Hôm nay,  

Nước Mỹ, Những Chặng Đường

10/04/200100:00:00(Xem: 144326)
Bài tham dự số: 02-212-vb0411


Thế rồi, tôi cũng đến được nước Mỹ như lòng mong đợi, sau khi lấy xong bằng “tiến sĩ đợi chờ” dài đằng đẵng ở trại tỵ nạn Philippine. Sau những cuộc phỏng vấn đầy gút mắc của phái đoàn J.V.A., tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi phái đoàn INS OK hồ sơ tỵ nạn của tôi. Vậy là chỉ còn chờ ngày lên đường đi Mỹ. Ôi hai tiếng đi Mỹ nghe thật đơn giản, mà sao chua cay gớm.
Chiếc phi cơ 747 của hãng North West chở tôi cùng một số người tỵ nạn êm ả lượn một vòng thành phố Los, rồi đáp xuống nhẹ nhàng. Sau khi làm xong giấy tờ do nhân viên ICM hướng dẫn, lần lượt từng tốp người được đưa ra ngoài cổng phi trường để chờ xe thân nhân, hoặc người bảo lãnh (sponsor) đến đón.
Trên thế giới, không một nơi nào nhiều xe hơi như ở Mỹ. Chỉ nhìn xe chạy một lúc là tôi thấy chóng mặt. Rồi một hình ảnh rất thiệt ở đây đập vào mắt tôi: các bà Mỹ đen mập ú ù đi theo các thùng đựng rác để nhặt lon “bia”. Lòng tôi thầm nhủ họ là Mỹ, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, mà còn vất vả bi đát đến thế. Mình thì vốn liếng tiếng Anh ai nói người ấy nghe, làm sao sống nổi đây"
Mãi lo ra, có chiếc xe Volkswagon đỗ trước mặt hồi nào chẳng biết, lúc nghe tiếng kêu của người chị họ, tôi mới hoàn hồn. Ngồi trên xe tôi mãi miết ngắm nhìn phố xá, cái gì cũng xa lạ với tôi cả. Không biết rồi làm sao sống đây.
Sáng sớm hôm sau, bà chị chở tôi ra Hội Thiện Nguyện I.R.C để làm các thủ tục trợ cấp, nào là Food Stamp, một chiếc giường ngủ, một tấm check hơn $300 đồng để chi phí lặt vặt bước đầu. Thời điểm này người độc thân được hưởng trợ cấp 18 tháng để đi học ESL lẫn học nghề, hoặc tìm việc làm. Nếu có công việc thì trợ cấp bị cắt.
Năm đầu tiên tôi lội bộ từ nhà bà chị họ ra trạm để đón xe bus tới trường “An Sầm” Saint Ansham thuộc thành phố Garden Grove để học ESL. Người dạy lớp ESL cho đến khi tôi rời trường, là thầy Sơn. Lúc đó thầy đã ngoài 40. Thỉnh thoảng trong lớp học cũng có những thông báo cần việc làm đa số là các hãng điện tử Cali lương độ 6USD/ giờ, nhưng đa số chả ai thích đi làm, chỉ khoái lãnh trợ cấp để đi học thôi. Nếu tôi nhớ không lầm vào ngày đó, hằng tháng tôi lãnh Food Stamp khoảng US$60, cùng một ngân phiếu US$250, sau khi trừ tiền phòng, tiền ăn còn $30 US mỗi tháng.
Phần ăn, chỗ ở kể như tạm ổn. Bây giờ thì phải nghĩ giúp gia đình còn kẹt lại VN. Nếu đi làm thêm chủ trả tiền check thì bị khấu trừ tiền trợ cấp, vậy là không ổn. Thôi thì đi làm “Cash” vậy. Làm “chui” cho Mỹ thì không được. Tôi bèn đón xe bus lần mò ra phố Bolsa để tìm Job.
Cũng xin nhắc lại phố Bolsa thời bấy giờ cũng chỉ bằng 1/10 hôm nay mà thôi. Cửa hàng ít, người đi cũng thưa, tôi đi lòng vòng khu chợ Hòa Bình ngày xưa, thì bắt gặp một mảnh giấy dán lên tường bên cạnh chợ “Cần người cắt cỏ, phone số...” Thôi thì việc gì cũng được, miễn có tiền để mua quà gởi về VN là vui rồi.
Sáng hôm sau tôi lần mò tìm đến người cần việc. Công việc cũng không cần chuyên môn, chỉ là đẩy chiếc máy cắt cỏ đi cắt dạo cho nhà mấy người Mỹ vùng phụ cận khu Bolsa. Sáng lên xe van chủ chở đi cùng mấy người Mễ cũng chung số phận, chiều tối chở về. Mỗi ngày được trả US$20, thời gian từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Có lúc mùa đông trời trở lạnh thấu xương, có lúc trời đổ mưa tầm tã, công việc làm dở dang mà chủ cứ hối lẹ lên cho xong việc, vừa làm mà vừa ứa nước mắt. Ngồi dưới gốc cây trú mưa, áo quần ướt đẫm, nghĩ ngày xưa cũng là công tử muốn gì được đó mà hôm nay thế này tôi tê tái lòng.
Những người đi tiên phong trong nghề cắt cỏ Landscapping phải kể đến Đại tá Lý và anh Bạch Hoa Mai ở Nam Cali. Ngồi viết những dòng này tôi chắc là anh Mai bây giờ hẳn đã là triệu phú Cali. Vì 20 năm về trước tôi có dịp đi ngang qua tư gia anh ở vùng Laguna Beach đã trị giá đến 400-500 ngàn US, xung quanh nhà đầy kỳ hoa dị thảo. Làm công được một thời gian tôi bất mãn thôi việc và cũng là thời gian trợ cấp chấm dứt.
Tôi bắt đầu mua sắm đồ nghề, cùng một chiếc xe pick up để đi làm nghề “cắt cỏ” dạo. Tiền xe, tiền lặt vặt ước độ $5000 do có người bạn gái đầy hảo tâm giúp đỡ.
Sau một thời gian đi làm, tôi cảm thấy mỏi mệt nên việc làm có phần bê trể, khách hàng mất dần, tôi đành bán hết đồ đạc được khoảng $1000, rồi đi tìmø người bạn gái trả món nợ cũ.
Khi tìm được đến nhà người bạn hảo tâm xưa, tôi suýt ngất xỉu vì nàng đã có gia đình. Đành phải chờ chồng nàng đi vắng, để giáp mặt trả món nợ ngày xưa. Gặp nhau, nghe chuyện, nàng thật xúc động, bùi ngùi tay cầm $1000, còn tay kia ôm chặt lấy tôi, miệng mắng yêu “You quả thật đàn ông bất tài, không có ý chí gì hết.”


Từ biệt nàng, tôi lặng lẽ bước đi, không dám nhìn lại. Chiếc xe “Van” củ đời 70 quá củ phải đậu thật xa nhà nàng. Bước chân đi, lòng nặng ưu phiền, tôi thầm nhủ: “Mình thật vô dụng”.
Buồn quá, tôi lang thang ngồi mấy quán “Donut” cho tới khuya và uống cà phê hút thuốc quên đời. Bất chợt, tôi gặp người bạn cũ cũng qua cùng thời với tôi, trên xe pick up đầy báo, chỉ khác xe tôi đời 90 mới toanh. Sau khi hiểu hoàn cảnh bi đát của tôi, anh ta giới thiệu tôi đến chỗ làm của anh ta làm để Applies Job bỏ báo.
Được hơn tháng sau tôi được gọi đi làm. Công việc là “delivery” báo khuya từ 2 giờ đến 6 giờ sáng. Công việc thì không có gì vất vả, chỉ thức khuya dậy sớm mà thôi. Buổi chiều làm thêm một chuyến nữa. Thời bấy giơ,ø mỗi “Check” lãnh về gần US$800 kể cũng là kha.ù Cứ vậy, nước chảy qua cầu, tôi làm được hơn 6 năm, các bạn gái lần lượt chọn... người khác làm chồng. Buồn quá, thấy báo đăng cần người làm nails “đi xuyên bang bao ăn, bao ở, lương tối thiểu $3000 mỗi tháng” nghe thơm quá, tôi quyết định nghỉ việc bỏ báo và đi học nghề Nail.
Tôi học Nails tại Tâm Beauty College. Mang tiếng đi học, quả thực tôi học chẳng bao nhiêu, thường trốn khỏi lớp hoặc sau giờ học chở các bà bạn cùng lớp đi chợ mua đồ ăn, hoặc tập cho các bà bạn học lái xe. Thường các bà thích học lái xe nhưng ngại trả tiền học.
Thường thì tôi hay tìm đường vắng vẻ để dễ tập lái cho các bà, chuyện các bà lái xe vượt đèn đỏ hay vô ý đạp ga lủi vô hàng rào cũng thường xảy ra luôn. Bản thân tôi vốn bệnh tim, nhưng dạy các bà lái xe một thời gian, bệnh tim tôi bỗng hết. Chắc cũng nhờ thường gặp cảnh đứng tim nên trái tim khoẻ ra.
Rồi duyên trời lại đến, tôi quen với một nàng theo diện HO từ VN mới sang đang học Nail ở trường Kim Anh College. Lúc này tôi đã ngoài 50 rồi. Nàng nhỏ hơn tôi đến hơn một con giáp,
Ông bà xưa thường nói: “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Nghĩ mình già rồi, còn bon chen gì nữa, nàng bảo sao tôi “Yes” nấy cho yên. Lại nghĩ thêm: nếu ở Cali lâu, người Việt quá đông, còn trẻ nàng dễ có bạn trai. Còn tôi già rồi, ngoài 50 lại không tiền có ma nào dòm ngó. Vậy chỉ còn cách vọt khỏi Cali càng sớm càng tốt.
Vậy là học xong, tôi rủ nhau cuốn gói khỏi Cali, mua vé máy bay về tiểu bang Alabama heo hút, quê mùa. Trước để làm Nail sau cùng nhau chung sống.
Bước vào nghề Nail, với tôi, quả thật không dễ dàng. Lớn tuổi, mắt kém, tay run, lại vụng về, cầm máy giũa hay làm hay chảy máu tay khách hàng. Không một tiệm nào tôi làm quá 3 tháng vì đa số chủ nhân giao khách cho tôi thì khách không trở lại, còn nếu buổi sáng nào thấy khách chờ trước cửa đông, chớ vội mừng vì đa số chờ tôi để bắt đền làm lại.
Thấy tôi buồn, người bạn đời tôi an ủi, chỉ mình nàng đi làm cũng đủ, còn phần tôi ở nhà lo cơm nước, dọn dẹp, sáng đưa đi chiều tối rước về.
Ở tiểu bang này tôi cũng yên tâm vì không có mấy người Việt. Cả thành phố không quá 300 người Việt. Khu tôi ở toàn Mỹ đen, vì tiểu bang này hơn 70% Mỹ đen. Thỉnh thoảng đi chợ Mỹ cũng không quên mua vài xâu “Beer” tặng dân anh chị đầu ngõ để sống cho yên thân và cũng không quên căn dặn, có thấy xe đàn ông nào lảng vảng gần nhà tôi, nhớ ghi dùm số xe. mình phải phòng xa kẻo mất vợ trẻ như chơi.
Bà xã đi làm được một năm nhờ khéo ăn, khéo để nên để dành được một số tiền và sang lại một tiệm Nail trên vùng núi hẻo lánh của tiểu bang này. Cũng từ đó tôi bắt đầu làm chủ một Shop Nail trên đất Mỹ. Công việc bắt đầu bề bộn, chứ không tà tà như xưa. Tôi bắt đầu tân trang tiệm từ A tới Z, vì giá rẻ nên thiếu thốn mọi bề. Có đêm tôi thức đến sáng để lo tu sửa tiệm bằng sức mình chứ không phải bỏ tiền túi ra, như nhiều tiệm khác.
Trời cũng không phụ lòng người, 6 tháng sau tôi đã hoàn tất một tiệm Nail thật đẹp. Chúng tôi làm gần một năm có người muốn sang lại giá gấp 4 lần lúc trước. Sau nhiều ngày do dự, chúng tôi quyết định sang lại và di chuyển đến một thành phố khác, mua lại một tiệm lớn hơn, đông khách hơn.
Từ đó đến nay, cuộc sống chúng tôi đã ổn định, mỗi năm chúng tôi dành một tháng để vacation, không tour Á Châu, thì cũng Âu Châu để thăm bạn bè và chờ ngày retire.
Bài viết “Tự truyện” này tôi xin gởi đến các bạn đã đến Mỹ lâu, xem như một kỷ niệm nào đó. Cũng xin gởi đến các bạn mới đặt chân lên đất Mỹ. Các bạn nhìn thấy những khuyết điểm của tôi nên tránh đi, để sớm thành công trên xứ người.
Để kết thúc bài viết này. Trước nhất tôi xin cám ơn “Việt Báo” đã cho tôi cơ hội viết lên đây những dòng tâm tư thật đời mình trên nước Mỹ. Sau hết tôi xin được chân thành cảm ơn riêng đến người bạn tình cũ Th.T.M Cali, cũng là ân nhân của tôi trên đất My,õ và người bạn đời hy hữu T.M ở Alabama.

Birmingham, xuân 01.
Công tử Long Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,469,590
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến