Hôm nay,  

Cha Tôi

10/06/200100:00:00(Xem: 209528)
Bài tham dự số: 02-269-vb0611

Tác giả Hải Triều đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ rất đặc biệt. Ông tên thật là Lai Thế Lãng, nguyên sĩ quan QLVNCH, từng trải qua nhiều năm tù Cộng Sản,. tới Mỹ theo diện HO, hiện định cư tại Burlington, VT. Sau đây là bài viết mới của ông.



Hàng năm, dân chúng Mỹ và không ít người Việt tỵ nạn trên đất Mỹ kỷ niệm ngày Father's Day. Tuy vậy, có lẽ không có mấy người để ý hoặc biết đích xác về xuất xứ của ngày lễ có ý nghĩa tốt đẹp này.
Có người nghĩ rằng ngày Father' Day bắt nguồn từ ngày lễ thánh Joseph mà người Công giáo đón mừng vào ngày 19-3 hàng năm. Người ta nghĩ như vậy vì thánh Joseph là cha của Chúa Jesus. Lễ thánh Joseph, Father of God và ngày Father's Day như có liên hệ với nhau.
Lại có người cho rằng bà John Dowd ở West Virginia chính là người đã khai sinh ra ngày Father's Day để vinh danh người cha ruột của bà. Sau khi mẹ bà qua đời, người cha khả kính đã quên đi cuộc sống riêng tư của mình để sống cho con cái. Trong cảnh cô đơn "gà trống nuôi con", ông đã chăm sóc gia đình thật chu đáo.
Cũng có ý kiến khác tin rằng ngày Father's Day ra đời vào tháng Sáu năm 1910 tại Spokane, Washington và người sáng lập ra ngày lễ này là bà Sonora Dodd. Bà Dodd, sau khi nghe một bài thuyết giảng về ngày Mother's Day vào năm 1909 đã tự hỏi tại sao lại không có một ngày dành cho cha" Nỗi băn khoăn ấy đã đưa bà đến quyết định dành một ngày đặc biệt để vinh danh người cha ruột đáng kính, ông William Smart. Vợ ông mất đi sau khi sinh hạ đứa con thứ sáu trong gia đình. Ông Smart đã quyết định ở vậy nuôi nấng đứa trẻ sơ sinh cùng với năm người con khác cho đến ngày khôn lớn.
Ngày Father's Day đầu tiên được cử hành vào ngày 19-6-1910 tại Spokane, Washington. Cũng khoảng thời gian ấy có nhiều thành phố và thị trấn ở nhiều nơi trên nước Mỹ cũng cử hành ngày lễ mang đầy ý nghĩa này.
Năm 1924, tổng thống Calvin Coolidge đã hậu thuẫn mạnh mẽ ý kiến coi ngày Father's Day là ngày kỷ niệm cho toàn quốc. Đến năm 1966, tổng thống Lyndon Johnson ban hành sắc lệnh chính thức chọn ngày Chúa nhật thứ ba của tháng Sáu hàng năm là ngày Father's Day
Từ khi ra đời cho đến nay, Father's Day đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận đối với các nhà văn, nhà thơ và cho những sáng tác âm nhạc cũng như điện ảnh.
Điều này không lạ. Người cha lúc nào cũng đáng ca ngợi về những hy sinh, lo toan cho con cái. Người cha lúc nào cũng đáng ca ngợi về những quan tâm, những nỗ lực trong việc nuôi dạy con cái, mong cho con cái trở thành người hữu dụng. Có những người cha đáng ca ngợi vì biết lắng nghe, biết thông cảm và sẵn sàng chia sẻ với con cái. Có những người cha đáng ca ngợi về lòng bao dung, luôn sẵn sàng tha thứ và biết cách dẫn đưa con cái ra khỏi lỗi lầm. Lòng thương yêu con cái của người cha bao la như đại dương. Có người nói ở trên đời chỉ có con cái nhẫn tâm bỏ rơi cha mẹ chứ ít khi thấy cha mẹ bỏ rơi con cái.
Nói về công đức của cha không phải chỉ để tự hào hoặc muốn khoa trương nhưng là để rút ra những bài học cho bản thân, để noi gương bắt chước và cũng để tỏ lòng biết ơn đối với đấng sinh thành.
Trong ý hướng đó, nhân ngày Father's Day 2001, tôi viết bài này như thắp lên một nén hương lòng kính dâng hương hồn thân phụ để tỏ lòng tri ân đối với người cha suốt đời tận tụy, hy sinh, lúc nào cũng băn khoăn lo sao cho con cái được thành người. Mẩu chuyện mà tôi viết về cha dưới đây chỉ là một trong nhiều mẩu chuyện được xem là những bài học quý giá mà cha tôi muốn truyền thụ cho anh em chúng tôi. Cha tôi không dạy chúng tôi bằng lý thuyết suông, ông muốn dạy chúng tôi những bài học thực tế và bằng những việc làm cụ thể.
*
Hồi còn nhỏ, cũng như những đứa trẻ khác, tôi rất thích được nghe kể chuyện.
Ông nội tôi thường kể chuyện cổ tích cho anh em tôi nghe khi rảnh rỗi. Có một câu chuyện mà ông tôi kể đi kể lại nhiều lần đến nỗi tôi thuộc nằm lòng.
Ông tôi kể rằng ngày xưa có một người rất đạo đức, có lòng thương người và hay giúp đỡ những người nghèo khổ, nhất là những người gặp phải trường hợp cơ nhỡ, ngặt nghèo.

Một hôm có người ăn mày đến nhà người này xin ăn rồi bất ngờ bị bệnh, nằm lăn quay ra sân. Gia chủ thấy vậy liền sai gia nhân đem người bệnh vào nhà săn sóc và chạy chữa thuốc men. Mấy hôm sau bệnh nhân lành bệnh, đến gặp gia chủ nói lời cảm ơn rồi xin từ giã vào sáng hôm sau. Nghe vậy gia chủ bèn căn dặn người nhà phải lo cơm nước và chuẩn bị một ít gạo, mắm cho người ăn mày trước lúc lên đường.
Sáng hôm sau, khi mặt trời đã lên cao, cơm nước và mọi thứ cũng đã sẵn sàng nhưng người ăn xin vẫn chưa thức dậy. Gia chủ sai người vào chỗ ngủ xem sao mới vô cùng ngạc nhiên thấy người ăn xin đã biến thành người vàng. Thế là người chủ nhà tốt bụng bỗng chốc trở thành chủ nhân của số vàng to lớn và trở nên giàu có không ai sánh bằng.
Lúc nhỏ, mỗi lần nghe xong câu chuyện tôi cứ ước ao ngày nào đó có một người ăn mày đến xin trú ngụ tại nhà mình để sáng hôm sau hóa thành vàng cho gia đình mình cũng được giàu có. Về sau, khi lớn lên tôi mới hiểu rằng ông tôi chỉ muốn dùng câu chuyện ấy để dạy cho con, cho cháu về lòng bác ái, vị tha và biết "thương người như thể thương thân".
Có lẽ thấm nhuần đường lối giáo dục của ông nội tôi cho nên cha tôi rất hăng say trong những công việc mà người có tính vị kỷ gọi là "ăn cơm nhà vác ngà voi" hoặc "lo chuyện con bò trắng răng".
Từ khi tôi có trí khôn cho đến lúc rời gia đình đi nhập ngũ, tôi đã được chứng kiến không ít những việc thuộc loại "vác ngà voi" của cha tôi. Đến khi ở trong quân ngũ, sống xa gia đình, thỉnh thoảng tôi mới có dịp được về thăm nhà. Trong những lần ấy tôi lại được mẹ tôi kể cho nghe thêm một số thành tích khác về việc "lo chuyện con bò trắng răng" của cha tôi. Mẹ tôi kể nhiều lắm nhưng có một câu chuyện mà tôi còn nhớ mãi, không bao giờ quên.
Chuyện xảy ra vào khoảng năm 1963 khi gia đình tôi đang sống trong một xóm lao động thuộc thị xã Long Xuyên (lúc đó tôi vắng nhà vì đang ở trong quân đội). Đây là một xóm nghèo. Phần lớn người trong xóm đều "làm ngày nào xào ngày đó" nghĩa là ngày nào không đi làm thì không có tiền đi chợ. Trong xóm có một gia đình sống nhờ vào tiền kiếm được của một lao động duy nhất là người chủ gia đình làm nghề cắt tóc. Cũng như những gia đình khác trong xóm, những bữa ăn của gia đình này ngon hay dở; cuộc sống tạm đủ hay thiếu hụt đều tùy thuộc vào số tiền kiếm được mỗi ngày nhiều hay ít.
Một buổi sáng nọ, người thợ cắt tóc đến quán cắt tóc của mình để bắt đầu công việc kiếm cơm cho gia đình. Khi ông đến nơi thì hỡi ôi! kẻ nào đó đã cạy cửa vào quán lấy hết đồ nghề cắt tóc của ông rồi. Người thợ hớt hải chạy về nhà báo tin cho vợ con. Nghe biết sự việc, cả nhà khóc lóc như trong nhà có đám tang.
Theo lời kể của mẹ tôi thì ngay khi biết được tin đó, cha tôi lập tức đi lấy bộ đồ hớt tóc mới tinh mà ông đã dành dụm mãi mới mua được. Ông đến thẳng nhà người thợ, trao bộ đồ hớt tóc cho khổ chủ và nói với ông này hãy mau trở lại quán với bộ đồ hớt tóc này để giữ cho sinh hoạt trong gia đình ngày hôm đó vẫn được bình thường. Để tránh cho người thợ cắt tóc sự ngại ngùng, cha tôi nói ông cứ tự nhiên xử dụng bộ đồ nghề hớt tóc này, khi nào có tiền mua được bộ khác thì trả lại cho cha tôi.
Nhìn bộ đồ hớt tóc còn nguyên trong những hộp đựng, người thợ ngần ngại không dám nhận. Cha tôi phải giải thích thêm rằng bộ đồ nghề này, cha tôi chỉ dùng để hớt tóc cho người trong gia đình chứ không phải là phương tiện kiếm cơm. Có nó hay không có nó cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của gia đình chúng tôi. Còn ông thợ thì khác, thiếu nó sẽ không có phương tiện kiếm cơm, cuộc sống gia đình có thể bị xáo trộn. Nghe vậy ông thợ cắt tóc mới chịu nhận và cám ơn rối rít.
Mẹ tôi nói sau việc đó có người khen cha tôi nhưng cũng có những người cười chê, nhạo báng. Loại người sau cho cha tôi là người khờ dại.
Đúng vậy, dưới cái nhìn của người vị kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình và dửng dưng trước nỗi khổ của người khác thì quả thật việc làm của cha tôi, đem của trong nhà đi cho người dưng là khờ dại. Nhưng tôi biết chắc khi làm việc đó, cha tôi đã chẳng màng đến những lời khen, chê. Không cần hỏi tôi cũng biết ngày hôm đó cha tôi vui lắm vì ông biết ông đã làm được một việc đáng làm.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,192,959
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến