Hôm nay,  

Kiếm Việc Làm Ở Mỹ

25/04/200100:00:00(Xem: 197537)
Bài tham dự số: 02-223-vb0423


Trước hết tôi hoan nghênh sáng kiến mở thi viết về nước Mỹ của quý báo. Tôi tin rằng những bài báo này sẽ là những Sử Liệu Sống cho những thế hệ sau hiểu được cuộc sống đầy khó khăn của dân tỵ nạn chính trị VN ở Mỹ nói riêng và khắp nơi trên thế giới nói chung.

Tôi đã đọc một cách thích thú hầu hết những bài viết dự thi. Để góp phần mình, tôi xin viết về một vấn đề sinh tử cho mọi di dân: Kiếm việc làm ở đất Mỹ.

Trước khi kiếm việc làm, vẫn là việc học anh văn, nói và hiểu được những câu nói thông thường bằng Anh văn. Quý đồng hương sẽ hỏi: “Vậy thì không biết tiếng Mỹ” thì sẽ không kiếm được việc làm sao" Thưa: Có chứ, nhưng quý vị sẽ phải tháo vát, không ngại nặng nhọc để tự tạo ra việc làm cho mình. Còn không, chỉ có thể làm được loại công việc với chủ là những đồng hương, như bồi bàn, phụ bếp hoặc là làm trong các hãng may, thường thì phải làm rất nhiều giờ với đồng lương rẻ mạt.

Những đồng hương lớn tuổi hoặc đã bị kiệt sức, kiệt lực trong những trại tù khổ sai lao động của bọn Cộng Sản, không thể học nổi tiếng Anh hay nghề nghiệp chuyên môn, thì đành xin làm tại các hãng may do các đồng hương làm chủ. Loại công việc này, thường chỉ là tập may những loại máy may đơn giản như máy một kim, cùng lắm thì xin làm những công việc lặt vặt trong các hãng may như ủi quần áo, học cắt chỉ vv.... Nếu được nhận cho làm và làm chăm chỉ thì mỗi ngày bạn cũng chỉ kiếm được một vài chục Mỹ kim.

Còn những bạn trẻ, mắt mũi tinh tường, nhất là những cô còn trẻ nhưng lười học mà lại khéo léo chân tay, có thể học nghề làm móng tay mà đồng hương bên đây gọi là làm nghề Nail. Các bạn cứ mở thử tờ nhật báo ra mà coi, hằng ngày đầy rẩy những nơi cần thợ Nail. Nghề này kiếm việc dễ, kiếm tiền khá, mà chẳng cần học hành gì lâu lắc.

Biết đâu đó mảnh đất tạm dung đầy cơ hội này sẽ chẳng đãi ngộ bạn, xui khiến bạn làm chủ một tiệm Nail, thời cơ tới là trở nên giàu có.

Tôi biết có những chủ tiệm Nail bắt đầu vào nghề với hai bàn tay trắng, chỉ sau thời gian ngắn đã làm chủ một tiệm Nail, dưới tay có cả chục thợ làm, đã tậu nhà lớn, mua xe đắt tiền, hằng tháng có lợi tức cả chục ngàn Mỹ kim.

Tôi cũng xin mách bạn một nghề mà không cần biết tiếng Anh, Mỹ nhiều. Đó là nghề bán chợ trời. Nghề trước kia ít người bán nên kiếm tiền cũng khá, tuy khá vất vả.

Còn nếu bạn có tài nấu nướng, chỉ cần biết làm vài món ăn thuần túy quê hương như làm chả giò ngon lành, nấu xôi vò, món thịt nướng ướp khéo, nướng lên mùi thơm bay tỏa cả một vùng rộng lớn, bạn có thể tự mình xoay trở. Với vài dụng cụ làm bếp thông thường, bạn có thể sản xuất tại nhà, gọi bán cho những người quen biết, rồi tìm cách bỏ mối cho các tiệm, hoặc đi bán trong các hội chợ địa phương.

Bạn hãy đến Tòa thị chính nơi bạn ở mà xin lịch trình các hội chợ trong vùng bạn cư ngụ. Thường thì họ hay mở vào các Mùa Xuân và mùa Thu. Người ngoại quốc thường thích thưởng thức những món ăn lạ của các quốc gia trên thế giới, nên đôi khi ngửi thấy mùi thơm lừng của món thịt nướng, họ sẽ sắp hàng dài, đợi lượt vào mua nếm thử. Vậy là bạn hốt bạc rồi đó, lại không phải đi làm công mà tự làm chủ (Self Employed).

Nhưng bạn ơi, đất Mỹ là đất cơ hội, vậy tại sao bạn không đi học để một ngày nào đó bạn sẽ có thể kiếm được những việc làm khá hơn"

Cách xin Việc làm
Quý vị hỏi Xin Việc làm ở đâu" Xin thưa trước hết bạn đến sở EDD (Employment Development Department) địa phương mà đồng hương mình bên đây thường kêu là Sở thất nghiệp.

Ở Mỹ họ cũng phân biệt hai loại công việc. Công việc lao động: Công việc lao động chân tay (Blue color) và công việc làm văn phòng (White color).

Trước khi đi xin việc, bạn cần viết một bản tóm tắt về cuộc đời quá khứ của bạn, trình độ học vấn và những công việc mình đã làm, đã có kinh nghiệm trong quá khứ. Việc này hơi khó, bạn nên nhờ một cơ quan thiện nguyện làm giúp. Họ viết vừa ngắn gọn, vừa đầy đủ. Nên đánh máy bảng tóm tắt này (Resume) cho sạch sẽ, dễ đọc.

Ở Mỹ còn có những cơ quan tư nhân chuyên lo xin việc làm cho mọi người, lẽ dĩ nhiên là bạn phải trả cho họ một lệ phí nào đó, tùy theo sự thỏa thuận giữa họ và bạn.

Cách hay nhất có lẽ là bạn nên đọc báo hằng ngày ở mục “cần người” hoặc hỏi thăm những bạn bè đồng hương quen biết xem ở hãng họ đang làm hiện có cần tuyển nhân viên mới hay không"

Ở Mỹ các chủ nhân khi mướn nhân viên, khi cơ sở có việc cần người, họ thường muốn gặp chính con người của bạn để trực tiếp xét đoán, tuyển chọn. Thông thường buổi gặp gở này gọi là buổi phỏng vấn (Interview).

Trong cuộc gặp gỡ này, chủ nhân hay thử hỏi xem bạn có biết gì về hãng của họ hay không, nên trước buổi phỏng vấn bạn nên tìm hiểu về công việc bạn xin làm, về hãng mà bạn xin việc xem hãng của họ sản xuất gì, công việc làm ra sao. Càng biết nhiều về công việc bạn xin làm, về hãng bạn xin việc, bạn càng có nhiều hy vọng được mướn. Nói nôm na ra rằng chủ nhân muốn xem giò, xem cẳng, xem bộ vó của bạn.

Bởi vậy tôi xin lưu ý bạn một số việc bạn cần sửa soạn cho thích hợp với cuộc gặp gỡ đó.

* Về cách trả lời phỏng vấn: Bạn nên nghe kỹ câu họ hỏi, nếu chưa hiểu rõ, đừng ngần ngại hỏi lại, rồi trả lời thẳng vào câu hỏi, đừng trả lời vòng vo loanh quanh. Nói cho rõ ràng, lịch sự nhưng không khúm núm. Bạn nhớ là vì văn hóa khác biệt, tôi xin nhấn mạnh là bạn nhìn thẳng vào mắt họ mà trả lời, chớ đừng nhìn vơ vẩn hoặc lơ đãng nhìn lên trần nhà khi trả lời.
Người Mỹ cho rằng nhìn thẳng vào mắt họ mà trả lời, họ đánh giá bạn là người thành thật. Đừng e lệ ngập ngừng khi trả lời họ.

Một điều đáng chú ý nữa là người Việt mình thường trả lời theo lối nhún nhường còn người Mỹ thì muốn nghe những câu trả lời chắc nịch. Thí dụ họ hỏi nếu được mướn bạn có nghĩ là bạn làm được công việc này không"
Với kiểu Việt Nam bạn sẽ trả lời nhún nhường là “Có lẽ được.” Trong khi văn hóa Mỹ, chỉ muốn nghe câu trả lời “Tôi tuyệt đối tin tưởng và quả quyết tôi sẽ hoàn tất công việc một cách rất hiệu quả, có thể còn hơn cả tiêu chuẩn mà quý vị mong muốn nữa.”

Trả lời vậy, người Việt cho là chói tai, hợm hĩnh nhưng người Mỹ cho rằng bạn là người tự tin.

Cách phục sức khi đi phỏng vấn
Tuỳ theo công việc, khi đi phỏng vấn bạn nên ăn mặc đúng như khi bạn đi làm vậy. Thí dụ bạn xin làm một việc lao động mà bạn lại mặc áo sơ mi trắng, còn thắt cà vạt (tie) lại đi giày láng cóng là không hợp lý, vì đi làm một công việc lao động, ai lại mặc thế bao giờ. Bạn cần mặc quần Jean gọn gàng, áo sơ mi xanh đậm, hoặc xám đậm đi đôi giày lao động gọn gàng sạch sẽ chớ đừng chau chuốt quá lịch sự.

Nhất là các bà, các cô, đừng son phấn, sức nước hoa thơm lừng, lại còn vẽ mày kẻ mắt cho đậm như đi dạ hội.

Các cụ nhà ta ngày trước có dạy “Y phục xứng kỳ đức” là vậy. Đi phỏng vấn ta nên sửa lại câu nói ấy lại là y phục xứng công việc.

Một chi tiết nhỏ nhặt, nhưng không kém phần quan trọng tôi xin lưu ý quý bạn là trước khi đi phỏng vấn bạn đừng nên ăn những thực phẩm khiến hơi thở của bạn trở nên nặng mùi như hành, tỏi...

Sau cuộc phỏng vấn, bạn nhớ đừng quên cảm ơn chủ đã dành cho bạn buổi phỏng vấn hôm nay và khéo léo nhắc lại một câu thòng là thưa quý vị, đối với tôi thật là một thích thú nếu được làm việc trong hãng xưởng của quý vị.

Đi kiếm việc làm phải tự tin, vui vẻ tươi tỉnh, và trên đường đi bất chợt bạn nhìn thấy ở đâu đó tấm giấy hoặc bảng với dòng chữ Helpwanted là họ đang cần người làm đó. Xin mời bạn hãy mạnh dạn bước vào hỏi họ. Tiếng Mỹ có tiếng Job Hunting để nói lên ý nghĩa việc Đi săn lùng việc làmù. Tôi mong bạn hăng hái đi săn.

Có việc làm là có no ấm cho bản thân và gia đình, có xe mới, có thể có cả nhà nữa đấy, vì các ngân hàng Mỹ cho thân chủ của họ vay tiền theo tiêu chuẩn Trông Giỏ Bỏ thóc, có nghĩa là nếu họ thấy bạn có Công ăn việc làm, Có khả năng trả được nợ hoặc tự nguyện mời bạn xin mastercard đấy.

Nào, bạn đã sẵn sàng lên đường kiếm việc chưa" Nếu đã sẳn sàng, tôi xin chúc bạn may mắn (Good Luck) và sớm tìm được việc làm như ý.

VŨ NGỌC TIẾN

Ý kiến bạn đọc
31/10/201523:13:29
Khách
Toi chua co di lam bao gio .nay toi can Tim cong viec lam o hang .xin vui long giup .cam on.
08/01/201513:16:15
Khách
BàI viết rất hay và rất cấn thiết cho người đang việc
11/07/201400:06:19
Khách
Vi toi hien nay nhu thuyen ko ben dang lo lung o dat my ko biet phai lam sao bay gio .... mong moi nguoi guip do toi ...xin cam on!
11/07/201400:00:44
Khách
Rat co y nghia voi toi .xin cam on
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,093,042
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.