Hôm nay,  

Nghề Cải Tiến Cách Nghe Và Nói Ở Nước Mỹ

30/05/200100:00:00(Xem: 174567)
Hai môi trường gần gũi nhất cho người Việt Nam tại Mỹ có thể nói là nhà thương và trường học. Khi bạn vào nhà thương để thăm thân nhân đôi khi bạn gặp một nhân viên với tên là Audiologist, là người chăm sóc cho sự nghe được âm thanh và tiếng nói. Cũng có khi bạn gặp Speech Pathologist, là người chăm sóc cho việc phát âm và nói được bình thường. Khi bạn đến trường học công cộng, bạn thấy ngoài các phòng học bình thường có một phòng đặc biệt với bảng hiệu ngoài cửa phòng là Speech Language. Người đảm trách phòng ngôn ngữ này là Speech Pathologist, là người chăm sóc cho học sinh phát âm và nói cho đúng giọng, đúng cách.
Tôi nghĩ tới câu ca dao tục ngữ Việt Nam: “Phú quý sinh lễ nghĩa” Tôi muốn nói tới những nước giàu có và phát triển mới có dịch vụ này. Và còn một câu ca dao khác là “Con ơi muốn nên thân người lắng tai nghe lấy những lời Mẹ Cha....Học ăn học nói cho tầy người ta ...”các bạn thấy chữ nghe và nói trong ca dao Việt Nam” Người Mỹ thấy được tầm quan trọng của nghe và nói nên mới có trường dạy nghe Audiology và Speech Language Pathology cả một trăm năm nay.
Nước Mỹ nhất là tiểu bang California có quá nhiều chủng tộc khác nhau nên trong các trường học người thầy cô dạy nói không có đủ thì giờ luyện đúng giọng cho các em nói hai thứ tiếng chỉ có ít giờ cho những người bị tật nói giọng hay cà lâm. Chỉ khi nào cha mẹ làm đơn yêu cầu thì em mới được luyện giọng. Nước Mỹ có đạo luật IDEA Individual with Disability Education Act. Luật này được tổng thống Bush nhấn mạnh là không một đứa trẻ nào bị để mặc cho nó thua kém các bạn nó. Nếu nó bị tật nói giọng phải tập luyện cho nó những cách bù đắp cho khiếm khuyết của nó. Nhờ đạo luật này mà ngày hôm nay tại các trường đại học cho những người tàn tật tại nước Mỹ, đã có hiệu trưởng trường đại học tuy bị câm nhưng vẫn có thể dùng tay để dạy và điều khiển (Dr I King, là một hiệu trưởng câm của trường đại học Gallaudet, tại Hartford, Connectiout). Rất nhiều giáo sư đại học dạy bằng tay, rất nhiều giáo sư đại học ngồi xe lăn.
Lịch sử văn hóa của nước Mỹ bắt nguồn từ ngày xưa, khi các người Âu Châu bỏ nước của họ vì muốn tìm đất mới để sinh sống, họ đem theo cuốn sách Phúc Âm, thế là quyển sách đầu tiên tại nước Mỹ là Cuốn Phúc Âm. Trong cuốn sách này có một câu dạy dỗ của Chúa được người Mỹ áp dụng triệt để tối đa, một trăm phần trăm là câu “Ask and you will receive”. Câu này có nghĩa là “hãy xin thì sẽ được” Người dân thỉnh nguyện giúp đở các gia đình có người tàn tật. Chính phủ ban hành đạo luật IFSP Individual Family Service Plans. Thế là các thầy cô dạy nghe và nói đến tận nhà huấn luyện cho Cha Mẹ cách giúp em bé phát triển về ngôn ngữ mặc dầu em không nghe được và nói được. Dịch vụ này chỉ dành cho các em từ 0-3 tuổi. Life Step là một cơ quan tư nhân không làm việc để kiếm lợi tức đã giúp đở cho chính quyền trong công việc gởi chuyên viên đến huấn luyện tại tư gia. Tất cả các nhà giáo dục có bổn phận phải chăm sóc cho các em bị tật thuộc khu vực học chính của mình từ 0-21 tuổi hoàn toàn miễn phí. Nhưng mỗi nhà giáo dục của Mỹ tùy theo địa phận và dân tình họ điều hành rất khác nhau. Những khu có nhiều nhà kinh doanh, xí nghiệp thường có nhiều ngân quỹ hơn những khu không có thương nghiệp phồn thịnh. Cho nên luật là một chuyện, nhưng nếu không có đủ ngân quỹ thì dịch vụ cũng ít đi. Thêm vào đó, số thầy cô dạy nghe và nói rất hiếm, nên nếu trẻ em Việt Nam nói hơi ngọng một chút thì chỉ bị liệt vào (dialect) có nghĩa là em chỉ nói theo giọng đặc biệt của dân Việt Nam thôi chứ không phải em bị khuyết điểm cần phải sửa chữa. Các bạn thấy không, nếu mình là cha mẹ muốn cho con thêm giờ tập luyện về cách phát âm của nó cho đúng giọng, hoặc được chăm sóc về cách nghe cho hoàn hảo thì mình phải học ở người bản xứ cách đòi hỏi, thỉnh nguyện, yêu cầu và (complan) chỉ trích về sự thiếu công bằng (Ask and you will receive). Các bạn cứ thử mà xem, bất cứ việc gì ở xã hội Mỹ này nếu các bạn không tập thói quen thỉnh nguyện, đòi hỏi, thì các bạn sẽ bị thiệt thòi, và con em của mình phải chịu thua kém mà thôi.
Một nguyên nhân chánh khiến cho xã hội Mỹ thiếu thầy cô, giáo sư, hiệu trưởng cũng chỉ vì những người trong nghành giáo dục không đòi hỏi tăng lương, thêm giờ soạn bài chăm sóc các em cho chu đáo. Bị thiếu thốn và thiếu giờ để hoàn tất nhiệm vụ các thầy cô chuyển qua nghành khác. Các học sinh trung học khi đến tuổi kiếm một nghành học để có nghề sinh sống mặc dù rất thích nghề dạy, nhưng gia đình ngăn cản và sự lo lắng thiếu hụt ở tương lai làm các em chùng bước. Các em học sinh Việt Nam yêu nghề giáo dục khi ở trong trường học nên cố gắng học thêm những khả năng huấn luyện những người tàn tật. Trong thực tế, trường học trộn lẫn các học sinh tàn tật với học sinh bình thường. Theo luật IDEA các em tàn tật có thầy cô chuyên môn giúp đở riêng nên không gây trở ngại cho lớp học. Nhưng thực tế vì thiếu người chuyên môn nên cô thầy phải một mình gòng lưng gánh vác quá khả năng của mình. Thêm vào đó các phụ huynh lại có quyền thưa kiện khi thầy cô lỡ làm một điều lỗi. Những kinh nghiệm về trường học ở xã hội Mỹ tạo cho ta một hình ảnh của một trận đấu tranh cho quyền lợi, mọi người đối xử với nhau như đối thủ của một trận bóng rổ. Muốn thành công trong xã hội Mỹ người Việt Nam phải tiếp tục truyền thống đấu tranh cho lẽ phải. Người phụ nữ Việt Nam noi theo gương Hai Bà Trưng làm nữ binh chiến đấu cho lẽ phải. Người thanh niên Việt Nam noi theo gương anh hùng liệt sĩ oai hùng của Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Quang Trung luôn phấn đấu cho chủ quyền của dân tộc. Nhờ truyền thống đấu tranh bất khuất này mà cộng đồng Việt Nam tại Mỹ tương đối thành công nhanh hơn các dân tộc khác tại nước Mỹ.

Một câu hỏi được đặt ra là tại sao người Việt Nam ở Mỹ chưa bước vào lãnh vực của nghề dạy nghe và nói cho con em ở Mỹ và tại Việt nam" Chính tại nước Mỹ mặc dù nghề nghiệp này đã có cả thế kỷ nay nhưng chỉ có một số ít tiểu bang có trường huấn luyện cho Doctor trong nghành Audiology và Speech Pathology. Năm nay 2001 University Of Southern California mới bắt đầu có chương trình huấn luyện cho Doctor, tức là Thạc Sĩ của nghề dạy Nghe và Nói. Vì thiếu giáo sư đại học nên số trường dạy nghề này rất hiếm. Ở miền Nam Cali các trường California State Inuversity at Fullerton, Long Beach, Northridge, và San Deigo chỉ có chương trình học tới Tiến Sĩ mà thôi. Nghành học có tên là Communicative Disorders thuộc trường Communication. Sinh viên được nhận vào học 4 năm tốt nghiệp bằng cử nhân, chương trình học nặng về lý thuyết. Sau đó sinh viên phải nộp đơn xin học thêm 2 năm thực hành và tốt nghiệp tiến sĩ. Sau khi có bằng tiến sĩ, sinh viên sẽ thực tập một năm rồi thi lấy bằng hành nghề cấp quốc gia. Một ông thầy chăm sóc về nghe ngóng nếu có vốn mở một văn phòng riêng và thành công có thể kiếm được lợi tức khoảng $200,000 một năm. Một cô chăm sóc về nói năng nếu thành công trong một văn phòng riêng (Speech Clinic) luyện giọng cho tài tử, ca sĩ, các giám đốc và cả luật sư...có thể có lợi tức hơn $75,000 một năm (theo thống kê năm 2000)
Nghề nghiệp này rất quý giá ở niềm hạnh phúc tràn ngập khi thấy người mình huấn luyện thành công trong việc nghe nói, và giá trị của đời sống họ được tăng thêm. Hạnh phúc này có thể ví như ngày xưa các họa sĩ khi vẽ được một người đẹp hoàn hảo, và người đẹp từ trong tranh bước ra làm vợ yêu quý. Pinochio biến từ cây gỗ thành người con cưng. Trong phm “My Fair Lady” Ông thầy dạy nói xin cưới cô học trò sau khi cô nói được thật hay, thật đúng giọng.
Cách đây ba năm, một cô sinh viên của nghành dạy nói, Rachel Wodin, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, cô tình nguyện đi qua Shanghai, China để giúp cho một bà bác sĩ nhi đồng ở China Xing Ming Jin, thành lập một nhà điều dưỡng cho các trẻ em tàn tật. Một cậu bé bị tật không nói được tiếng nào, Jin Qian sau khi trải qua 6 tháng luyện tập với cô đã nói được. Niềm hạnh phúc của những người tiên phong này có thể sánh với các cuộc nổ pháo bông tưng bừng vào ngày lễ Độc Lập. Bà bác sĩ này được nhà nước China ủng hộ cho lập trường huấn luyện. Trước cho các bác sĩ nhi đồng, rồi sau đó một đại hội cấp quốc gia, các giáo sư toàn quốc được mời về học tập. Nhà nước China mời các thầy cô ngoại quốc tới huấn luyện. Rất nhiều các thầy cô trên thế giới đã lấy vài tuần nghỉ hè ở China để đồng thời mở các buổi huấn luyện ngắn cho học viên ở China. Cô sinh viên nói trên trở về nước Mỹ với niềm tự hào của một người tiên phong mở đầu một dịch vụ mới ở China.
Bắt đầu năm 2001 các ông thầy, cô giáo dạy nghề nói ở California rất bận rộn vì một đạo luật mới của chính phủ bắt buộc tất cả các em bé mới sinh ra đời phải được thử xem hệ thống thính âm của em bé có bình thường hay không. Nếu em bị điếc, ông thầy chăm sóc về nghe sẽ làm một loạt thử nghiệm để xem em điếc nặng hay nhẹ (OAE, ABR) nếu em điếc nhẹ có thể dùng máy loa cho em nghe (hearing Aids) nếu em điếc nặng có thể gắn hẳn máy nghe vào trong tai em lúc em được 1 tuổi (Cochlear Implant)
Năm nay ở các nhà thương có nhiều bệnh nhân Việt Nam bị nghẽn mạch máu (Stroke) Một số các cụ ông, cụ bà nhờ được con cháu đưa vào nhà thương kịp lúc nên mạch máu được thông qua. Khi tỉnh dậy thường các cụ cử động chậm đi kể cả tiếng nói. Nhà thương cần các cô thầy dạy nói cho các bà cụ mà kiếm không đâu ra phải dùng đở các cô thầy Mỹ trong khi các cụ không hiểu được tiếng Mỹ.
Chúng ta là những người tỵ nạn Cộng Sản, mới đến sinh sống tại nước Mỹ. Thế hệ đầu tiên dĩ nhiên chỉ chú trọng đến việc kiếm tiền để mưu sinh và lập cơ nghiệp, mua đất đai nhà cửa và lập cơ sở làm ăn. Đa số các gia đình Việt Nam khuyến khích con cái học nghề kỹ sư, bác sĩ, luật sư, thương gia. Hy vọng đến thế hệ thứ hai người Việt Nam sẽ bước vào lãnh vực giáo dục và nghệ thuật nhiều hơn để tương lai dân tộc Việt Nam sẽ có nhiều nhà lãnh đạo tài giỏi đưa dân tộc Việt Nam tới đỉnh vinh quang.

Nguyễn Ngọc Trâm
Tháng 5-2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến