Hôm nay,  

Gác Đêm Tại Mỹ

20/05/200100:00:00(Xem: 291894)
Bài tham dự số: 02-248-vb0517

Tác giả Nguyễn Hữu Thời đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ rất sống động và xúc động. Trước 1975 tại VN, ông dạy học, sĩ quan Quân nhân QLVNCH (Khóa 18 Thủ Đức), nguyên hiệu trưởng Trường Trung Học Lê Văn Duyệt, tỉnh Quãng Ngãi. Nghề nghiệp hiện tại: Senior Computer Specialist III (Metrum- Datatape Inc, Sypris Co). Sau đây là bài viết mới của ông.
*
Kim dạ quang đồng hồ chỉ đúng một giờ ba mươi sáng. Ánh đèn điện vàng vọt từ ngoài đường chiếu vào bãi chứa xe phế thải khi sáng, khi mờ, chập chờn tàng cây che khuất theo gió, lúc ẩn, lúc hiện như những điệu múa quái gỡ của những thổ dân các bộ lạc Nam Mỹ xa xưa.
Trụ thu mình đứng gác cạnh chiếc xe “van” phế thải nhìn trước trông sau, những cửa kiếng xe đã được tháo gỡ lâu rồi, từ chỗ này có thể thấy suốt tới hàng rào cuối bãi. Cảnh vật thật tỉnh mịch, yên lặng như đang chìm vào giấc ngủ mê man, thỉnh thoảng nghe tiếng chó sủa từ xa vọng lại lan dài trong đêm vắng mênh mông.
Trụ miên man nghĩ ngợi những đêm gác này sao nó không giống những đêm gác ở trường Bộ binh Thủ Đức năm nào. Như đã lâu lắm rồi, bao tang thương, dâu bể đổi thay, nhưng Trụ còn nhớ mồm một những đêm tiểu đoàn 1 SVSQ được lệnh di kích và gác quanh quân trường. Đứng trên vọng gác cao, Trụ có thể liên lạc với các bạn đồng khóa cùng gác bằng điện thoại nhà binh khi nhìn thấy những điểm gì khả nghi trong đêm tối.
Ở Thủ Đức mình gác giặc Cộng, ở đây mình gác kẻ trộm vào gỡ “part” ở bãi đậu xe phế thải. Hồi ở Thủ Đức với khẩu “garant M 1”, bây giờ là “Cold 12”.
Lúc ở quân trường mình học hành, canh gác với lý tưởng khi ra trường sẽ góp phần vào bảo vệ quê hương, chống lại bọn cường quyền Cộng Sản xâm lăng và xây bao mộng đẹp cho người con trai đầy nhiệt huyết và mơ tưởng khi đất nước thanh bình không còn chiến tranh, giết chóc, nồi da xáo thịt. Mình sẽ đi du lịch khắp mọi miền đất nước thân yêu.
Giờ ở đây cũng là canh gác nhưng là ông già tuổi gần đến lục tuần (60), thỉnh thoảng toàn thân người rung lên với những cơn ho dài rũ rượi, chứng tích của những năm tháng ngục tù, đầy đọa ở những trại tù Cộng Sản miền Bắc.
Ở Mỹ đến 65 tuổi mới được nghỉ hưu, ở Việt Nam mình đã nghỉ hưu gần 5 năm rồi nhỉ (55 tuổi). Suy nghĩ vẫn vơ như vậy, Trụ bỗng bật cười và từ từ đi lại phía cổng. Bỗng nghe đằng sau có tiếng chạm mạnh vào thành xe, rồi im bặt. Trụ quay lại, nhẹ nhàng thận trọng, rón rén lại gần chỗ phát ra tiếng động; tay phải để sẳn lên bảng súng, mắt chiếu tầm quan sát chăm chú vào mục tiêu trước mặt. Thì ra là chú chó hoang đang lãng vãng kiếm ăn, thấy Trụ đến nó vùng chạy thật nhanh, thoáng một cái đã mất hút trong đám xe phế thải và sắt vụn ngổn ngang.
Đây là tháng thứ tư Trụ được công ty phân phối đến đây canh gác ca ba từ 11 giờ đêm đến 7 giờ sáng. Mấy tháng trước được gởi đến canh gác ở các siêu thị thấy dễ chịu hơn. Thỉnh thoảng, gặp lại bạn cũ đi chợ hay mua hàng, Trụ chuyện vãn lai rai và cảm thấy ấm áp dễ chịu. Vả lại làm ca ngày thấy thuận tiện hơn và tối có thì giờ đi học một nghề chuyên môn. Hơn nữa, làm ca ba này, khi xuống ca, sáng lái xe về đôi mắt cay quá và lái xe chạy ngất ngư, lạng quạng như người say thuốc hay say rượu. Có lần, Trụ bị cảnh sát chặn lại xét hỏi, thử nghiệm, thấy không có gì nên họ mới dễ cho đi, tuy nhiên, họ cũng cảnh cáo là phải cẩn thận khi lái xe.
Hơn một tháng nay, ở bãi đậu xe phế thải này thường nghe nhiều tiếng động lạ, nhưng khi Trụ lặng lẽ đến nơi, thì thấy không mèo thì cũng là những chú chó hoang đang đi lang thang kiếm ăn hay rình bắt chuột. Trụ cho rằng công ty phát súng cho mình chỉ là để tự vệ thôi, chứ chưa bao giờ Trụ nghĩ là sẽ dùng súng ấy bắn vào những người lẻn vào gở trộm những “part” xe. Họ cũng là những người nghèo vì thiếu ý chí tự lập nên thường áp dụng câu châm ngôn “Túng thì phải tính, Bần cùng sinh đạo tặc” và trở thành ông đạo chích.
Ở Mỹ mà làm ông đạo chích thì thật là nguy hiểm, mất mạng như chơi vì nhà ai cũng có súng. Từ con nít đang học tiểu học đến ông bà già ở viện dưỡng lão, ai cũng biết xài súng ngọt liệm.
Trụ đọc báo và xem truyền hình thường thấy học trò các trường ở My,õ thỉnh thoảng đem súng vào trường bắn loạn xà ngầu, làm chết nhiều học sinh và thầy giáo, gây kinh hoàng cho giới phụ huynh và nhà chức trách. Báo chí và truyền hình Mỹ loan tin và bình luận ồn ào một lúc, các ban giám đốc trường tổ chức kiểm soát chặt chẽ. Học sinh đến trường giống như chúng ta vào phi trường Mỹ, đi du lịch hay đi đó đây bằng máy bay. Các em phải sắp hàng đi qua mấy đồ điện tử để cảnh sát, an ninh xem xét trong người có mang vũ khí hay không. Hoa Kỳ là một nước không có chiến tranh xảy ra cả hơn trăm năm nay, từ sau nội chiến Nam Bắc (1861-1865), người dân Mỹ được sống hòa bình, êm ả, chỉ lo làm ăn, đóng thuế, và hưởng thu.ï Nay lại phải đối phó với nạn xài súng bừa bãi trong dân chúng, thật là điên cái đầu cho các cấp chính quyền, cảnh sát và những phụ huynh có con em đến trường hằng ngày.


Cách đây hơn tháng, báo chí có loan tin bà Doe ở San Diego chỉ có độc nhất một cháu trai đến tuổi đi học. Bà sợ tai bay họa gió, băng đảng, xì ke ma túy nên không dám cho cháu đến trường học. Bà giữ cháu ở nhà và dạy học theo chương trình hiện đại trong nhiều năm. Cho đến năm nay, bà mới gởi cháu vào trường. Học chưa được hết năm thì xảy ra một học sinh mang súng vào trường bắn loạn, gây tử thương người con trai độc nhất của bà và người bạn cùng lớp cùng làm bị thương nhiều em khác.
Còn bà cụ John, thiếu mấy trăm đồng đóng thêm cho sở thuế IRS (Internal Revenue Service), trong lúc quẩn trí, thiếu suy nghĩ, bà liền xách súng tới cây xăng gần nhà chỉa súng cướp tiền. Chẳng may gặp người bán xăng trẻ tuổi, cam đảm và có võ nghệ nên tước súng của bà một cách dễ dàng và gọi cảnh sát tới còng bà đi.
Ra tòa bà khóc lóc thảm thiết, kêu ca rằng chồng bà đã 84 tuổi đau ốm liên miên. Bà đã 73 không làm gì được nữa, ở nhà chăm sóc cho chồng, vì vậy, bà không đủ tiền đóng thuế thêm, nên túng quá phải làm liều.
Nhưng “Pháp Bất Vị Thân”, không ai trên đời này ngồi trên luật pháp. Mặc dù luật sư hết sức bênh vực, bà vẫn lãnh năm năm nằm ấp. Khi cảnh sát còng bà dẫn đi, bà than là không biết tìm ai để săn sóc cho chồng bà đang tuổi già sức yếu ở nhà một mình!
Đó là những sự thật mà Trụ đã đọc trên báo chí và truyền hình Mỹ trong những năm tháng gần đây. Không như Việt Nam trước 75, mặc dù cả nước đang chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản phương Bắc, nhưng chỉ có những giới chức có thẩm quyền đặc biệt mới được phép mang súng cá nhân. Dù là quân nhân hay cảnh sát, khi rời đơn vị đều phải để súng lại kho. Chỉ có những trường hợp tối cần thiết mới được phép mang súng theo, phải được sự chấp thuận của thượng cấp và phải có sự vụ lệnh hẳn hoi.
Một luồng gió mạnh, lạnh thổi tới. Trụ rùng mình mấy cái và tiện tay gài thêm mấy hột nút áo “jacket” nơi cổ. Chàng vừa ngước mắt nhìn lên thì thấy có một bóng đen đang leo qua tường. Nhanh như chớp bóng đen lọt vào bên trong, biến mất ngay sau những xe cộ phế thải đậu gần đó.
Trụ nhanh nhẹn chạy đến và hô lớn: “Đứng lại, không tôi bắn!” nhưng chỉ là yên lặng và ghê rợn! Trụ đang phân vân, tính dùng điện thoại cầm tay gọi ngay cho cảnh sát thì bỗng từ đằng sau một tên khác, không biết đã lẻn vào từ lúc nào, nhảy ra ôm cứng ngang hông Trụ và thuận tay cố cướp súng.
Trụ nổ liền ba phát chỉ thiên. Phát thứ tư đạn bị kẹt, khẩu súng trở thành vô dụng. Khi dằng co khẩu súng bị văng ra đằng xa. Cùng lúc ấy tên leo tường khi nãy chạy lại tiếp tay với đồng bọn, tay cầm cây sắt xông vào đánh Trụ. Anh cố chống đỡ và né tránh. Mặc dù ở Thủ Đức anh đã học qua những lớp huấn luyện bổ túc Thái Cực Đạo gần Quãng Bình Trưởng, nhưng vì tuổi lớn lại thêm những năm tháng tù đày, sức yếu, nên sự chống đở trở nên chậm chạp, lúng túng. Vì thế, Trụ đã bị tên cầm cây sắt đánh vào đầu, máu ra nhiều. Anh ngã xuống và bất tỉnh. Hai tên cướp thấy vậy liền bỏ chạy.
Khi nghe súng nổ, cảnh sát tuần tiểu gần đó hú còi, đến nơi tiếp cứu và gọi xe cứu thương đưa anh đến bệnh viện. Anh mê man mấy ngày liền, đến ngày thứ ba anh mới tỉnh lại.
Tôi có đến thăm và thấy anh rất tỉnh táo. Anh thuật lại câu chuyện xảy ra. Tôi cứ tưởng bệnh tình anh sẽ được thuyên giảm dần dần, nhưng đến ngày thứ năm, chị Trụ báo tin anh đã đột ngột ra đi...về miền vĩnh cửu!
Anh đã không chết với những trận đánh đẫm máu cùng Công quân hồi Tết Mậu Thân 68 hay mùa hè đỏ lửa 72 nơi cổ thành Quảng Trị và cố đô Huế.
Anh vẫn đứng vững sau những năm tháng giam cầm, đày đọa bởi những người Cộng Sản Bắc Việt không tim óc, ở những trại tù hoang vu miền Bắc.
Anh đã không nổ súng thẳng vào những kẻ trộm đang tấn công anh mà chỉ bắn chỉ thiên, anh chỉ vì lòng nhân đạo. Vì lòng thương người, nên anh phải trả một giá thật đắt là ra đi vĩnh viễn, để lại chị Trụ tuổi mới hơn ba mươi và cháu Bi mới lên chín, nơi đất khách quê người. Người vợ trước của anh đã ôm cầm sang thuyền khác khi anh đang bị giam cầm ngoài Bắc.
Hôm nay nhân ngày giỗ thứ năm của anh, tôi ghi lại đây những gì tôi đã biết và thấy, để tưởng nhớ anh, người bạn đồng nghiệp khả kính, hiền lành, chân thật, khi còn là dân sự và cũng là người bạn đồng khóa, cùng đơn vị khi gia nhập Quân Lực VNCH.
Vậy là Anh không còn phải vất vả ngược xuôi bôn ba cuộc sống ở đất tạm dung này.
Nguyện cầu linh hồn anh được an bình nơi miền vĩnh cửu, không hận thù, không lo lắng, không ray rứt, thương đau.

NGUYỄN HỮU THỜI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,813,524
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến