua đảo Bidong.
Tôi nhìn Cậu và đoàn người lũ lượt lên bờ, không tin nổi mắt mình, tôi đếm đi đếm lại, 135 người, 63 đàn ông, 36 đàn bà, 36 trẻ em. Tôi không ngờ tôi đã mang tới 135 người đi tìm tự do. Ròng rã 6 ngày 7 đêm trên biền cả tôi đã cưu mang số người ngoài dự tính. Không một ai phải đói, bệnh tật, hay nguy hiểm đến tính mạng. Tôi đã mang tất cả 153 con cái của mẹ Việt Nam đến bến tự do bình yên, vô sự. Tôi hãnh diện vì mình đã làm được một việc hữu ích dân tộc Việt Nam.
Trên kia cậu Út tôi cùng đồng bào tôi đang bước lên xe của hội Trăng Lưỡi Liềm để thực sự đi đến xứ tự do. Còn tôi, ông Máy, chúng tôi yên nghỉ tại đây nghe sóng nước vỗ về, nghe gió biển ru ngủ...
May mắn hơn nữa hôm nay gặp được cậu, cơ hội để cho tôi tỏ rõ nồi niềm. Ngày mai đây khi trở về quê mẹ nhớ cho tôi gửi lời thăm hỏi của riêng tôi cũng như của tất cả chúng tôi “Những con tàu bị bỏ quên”

Tuấn Linh

Ý kiến bạn đọc
26/05/201921:33:06
Khách
Tác giả Tuấn Linh có lẽ là một người rất có kinh nghiệm về việc đóng tầu, tổ chức vượt biên nên đã nêu ra những chi tiết thú vị cho người đọc, kể cả việc quan sát những trạm canh gác của công an để chuẩn bị hoàn hảo cho chuyến đi. Trí tưởng tượng phong phú của tác giả qua việc nhân cách hoá cây Sao, Bác Máy, chị Gió, anh Nước..v..v.., lồng vào tình yêu nước, lên án tội ác của bọn Cộng sản... làm câu chuyện thêm hấp dẫn lôi cuốn. Hy vọng sẽ có dịp đọc thêm những truyện khác của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,773,036
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến