Hôm nay,  

Bí Mật Mất Mát Trong Hãng Xưởng

01/05/200100:00:00(Xem: 172807)
Bài tham dự số: 02-232-vb0502

Lê Hiền đến Mỹ năm 1981, sinh năm 1951, cư trú tại Garden Grove. Nghề nghiệp: Kỹ sư điện tại một hãng ở Irvine. Ông đã góp cho giải thưởng Việt Báo bài dự thi thứ nhất mang tên “20 NĂM Ở MỸ VÀ CON MA SA THẢI.” Sau đó là bài “Nghề Tay Trái: Landlord thấm mệt”. Sau đây là bài thứ ba của ông.



Đây chỉ là chuyện kể về những tay trộm tài tử, lấy đồ của hãng mà vẫn nhởn nhơ lãnh lương của hãng mà hắn ta phục vụ, bởi vì hắn ta trông bình thường như những nhân viên khác.
Hắn đây có thể là người ở rất gần bạn mà bạn không bao giờ ngờ, chưa bao giờ có thành tích xấu. Sau đây là một trong những điều đã và đang xảy ra trong một số hãng xưởng. Tôi nghĩ không ít thì nhiều hãng xưởng nào cũng bị rơi vào tình trạng này.
Ông phó giám đốc đi đi lại lại trong phòng, dáng vẻ bực bội mặt đỏ lên như bị bệnh, lâu lâu ông đá một cái vào những vật gì vô phúc chạm vào cặp mắt căm hờn không lấy gì làm thiện cảm cho lắm. Trong cuộc họp của ban giám đốc hãng vừa rồi ông bị toàn ban dũa thê thảm, hãng bị thất thoát trên một triệu đồng vì những linh kiện điện tử như Memory, CPU, Hard Drive, vv..không cánh mà bay.
Đợi cho thằng đệ tử vừa vào phòng ông đóng sập cửa lại cho nhân viên bên ngoài khỏi nghe, ông bắt đầu trút tất cả nổi bực dọc vào đầu tên đệ tử này, ông sỉ vã thậm tệ với không thiếu những tiếng thô tục nhất của ngôn ngữ tiếng Anh, ông nổi tiếng cọc cằn và hay chửi thề như cơm bữa, 6 chữ bình thường là kèm theo một cặp chữ “F You”, ông chửi nhiều quá đến nổi nước miếng văng tùm lum đến líu cả lưỡi lại. Bởi vậy ông cho người xây văn phòng ông bằng những vật liệu cách âm để ông dễ dàng chửi bới trong những cơn thịnh nộ như thế này. Thằng đệ tử chỉ biết ngồi nghe, nó hiểu ông quá mà, không vậy sao nó phục vụ ông được hơn mười năm, mười năm cay đắng để có được một công việc thơm tho, xu hào rủng rỉnh để trả những cái bill hằng tháng.
Ông lật từng trang từng trang một của tập hồ sơ báo cáo, những vụ mất trộm xảy ra đều đều đến chóng mặt. Một hộp những con chip CPU 486 khoảng 50 cái biến mất một cách lạ lùng khi vừa được lấy được từ trong kho ra bóc chỉ mới toanh không đầy mười phút, một cái cũng trị giá sơ sơ 500 đồng vào năm đó, cái đĩa đựng linh kiện chình ình trước mắt của hàng chục người thợ như có phép màu biến cái rụp, thật là thần sầu quỉ khốc tay trộm này như có tài ảo thuật biến ảo vô chừng. Làm sao để tay trộm có thể mang những linh kiện này ra ngoài hãng. Đó vẫn là một bí mật mãi mãi.
Vất đồ ra khỏi hàng rào rồi sẽ có người chờ sẵn ở ngoài đem đi rất nhanh, phương cách này rất là hữu hiệu trong thời gian đầu, sau đó nhân viên Security đi tuần hàng giờ nên lối làm ăn này bị dẹp bỏ tại chỗ, lâu lâu lại thấy bóng người ra ngoài hàng rào thảy cái bịch rồi lại vội vả chạy trở vào. Có một vụ lấy đồ thấy thật là buồn cười, một anh Technician nọ hớn hở đi ra ngoài chỗ đậu xe, không biết vì do quá nặng hay anh ta quá vui mừng anh chàng vội cởi cái nón an toàn ra và lấy từ trong đó ra một hard drive dưới ống kính security thâu sẳn, anh ta bị bắt tại trận và sau đó bị đuổi khỏi hãng, tại sao không khôn một chút để lái xe ra khỏi hãng rồi mới tính. Đồ đựng rác cũng là một phương tiện để vận chuyển đồ đạc ra ngoài, chỉ cần vất đồ vào thùng rác một cái bạch sau đó ta cứ ung dung ra thùng rác mà lượm lại.
Warehouse là một nơi để nhận đồ và giao hàng nhưng nó cũng là một nơi dễ đưa đồ đạc ra ngoài nhất, và số lượng mất đồ cũng từ chỗ này mà ra. Phải có một sự ăn rơ giữa một cấp lớn trong Department nào đó. Tôi nghe có một xếp nhỏ làm ăn những vụ cầm nhầm linh kiện như vậy mà đã bòn rút được một số tiền lớn có thể mua nhà trả tiền mặt thật không thể tưởng tượng nổi.
Còn có một vụ biển thủ nổ lớn của một bà phụ trách về vấn đề gởi đồ đến khách hàng, bà đã làm trót lọt trong vòng một năm, ngụy tạo ra giấy tờ được mua bởi khách hàng và gởi máy Computer đến chỉ có đúng một địa chỉ, số tiền lên đến hơn 200 ngàn đồng. Chắc là ăn chia không đồng đều nên bị kẻ nào đó tố cáo, sau đó bà này bị đuổi, không biết hãng có kiện cáo gì không.

Hắn ta lái một chiếc Mustang mui trần mới toanh màu đen mun trông rất cáo cạnh, chỉ trong vòng 2 năm làm trong phòng kỹ thuật hắn đã có đủ tiền mặt để trả bứt luôn một chiếc xe mới trị giá hơn 20 ngàn đồng, trong khi đó lương của hắn chỉ có hơn khoảng 26 ngàn một năm. Phụ trách về vấn đề mua đồ đạc cho phòng kỹ thuật hắn có dịp đặt hàng mua nhiều hơn những gì phòng kỹ thuật cần. Một bộ não pentimum 2 giá mới bắt đầu rẻ ra cũng vào khoảng một ngàn đồng. Có một lần hắn bị bắt tại trận nhưng hãng chưa dám đuổi vì sợ bị thưa là kỳ thị chủng tộc, hắn làm việc lây lất cho đến khi hãng bắt đầu có đợt sa thải nhân viên.
Ông ta lân la đến nói chuyện với người Security gác tại cửa chính ra vào, hai người nói chuyện rất là tương đắc, không lâu sau đó ông ta thường đi ra cửa với những hộp vuông vắn khi có người sucurity mà ông làm quen có mặt. Một năm sau thấy ông ta đi một chiếc Mercedes C 320 mới toanh đời mới.
Còn có một trường hợp ly kỳ hơn. Anh ta cặm cụi làm việc sửa những cái motherboard rồi bỏ vào trong ngăn kéo cá nhân và cẩn thận khóa trái lại như để đề phòng không có ai lấy trộm của anh ta. Những lần trước anh đi ra cửa trót lọt với chỉ một hộp đồ mà thôi, nhưng lần cuối cùng anh ta rất cẩn thận canh chừng người security bỏ đi phòng vệ sinh anh vội vả bưng thùng đồ thứ nhất ra trót lọt, rồi đến thùng thứ hai và thứ ba kế tiếp theo sau, tham thì tham máy camera di chuyển một vòng quanh hãng rồi trở lại vị trí củ ban đầu chiếu cảnh anh ta bưng thùng đồ lên chiếc xe mini van đợi sẳn. Nhóm security đổ xô ra ngăn chặn và bắt anh ta tại trận còn người bạn lái xe dọt trước. Thật là may mắn hãng đã không thưa gởi anh ta vì nghỉ tình anh ta đã làm việc cho hãng trên mười năm.
Mọi người nô nức chờ đợi đến ngày hãng bán đồ phế thải. Một monitor giá 10 đồng, một system giá 20 đồng “rẻ rồi rẻ rồi mại dô mại dô” hãng hớn hở quảng cáo rầm rộ trong hãng ngay cả đến bên ngoài, kỳ này chắc hãng sẽ thu về được một mớ tiền lớn thay vì bán “lạc son theo ký lô thì không được nhiều tiền”. Ngày bán đồ phế thải đến, mọi người tự nhiên thong thả đem cả những system tốt nhất dùng để test trong phòng kỹ thuật ra ngoài với giá rẻ mạt 20 đồng, trong khi đó giá thành cũng vào khoảng hơn 3 ngàn đồng. Thấy có một cái gì không ổn hãng vội ra lệnh không bán đồ phế thải nữa. Tuy nhiên một số tiền lớn đồ đạc đã được đưa ra một cách hợp pháp. Vậy là tan giấc mộng bán đồ kiếm lời của người Sale Manager, sau đó ông này bị khiển trách nặng nề.
Lật đến trang cuối cùng của tập báo cáo ông phó giám đốc lắc đầu. Cơn giận bốc lên tới tận não. Nhìn thằng đệ tử vô phước ông bắt đầu sổ nho.
- F You, mày làm ăn như thế hả" Một triệu đồng mất toi, không cánh mà bay như con chim ra khỏi hãng.
Thằng đệ tử không ngờ ông xếp của mình ăn nói mất dạy đến thế, nó giận lắm muốn bỏ ra khỏi phòng ngay. Có ăn học mà lại ăn nói thô tục như thế.
Lần cuối cùng ông phó giám đốc F..cả chủ hãng ông ta liền bị đuổi ngay sau đó. Ông này chứng nào tật đó cái tật chửi thề không bỏ được nên cũng bị hãng sau này cho de luôn.
Sau nhiều lần họp một hệ thống security mới được mua và trang bị nhờ vậy mà báo cáo về thất thoát đồ đạc giảm xuống còn 100 ngàn một năm. Một máy rà soát kim khí như máy kiểm soát vũ khí ở ngoài phi trường cũng đã được tận dụng, nhân công đi vào hay đi ra cũng đều phải qua cái cửa kiểm soát cẩn mật đến một con ruồi cũng không thể qua lọt. Vậy mà báo cáo về con số 100 ngàn thất thoát hàng năm vẫn là con số nhức đầu cho ông phó giám đốc, không năm nào dưới 100 ngàn đồng bị thất thoát.
Một báo cáo về vụ mất một hộp memory khoảng 50 miếng, mỗi miếng giá khoảng 100 đồng. Trong phòng Lab được trang bị với khóa cửa có mã số, chỉ có những người làm trong Lab mới biết. Người manager và người technician đổ lỗi lẫn cho nhau. 5 người lần lượt được ông kêu lên để lấy lời khai. Không có một chứng cớ nào để minh chứng một trong 5 người đó lấy cuối cùng ông đành qui trách nhiệm cho người manager để mất đồ. Các ông thắc mắc là làm thế nào để món đồ mất trộm có thể mang lọt ra khỏi hãng với sự kiểm soát rất là chặt chẽ của hệ thống phòng bị mất cắp được trang bị đến tận răng, mỗi cửa ra đều được đặt máy camera nhìn rỏ mồn một. Bí mật thất thoát vẫn chưa được khám phá chỉ có trời và người lấy mới biết.

Lê Hiền, 2/01

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến