Hôm nay,  

Ơn Anh

25/04/200100:00:00(Xem: 197891)
Bài tham dự số: 02-225-vb0425

Tác giả Lê Như Đức từng góp cho giải thưởng nhiều bài viết giá trị. Ông và gia đình hiện định cư ở Houston. Nghề Nghiệp: Kỹ sư cơ khí cho Boeing, Houston.
Bài viết này đúng vào dịp tưởng niệm 30-4-1975, ông viết để “dâng tặng đến thế hệ các bậc đàn anh”, những người đã đi qua cuộc chiến. Từ ngữ “Anh” trong bài, không phải một mà là mọi người, mỗi người. Ông ghi chú thêm “Tôi không nhắc đến “Ơn chị” vì xin nhường lời khen tặng cao qúy này cho một cây viết nữ có nhiều xúc cảm, hiểu biết sâu đậm hơn. Ước mong sẽ có cây viết ấy sẽ tới.”
*

Anh là người tôi qúy trọng bao năm nay. Mỗi lần nhắc đến anh tôi đều khóc thương cho cuộc đời đầy gian khổ đọa đầy đã không ngừng đến cho tới tận ngày anh đi.
Trong lịch sử cận đại, không một dân tộc nào hay một thế hệ nào có những thảm họa chết chóc nhiều như thế hệ của anh. Chiến tranh đã gắn bó với cuộc đời của anh. Anh đã không hề có được một ngày hòa bình từ lúc sinh thành. Hình như định mệnh bắt anh phải gánh chịu tất cả những khổ đau của dân tộc. Tôi chưa thấy ai có nhiều hy sinh lẫn mất mát như anh.
Ngày anh đi đất nước vẫn còn đầy khói lửa, chinh chiến. Mộ anh đã lẹ phủ trắng những nghĩa trang buồn. Anh đã tặng không cả cuộc đời lẫn thân thể cho dân tộc. Dân tộc tôi đã mang nợ anh quá nhiều. Xin anh cho tôi được một lần ngã nón kính ngưỡng anh.
Khi tôi sinh ra, anh đã lập nhiều chiến công hiển hách, giữ vững cõi bờ khỏi nhuộm mầu cờ máu. Anh đã về tận nông thôn đễ xây ấp chiến lược chống quân thù. Anh vừa đánh giặc vừa giúp đân tôi cầy bừa, gặt hái. Anh đã đặt nền móng cho nền đệ nhất cộng hòa. Tuy phôi thai nhưng vẫn đầy no ấm, tự do.
Ngày tôi lớn lên, anh đã anh dũng đẩy cộng quân khỏi Quảng Trị trong một mùa Xuân chiến thắng. Máu anh đã đổ đầy trên Giao Linh, Cam Lộ. Anh đã anh dũng hy sinh cho dân tôi được vui chơi qua ba ngày Xuân. ỘMẹ ơi, xuân này con không vềỢ. Đó là lời diễn tả thật chân thành mà tôi nghĩ không một thế hệ nào ngoài anh, xứng đáng đứng lên cất tiếng ca ngọt ngào, chân tình hơn.
Chiến tranh từ từ lan rộng. Lệnh tổng động viên được ban hành. Anh và các bạn vội từ giã thầy cô nhập ngũ không một chút đắn đo. ỘTừ khi anh thôi học, là từ khi anh khoát áo tre-dzinỢ. Anh từ giã thành thị về trấn đóng tận sơn khê vắng lạnh. Những binh chủng được vanh danh bách thắng kể từ khi có anh gia nhập : Lữ đoàn Dù, Biệt động quân, Lôi Hổ, Thủy Quân Lục Chiến. Anh phải vừa đánh giặc vừa học thêm sinh ngữ để bắt tay với quân đội đồng minh. Anh đã phải từ giã chị, qua tận Hoa Kỳ để huấn luyện kỹ thuật bay. Anh đánh giặc trên mọi chiến tuyến, mọi lãnh vực. Sức chịu đựng bền bỉ của anh đã được nhiều lần chứng tỏ qua An Lộc, tới Khe Sanh. Mùa hè khói lữa không thể đốt cháy được tinh thần bất khuất của anh. Đã nhiều lúc anh ngã xuống, nhưng rồi anh lại vùng lên, hùng mạnh hơn. Anh vượt Trường sơn, qua Hạ Lào, vào đất Campuchia.
Nhờ có anh đổ máu nơi biên cương, người dân nước tôi an cư, xây dựng lại dưới thời đệ nhị công hòa. Miền nắng ấm mang nhiều kỷ niệm của người dân hiền hoà chỉ ước mơ có một cuộc sống thanh bình để lập nghiệp. ỘRồi có một ngày chinh chiến tàn, anh lại trở vềỢ. Đó chỉ là ước mơ thật bình thường mà người dân cả hai miền Nam Bắc nước tôi đều mong muốn.
Bộ đội Bắc phương bị lừa bịp đẩy vào Nam chiến đấu tìm cái tự do sung túc mà miền Nam đang có. Hiệp ước Nga Mỹ bó tay cả binh chủng. Ký kết Nga Tầu đánh đổ một quốc gia. Anh và tôi mãi mãi không quên : ngày Quốc hận 30 tháng tư đen.
Định mệnh khắc nghiệt đã bắt anh phải bỏ súng khi chưa thấy mặt quân thù. Định mệnh cũng đã tước đi cái qúy báu nhất của cuộc đời anh : chị và các con đã nằm xuống vì đạn pháo kích. Định mệnh cũng tước đi người tình anh yêu thương. Anh đã chọn cái chết để đền nợ núi sông chứ nhất định không chịu hàng. Một viên đạn vào màng tang khiến kẻ thù phải ngậm ngùi kính ngưỡng. Một liều thuốc độc đã làm mọi người khóc nhiều khi nhắc đến anh.
Kẻ thù biết anh chưa chết. Chúng đầy đọa anh bao năm tháng qua các trại cải tạo. Anh gầy gò, chỉ da bọc xương. Dù khốn đốn, tinh thần anh vẫn không gục ngã. Anh đoàn kết, đùm bọc dù trong lao tù. Tinh thần đồng đội vẫn được đề cao. Dùng đủ mọi thủ đoạn tàn độc để quật ngã anh, chúng cũng phải thất bại, đành nhục nhã từ từ thả anh ra.
Anh trở về thành phố sau mười hai năm tù đầy vì sáu năm đánh giặc cộng. Thành phố đổi thay, thật xa lạ vì phải Ộmang tên xác người Ợ. Căn nhà cũ nay nửa trở thành trụ sở uy ban nhân dân phường. Hàng xóm lạnh lùng, không qua lại chào hỏi. Thằng con út được chế độ nhồi sọ, nhìn anh chống đối. Chị cũng gia nhập hội phụ nữ yêu nước. Anh đau khổ nhìn những người thân rời đổi chiến tuyến. Anh ngậm ngùi cho những hy sinh vô ích của chính anh và của các bạn.
Rồi anh vui mừng khi nhận ra những màn kịch của chế độ. Người hàng xóm lạnh lùng ban ngày, đầy thân tình hằng đêm. Thằng con út chỉ chống đối trong những bài luận văn chính trị. Chị là phụ nữ yêu nước Việt Nam Cộng Hòa. Cả dân tộc anh vẫn âm thầm chống đối. Những câu vè châm chọc chế độ, những chuyện cười kể tên cán ngố, những bài hát được sửa đổi lời. Anh nhanh chóng âm thầm gia nhập chiến khu.
Ngày nước mất, anh vội vã ra đi không từ giã người thân yêu. Đêm cuối cùng 30 tháng tư, anh là người sau cùng ráp những bình điện yếu lên chiếc trực thăng còn đang nằm ụ, bay ra hạm đội Mỹ. Nhìn Sàigòn qua hàng nước mắt, anh nghĩ nhiều đến chị và con đứa con gái thứ hai mới chào đời.
Anh tới Mỹ với hai bàn tay trắng và cái lon thiếu úy trên cầu vai. Cất vội lon, anh lao vào cuộc sống mới với một số căn bản sinh ngữ không đủ để làm thợ rửa xe. Dù chỉ một mình, anh bắt đầu xây đựng cuộc sống với hy vọng một ngày về quê hương. Anh rửa chén đũa trong nhà hàng. Anh trồng cây trong công viên. Anh cắt cỏ trên xa lộ.
Hằng đêm anh ngồi viết thư cho mẹ, cho chị, cho con. Lau vội hàng nước mắt, anh lại mở sách ra học thêm dăm câu sinh ngữ. Ôn lại những bài Vật lý, những phương trình toán học ngày xưa mà một lần anh đã được giảng giải trước khi nhập ngũ. Anh đi vào giấc mộng lành sau một ngày làm thật vất vả trong hãng tiện mỏ khoan dầu của thành phố Houston. Anh ngủ thật ngon sau những giờ học đêm từ các trường đại học bổ túc. Anh lại âm thầm chiến đấu, xây dựng cho chính cuộc đời của mình từ con số không.


Cuộc sống tự nó từ từ ổn định. Những khó nhọc vơi dần.
Ngày xưa anh cầm súng, hôm nay anh cầm mỏ lết trong xưởng hàn. Ngày xưa anh lái trực thăng, ngày nay anh lái xe bus Metro của thành phố. Tất cả công việc anh đều không màn. Anh đều nhận lãnh với một trách nhiệm cao của một cựu quân nhân.
Anh bán giường nghế trong Mall. Anh đóng tầu ra khơi chài tôm. Anh quảng cáo bảo hiểm sức khỏe. Anh làm đầu bếp trong nhà hàng. Anh hàn PC Board trong hãng điện tử. Anh dũa móng tay trong tiệm Nail. Anh phát ngôn viên đài Little Sàigòn. Anh bán hàng trong tiệm chạp phô. Anh chạy máy tiện cho hãng sửa máy bay. Anh phát thư cho thành phố. Anh bỏ báo cho cộng đồng.
Làm tướng chỉ huy trên chiến trường hay kỹ sư điện trong công ty Mỹ ở California, anh đều nhã nhặn cười nhẹ, nhìn cuộc đời nổi trôi. Làm thượng sĩ nhất trong quân lực Việt-Nam Cộng-Hoà, hay lái xe cam nhông cho hãng thầu xây cất, anh bình thường, lặng lẽ chấp nhận.
Không một quân sử nào nhắc đến những chiến công của binh chủng anh. Tối tối, anh lại lần mò tự moi ký ức để viết lại sự hy sinh của các bạn đồng đội trong quân ngũ ngày xưa. Ngày cuối tuần, anh tìm đến các bạn còn sống sót ghi lại những đắng chát của cuộc chiến. Không một bản hùng ca nào nhắc nhở đến anh khi còn sống. Chỉ một vài bản tình ca lẻ loi hát ngày anh đi. ỘTiễn đưa anh trong một ngày buồn. Đất ôm anh đi vào cội nguồnỢ.
Anh là người tỵ nạn đầu tiên đặt chân tới Mỹ. Anh cũng là người tới đây sau cùng nhất. Anh được gọi bằng mọi danh xưng. Boat People, Walk People và giờ đây là Hát Ô. Với danh xưng nào, anh cũng đều mỉm cười nhận lãnh. Không một chút tự ti, không một lần tự kỷ.
Anh đã cho dân tôi thật nhiều gương sáng của khiêm tốn.
Anh bảo lãnh chị và các con qua sau chín năm cách biệt. Ngày trùng phùng đứa con lớn mới được lần đầu kêu tiếng cha tại phi trường San Francisco. Thằng út còn bỡ ngỡ ngập ngừng chưa dám gọi. Tuy anh bỏ mặc áo quân phục đã lâu, chị vẫn khóc, yêu kiều gọi: ỘĐại úy của emỢ.
Dòng thời gian vẫn đều đặn trôi. Gia đình anh đã hoàn toàn đầm ấm lại. Mọi công việc được xếp đặt theo thứ tự. Từ những công việc tầm thường nhất, cắt cỏ, thay nhớt xe, anh vẫn làm cần cù trong sở cũng như ở nhà. Đi làm về, anh mò mẫn thay từng ổ điện, bắt cái bếp hầm phở, sửa cái máy lạnh. Đêm đêm, anh dậy con đánh vần từng câu ca dao, giải vài bài toán đố, rồi lại kể câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn.
Lúc anh khuyên đứa lớn lo học cho ngày về xây đựng đất nước. Khi anh nhắn nhủ thằng nhỏ siêng học giúp đồng bào còn nhiều lầm than sau này. Ngày đứa đầu tốt nghiệp Đại học anh nhủ thầm : đất nước có thêm một bàn tay. Khi đứa cuối xong Trung học anh mừng nhắc: ráng cố thêm bốn năm nữa cho quê hương.
Thỉng thoảng nhìn những thức ăn dư thừa, anh vẫn nhắc chị những thiếu thốn của dân tộc. Lòng anh vẫn đầy bức rức vì no ấm của đồng bào. Định mệnh đã bó buộc anh phải sống cho quê hương. Ngày nào quê hương tôi còn đau khổ, ngày đó tâm hồn anh còn khắc khoải khổ đau.
Người tới trước dẫn dắt người tới sau. Anh tự thành lập hội cựu quân nhân để giúp nhau và tìm đến nhau. Chiều chiều anh ra tận phi trường đón gia đình thằng bạn thân H.O. kém may mắn bị tù đầy mười ba năm hơn. Tháng tháng anh đóng tiền mua cái xe lăn gửi đứa bạn cụt chân còn kẹt lại. Hai chục năm sau cuộc chiến, hai người bạn H.O. cùng binh chủng ôm nhau khóc. Một phần tư thế kỷ trôi qua, ông thầy gặp lại người đàn em cùng tiểu đoàn.
Ngày quốc hận 30 tháng tư đen, anh và các bạn trong bộ quân phục và lá cờ vàng ba sọc đỏ trên vai. Tuổi đời đã cao, tôi vẫn thấy sự hiên ngang, uy dũng của hôm nào. Tóc đã bạc mầu muối tiêu anh vẫn đứng thẳng như năm xưa trong thao trường.
Anh lại xông pha ra chiến tuyến mới với tinh thần anh dũng của ngày ấy.
Anh thành lập mặt trận chống quân thù trong lẫn ngoài nước. Anh tiếp tay với mọi đoàn thể để xây dựng cộng đồng hải ngoại. Anh thành lập đài phát thanh để gây tiếng nói. Anh dựng biểu ngữ tranh đấu cho nhân quyền. Anh in báo kêu gọi toàn dân đứng lên. Anh viết nhạc đoàn kết đồng bào. Anh đi vào chính trường của Hoa Kỳ với một mưu đồ cho đất nước. Anh rải truyền đơn chống cộng quân ngay trên đất Cuba. Anh lại âm thầm về nước gia nhập kháng chiến.
Ngày xưa anh là bác sĩ quân y trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày nay anh là dân biểu quốc hội Hoa Kỳ. Hôm qua anh là trung sĩ cảnh sát, hôm nay anh chỉ đường hướng dẫn đồng bào đậu xe khi biểu tình. Ngày ấy anh là cải tạo viên, giờ đây anh đọc tin tức ba miền cho đồng bào tôi sáng sáng. Hôm kia anh là sinh viên sĩ quan, bây giờ anh làm cho cơ quan di trú giải đáp thắc mắc cho người nước dân tôi.
Những ngày Việt Cộng qua xin bang giao, anh ủi xe xập cửa tòa Đại sứ của chúng. Đêm văn nghệ chống Trần Trường, anh đóng hai quan tài lớn trưng trong bãi đậu xe. Trưa, anh gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu tự do tôn giáo. Chiều, anh đánh E-mail xin Liên Hiệp Quốc cứu xét tự do nhân quyền.
Bão miền Trung năm xưa anh đứng quyên từng xu trong khu Phước Lộc Thọ mỗi cuối tuần. Lụt miền Nam hôm nay anh vừa bỏ của vừa bỏ công thu từng đồng gửi về giúp nạn nhân. Ngày Giáng Sinh anh lo một món quà Ộniềm mơ ướcỢ cho từng em nhỏ trong cũng như ngoài nước. Đêm Trung Thu anh thổn thức khi thiếu cái lồng đèn cho con gái tôi.
Anh lại ra đi sau bốn năm sum họp đầm ấm với gia đình. Chị thầm khóc, hiểu nhiều cho số mệnh. Thằng út vừa đủ khôn nhận hy sinh. Đứa gái lớn đã trưởng thành để nuốt lệ. Người mẹ gìa ôm cháu vẫy chào đưa.
Thắp ba nén nhang cúi lạy cha, anh thề : ỘQuốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.

Định mệnh đã dành nhiều tang thương cho dân tộc tôi. Định mệnh phải cho dân tộc tôi có anh để vơi nỗi thống khổ này. Tôi biết chắc anh sẽ không ngừng hy sinh khi dân tôi chưa thật sự có tự do, no ấm. Tôi biết rõ anh sẽ không bao giờ sống hạnh phúc khi dân tôi còn nghèo đói, đầy đọa.

Làm sao đồng bào tôi quên được ơn anh "
Làm sao tôi viết hết được tấm lòng vàng này "
Thưa anh, dân tộc tôi trân trọng nhớ ơn anh mãi mãi.
Xin anh cho tôi được thêm một lần ngã nón kính chào anh.

Houston, giữa Xuân 2001
LÊ NHƯ ĐỨC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,996,168
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến