Hôm nay,  

Gửi Con Vô Viện Mồ Côi Để Chúng Đi Mỹ

16/04/200100:00:00(Xem: 172060)
Bài tham dự số: 02-217-vb0417

Đây là câu chuyện đã xảy ra trong gia đình tôi, hoàn toàn sự thật.
Trước năm 1975, tôi có 6 đứa con khi ba chúng nó qua đời. Đứa lớn nhất 12 tuổi, đứa nhỏ nhất là 3 tuổi. Thân cô, thế cô, tôi làm sao sinh sống, làm sao lo nổi cho tương lai các con. Ba chúng mất đi, để lại cho tôi gánh trách nhiệm quá nặng, với cả ngàn câu hỏi không có câu trả lời.

Giữa lúc quá khổ, tháng 3 năm 1974, tình cờ tôi được một bà bạn cho biết có một trung tâm từ thiện chuyên lo giúp trẻ mồ côi để các gia đình Mỹ nhận về làm con nuôi. Bà bạn tử tếø đã đích thân đưa tôi đến trung tâm từ thiện này.

Có hai trung tâm từ thiện mà tôi được biết là FCVN (Friend of children of VN) và “Welcome home”. Khi tôi đến, họ cho tôi xem những tấm hình bằng cớ xác thật về những đứa trẻ Việt đã đến Mỹ và những gia đình Mỹ nhận làm con nuôi. Họ cũng cho tôi biết, khi các con tôi đến Mỹ, tôi vẫn có thể thường xuyên liên lạc được với chúng.

Sau một tuần suy nghĩ, tôi đã liều lĩnh quyết định gởi 6 đứa đứa con vào hai trung tâm trên.

Tôi bắt đầu làm đơn. Khi thủ tục giấy tờ được xúc tiến thì tình hình chiến sự đất nước mình lúc đó còn sáng sủa lắm, từ Quảng Trị vào Saigon vẫn bình yên.

Đến tháng 8-1974, cả hai trung tâm đều trả lời cho tôi biết là họ chỉ nhận 4 đứa nhỏ, còn 2 đứa lớn họ không nhận vì hai đứa này trên 10 tuổi. Thật ra, trong thâm tâm tôi, tôi chỉ muốn gởi hai đứa lớn thôi, còn bốn đứa nhỏ chúng còn quá nhỏ tôi không muốn xa lìa chúng.

Lúc này tình hình đất nước bắt đầu sôi động từ bờ Bến Hải vào Quảng Trị rời Huế Thừa Thiên Đà Nẳng vv...Tôi quyết định gởi 4 đứa nhỏ vào trung tâm FCVN, như vậy bên trung tâm Welcome home hãy còn 4 chỗ trống, tôi đã dùng khai sanh đứa 7 tuổi con trai cho thằng 11 tuổi, nhưng tôi không còn cách gì để tráo khai sanh cho thằng 12 tuổi được nữa.

Khi 5 đứa con đi rồi, tôi như người ngây dại, bao đêm không thể ngủ được. Nhà đang đông đảo, tiếng la hét đùa giởn của lũ nhỏ rộn ràng suốt ngày, nay bỗng quá yên tỉnh, quá vắng lặng, chỉ còn lại một mình tôi và cháu lớn.

Đã bao lần tôi muốn vào trung tâm để xin lại 4 đứa con. Thôi thì chúng không có tương lai cũng được, đói khổ cũng được mà có mẹ có con.

Thời gian này tình hình chiến sự thật xáo trộn, những người từ Đà Nẳng ùn ùn vào Saigon tránh nạn Cộng Sản. Có lẽ những người Mỹ họ biết trước được những gì sẽ xảy ra, nghĩa là miền Nam bị bỏ rơi và Saigon đang bỏ ngỏ. Thế là họ không cho tôi vào gặp các con tôi. Chỉ ít lâu sau, báo chí loan tin Mỹ đang có kế hoạch di tản các trẻ mồ côi.

Ngày 1 tháng 3 năm 1975, có tin chuyến máy bay không lồ chở cả trăm trẻ mồ côi bị rớt, tất cả tử nạn. Tôi như người mất hồn, không biết các con tôi có trong chuyến bay đó không" Tất cả trời đất đều sụp đổ trước mặt tôi. Trong khi ấy, tôi còn lãnh thêm sự sỉ vả thậm tệ của gia đình nội lũ nhỏ và các bạn bè của chồng. Họ bảo tôi đem con bỏ chợ, một số người thì nói tôi đem con bán cho Mỹ để lấy tiền vv...

Sau chuyến bay rớt đo,ù tôi được người quen làm trong trung tâm FCVN cho biết là 4 đứa con tôi vẫn còn ở trong trung tâm chưa đi. Tôi vẫn chưa hoàn hồn. Còn thằng ở “Welcome Home” thì sao" Mãi sau này tôi mới được biết thằng con 11 tuổi đã rời khỏi VN trong chuyến bay cuối cùng của các trẻ mồ côi vào ngày 28 tháng 4 năm 1975.

Đã bao năm qua, chỉ nhớ lại, kể lại đến đây, nước mắt tôi đã ràn rụa.

Tôi cũng được biết những gia đình họ gởi con đi như tôi, họ đều thất lạc và mất con. Khi chúng đi họ chia chúng ra làm ba gia đình Mỹ nhận chúng làm con nuôi và chúng nó ở ba tiểu bang khác nhau. Vì khi tới Mỹ, họ đã đổi hết tên họ của chúng và mình không biết chúng đi đâu và ở đâu.

Đến năm 1986 tình cờ tôi gặp được một sĩ quan của QLVNCH, ông này đã ở tù 8 năm Cộng Sản, khi được trả tự do về thì vợ ông ta đã đi lấy chồng khác. Thế là chúng tôi đã kết hôn và chính phủ Mỹ đã chấp thuận cho chúng tôi đến Mỹ theo diện HO vào tháng 7 năm 1990.

Tại Mỹ, 16 năm sau khi rời bỏ lũ nhỏ, khi tôi gặp lại được các con tôi, chúng không còn nhớ lấy một tiếng Việt, còn tôi thì Anh văn quá nghèo nàn không đủ để diễn tả những xúc động của mình, tôi chỉ khóc và khóc.

Sau này nếu có dịp tôi sẽ viết bài “Làm thế nào tôi đã tìm lại hết các con”.

Cháu trai 11 tuổi khi đến Mỹ được 4 năm thì gia đình nuôi nó họ đã dọn qua Thụy Sĩ, năm cháu 20 tuổi cháu đã có bằng kỹ sư điện hạng thủ khoa, cố gắng đi làm, gom góp tiền dành dụm gởi tiền về VN cho Mẹ, để mẹ tìm đường vượt biên cho anh nó, sau đó nó lấy được bằng MBA (Master of business Adiministration) hiện đang làm cho một công ty điện tử của Mỹ tại Thụy Sĩ.

Đứa con gái thứ ba, khi ra đi mới 9 tuổi cháu cũng lấy được bằng MBA và 3 bằng cấp về Financial. Hiện cháu đang làm President cho Credit service first Boston Corporation tại New York.

Cháu Huy khi ra đi được 7 tuổi, nay đã trở thành một bác sĩ ưu tú về Radiology hiện đang phục vụ tại một bệnh viện lớn ở San Francisco.
Hiếu, khi đi cháu đươc 5 tuổi, đã tốt nghiệp đại học về nghành thương mãi, cháu hiện ở Colorado.

Và Trúc là út nhất, khi đi cháu mới 3 tuổi, nay cháu cũng đã tốt nghiệp Master Computer Science ở Ohio.

Riêng thằng con trai lớn của tôi, nhờ tiền của em gửi về dể lo cho cháu vượt biên, cháu đã trải qua một cuộc hành trình đầy gian khổ, để đến Mỹ năm 1989. Khi nó còn ở VN, cháu chưa học hết bậc trung học. Vậy mà đến Mỹ khi đã 26 tuổi, cháu bắt đầu lại việc học với một ý chí mãnh liệt. Bẩy năm sau, cháu đã lấy được bằng bác sĩ nha khoa với hạng ưu.

Tôi quá đổi vui mừng khi đến Mỹ, nhìn lại thấy đàn con của mình đã thành công không đứa nào hư hỏng. Tôi viết lên bài này là để cám ơn các gia đình người Mỹ đã thay tôi chăm sóc các con tôi và không quên cám ơn hệ thống giáo dục của nước Mỹ đã tạo cơ hội và điều kiện cho các con tôi nói riêng và bất cứ người nào đến Mỹ, nói chung. Đã tới được nước Mỹ, dầu là dân tộc gì, dầu ở lứa tuổi nào, nếu họ muốn đến trường thì họ cũng thực hiện được ước muốn của mình.

Tôi nghĩ nếu tôi không liều lĩnh và quyết định để gởi các con tôi đi theo diện mồ côi thì có lẽ bây giờ chúng hãy còn ở lại VN và chắc chắn một điều là chúng nó không bao giờ có tương lai như ngày hôm nay.

Tacoma 4-7-2001
Trương Lệ Chi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,030,563
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến