Hôm nay,  

Lay-off

07/04/200100:00:00(Xem: 161353)
Bài tham dự số: 02-210-vb0408

Tác giả Trần Ngọc, cư trú tại San Jose, từng góp cho giải thưởng Việt Báo nhiều bài viết có giá trị thiết thực về công ăn việc làm như Săn Job, Job-Fair... Lần này, vào lúc giấy thông báo thôi việc được các hãng xưởng tại San Jose tung ra như mưa hoa, bạn Trần Ngọc lại đặc biệt ghi nhận về tình trạng lay-off...
*
Mới hôm nào đây, chưa đầy 3 tháng, các hãng xưởng tại Silicon Valley, thuộc miền Bắc California, đã thi đua nhau mở Job Fair để tuyển dụng nhân viên, đẩy mạnh sản xuất. Nền kinh tế Hoa Kỳ dạo ấy có vẻ như đang trên đà phát triển. Người ta làm việc vượt qua thời gian qui định 40 tiếng/ một tuần, họ đã làm Overtime không hề mệt mỏi. Nhiều hãng đã mở 4 shift (ca) để yêu cầu nhân viên làm việc liên tục 24/24 và 7 ngày một tuần. Hoạt động của hãng liên tục kéo dài từ ngày này qua đêm nọ, đến tháng kia. Tin đồn về Bắc California đang hưng thịnh, đã làm cho số dân cư tại vùng Silicon Valley mỗi ngày một đông. Cuộc sống có vẻ sung túc.

Ấy thế mà, giờ đây bỗng dưng nền kinh tế Hoa Kỳ chậm bước, mức sản xuất đã thực sự giảm sút. Điều đó đã làm cho các hãng xưởng phải có biện pháp để cứu nguy. Bóng ma phá sản đang đe dọa. Biện pháp phải làm ngay lập tức, không thể chậm trễ được: LAY- OFF nhân viên.

Với lý do: “nền kinh tế Mỹ chậm lại”, ba hãng lớn tại miền Bắc California: Cisco System Inc, Inter Corp và Motorola đã mở đầu sa thải hàng chục ngàn nhân viên. Dư luận bắt đầu xôn xao về việc LAY- OFF. Bởi vì cuộc sống của họ đang bị ảnh hưởng, công ăn việc làm của họ đang bị đe dọa. Bây giờ, người ta gặp nhau lời hỏi thăm đầu tiên là: “Hãng của anh thế nào" Bao giờ sẽ bị lay-off"”....

Tình trạng Lay-Off gia tăng và lan tràn rộng rãi khắp nơi trên nước Mỹ. Hãng Oracle Corp, có trụ sở tại Redwood City đã cắt giảm 900 việc làm, tức 900 người bị lay-off. Tại Milpitas, hãng Selectron có con số Lay-Off “vô địch” với 82,000 người. Con số 82,000 làm hoa mắt mọi người, không ai có thể tin được. Người thì cho rằng có lẽ chỉ 820, kẻ thì cho rằng 8,200, nhưng báo chí đã quả quyết con số 82,000 người. Có thể nào báo chí đã in lầm thêm một con số 0 nữa chăng"

Cứ tưởng rằng chỉ có ngành điện tử tại thung lũng hoa vàng này chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy giảm của nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngờ đâu, các nghành nghề khác cũng nối đuôi nhay lay- off nhân viên: Hãng P & G chuyên sản xuất kem đánh răng Crest và xà bông bột giặt Tide cũng đã Lay-Off 6,000 nhân viên. Công Ty Viễn Thông ADC Telecommunications cắt giảm từ 3,000-4,000 người, với lý do: “tình hình kinh tế khó khăn và mức chi của tư bản các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chậm lại”.

Cũng nằm trong lãnh vực viễn thông, Công Ty Viễn Thông khổng lồ Ericsson đã cắt giảm 3,300 thợ. Công ty Nokia cũng tuyên bố cắt giảm 400 nhân viên chánh thức để “đối phó với thị trường cạnh tranh đang căng thẳng”. Còn đối với Công Ty Truyền Hình và Giải Trí Walt Disney cũng nêu lên lý do: “Gia tăng thử thách trong môi trường kinh tế đang dịu xuống” để Lay-Off 4,000 người. Hãng Delphi Automobile System Corp lớn nhất thế giới về cung cấp phụ tùng xe hơi cũng không ngần ngại cắt giảm 11,500 việc làm.

Thật có quá nhiều lý do để các hãng Lay-Off nhân viên của họ. Đó là việc chẳng đặng đừng. Nhưng vì quyền lợi của chính họ trong giai đoạn nền kinh tế Hoa Kỳ đang dặm chân tại chổ, nếu không muốn nói đang suy thoái.

Nhiều người đã sống trên đất Mỹ lâu năm, lăn lóc từ hãng này qua hãng khác biết bao nhiêu lần, tỏ ra am tường về việc hưng thịnh của nền kinh tế ở xứ này, đã nói rằng trong chu kỳ thăng trầm của kinh tế Mỹ, cứ vài ba năm lại xảy ra một lần gặp đại nạn Lay-Off. Thế nên làm việc ở đây lúc nào cũng chỉ là tạm thời, dù đã trở thành Regular, tức là chính thức, cũng không có nghĩa là được làm việc vĩnh viễn lâu dài... Do đó “trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt”, nhận việc, làm việc và chuẩn bị ngày Lay-Off.

Lay-Off dù đã được đón chờ, nhưng chẳng mấy ai hân hoan đón nhận. Hãng này cho thôi việc, hãng khác sẽ nhận vào làm. Điều đó cứ vẫn mãi xảy ra trong xã hội Hoa Kỳ. Báo chí vẫn đăng tải những mẫu quảng cáo của các Công Ty đang cần tuyển nhân viên. Tuy nhiên xin được một việc làm với mức lương $10/giờ trong giai đoạn này quả thật chua cay!

Tại các thành phố ở miền Bắc California, nơi được mệnh danh là “Thung lũng điện tử”, nơi đã qui tụ khá đông đảo các hãng xưởng chuyên nghành điện tử và thu hút hàng trăm ngàn nhân viên vào làm việc. Trong thời hưng thịnh của lãnh vực điện tử, thung lũng hoa vàng là “điểm nóng” là “vùng đất hứa” của đông đảo người đang cần công việc. Người ta đã không ngần ngại đổ xô đến đây để tìm việc.

Dù cho miền Bắc California đang nằm trong tình trạng báo động về một trận động đất lớn sẽ xảy ra chưa biết lúc nào, người ta cũng chẳng ngại ngùng. Nơi nào có nhiều Job, nơi đó là đất hứa, nơi đó sẽ thu hút mọi người. Thế là, các thành phố tại miền Bắc California càng ngày càng đón nhận khá đông dân cư từ phương xa đến. Xã hội đã bắt đầu có những xáo trộn. Vấn đề gia cư đã trở thành cơn sốt. Giá cho thuê nhà tăng, giá cả về địa ốc mỗi tuần mỗi nhích lên. Mọi nhu cầu khác trong cuộc sống lần lượt lên giá. Điện tăng, gas tăng, nước tăng, cước phí bưu điện tăng, nhu yếu phẩm tăng...mọi thứ đều tăng! Lên rồi, nhất định không chịu xuống!

Đến nay, tình trạng Lay- Off đã và đang xảy ra và sẽ còn tiếp tục kéo dài chưa biết đến lúc nào.

Trong hoàn cảnh hiện tại, người thất nghiệp quá đông, nạn nhân của tình trạng Lay- Off lên đến hàng trăm ngàn người, sở thất nghiệp có thể sẽ vất vả lắm mới giải quyết được hết hàng trăm cú điện thoại gọi đến mỗi ngày để ghi danh hưởng tiền thất nghiệp.

Lay- Off luôn luôn kéo theo những hệ lụy sau đó. Với số tiền chưa đầy 50% so với tiền lương mỗi tháng do sở thất nghiệp trả chỉ là cách giải quyết tạm thời cho người mất việc làm. Hưởng tiền thất nghiệp nào có sung sướng chi đâu! Tiền được trả quá ít, người được tiền thất nghiệp lại bị sở thất nghiệp hối thúc đi xin việc làm càng sớm càng tốt, hoặc phải ghi tên theo học một khóa dạy nghề cấp tốc nào đó...Thật sự chẳng thoải mái chút nào!

Người bị Lay- Off tự an ủi mình như được nghỉ xả hơi trong vài tháng chờ ngày hãng cũ cựa mình trở lại hoạt động để có cơ hội được làm việc như xưa. Lay-Off còn đẩy đưa những người thất nghiệp đi vào những nẻo đường khác nhau. Delivery Pizza chẳng hạn, việc phân phối báo Mercury News cũng là một Job được nhiều người chọn lựa. Đi làm phụ thợ mộc, thợ xây cất hay tham gia với bạn bè làm một vài round cắt cỏ nhận tiền mặt cũng chẳng sao...

Lay-Off đối với một số người còn là cơ hội thuận lợi để làm một chuyến du lịch. Người Việt thường chọn tuyến du lịch về quê hương. Thế nên hành khách mua vé phi cơ đi Việt Nam mấy ngày gần đây đã gia tăng là chuyện làm đẹp lòng các cô bán vé tại các đại lý của các hãng Hàng Không.

Đối với những dân cư người Việt, người Mễ, Phi, Ấn, Lào, Trung quốc, Đại Hàn... còn có cách để giải quyết trong thời gian bị Lay- Off, nhưng đối với người Mỹ bản xứ, họ rất e dè với việc đi cắt cỏ, đi giao Pizza vv... Có lẽ, người Mỹ an phận. Bởi vì Lay- Off đối với họ là chuyện chẳng có gì cần phải quan tâm cho lắm.

Trần Ngọc

Ý kiến bạn đọc
01/07/202107:06:41
Khách
what is tadalafil https://www.pharmaceptica.com/
16/06/202118:19:41
Khách
erectile amazon https://www.pharmaceptica.com/
13/02/202118:36:02
Khách
azithromycin drugs <a href=https://zithromaxes.com/>buy zithromax z-pak</a> citromax
09/08/202014:00:43
Khách
Lasix Compresse cadeEduddy https://bcialisf.com/ - cialis 40 mg drella Viagra Zollfrei Deutschland Spople <a href=https://bcialisf.com/#>buy cialis online with a prescription</a> lapleNig Nolvadex Pas Cher
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,272,895
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến