Hôm nay,  

Lời Mẹ, Tấm Lòng Và Tấm Gương Của Me...

01/05/200100:00:00(Xem: 211557)
Bài tham dự số: 02-231-vb0501

Hellen Le là tác giả đã được trao tặng Giải Thưởng Danh Dự trong đợt phát giải đợt I Viết Về Nước Mỹ. Là con một gia đình HO, nhờ Bố tận tụy chăm lo, tất cả các anh chị em trong nhà đều học hành thành đạt. Bà Lê hiện cư trú tại Garden Grove. Nghề nghiệp: bác sĩ dược khoa. Sau đây, nhân Ngày Lễ Mẹ sắp tới, xin trân trọng giới thiệu bài viết của bà Lê với lời đề tặng “Kính dâng lên vong linh Mẹ với tất cả tấm lòng yêu thương của Ba và các con.



Thế là Mẹ tôi đã khuất hơn 11 năm! Nhưng lúc nào chị em tôi cũng nghĩ là có Mẹ tôi bên cạnh chúng tôi. Người Mẹ yêu quý muôn vàn của chúng tôi và là người vợ đảm đang, tháo vát, thủy chung của cha tôi.
Chúng con nên người công danh thành toại cũng phần lớn nhờ công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Nhất là Mẹ, có lẽ trên đời này không ai mà chúng con có thể so bì với Mẹ được, Mẹ yêu của chúng con.
Nhớ ngày nào gia đình mình còn ở trong cư xá sĩ quan Chí Hòa, mỗi sáng Mẹ thức dậy sớm, Mẹ khe khẽ xuống bếp sửa soạn đồ ăn sáng cho bố và sáu đứa con. Lúc nào Mẹ cũng sợ lũ con của Mẹ đói ăn, đói ngủ. Mẹ chăm bón miếng ăn cho lũ con từ lúc bú mớm cho đến lúc khôn lớn và mãi mãi... Mặc dầu lúc đó Bố là sĩ quan cấp lớn, có người ăn, người làm, nhưng tất cả miếng ăn cho chồng, cho con, Mẹ muốn chính tay Mẹ làm. Con biết trong ánh mắt Mẹ tràn ngập niềm vui khi thấy Bố và chúng con ăn ngon miệng....
Mỗi sáng đi chợ, Mẹ chia thời khóa biểu cho 4 đứa con gái theo Mẹ đi chợ để biết mua, biết bán với người. Con nhớ Bố rất thích món canh cua, ray đay cà pháo ăn với đậu phụ nhồi thịt chiên. Mẹ cứ bảo tụi con, phải mua cua tươi về nhà lột mai ra và giã cua, nước dùng mới ngọt, Mẹ ngồi làm hằng giờ với từng con cua nhỏ xíu, rồi bằm thịt nhồi đậu phụ, sửa soạn bữa ăn thật ngon miệng cho Bố con.
Lo xong cơm nước trong ngày cho gia đình, Mẹ hối thúc nhắc nhở lũ con đi học trường công, trường tư, vì nguồn lương của Bố không đủ cho lũ con, nhu cầu mỗi ngày một nhiều. Mẹ phải thu xếp đi buôn vải sỉ thêm. Mẹ nhận vải từ các hãng dệt vải trong và ngoài nước, rồi giao lẻ đến các sạp hàng mỗi chiều. Lúc ấy con học lớp nhì, con được theo Mẹ đi giao vải những ngày con nghĩ học, phụ mẹ ghi sổ xuất, nhập, tồn...
Chiều tối xuống, Mẹ tất tả về nhà lo buổi cơm tối cho gia đình. Mẹ vẫn nói: “Bữa ăn tối là buổi sum họp hết cả nhà” Tụi con sống ngụp lặn trong hạnh phúc, mà tụi con không biết mẹ ạ. Mỗi tối, Mẹ gọi tất cả 6 đứa con mang sách vở ra để mẹ dò bài. Bố dạy Anh văn, Mẹ dạy Pháp văn, rồi Mẹ hướng dẫn đứa lớn kèm đứa bé....
Ngoài học chữ ra, Mẹ bắt tất cả tụi con phải đi học đàn Mandolin, đàn Guitar, học bơi lội, thể thao đủ cả... Mẹ vẫn nói, các con cần phải giỏi đều mọi mặt, phải rèn luyện thành một con người với đức, trí, thể toàn diện.
Nhưng ngày hạnh phúc của gia đình chợt tắt khi Saigon rơi vào tay cộng quân năm 1975. Ngày ấy con lên mười hai tuổi, tuổi còn non dại, chưa biết gì cạm bẫy, lừa lọc của cuộc đời.
Con nhớ buổi chiều trung tuần tháng 5/75, Mẹ bới đồ ăn sắp xếp quần áo đưa Bố đến tập trung ở sân trường đại học Phú Thọ. Mấy chị em con nhìn ánh mắt bố mẹ lo âu, tụi con không dám hỏi nhiều, chỉ nghe Bố nói các con ở nhà ngoan, nghe lời Mẹ, Bố sẽ về sau ba tuần học tập...
Thế rồi, một năm, hai năm, ba năm trôi qua, Bố và các bác sĩ quan khác đi biền biệt, không tin tức gì. Mẹ ở nhà héo hắt theo thời gian chờ đợi, tóc mẹ từ điểm sương sang bạc trắng đầu. Mẹ buồn, Mẹ để tóc dài đến thời gian Bố về. Lúc ấy Việt Cộng mới lòi mặt chuột ra và xảo quyệt tuyên truyền là Bố và các sĩ quan khác đã nợ máu với nhân dân, cần phải cải tạo...Chúng chiêu dụ tập trung đi học 3 tuần rồi đến 3 năm, 5 năm, 7 năm không thấy ngày về!
Lúc ấy Việt Cộng dùng chính sách ngu dân, không cho tụi con tiếp tục con đường học vấn, chúng siết bao tử mọi người dân “Chủ nghĩa Xã hội hay chủ nghĩa xếp hàng” từ mờ mờ sáng. Tất cả mọi người từ già trẻ lớn bé (ngoại trừ tầng lớp đỏ cán bộ) xếp hàng mua từng hột muối, tới từng que diêm. Người người, nhà nhà ăn độn khoai mì bo bo. Chúng dụ dỗ vợ con các sĩ quan đi kinh tế mới, thì chồng mới được về sớm. Nhiều gia đình đã hiến nhà, ra đi đến nơi đồng không hiu quạnh, muỗi sốt rét rừng, chẳng thấy bóng dáng người thân đi cải tạo về, và từng đứa con gục chết vì đói, vì rét, vì sốt rét rừng...
Chúng con rất khâm phục sự cứng rắn và ý chí khôn ngoan của Mẹ lúc bấy giờ. Mẹ đã trả lời với chúng là khi nào chồng tôi về đến đây, chúng tôi mới tính được việc, các con tôi còn nhỏ dại, tôi không thể dời nhà đi kinh tế mới được. Một mặt phải đối chọi với lũ cán bộ cướp ngày cướp đêm. Lúc nào chúng cũng dùng mọi thủ đoạn, vu khống để cướp nơi ăn chốn ở của những người dân hiền lành, nhất là những gia đình có hoàn cảnh như gia đình mình.
Mặc khác Mẹ phải đối chọi với sự sống hằng ngày của gia đình. Không có lối thoát đi học không xong, đi làm không nơi nào nhận. Họ xếp thành phần gia đình mình vào số 13 “cung tắc biến” Mẹ xoay sở sang nuôi heo, nuôi gà, đào gạch sân nhà lên để trồng rau đay, rau lang. Nước chảy giọt giọt, Mẹ đục miệng giếng xây lắp cách đây 10 năm ra để có nước dùng. Mẹ đi nhận hàng đan móc, thêu tay cho cả nhà làm (lúc ấy người Bắc vào Nam vơ vét mua đồ).
Nước cúp, điện cúp triền miên. Mẹ đánh thức chị em con dậy sớm từ 4,5 giờ sáng để tranh thủ khâu vá mướn và học hành. Mẹ mang sách Toán, Lý, Hóa, Anh văn trên kệ sách xuống chỉ dạy cho chị em con học mỗi ngày 5 tiếng như khi còn được đi đến trường. Mẹ khuyên bảo chị em con phải học ngày, học đêm, chỉ có cái chữ là nuôi sống các con về sau. Chính sách ngu dân của Công quân sẽ sụp đổ, lòng dân khắp nơi ngày mỗi ngày càng căm hờn Cộng Sản. Hòa bình đâu không thấy, chỉ thấy u tối bao trùm dân Việt. Người người, nhà nhà tìm lối thoát vượt biên tìm cái sống!
Thật thương Mẹ của chúng con quá đi! Khi bóng tối đổ xuống, muỗi bâu lấy chân tay chị em con. Mẹ ngồi lấy quạt phe phẫy cho lũ con ngồi yên học.
Mẹ phải cáng đáng trăm nghìn chuyện, từ chuyện làm bố đến chuyện làm mẹ, những khối củi to bự bằng ba vòng tay con ôm, Mẹ đã bổ củi phăng phăng, nhưng chẳng bao giờ chị em con nghe Mẹ thở dài với lũ con. Mẹ khuyên bảo tụi con phải lạc quan mới chèo chống thuyền qua cơn sóng vỗ này. Mẹ nói, lúc hưng thịnh, lúc nghèo hàn vì hay là lúc lên voi, lúc xuống chó, các con đều phải có ý chí vượt qua tất cả. các con phải học thêm mãi mãi...Mẹ rất hy vọng thế chân vạt, Mỹ phải nhúng tay vào lại Việt Nam, gia đình ta sẽ có cơ hội lại như xưa. Các con phải cố gắng lên! “Qua cơn mưa trời lại sáng”
Mẹ ơi, lời nói của Mẹ ăn sâu vào tâm kham chúng con. Lời nói vàng bạc ấy, tụi con ghi nhận suốt đời Mẹ ạ.
Đúng như lời Mẹ tôi nói, chính sách ngu dân từ từ sụp đổ, họ cần đến giới trí thức. Sau 10 năm ở nhà tự học, các chị em tôi thi đậu vào sư phạm. Chúng tôi đi dạy Anh văn và Toán. Lúc ấy nhà tôi trở thành nơi dạy thêm. Học trò ra vào từ sáng đến tối. Số người đi vượt biên cũng như đi chính thức ngày càng tăng, họ đua nhau đi học Anh văn.
Mẹ cũng vui khi thấy các con đứng dậy sánh được với đời với người. Mẹ cầu nguyện Trời, Phật mỗi tối, mong Bố tôi được về sum họp với gia đình. Có miếng ăn nào ngon, Mẹ lại bới đem vào tù cho Bố.
Sau 13 năm, Bố tôi được thả ra vào ngày 28 Tết. Mẹ tôi và chị em tôi đã khóc thật nhiều, và không tin đó là sự thật. Vì Cộng Sản đã lừa bịp gia đình tôi cũng như hầu hết đồng bào ta trong cũng như ngoài nước.
Nhưng niềm vui trùng phùng đó không trọn vẹn là bao, Bố tôi về được 2 tháng Mẹ tôi đổ bệnh nặng, người yếu dần, yếu dần, không ăn uống được nữa. Có lẽ những ngày tháng lo chồng tù, đàn con dại, không đủ ăn, đủ ngủ, Mẹ tôi suy tàn thật nhanh và đã vĩnh viễn bỏ cha con tôi ở tuổi bắt đầu hái lộc của các con.
Ngày Mẹ ra đi, tất cả con cháu người thân, bạn bè Mẹ, học trò của chúng con đã khóc thương tiếc Mẹ thật nhiều. Mẹ là người đàn bà tuyệt vời! Mẹ yêu quý của chúng con.
Lời Mẹ tiên đoán ngày nào, chính phủ Mỹ đã trở lại đất nước Việt Nam. Họ đã can thiệp cho các sĩ quan cùng gia đình được định cư ở Mỹ. Sau ngày Mẹ mất được 2 tháng, Bố và chúng con dời bỏ căn nhà hạnh phúc của gia đình mình lên đường định cư ở California. Bố và chúng con mang tro cốt Mẹ theo, chúng con lúc nào cũng cảm thấy Mẹ đang bên cạnh chúng con. Hơi ấm Mẹ truyền tới từng đứa con, Mẹ ạ.
Giờ đây Bố và chúng con thật sự đang sống trong tự do. Chúng con được đi học, đi làm tự do, không ai kèm kẹp, bóp bao tử, kiểm soát miếng ăn, giấc ngủ mình như thời Cộng sản đâu Mẹ ạ. Tất cả lũ con của Mẹ đã vâng lời Mẹ hoàn tất cử nhân Đại học Mỹ trong 4,5 năm. Nghe lời Mẹ, tụi con vẫn tiếp tục học thêm, học mãi nữa...

*

Cả cuộc đời Mẹ đã sống cho chồng, con và nhất là tấm lòng nhân hậu của Mẹ đối với tất cả người chung quanh mãi mãi được chúng con ghi nhớ. Mẹ vẫn thường hay bảo tụi con: “Cọp chết để da, người chết để tiếng”
Lúc sinh thời, Mẹ đã sống và làm nhiều việc thiện. Con còn nhớ, trước năm 75, hằng năm miền Trung lũ lụt, mẹ kêu gọi hàng xóm cũng như gia đình, soạn quấn áo, chăn mền, lương thực cho đồng bào bão lụt miền Trung.
Rồi mỗi dịp cuối năm, Mẹ hướng dẫn các con, cháu đến các viện dục anh, viện dưỡng lão, mang chút quà xuân đến trẻ mồ côi, đến người già không nơi nương tựa. Mẹ cứ nhắc nhở tụi con: “Miếng khi đói bằng gói khi no”
Nhất là mỗi dịp Tết nguyên đán, Mẹ bày bàn thờ cúng tổ tiên ông bà, Mẹ cứ chép miệng, cầu xin Trời Phật phù hộ cho ông bà nội, và gia đình chú Thăng còn kẹt lại ở Hà Nội được đủ ăn, đủ mặc. Mẹ xót xa cho gia đình bên chồng, chỉ vì quá tin tưởng vào hiệp định Geneve, chia đôi hai miền Nam, Bắc trong hai năm...Và xa cách mấy chục năm...Ông Bà Nội đã chết trong tức tưởi, bị đấu tố là tư sản!
Sau 1975, chú Thăng vào Nam tìm gặp gia đình mình. Lúc ấy, Bố đi tù, mấy Mẹ con cũng đang sống trong kềm kẹp của Cộng sản. Họ không cho đi học, đi làm. Họ dùng chính sách xiết bao tử người dân, nhất là những gia đình như gia đình mình.
Hơn hai mươi năm ở ngoài Bắc, gia đình nội, ngoại còn lại đều sống trong nghèo đói, lạc hậu. Cảnh đò nát gặp nhau, mình đã khổ, họ hàng ngoài ấy còn cơ cực khốn khổ hơn. Nhìn chú em chồng gầy ốm, bé con Mẹ xót xa và nói: “Chú cần gì, thích thứ gì ở trong nhà tôi, chú cứ lấy mang về Bắc” Rồi Mẹ dúi cho chú phần tiền mới nhận từ nơi gia công đan áo len.
Lúc hưng thịnh, cũng như lúc cơ hàn, Mẹ đã chia xẻ tất cả tấm lòng về tinh thần cũng như vật chất Mẹ có cho mọi người chung quanh. Cuộc sống Mẹ thật thanh thản, chẳng vướng bận “tham sân si”
Hơn mười một năm sống trên đất nước Mỹ- Quê hương tỵ nạn của gia đình mình. Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ vùng đất tự do, dân chủ đã chấp cánh bay cao cho con, cháu của ba mẹ. Chúng con lúc nào cũng nhớ lời dạy bảo của Mẹ ngày nào “Đức, trí, thể phải toàn diện”. Chúng con tranh đấu với cuộc sống hằng ngày. Mặc dầu, đã học ra trường và đi làm, nhưng các con của Mẹ vẫn tiếp tục học thêm vào tối và ngày cuối tuần.
Các trường học ở Mỹ mở cả 7 ngày trong tuần, từ sáng đến tối. Ngoài ra các trường đại học họ cũng dạy cho các người lớn bận bịu với công ăn việc làm, học thêm qua Internet. Qua mạng lưới Internet, chúng ta có đầy đủ tư liệu để học từ những bài học đến sách vở tham khảo thêm bằng cách dùng thư viện trên Internet...
Anh em tụi con tiếp tục học, trước là nâng cao tay nghề, sau là nâng cao chức vị (position degree) trong việc làm, cũng như nâng cao nguồn thu nhập.
Dù đến sau, đến muộn, tụi con vẫn tiếp tục tranh đấu không ngừng nghỉ. Bước đầu Ba và chúng con sang đây, tất cả chỉ với hai bàn tay trắng, nhưng bù lại ba mẹ đã tạo dựng một tài sản vô giá cho chúng con là kiến thức trong não bộ chúng con.
Mẹ vẫn từng dạy bảo chúng con, Cộng Sản có vào nhà càn quét, lục lọi, cướp trắng tất cả của cải ba mẹ làm cả đời, nhưng không thể cướp cái chữ các con có trong đầu. Quả đúng thật, việc trở lại học đường của chúng con không khó khăn, trở ngại nhiều mẹ ạ. Ngày nào chị em tụi con cũng rời nhà từ mờ sáng, đến tối khuya mới về nhà nghỉ lưng. Chúng con đã noi gương nhẫn nại, chịu khó của Mẹ. Ngày đi học, đêm đi làm hoặc ngược lại.
Ngoài ra theo lời Ba Mẹ dạy chị em con khi còn tấm bé, “anh em như thể tay chân” chị em con rất thương yêu nhau, đùm bọc nhau. Cùng sống chung trong một mái ấm gia đình, Ba làm tổng chỉ huy. Lũ em đi làm part time, cầm tiền về đưa hết cho chị lớn để trang trải tiền thuê nhà, ăn uống, xe cộ, linh tinh... Đây là điểm son của gia đình mình biết đoàn kết, chia xẻ ngọt bùi cho nhau, nên anh em tụi con không phải đi làm full time mà vẫn sống, khỏe. Cuộc sống đùm bọc của người Á châu mình có ưu điểm hơn người ngoại quốc, nhất là ở đất nước Mỹ này, con cái được nuôi đến 18 tuổi là tách rời gia đình, sống tự lập.
Đời sống ở Mỹ rất đắt đỏ, nếu không biết tiết kiệm, tính toán, rất khó sống cho đủ. Nhất là lớp trẻ, mới lớn lên, chưa có kinh nghiệm sống, chưa có kiến thức để xin việc làm tốt, lương tốt, nên dù là người bản xứ, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, nói năng lưu loát, nhưng không thành công như các gia đình Á Châu di dân sang đây.
Ngoài ra lớp trẻ ở các gia đình này bị vứt ra trường đời sớm quá, chúng dễ sa vào cạm bẫy của Xã hội như xì ke, ma túy, trộm cướp, và nhất là các em nhỏ dưới hoặc đúng vị tuổi thành niên đã có con nhỏ. Thân chúng chưa lo xong, huống hồ lo cho vợ con! Vì thế hạnh phúc rất dễ bị đổ vỡ, ly dị xảy ra như cơm bữa. Biết bao trẻ gái vị thành niên là single mom (không có chồng). Cũng vì đất nước tự do quá, lũ trẻ đã vượt qua hàng rào tự do, để sống thác loạn buông thả.
Ngày từ con bé tí cho đến lớn, ba mẹ, trường học đã dạy dỗ chị em con ý niệm sống sao cho có ý nghĩa cuộc sống. Cũng như đạo đức, bổn phận của người con, người anh em trong gia đình và bổn phận của người công dân tốt đối với xã hội. Nhìn tấm gương sống của ba mẹ, niềm hạnh phúc của gia đình mình, anh em tụi con dìu dắt nhau trong học hành cũng như công ăn việc làm.
Lũ con của Ba Mẹ lấy điểm A đều các môn. Chỉ hơn năm năm sau, tất cả anh em chúng con ra trường và kiếm được công ăn việc làm tốt. Chúng con rất hãnh diện là người Á Châu (minority) đã ngẫng cao đầu, hiên ngang sánh bước với những người bản xứ trong sứ mạng đóng góp xây dựng đất nước Hoa Kỳ.
Mỹ quốc thật sự là đất nước tự do, dân chủ. Ngoài sự bắt buộc và học không mất tiền từ tiểu học đến trung học. Tất cả người dân đều có quyền đến trường. Học đường không giới hạn giới tính, tuổi tác cũng như lý lịch. Không còn cảnh con cán bộ được đặt quyền đến trường, hay đặc quyền nắm chức vụ trong việc làm. Chính phủ Mỹ rất chân quý chất xám của tất cả người dân, bản xứ Hoa Kỳ hay dân thiểu số (minority). Bất cứ ai có tài năng đều có chỗ đứng tốt trong xã hội Hoa Kỳ. Ngoài giờ đi làm, giờ đọc sách để nâng cao kiến thức, các con và cháu của Ba Mẹ đều di health spa tập thể dục hằng ngày. Tụi con vẫn nhớ lời Mẹ dạy bảo: “tinh thần minh mẫn trong thân thể tráng kiện”
Hai ngày cuối tuần không phải đi làm, tụi con tham gia vào phong trào dạy Việt Ngữ. Trước là dạy dỗ các con, các cháu thiếu nhi không quên tiếng mẹ đẻ, sau là hướng dẫn các cháu hướng về quê nhà bên kia bờ Thái Bình Dương
Tất cả các con cháu của Mẹ vẫn nhớ mãi tấm gương sống của Mẹ, “thương người như thể thương thân”, tụi con tham gia vào công việc ghi danh cũng như hiến máu, tìm tủy sống phù hợp (bone marrow transplant) cho người chẳng may mang căn bệnh hiểm nghèo này. Ngoài ra mỗi năm mỗi đứa con của Mẹ đóng góp một tuần lương, cà dâu, cả rể, thu được hơn năm ngàn dollar gửi về Việt Nam, giúp đở tận tay người thân cũng như trẻ mồ côi, trẻ em khiếm khuyết, người già, người cùi không nơi nương tựa. Dù rằng chỉ là như hạt mưa sa giữa mùa nắng hạn. Nhưng tất cả tụi con rất vui với chút quà chia xẻ đó. Ngoài ra tụi con cũng tham gia phong trào chạy bộ ba dăm (Memory Walk) rửa xe, các hội chợ gây quỹ cho các tổ chức y tế ở Mỹ ngăn ngừa và chữa các bệnh mất trí nhớ (Alzheimer), ung thư (cancer), hoại huyết (leukemia)...
Chúng con tiếp tục hướng dẫn các cháu phải noi gương sống của Bà. Chúng con dạy dỗ các cháu phải biết tiết kiệm, cắt coupons trong báo, giảm bớt tiền mua sắm lương thực, quần áo, sách vở....Tiền tiết kiệm bỏ heo ống hằng tuần để có hữu sự dùng đến, như mua sách vở cũng như giúp đở những người sa cơ lỡ bước ở quê nhà.
Vài năm tụi con lại đưa các cháu về quê nhà, đến thăm những trẻ mồ côi, trẻ em khiếm khuyết, cũng như người già. Các cháu rất xót xa và không tưởng tượng được cuộc sống quá thiếu thốn. Họ không có cơm ăn, áo mặc đủ.
Vì thế khi trở về Mỹ, các cháu mới biết quý trọng mọi thứ, không còn phí phạm đồ ăn, quần áo....
Các cháu còn nhắc mẹ đừng mua thêm gì cho con, hãy để dành tiền giúp các em nghèo khó bên quê nhà.
Mong một ngày gần đây, đất nước Việt Nam thoát khỏi ách gông cùm Cộng Sản. Tất cả các con cháu sẽ về xây dựng đất nước Việt Nam phú cường, dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cái dốt cái nghèo được xóa tan.
Dù bận rộn với cuộc sống, phải tranh đấu (sacrifice) không ngừng, tất cả chúng con vẫn luôn nhớ đến công ơn của Ba Mẹ, nhất là Mẹ là tấm gương sống của tất cả các con, cháu. Tụi con rất tự hào kể chuyện Mẹ-vị tiên của Bố và các con, cháu
“Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp ngọt, như đường mía lau...”
Tấm lòng nhân hậu, từ tâm của Mẹ vẫn mãi mãi trong tim các con, cháu.
Mùa Vu Lan nhớ Mẹ.

HELLEN LE

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,745,874
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến