Hôm nay,  

Ẩn Ngữ Texas

10/05/200100:00:00(Xem: 156536)
Bài tham dự số: 02-238-vb0508

Tác giả Lê Triêm, cư ngụ tại Arlington, Texas, làm việc cho Nokia Mobile Phones, Inc. tại Fort Worth, đã góp cho giải thưởng Việt Báo bài “Tỉnh Thức Đêm Houston” rất đặc biệt. Bài viết của ông thường có văn phong cầu kỳ, kiến thức uyên bác, nhiều tính văn chương hơn là lối kể tự sự bình thường. Ước mong ông sẽ góp thêm cho những bài viết mới có nhiều chi tiết sống.



Tôi tin rằng những ai đã đi qua phần đẹp đẽ nhất đời mình, dẫu có trôi dạt về đâu, cũng sẽ mang theo trong hành trang những vui buồn ngày cũ, như một phần gia tài không trao lại được cho ai.
Với tôi, thế là hiện thực khoanh vùng giấc mơ thuở trước quê nhà. Đất trời Texas trên màn ảnh xưa kia, sừng sững trước mắt từ ngày mòn gót định cư thổ nhưỡng Tây Nam nước Mỹ đến nay. Toàn cảnh một bang thuộc Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, trùng điệp thảo nguyên thoai thoải, hun hút biển bờ, với thành phố và là hải cảng Houston cùng 3 sân bay quốc tế ồn ào tất bật thường xuyên... Cả một chân cảnh trực diện, nhưng nghe như nó xa lắm, từ một cõi xa xôi không thực nào đó dội về, rót từng giọt rỏ đều mồn một. Cái chân cảnh mặc nhiên đưa tầm mắt di trú trở lại hành trình lùi về quá khứ. Đối chiếu thực tại với viễn tượng ngày qua, để thấy một Texas đang bước ra từ huyền thoại của những thước phim dài ngày cũ, những dấu ấn những Metro Goldwyn Mayh, Warner Bros, Columbia...
Những đồng cỏ cao, những đồi sỏi đá, những đụn cát lùm lùm như ngôi mả lớn, những con sông hẹp và cạn, những suối, hồ, đầm... những ngày hè chói nắng, gió không là gió mà là hơi lửa, thổi qua những ảo ảnh nhảy múa mặt đường... những bình minh lên rực rỡ, từ xa vẫn nhìn rõ từ vùng hồng nhạt ảo mờ... ánh sáng lấp lánh trên những tàn lá rừng thưa, trên các vũng nước, ngọn cỏ, trong những mảng nước xếp hàng dưới các dây phơi... và những hình nhân lù xù trong những bộ quần áo, những cái chăn, vươn vai bước ra trong dáng đứng những khu cư trú mặc tưởng, lạc lõng, tê đờ... không phải nhà theo kiểu có tường cột, tường vách chắc chắn, mà là những lều trại đơn sơ như toa tàu bằng gỗ, khuôn hợp tạp mộc chữ nhật, bên trên có lỗ thông hơi với khói bếp. Trước mặt hoặc bao quanh là chuồng ngựa, bò được kết bằng những thân cây sần sù, cao ngang tầm người đứng. Trên dãy bình nguyên bao la, ngoài những cánh đồng rộng lớn cách xa nhau, là những triền núi thấp và rừng cây lưa thưa có ghềnh thác, trong đó hoạt ảnh lúc nhút ngựa, bò với những con ngựa cao chân to lông mượt, dáng khỏe, dẻo dai là chiến mã phục vụ giao thông và chiến đấu của những "Hiệp sĩ... chăn bò hảo hán du mục."
Đã qua một thời cậu thiếu niên Việt Nam ngày trước và là người đàn ông Mỹ trung niên gốc Việt hiện giờ, đam mê những khung tranh hoành tráng: Ngựa và người vun vút lao nhanh, người nằm rạp, ngồi hoặc đứng trên yên và có thể bắn súng chính xác, kể cả lúc quay ngựa bỏ chạy, vẫn chai lì cúi xuống bắn lại phía sau... và những cơn đại náo của những kỵ sĩ ngang tàng lánh xa đồng cỏ cháy nắng mùa hè, lùa ngựa, bò lên vùng cao, tìm đến những đồng cỏ xanh tươi nơi khác... Cứ thế ống kính phim trường quay chậm mọi tư thế, sắc thái trầm hùng, những gã chăn bò trên lưng ngựa, lúc cho phi nước đại lúc nhảy xuống không cần buộc dây cương và dẫu tuấn mã thuần dưỡng hay bất kham đến đâu, vẫn không dám hí, không dám di dời mãi chân bất động trong bóng màn đêm buông xuống... Tiếp những quán rượu nhà trọ bình dân, cùng với tiếng mưa lộp độp trên mái và tiếng gió hú hí ngoài trời như kêu người thách thức... bao trùm tổng thể nhập nhòa phong phú đa dạng hương sắc, vừa thực lại vừa ảo, vừa mảnh liệt ồn ào vừa lại dịu êm, yên ả, sự vật như tồn tại trong thế song song mà có khi đối lập, như những gam màu sáng tối trộn pha man mác cái phiêu diêu bay bổng lẫn cái phức tạp đang chờ giải mã độ chín muồi... Khiến liên tưởng một không gian bằng bạc lạnh lùng của mặt nước giá động tảng lớn băng ngầm âm ỷ.
Thế nhưng cái thế giới lững lờ nội vi khó hiểu này lại dày phần lạnh lẽo ngoại vi vào lúc đêm về. Bóng tối thảo nguyên miền viễn tây như có sức mạnh riêng ào ập. Một Texas hoang sơ kỳ bí cách đây nhiều nhiều thập niên. Bóng tối rười rượi não nề, hiu quạnh, trống trải thậm chí thầm dội kinh hoàng với những người đơn côi, những kẻ tội lỗi, những ma mảnh quái đản, những mưu toan máu lửa. Bóng tối không hề có tội, nhưng bóng tối nơi đây tạo nên, nhân lên mặc trái của mọi nghĩ suy, mặc cảm, những tính toán tinh vi, những âu lo thắt ruột, hồi hộp sợ hãi triền miên cho bất cứ sinh thể nào lặng lẽ với tháng ngày trong các trại chuồng kia mỗi khi chiều xuống nhanh, trời luộm xuộm ngã bóng. Có thể ở đâu xa, rất xa thì lúc ấy vẫn là thời điểm tạo hóa giao hòa, giờ khắc phần thực nhất của âm dương, những hơi thở nhiệt cuồng, những ái ân hổn hển, đều không thể nói bằng lời, không cần nói bằng lời. Nhưng chốn này khác biệt những cảm giác im ắng, lạnh toát đến rợn người, ngoài tí cựa quậy hoang mạc: Con chuột đồng rinh rích kêu bãi vắng, tiếng chim đêm thắt thỏm buông giọng xa về... Độc đáo nhất một nét đơn côi bản địa: Giữa cái bóng đêm nuốt vội sáng chiều và giữa nền trời đen thẩm màu bùn, bông hoa xương rồng giữa bụi xương rồng gai góc từ từ mở cánh đón hạt sương riêng tư...
Song le, trong cái trống rỗng trắng xóa đó của Texas xưa, cái màu trắng lọt chìm vào đen tối lạnh lùng, dĩ nhiên có bóng gã chăn bò "hành hiệp" có con người mang cả sự tốt hay sự xấu, có cả sự thiện lẫn sự ác, có con người trong quá trình kèm chế bản thân để hướng thiện, như thân cây xương rồng thu mình trong nổi cô đơn của nghị lực, vẫn mọc được bông hoa... cũng như có những nụ cười tươi và hiền như tất cả những nụ cười thánh thiện trên thế gian này.

Trong sự náo nhiệt của nhịp đập thời gian vội vã, tôi đang tìm về dòng ký ức thời gian, hy vọng mang đồng cảm của người ngày qua đang tồn tại tha phương đồng cảnh. Trí tuệ và cảm xúc hòa quyện, đang chéo nhau trở thành giao lưu chuyển hóa từ ký ức - hiện tại- tương lai, trong đó có sự xoay vòng của thời gian tạo bâng khuâng dai dẳng...
Tất nhiên Texas nay choáng lấn hẳn Texas của miền Tây xưa hoang mạc. Một xã hội đa chủng tộc, đủ màu da của loài người, cư dân cộng đồng người Việt ngót 70.000. Kinh tế công nghiệp, nông sản, hải sản, khoáng sản, chăn nuôi, v.v... tất thảy cuồn cuộn trong lốc xoáy hoạt động khổng lồ liên tục... Những ngân hàng thương mại lớn, những cao ốc nhiều tầng bằng kính, những tòa nhà bê tông xam xám, những biệt thự để gạch trần không sơn quét phủ ngoài... Màu xanh thảo nguyên hầu thấp thoáng đến biệt dạng. Cây xanh đường phố phần lớn bị những bóng nhà cao che khuất, chỉ loang loáng mặt trời qua tán lá những trưa hừng nắng gắt. Có thể gợi cảm phong cách xây dựng của New-York mang vẻ thực dụng, không hoa mỹ, qua vóc dáng đa số cơ ngơi đứng lên trên gạch và mách vừa kết dính chắc nịch, vững chãi. Phải chăng phong cách thiết kế xây dựng này vốn phổ biến từ xưa toàn 50 tiểu bang Hoa Kỳ, có thể tiềm ẩn truyền thuyết cổ hữu của người Mỹ về tượng thần Tự Do dương cao bó đuốc, mắt hướng Đại Tây Dương, đứng trên mặt vịnh New-York, là biểu tượng đặc trưng chào đón những người di cư khắp nơi đến với nước Mỹ, nơi người di cư có thể trở thành tỷ phú nếu thực tế khẳng định chân chất mưu sinh bằng cụ thể kiên trì năng động và nổ lực cần cù"
Ẩn số... lấp lững này vẫn "khả thi" giải đáp nếu liên hệ và suy diễn từ vài nét xác chứng điển hình mà hẳn nhiều người biết rõ. Một Kirk Kerkorian huyền thoại "từ rửa bát trở thành tỷ phú." Một thanh niên chưa học hết trung học, từng làm đủ mọi nghề vất vả sinh nhai, đã là chủ nhiều bất động sản, công ty máy bay, hãng phim và theo tạp chí Forbes, đứng thứ 30 trong những người giàu nhất xứ Hoa Kỳ. Một chứng cứ khiêm tốn nhất, một hình dung tối thiểu của thực tế. Trong khi đó điểm cao chứng cứ, hay cảnh thực hay hiện tượng, hội chứng cũng rẻ, tất phải kể ngay Bill Gates. Một chàng trai học hành dở dang, nhưng rất thông minh tốc độ suy luận nhanh, sống bình dị, đặc biệt quyết tâm theo đuổi chí hướng. Không ai xa lạ gì con người hiện diện, cũng trong tạp chí Forbes, ngay hàng đầu 400 khuôn mặt giàu nhất nước Mỹ.
Đó là chưa nói đến mặt khác, song hành chân cảnh khởi sắc này, là những chứng cứ và là sự kiến chứa đựng nhiều bất ngờ, oái oăm trong cuộc sống. Vấn đề là ở con người có dũng cảm lựa chọn cách đứng lên từ chỗ trượt ngã, có đương đầu và vượt qua thực tế khắc nghiệt hay không, thậm chí bản thân từng đạt đỉnh cao danh vọng, tiền tài và trong lúc ấy, thật khó tiên liệu và chấp nhận viễn cảnh một ngày nào đó sẽ... trắng tay.
Ai không biết Fife Symington, từ thống đốc bang Arizona trở thành người phụ bếp" Một bông hồng dành cho vị cựu quan chức cao cấp 55 tuổi này đã quá "đam mê thầm kín" trải qua hơn một năm huấn luyện tại viện nấu nướng Scottsdale và 420 giờ học kỹ năng nấu nướng tại nhà hàng Trattoria để cuối cùng hóa thân phụ bếp trưởng đến nay.
Đi xa hơn nữa, vẫn qua chiều sâu tản mạn liên miên về ý chí phấn đấu đúng nghĩa với cái sống, thiết tưởng phải còn nhiều bông hồng, nhiều nhiều bông hồng của tin yêu và ngưỡng mộ, để cẩn trọng trao tặng cái sinh viên lão niên, những cụ bà cụ ông mái tóc bạc phơ, trên ghế trường Đại Học Harvard mà ngay bước cuối đời vẫn tìm nguồn thú vị ở giảng đường với tất cả khát vọng chuyên cần học tập. Tôi thấy xuyên suốt tâm hồn lớp người cao tuổi này, thấp thoáng thông điệp của sự nhắn gởi, mong chờ thế hệ hoa niên.
Texas trong tôi thức nhiều kỷ niệm cố hương và Texas nay cũng lưu giữ nhiều kỹ niệm về tôi. Những cánh đồng bông, ngô, rau và hoa quả nhất là cam, chanh, bưởi, lạc, hạt điều... còn ghi dấu chân di trú đi qua trong gợi nhớ nông sản quê nhà vào các mùa bội thu rơm rả.
Sóng biển Houston vẫy gọi chiều dài biển đẹp đất mẹ vườn cha. Những cửa hiệu thương mại hay dịch vụ đặc biệt những cửa hàng ăn uống của bà con hay việt kiều tập trung hành nghề vùng cảng, đã là những hoạt ảnh xới lật những vết khắc bản thể, khơi dậy dư vang hàng loạt thời điểm trước xứ nhà, đến tiệm buôn mua sắm, vào quán hàng hay cùng bạn bè tại giá, thưởng thức những món ăn rất bình thường nhưng đậm đà hương vị đặc thù quen thuộc. Bây giờ, hiếm thấy trên màn ảnh cảnh quan trầm hùng Texas trước kia. Hồi tưởng khung trời miền viễn Tây ngày ấy để bắt gặp lại trong trí một ánh lửa xanh đang cháy dở ở cánh đồng, đám khói của một con tàu sình sịch băng qua vùng quê, những núi đồi thâm u tĩnh mịch, tất cả lặng lẽ vô hồn mà nghe ký ức xôn xao. Tất cả một thời cất tiếng, đó là động tĩnh của giá trị tình cảm và những bi kịch xã hội mà bất cứ thời đại nào, vẫn luôn là chủ đề nóng bỏng.
Thảo nguyên xanh Texas từng có nhiều lối đi, nhiều con đường. có người từ chối lối đi trước mặt để tìm sang một khúc rẽ khác, dù lối đi trước mặt trên đó cũng đầy rẫy những chông gai vất vả và bên cạnh tươi sáng vinh quang. Có những mặt đường phẳng phiu êm ả bên cạnh những ổ gà dằn xóc, những hố hầm và cũng có những hoa thơm cỏ lạ bên cạnh những bùn nhơ tội lỗi cũng có đủ chất đời và tình người.
… rong cái bạt ngàn xanh thẳm, có kẻ đã trốn chạy sự thật phũ phàng để tìm gặp sự thật phũ phàng cũng không kém. Và rồi bao nhiêu giận hờn, tranh chấp, bao nhiêu lầm lạc sa lầy, cuồng vọng điên rồ và hận thù sắc máu... rồi cũng bấy nhiêu thôi. Cuộc đời vẫn là cuộc đời với nước mắt, với tất cả lầm than và cao cả đến... vô chung.

Lê Triêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,277,985
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến