Hôm nay,  

Cùng Ôn Tập Bài Học Với Con

16/05/200100:00:00(Xem: 149249)
Bài tham dự số: 02-246A-vb0516

Bà Ngô Thị Hòe, nguyên y tá TC Bệnh viện Đà Nẵng (Phòng điện tim), qua Mỹ 1990 Diện H.O. Trong một bài trước, với tựa đề “Con Ơi, Dạy Mẹ Nói Tiếng Mỹ”, bà Hoè đã kể cách học tiếng Mỹ hiếm có của một bà mẹ Việt, là biến ngay các con thành thầy giáo, cô giáo của mình. Trong bài này, bà kể thêm cách bà theo sát các con, giúp các con làm Homework.



Bước chân đến Mỹ với nhiều ước mơ và hy vọng. Tạm biệt người thân trong niềm vui đến vùng đất hứa, trong nổi buồn như đánh mất một vật gì đang có ở trong tay.
Tôi có nghĩ rằng đến đây nước Mỹ, tôi sẽ được đi học, tiếp tục học thêm về chuyên khoa tim mạch, một công việc hằng ngày “đo tim” nhưng tôi say mê tò mò muốn học, muốn biết vì trên hình ảnh điện tâm đồ là một bài toán khó, phải tìm sách, mượn vở của học sinh Y 6 để tìm ra đáp số đúng một phần nào lời dạy của bác sĩ: Suy tim, dày thất trái, dày thất phải, hẹp vát 2 lá, rung nhỉ vv...
Ở đó có niềm vui trong tôi là ánh mắt, nụ cười của bệnh nhân trong giờ ra viện và nổi buồn trong tôi là những khó khăn, nghèo nàn của nghành y tế đất nước tôi mà nghẹn ngào, chua xót mãi không nguôi....
Đến Mỹ năm 1990 với con gái đầu lòng 5 tuổi, thằng con trai 10 tháng. Trong ngày đầu đưa con đi học, đẩy thằng bé theo sau tôi biết rằng ước mơ đến Mỹ được đi học tiêu tan vì các con tôi còn nhỏ lắm. Tôi chới với vì những khó khăn ban đầu, nhất là phải làm sao giúp bé học tiếng Mỹ, làm bài tập ở nhà, khi trình độ Anh ngữ của mình kém, phát âm lộn xộn nửa tiếng Pháp nửa tiếng Anh của tôi đi học rơi rớt lại.
May lắm, mẫu giáo ở đây được dạy tiếng Mỹ, nhìn kỹ khi cô giáo nói bằng những hình ảnh đẹp, cho con tôi say mê học bên cạnh sự khuyến khích của tôi:
- Con đọc cho mẹ nghe.
- Con hát cho mẹ nghe.
- Con phải viết đẹp theo mẹ, làm toán nhanh theo mẹ.
Bé thành thói quen, đọc nói hát cho tôi nghe, tôi cùng ôn tập bài vở nhà trường với con, biết cái sai của mình về cách đọc, cách nói, theo dõi kỹ các bài homework của con, dặn dò khi đến trường phải nghe lời cô giáo (đừng như mẹ ngày xưa say mê đọc chuyện tình trong giờ sinh ngữ để bây giờ dạy con không được, nói không nên lời tiếng Mỹ)

Bé vui vì được học, tôi mừng thầm, vì bé đã đọc được nói được tiếng Mỹ khá vững vàng. Rồi lớp 1, lớp 2, lớp 3 cũng qua nhanh. Tôi vẫn tiếp tục theo dõi sát trong niềm vui với những tờ giấy khen dành cho bé. Lớp 4 cháu chuyển sang lớp tuyển, có tài và năng khiếu, tôi thở phào nhẹ nhõm.
Thằng thứ hai vào mẫu giáo, thằng 3 ra đôi thêm một bầy baby nữa nằm hát ở trong nôi.
Thành ra thôi hết, hết rồi, ước mơ đến Mỹ để học thêm về chuyên khoa tim mạch để nghe thầy giảng dạy, các sóng QTRS trên một điện tim sẽ là một hằng số vô định, vẽ lên sự nuối tiếc trong cuộc đời mình.
Thỉnh thoảng cũng có một vài lần tôi tham quan bệnh viện Mỹ, một bệnh viện khang trang sạch sẽ với đầy đủ máy móc tối tân, luôn luôn có Bác sĩ bên cạnh giường bệnh nhân.
Thoáng nhìn phòng điện tâm đồ thân yêu, tôi không khỏi bồi hồi, thèm thuồng, xao xuyến, bước vội qua nhanh, qua nhanh cho thôi hết nghẹn ngào nước mắt.
Đã 10 năm qua bé chừ đã lớn 15 tuổi rồi, hai thằng nhoi 10 tuổi và 7 tuổi là một thiếu nữ xinh xắn đọc và hát rất hay giọng Mỹ, là thông dịch viên duyên dáng cho nhà tôi trong những lần cần nói nhiều tiếng Mỹ, là thầy giáo của tôi trong bài “Dạy học nói tiếng Mỹ” Nhìn các con say sưa đọc và hát rất hay giọng Mỹ, đẹp môi hồng chúm chím tôi thầm nghĩ đó là phần thưởng cho tôi, một người Mẹ Việt với bao khó khăn nhọc nhằn giúp con hòa vào xã hội Mỹ. Một điều mà tôi vui nhất là niềm an ủi, say mê, khi các con tôi dần dần theo tôi học tiếng Việt, hát những bài nhạc Việt, cho tôi hồi tưởng lại dư âm của một thời niên thiếu qua giọng ngân nga, cao vút của các con trong lời ca Phạm Duy:
Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui. Một đêm, một đêm gối chăn phòng the, đón cha mẹ về, một đêm gối chăn phòng the, đón cha mẹ về…

Ngoài kia, bầu trời đất Mỹ mùa xuân còn lưu luyến, rất đẹp với nhiều nắng hồng đang lên...

California 4/24/01
Ngô Thị Hòe

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến