Hôm nay,  

Nước Mỹ, Những Chặng Đường

10/04/200100:00:00(Xem: 144405)
Bài tham dự số: 02-212-vb0411


Thế rồi, tôi cũng đến được nước Mỹ như lòng mong đợi, sau khi lấy xong bằng “tiến sĩ đợi chờ” dài đằng đẵng ở trại tỵ nạn Philippine. Sau những cuộc phỏng vấn đầy gút mắc của phái đoàn J.V.A., tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi phái đoàn INS OK hồ sơ tỵ nạn của tôi. Vậy là chỉ còn chờ ngày lên đường đi Mỹ. Ôi hai tiếng đi Mỹ nghe thật đơn giản, mà sao chua cay gớm.
Chiếc phi cơ 747 của hãng North West chở tôi cùng một số người tỵ nạn êm ả lượn một vòng thành phố Los, rồi đáp xuống nhẹ nhàng. Sau khi làm xong giấy tờ do nhân viên ICM hướng dẫn, lần lượt từng tốp người được đưa ra ngoài cổng phi trường để chờ xe thân nhân, hoặc người bảo lãnh (sponsor) đến đón.
Trên thế giới, không một nơi nào nhiều xe hơi như ở Mỹ. Chỉ nhìn xe chạy một lúc là tôi thấy chóng mặt. Rồi một hình ảnh rất thiệt ở đây đập vào mắt tôi: các bà Mỹ đen mập ú ù đi theo các thùng đựng rác để nhặt lon “bia”. Lòng tôi thầm nhủ họ là Mỹ, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, mà còn vất vả bi đát đến thế. Mình thì vốn liếng tiếng Anh ai nói người ấy nghe, làm sao sống nổi đây"
Mãi lo ra, có chiếc xe Volkswagon đỗ trước mặt hồi nào chẳng biết, lúc nghe tiếng kêu của người chị họ, tôi mới hoàn hồn. Ngồi trên xe tôi mãi miết ngắm nhìn phố xá, cái gì cũng xa lạ với tôi cả. Không biết rồi làm sao sống đây.
Sáng sớm hôm sau, bà chị chở tôi ra Hội Thiện Nguyện I.R.C để làm các thủ tục trợ cấp, nào là Food Stamp, một chiếc giường ngủ, một tấm check hơn $300 đồng để chi phí lặt vặt bước đầu. Thời điểm này người độc thân được hưởng trợ cấp 18 tháng để đi học ESL lẫn học nghề, hoặc tìm việc làm. Nếu có công việc thì trợ cấp bị cắt.
Năm đầu tiên tôi lội bộ từ nhà bà chị họ ra trạm để đón xe bus tới trường “An Sầm” Saint Ansham thuộc thành phố Garden Grove để học ESL. Người dạy lớp ESL cho đến khi tôi rời trường, là thầy Sơn. Lúc đó thầy đã ngoài 40. Thỉnh thoảng trong lớp học cũng có những thông báo cần việc làm đa số là các hãng điện tử Cali lương độ 6USD/ giờ, nhưng đa số chả ai thích đi làm, chỉ khoái lãnh trợ cấp để đi học thôi. Nếu tôi nhớ không lầm vào ngày đó, hằng tháng tôi lãnh Food Stamp khoảng US$60, cùng một ngân phiếu US$250, sau khi trừ tiền phòng, tiền ăn còn $30 US mỗi tháng.
Phần ăn, chỗ ở kể như tạm ổn. Bây giờ thì phải nghĩ giúp gia đình còn kẹt lại VN. Nếu đi làm thêm chủ trả tiền check thì bị khấu trừ tiền trợ cấp, vậy là không ổn. Thôi thì đi làm “Cash” vậy. Làm “chui” cho Mỹ thì không được. Tôi bèn đón xe bus lần mò ra phố Bolsa để tìm Job.
Cũng xin nhắc lại phố Bolsa thời bấy giờ cũng chỉ bằng 1/10 hôm nay mà thôi. Cửa hàng ít, người đi cũng thưa, tôi đi lòng vòng khu chợ Hòa Bình ngày xưa, thì bắt gặp một mảnh giấy dán lên tường bên cạnh chợ “Cần người cắt cỏ, phone số...” Thôi thì việc gì cũng được, miễn có tiền để mua quà gởi về VN là vui rồi.
Sáng hôm sau tôi lần mò tìm đến người cần việc. Công việc cũng không cần chuyên môn, chỉ là đẩy chiếc máy cắt cỏ đi cắt dạo cho nhà mấy người Mỹ vùng phụ cận khu Bolsa. Sáng lên xe van chủ chở đi cùng mấy người Mễ cũng chung số phận, chiều tối chở về. Mỗi ngày được trả US$20, thời gian từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Có lúc mùa đông trời trở lạnh thấu xương, có lúc trời đổ mưa tầm tã, công việc làm dở dang mà chủ cứ hối lẹ lên cho xong việc, vừa làm mà vừa ứa nước mắt. Ngồi dưới gốc cây trú mưa, áo quần ướt đẫm, nghĩ ngày xưa cũng là công tử muốn gì được đó mà hôm nay thế này tôi tê tái lòng.
Những người đi tiên phong trong nghề cắt cỏ Landscapping phải kể đến Đại tá Lý và anh Bạch Hoa Mai ở Nam Cali. Ngồi viết những dòng này tôi chắc là anh Mai bây giờ hẳn đã là triệu phú Cali. Vì 20 năm về trước tôi có dịp đi ngang qua tư gia anh ở vùng Laguna Beach đã trị giá đến 400-500 ngàn US, xung quanh nhà đầy kỳ hoa dị thảo. Làm công được một thời gian tôi bất mãn thôi việc và cũng là thời gian trợ cấp chấm dứt.
Tôi bắt đầu mua sắm đồ nghề, cùng một chiếc xe pick up để đi làm nghề “cắt cỏ” dạo. Tiền xe, tiền lặt vặt ước độ $5000 do có người bạn gái đầy hảo tâm giúp đỡ.
Sau một thời gian đi làm, tôi cảm thấy mỏi mệt nên việc làm có phần bê trể, khách hàng mất dần, tôi đành bán hết đồ đạc được khoảng $1000, rồi đi tìmø người bạn gái trả món nợ cũ.
Khi tìm được đến nhà người bạn hảo tâm xưa, tôi suýt ngất xỉu vì nàng đã có gia đình. Đành phải chờ chồng nàng đi vắng, để giáp mặt trả món nợ ngày xưa. Gặp nhau, nghe chuyện, nàng thật xúc động, bùi ngùi tay cầm $1000, còn tay kia ôm chặt lấy tôi, miệng mắng yêu “You quả thật đàn ông bất tài, không có ý chí gì hết.”


Từ biệt nàng, tôi lặng lẽ bước đi, không dám nhìn lại. Chiếc xe “Van” củ đời 70 quá củ phải đậu thật xa nhà nàng. Bước chân đi, lòng nặng ưu phiền, tôi thầm nhủ: “Mình thật vô dụng”.
Buồn quá, tôi lang thang ngồi mấy quán “Donut” cho tới khuya và uống cà phê hút thuốc quên đời. Bất chợt, tôi gặp người bạn cũ cũng qua cùng thời với tôi, trên xe pick up đầy báo, chỉ khác xe tôi đời 90 mới toanh. Sau khi hiểu hoàn cảnh bi đát của tôi, anh ta giới thiệu tôi đến chỗ làm của anh ta làm để Applies Job bỏ báo.
Được hơn tháng sau tôi được gọi đi làm. Công việc là “delivery” báo khuya từ 2 giờ đến 6 giờ sáng. Công việc thì không có gì vất vả, chỉ thức khuya dậy sớm mà thôi. Buổi chiều làm thêm một chuyến nữa. Thời bấy giơ,ø mỗi “Check” lãnh về gần US$800 kể cũng là kha.ù Cứ vậy, nước chảy qua cầu, tôi làm được hơn 6 năm, các bạn gái lần lượt chọn... người khác làm chồng. Buồn quá, thấy báo đăng cần người làm nails “đi xuyên bang bao ăn, bao ở, lương tối thiểu $3000 mỗi tháng” nghe thơm quá, tôi quyết định nghỉ việc bỏ báo và đi học nghề Nail.
Tôi học Nails tại Tâm Beauty College. Mang tiếng đi học, quả thực tôi học chẳng bao nhiêu, thường trốn khỏi lớp hoặc sau giờ học chở các bà bạn cùng lớp đi chợ mua đồ ăn, hoặc tập cho các bà bạn học lái xe. Thường các bà thích học lái xe nhưng ngại trả tiền học.
Thường thì tôi hay tìm đường vắng vẻ để dễ tập lái cho các bà, chuyện các bà lái xe vượt đèn đỏ hay vô ý đạp ga lủi vô hàng rào cũng thường xảy ra luôn. Bản thân tôi vốn bệnh tim, nhưng dạy các bà lái xe một thời gian, bệnh tim tôi bỗng hết. Chắc cũng nhờ thường gặp cảnh đứng tim nên trái tim khoẻ ra.
Rồi duyên trời lại đến, tôi quen với một nàng theo diện HO từ VN mới sang đang học Nail ở trường Kim Anh College. Lúc này tôi đã ngoài 50 rồi. Nàng nhỏ hơn tôi đến hơn một con giáp,
Ông bà xưa thường nói: “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Nghĩ mình già rồi, còn bon chen gì nữa, nàng bảo sao tôi “Yes” nấy cho yên. Lại nghĩ thêm: nếu ở Cali lâu, người Việt quá đông, còn trẻ nàng dễ có bạn trai. Còn tôi già rồi, ngoài 50 lại không tiền có ma nào dòm ngó. Vậy chỉ còn cách vọt khỏi Cali càng sớm càng tốt.
Vậy là học xong, tôi rủ nhau cuốn gói khỏi Cali, mua vé máy bay về tiểu bang Alabama heo hút, quê mùa. Trước để làm Nail sau cùng nhau chung sống.
Bước vào nghề Nail, với tôi, quả thật không dễ dàng. Lớn tuổi, mắt kém, tay run, lại vụng về, cầm máy giũa hay làm hay chảy máu tay khách hàng. Không một tiệm nào tôi làm quá 3 tháng vì đa số chủ nhân giao khách cho tôi thì khách không trở lại, còn nếu buổi sáng nào thấy khách chờ trước cửa đông, chớ vội mừng vì đa số chờ tôi để bắt đền làm lại.
Thấy tôi buồn, người bạn đời tôi an ủi, chỉ mình nàng đi làm cũng đủ, còn phần tôi ở nhà lo cơm nước, dọn dẹp, sáng đưa đi chiều tối rước về.
Ở tiểu bang này tôi cũng yên tâm vì không có mấy người Việt. Cả thành phố không quá 300 người Việt. Khu tôi ở toàn Mỹ đen, vì tiểu bang này hơn 70% Mỹ đen. Thỉnh thoảng đi chợ Mỹ cũng không quên mua vài xâu “Beer” tặng dân anh chị đầu ngõ để sống cho yên thân và cũng không quên căn dặn, có thấy xe đàn ông nào lảng vảng gần nhà tôi, nhớ ghi dùm số xe. mình phải phòng xa kẻo mất vợ trẻ như chơi.
Bà xã đi làm được một năm nhờ khéo ăn, khéo để nên để dành được một số tiền và sang lại một tiệm Nail trên vùng núi hẻo lánh của tiểu bang này. Cũng từ đó tôi bắt đầu làm chủ một Shop Nail trên đất Mỹ. Công việc bắt đầu bề bộn, chứ không tà tà như xưa. Tôi bắt đầu tân trang tiệm từ A tới Z, vì giá rẻ nên thiếu thốn mọi bề. Có đêm tôi thức đến sáng để lo tu sửa tiệm bằng sức mình chứ không phải bỏ tiền túi ra, như nhiều tiệm khác.
Trời cũng không phụ lòng người, 6 tháng sau tôi đã hoàn tất một tiệm Nail thật đẹp. Chúng tôi làm gần một năm có người muốn sang lại giá gấp 4 lần lúc trước. Sau nhiều ngày do dự, chúng tôi quyết định sang lại và di chuyển đến một thành phố khác, mua lại một tiệm lớn hơn, đông khách hơn.
Từ đó đến nay, cuộc sống chúng tôi đã ổn định, mỗi năm chúng tôi dành một tháng để vacation, không tour Á Châu, thì cũng Âu Châu để thăm bạn bè và chờ ngày retire.
Bài viết “Tự truyện” này tôi xin gởi đến các bạn đã đến Mỹ lâu, xem như một kỷ niệm nào đó. Cũng xin gởi đến các bạn mới đặt chân lên đất Mỹ. Các bạn nhìn thấy những khuyết điểm của tôi nên tránh đi, để sớm thành công trên xứ người.
Để kết thúc bài viết này. Trước nhất tôi xin cám ơn “Việt Báo” đã cho tôi cơ hội viết lên đây những dòng tâm tư thật đời mình trên nước Mỹ. Sau hết tôi xin được chân thành cảm ơn riêng đến người bạn tình cũ Th.T.M Cali, cũng là ân nhân của tôi trên đất My,õ và người bạn đời hy hữu T.M ở Alabama.

Birmingham, xuân 01.
Công tử Long Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến