Hôm nay,  

Tỉnh Thức Đêm Houston

25/03/200100:00:00(Xem: 176084)
tham dự số: 02-199-vb0326

Hải cảng lớn ở Texas đang giữa đêm cuối cùng ngàn năm cũ. Cả nhà ngồi quây quần lò sưởi mà thấy toàn cầu ra sao trong lễ hội giao thừa “tiễn cựu nghênh tân”.

Từ màn ảnh trực tiếp truyền hình, một sự cảm nhận rõ nét chuyển động không gian và thời gian. Hướng mắt theo vòng quay của trái đất, đến đâu cũng tưởng có mặt ngay đó để được hân hoan với cái hân hoan của con người năm 2001.

Đông phương hay Tây phương, tất cả các quốc gia lớn bé giàu nghèo tổng thể châu lục, ảnh hưởng cuốn hút nhịp đập vội vã của thời gian mới khai nguyên, qua thời khắc chuyển giao thế kỷ, mỗi nơi mỗi cách bày tỏ niềm vui, niềm hy vọng.

Trang trọng và phóng khoáng, những người New ziland hát chào những tia nắng đầu tiên. Trong màu áo trắng tinh khiết, người Brazil múa nhảy Sampa dọc bờ biển bình minh. Từ những kiến trúc cổ xưa, lâu đài cung điện, kim tự tháp, đến những mô hình hiện đại như lớp lớp chung cư, biệt thự, cao tầng, những biểu tượng đầy tự hào của nước Pháp, nước Anh, Ai Cập, Ba Tư... cũng rực sáng lên như vào nguồn hoa đăng bất tận. Triệu triệu con người khác trong đêm Newyork, Washington, Florida, California... và hẳn nhiên là cả Texas này đồng bộ thổ nhưỡng 50 bang nước Mỹ, như vướng một hấp lực lốc xoáy, đại náo liên hoan.

Từ cái ghế bành gần lò sưởi, chợt có tiếng khàn khàn sau mái tóc bông lau của ông bác già cựu giáo sư sử, địa:
- Phải thử tạo cái nhìn xuyên suốt, nắm bắt hình ảnh mang ý nghĩa gì để soi sáng tương đối cái hướng nhìn của mình... Hy vọng đặt chút đỉnh phân tích cảm quan tự thân trước ngưỡng cửa hôm nay và ngày mai cho giới trẻ... Có thể là những phân tích lặp lại, cũ, nhưng vẫn là mới, vì đó là cái gì cố hữu, cố định, một cái mới trong cái cũ bất biến...

Ông già người nhỏ thó, giọng nói yếu nhưng mạch lạc, dứt khoát. Sau cặp kính, mắt ông vẫn lấp lánh trong. Con người ngót 80 tuổi nhưng mình hạc, còn thọ, cười khà khà:
- Đóng góp gì cho giới trẻ là việc tốt thôi... xem như chìa bàn tay tự nguyện thêm và thúc đẩy, hoặc trao vài viên thuốc gia truyền, bồi bổ trí nhớ, cũng vậy thôi mà... chứ lúc nào cũng chậm rì, kề rề như mình còn làm ăn cái gì!

Thế rồi tiếng ông nói tiếp là một dòng chảy siết:
- Bác đã hiểu lịch sử Hoa Kỳ từ thời cắp sách đến trường và sau này trên bục giảng. Hãy nhìn toàn cảnh người Mỹ vui thế kỷ mới. Đúng ra đó là một xã hội lớn, đủ sắc chủng tộc đang vui. Tiếng reo tổng hợp của tất cả màu da loài người, trắng, đen, vàng, hung đỏ. Tiếng reo của những người Mỹ trắng gốc Anh, Pháp, Ý, Hà lan của Mỹ vàng gốc Á như Mỹ Nhật, Mỹ Trung quốc, Mỹ Cao Ly xưa và là Hàn quốc ngày nay, và cả Mỹ Việt Nam là cái đã hẳn rồi! Hằng trăm dân tộc trên mặt đất có mặt trong cái thế giới Mỹ tạp chủng, đa tộc. Nói một cách thích đáng, không có một dân tộc Mỹ thuần chủng đang ca hát nhảy múa kia, mà là một tổng hóa dân tộc tính cá biệt của nhiều gốc rễ đang ca hát nhảy múa.

Hãy thử suy diễn... thử nhìn xuyên suốt như thế này: Trong toàn bộ ngữ âm reo hò ca khúc kia, có những cõi nhớ riêng của từng mảng người đấy. Người Mỹ gốc Ý nhớ tổ tiên theo Christophe Colombus đặt chân lên lục địa Mỹ cuối thế kỷ 15. Người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhớ tiền nhân đến Mỹ thế kỷ thứ 16. Rồi tiếp người Mỹ gốc Anh... cái mảng người này to lớn nhất, một hình thể gốc biển bành trướng hóa đại dương...họ nhớ cha ông xưa vượt biển di cư tới Mỹ khai sơn phá thạch các năm 1607, 1620 theo các con tàu Mayflower, Pilgrins, là những dấu ấn lớn trong lịch sử lập quốc Hoa Kỳ...

Chợt dòng ngôn từ chợt run lên, giọng sang sảng đỉnh đạc, như bóng ông ngày nào dưới bụi phấn bảng đen, thước tay đi lướt bản đồ, đối diện lớp học say sưa lắng nghe:
- Người Mỹ gốc Pháp nhớ giòng họ tiên khởi chiếm lĩnh ven biển phía đông Canada rồi dần dà dọc lưu vực sông Missisipi đến bờ biển phía Nam nước Mỹ qua Detroit, St Louis xuống tận New Orlean và là lãnh thổ Mỹ ngày nay... rồi người Mỹ gốc Hà Lan nhớ dáng đứng tiền thân Amstersam, RotterSam rủ bóng đất này từ 1626 ở đảo Manhatan tức Trung tâm New York bây giờ... rồi người Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Đức... tới định cư Pensylvania, người Thụy Điển ở bang Delaware... tất thảy sắc thái này đang tiềm ẩn chân dung Mỹ trắng đây kia!...

Màn ảnh hiện rõ Nelson Mandela đốt một ngọn lửa trong một căn phòng nhà giam ở Robbin Island mà ông đã ở trọn 27 năm, xong sang ngay cảnh Tổng thống đương nhiệm Thabo Mbeki tiếp nhận ngọn lửa ấy để giao lại cho Thế hệ trẻ Nam Phi. Một ngọn lửa của tự do Châu Phi bừng sáng. Cùng lúc màn ảnh chiếu điệu nhảy của người da đen Senégal, Guinee, Congo... và vũ khúc người da đỏ ở Mỹ! Ông bác nói gấp như vừa sực nhớ ra điều gì đáng kể:
- Ồ, còn những người Mỹ đen nữa chứ! Nhịp điệu rộn rã Cha Cha Cha, Disco mừng ngàn năm mới... Nhịp điệu phảng phất tiếng thầm kiêu hãnh đấy! Họ kiêu hãnh tổ tiên có mặt ở Mỹ cùng lúc tổ tiên Mỹ trắng trước khi nước Mỹ có bản Tuyên Ngôn Độc Lập... Một mảng hậu duệ khổng lồ, hậu thân lớp người nô lệ da đen gốc Châu Phi theo chuyến tàu buôn Hà Lan đầu tiên năm 1606 và các đợt liên tục 250 năm tiếp theo... Lại những người Da đỏ nữa...Tổ tiên có mặt ở Mỹ hằng nghìn năm, trước khi người Châu Âu khám phá ra Châu Mỹ mà tưởng nhầm là Đất Ấn Độ Mỹ, tức American Indian ngày nay, cũng như Mỹ đen tức Mỹ gốc Phi, có thể đang bồi hồi cảm xúc lay động những tế bào thần kinh, dựng đứng dậy những hình ảnh vốn ngủ lâu dưới tầng tiềm thức...

Bây giờ thì ông bác không chú ý màn ảnh truyền hình nữa. Ông lấy cái điếu cày mini bật sáng, chạm trổ tinh vi, rít một hơi dài, xong uống cạn tách trà. Mắt lơ đãng nhìn quanh một hồi, rồi lại nói vẫn một mạch ngôn từ, khác chăng là sự biến đổi âm điệu hàm chứa ngữ nghĩa sâu lắng hơn, khó có ai nghe mà không cảm thấy một nổi gì lâng lâng trong lòng.
Ông gợi lại cảnh uy linh huyền ảo của các đoàn thuyền hoa dàn trải, lượn lờ trên sông Venise, những tiếng đàn mơn man, bỗng trầm trên sông nước, và những cuộc đua thuyền dậy sóng trên các dòng sông, hàng ngàn vạn thiên đăng tung vút lên trời và mỗi con đường trong khu phố bến bãi rộng khắp hành tinh như trở thành sân khấu cho các loại hình nghệ thuật.
Bỗng nhiên qua hoạt cảnh vũ hội thế giới đông vui chưa từng có đêm nay, qua cái náo nhiệt của nhịp điệu dồn dập vỡ òa , ông đột khởi nêu bật đỉnh cao nguồn cội, như khẳng định cốt lỏi của ấn tượng xa gần đã ám ảnh dai dẳng ông trong cái ghế khán giả TV.

Một hội chứng nhớ nguồn lảng đảng khung tranh hoành tráng khắc họa bạt ngàn sinh thể “thức trắng” đêm vui. Giọng nói trầm trầm, mờ ảo suy diễn tản mạn... nhưng ẩn dụ trọng điểm vấn đề:
- Có những con người đồng loạt vui chơi mà vẫn không quên nguồn cội... đó là truyền thống văn hóa riêng của bất cứ dân tộc nào thuần chủng... Dân Mỹ không có truyền thống văn hóa cá biệt và những phong tục tập quán riêng như phần lớn các dân tộc khác trên thế giới. Ở Mỹ hằng năm tại New York vẫn có hai cuộc diễn hành lớn vào ngày 17 tháng 3 kỷ niệm truyền thống Ái Nhĩ Lan, và ngày 9 tháng 10 lễ hội và diễn hành của người Mỹ gốc Ý kỷ niệm nhà thám hiểm đồng hương xưa Christphe Columbus tìm ra Châu Mỹ...

Còn ta" Hãy nói cái bến sông quê ta, một cái nhì hạn hẹp thôi, một cái so sánh khiêm tốn thôi. Hướng đình, hướng chùa điều ngoảnh mặt ra bến sông. Những phiến đá xanh chạy từ sân đình qua các ngõ ngách ra tận bến sông. Một tấm lụa đá giăng trải, ngấn lại thành lớp, thành bậc theo mép nước thủy triều của dòng sông. các ngấn lụa đá buông chùng ở vị trí cuối cùng là bến sông. Tiếng trống hội mùa xuân thì chùng chảy theo tấm lụa đá, theo bước chân thôn nữ ra bến sông là của tuổi thơ ăm ắp tiếng cười, hét hò ngụp lặn, té nước vào nhau, của cây si già run run chòm rể như đôi môi độ lượng mỉm cười. Con người lớn lên, nhưng cây si già không lớn, chỉ mọc ra nhiều râu rrễ...và từng bậc đá, từng viên đá vẫn còn in ấn đậm hơn vết chân người thân quen gốc rễ...

Bất thần ông nín lặng, vụt đứng lên, bước vội tới hai tấm lịch lớn treo tường, một của công ty Apple ở Cupertino, một của công ty Digital ở Maynard. Tặng phẩm từ Cali in hình giải trường sơn Appalachina chạy từ bang Geogia về phía Nam lên đến bang Maine về phía Bắc. Quà xuân từ Massachusettes minh họa một khúc sông Colorado êm ả lặng lờ trôi qua hoang mạc Arizona.

Tiếng ông lão chùng xuống, như nốt nhạc lặng đêm khuya:


- Ta liên tưởng cao nguyên đất nước mình. Giữa điệp trùng sông núi bao la, suối thác ghập ghềnh, giữa cái vùng cốc thâm sơn đèo heo hút gió ấy, lại ẩn giấu, lọt thỏm cái vầng sáng rất bình dị, thô sơ, mà lại thật hùng vĩ, thật cao đẹp, cái bến nước buôn làng vùng cao. Người Êdê, M’ Nông, Bahanr, Djarai, Sedan... miền núi Dalak, PleiKu, Kontum xem bến nước là một thực thể vật chất pha đậm màu sắc tinh thần thiêng liêng, sinh động trong tâm thức, tình cảm cộng đồng. Nó hình thành từ buổi đầu xây dựng làng buôn và đời đời truyền cửu. Nó quan hệ thân thiết đời sống hằng ngày, dù là bến sông hay bến suối, nhưng bao giờ cũng ở vị trí đẹp, thoáng mát mà kín đáo, có dòng nước trong giữa đôi bờ cây xanh gần trung tâm thổ cư. Mỗi năm mới, có lễ hội bến nước nhằm ngưỡng vọng cội nguồn với luật tục kiêng cử người lạ vào làng và nghiêm cấm săn bắt tôm cá, chim muông, với dòng họ quây quần nhảy múa ăn uống quanh chén rượu cần. Giá trị văn hóa bến nước buôn làng Cao nguyên được khắc ghi trong nổi nhớ, trong tình yêu là tình cảm tự hào đầy ắp kỷ niệm ấu thơ, là ân nghĩa thấm đượm ngọt ngào dòng nước thượng nguồn luôn cho sự sống. Cùng với không gian sinh tồn rộng lớn vây quanh, nương rẫy gần xa kề cạnh, bến nước thể hiện cả một bản sắc dân tộc truyền thống với cung cách sinh hoạt và ứng xử độc đáo riêng, dù từ lâu các bộ tộc cao nguyên đã hòa nhập cộng đồng kinh thượng...

Cũng như ở các vùng Phan Rang, Bình Thuận, Đà nẵng, Quảng Nam... và cả miền Tây trong Nam, các cháu tất đã biết lễ hội dân tộc Chàm. Vẫn một sự hoài vọng truyền thống cội nguồn bất khả phân tâm thức, được khởi điểm thường niên một tháng nhịn chay Ramadam dọn đường cho Đại Lễ Haj, tức là Tết cổ truyền tiếp đó, sau lễ xả chay được tổ chức trọng thể và cư dân tập trung đông đảo thánh đường nghe thuyết giảng ý tình sâu xa nguồn cội...

Ông lại nghĩ nói, hít thuốc lào. Cái điếu rít lên sòng sọc, làn khói phả ra, tỏa lan nhè nhẹ vòng vèo... Rồi ông nói tiếp, gợi lại cảm nhận ý nghĩa những gì khởi đầu câu chuyện:
- Bác từng đến tháp Chàm Mỹ Sơn Đà Nẳng, tháp Poklông Girai, Phan Rang. Bác đã xem múa âm dương Dok Buk Kayau, múa hát Pô tang Ahor, múa roi đạp lửa Haniempâr, tắm tượng Linga, và nghe trống hội Ghinang... tập trung đánh thức vẻ đẹp huyền tích cội nguồn, và thời khắc thiêng liêng như được nung lên rồi vụt biến...Thời trẻ, bác đã rạo rực trước vẻ đẹp quyến rũ của cô gái Nurisa đầy nhựa sống trong ngày lễ cưới kapol của người Chàm Ninh Thuận, nhưng xúc động nhất lễ hội đầu năm, nghe tiếng trống paraming ghinang thổn thức, tiếng kèn Saranai u ẩn như e ắp mời gọi du khách hành hương cảm thông chia xẻ trường khúc tự tình...
Đối với mọi dân tộc thuần chủng, cái truyền thống cội nguồn hầu như thường trú đâu quanh họ, mơ hồ tiềm ẩn, bất cứ lúc nào, cũng có thể vang vọng ngân nga một mảnh hồn thiêng phất phơ giữa điều hiu lau cỏ bạt ngàn, hoặc sôi ran giữa một hiện tượng gì khởi sắc... Những dòng chữ sancrit lờ mờ những bi ký bằng đá, cái thế giới lặng lẽ dưới mấy tầng rêu phủ, bất chấp thời gian và chiến tranh, tồn tại bên con người xác lập một phẩm giá về ý nghĩa của sự vĩnh hằng... Phải, bác đã bị choáng ngộp bởi sự u tỉnh như vĩnh hằng trước khi leo lên các lối bập sâu vào lòng di tích im lìm như ốc đảo, hay những lúc vào sâu đồi núi Cao nguyên, giữa những quả đồi rộng, hình trái hồng xiêm giữa những con đường mòn nham nhở với những cây cầu vắt ngang dòng suối tư lự, lao mãi về phía rừng thẳm lam mờ....

Sau một giờ cả nhà xúm xít ăn khuya, hình dung dạ yến gia đình Noel giữa đêm về sáng, ông bác nói chuyện tiếp, gợi lại lần nữa đoạn mở đầu... độc thoại, nhưng lúc này lời nói thoáng nghĩ “triết” được cảm nhận qua đôi nét kiến thức văn học và lịch sử:
- Hấp lực của huyền tích hay âm thanh của truyền thống là gì" Những thể hình điêu khắc hay từng khu cổ tháp lở lói tưởng chừng vô cảm nhưng thật là hữu cảm, hữu hồn... Một nhãn quan giàu có sức tưởng tượng có thể nhìn ra bóng dáng thần Shiva xỏa tóc trôi chảy cùng dòng sông huyền nhiệm xa xăm nghe mơ hồ tiếng thơ Aryan hoặc những lời kinh Veda sương khói u huyền... Những viên gạch Chàm ẩn chứa một loại vừa gắn liền nhau, chồng chất lên nhau một cách tuyệt kỹ mà cho đến giờ, dù được Kala, vị thần của thời gian kết nối thế kỷ này, thế kỷ kia, vẫn chưa ai tìm ra tên gọi... Trong cái thế giới lồ lộ giữa Nhật nguyệt những linga, những yoni, hình tượng đặc trưng của giống nòi, một biểu hiện bất tử của năng lực sinh sản và tạo dựng... Những vị thần Vinus, Shiva, Dvravapala... mà tên gọi nào cũng đều lung linh một thần khải đầy sức mê hoặc... và rồi nghĩa rộng của tình yêu, nhan sắc, sáng tạo và hủy diệt... Tất cả là một hấp lực nam châm của “thánh địa truyền thống vĩnh hằng.” Tóm lại, dòng sông quê hương bến nước buôn làng, cổ Tháp Chàm... Tất cả là thi liệu, là cỏi thơ là cỏi nhớ, nổi buồn thi vị trắc ẩn, và cũng là cái tất cả không bao giờ vắng mặt trong lòng người không quên lãng cội nguồn!

Trời sáng dần. Bình minh đầu ngàn năm mới, một đêm thức ròng. Mơ màng theo chân ông bác một chuyến dạ hành có một không hai. Hưng phấn lẫn bồi hồi qua dặm dài hành trình từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Một nhân gian vào xuân Tân Thế Kỷ, thế giới của Châu Thành, đô thị lên đèn lung linh ngàn hội hoa đăng bồng bềnh huyền diệu sắc màu và thật trữ tình trong reo hò múa hát. Đại hải trùng dương người và ánh sáng đã và mãi hội tụ từng ngọn lửa cội nguồn riêng. Đã bao giờ, câu khẩu hiệu phổ biến nước Mỹ bằng tiếng La tinh “E pluribus unum” tức là từ số nhiều biến thành duy nhất, được lý thuyết hóa là thời gian chuyển biến dần dà hòa đồng mọi chủng tộc, dân tộc trên đất nước Hoa Kỳ, tạo nên một dân tộc đặc thù, như một “đặc sản” đơn thuần, một “nồi luyện kim” pha trộn đủ kim loại để thống nhất hình thành một loại hợp kim. Trong khi đó, nhà triết học Mỹ gốc Do Thái Horace Kellen, tác giả cuốn sách “Tự phân hóa nước Mỹ” xuất bản năm 1992, đã quan niệm Hoa Kỳ là một dân tộc thống nhất trên mặt bằng chính trị và hành chánh, nhưng văn hóa là một tập thể đa dạng gồm nhiều thành phần văn hóa dân tộc khác nhau. Ông quả quyết: “Người ta có thể thay đổi y phục, tín ngưỡng, vợ chồng, nhưng người ta không thể thay đổi tổ tiên của mình được”.

Tôi không nhớ hồi nào đọc một ấn phẩm nho học, kể chuyện gặp gỡ kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1956. Một con người Tây Học, qua khoảnh khắc tâm sự, đã cho người đối thoại cảm tưởng hàn huyên với một ông đồ nho thuần túy phương đông từ nếp cảm, nếp nghĩ, nếp nhà... mang nặng chữ hiếu tình truyền thống.

“Vũ lộ bất triêm vô bổn thảo
Phong vân chỉ hóa hữu lân ngư”

Đó là lời ông cụ thân sinh con người tài hoa khi được tin con mình đoạt giải Khôi nguyên: “Cây không rễ, dù gặp sương mù cũng không xanh tốt, cá không có vẩy không hóa rồng” nhà kiến trúc trẻ tuổi lúc bấy giờ đã suy diễn, lão giáo là “thư trung bảo nhất”, khổng giáo là “nhân dĩ quán chi”. Tất cả nói lên một, và một nói lên tất cả. Đi tìm chữ “Một” trong văn hóa Việt Nam, tức là tìm về cội nguồn. Hẳn nhiên ý thức này đồng nghĩa phương ngôn Việt Nam truyền tụng: “Phúc đức tại mẫu” lời nguyện nhớ công ơn cha mẹ, cũng như lời khuyên Mẹ ăn ở phúc đức với cộng đồng cho con cháu được hưởng điều lành, nhưng trong tâm thức sâu thẳm của mỗi người, thì “mẫu” (mẹ) là tất cả, là nguồn gốc. Từ Mẹ, con người sinh ra, khi chết lại trở về đất Mẹ.

Tôi mở to đôi mắt ráo hoảnh nhìn trân vào ông Bác, những gì ông nói đã ru tôi vào cái... thức tỉnh trắng đêm. Tôi nghĩ ông già đã đi từ ngỡ ngàng trước cả một trời hoa trần thế. Đêm nay nhưng bản thể vời vợi khoắc khoải, hoang mang, thao thức, luyến nhớ cái cỏi riêng cao đẹp nào... và do vậy, chỉ lưu lại trong tâm tưởng cái phần huy hoàng nhất như những vì sao đã mất còn lại ánh sáng trên bầu trời. Vả chăng, những bài thơ hoài cổ bao giờ cũng đẹp và buồn, một nỗi buồn man mác, mơ hồ, bởi lẻ trong khi buồn nhớ cái chung đã mất, con người còn nhớ cái phần riêng của mình trong đó, mà nổi nhớ chính mình da diết làm sao!

Lại nhác thấy lần nữa dòng sông Colorado trên lịch treo tường. Tôi nhớ dòng sông quê. Hẳn đã lâu lắm rồi, trong tâm thức con người có hồn vía, có anh linh của dòng sông quê mẹ. Một dòng sông cũng như một con người, một dòng sông chỉ thực chết khi trên đời không còn ai nhớ nó nữa. Và cũng như một con người, mỗi dòng sông là một vũ trụ. Lúc còn hiện diện, dòng sông ấy đã là một phần của cuộc sống, làm nên cả một cảnh quan, nuôi dưỡng cả thể chất lẫn tâm hồn một con người.

Tự nhận diện, tôi thấy mình giữa Houston giao thừa, tựa hồ con thỏ lạc trăng Thanh Minh chưa kịp về tảo mộ đầy rẫy cộng nhang gầy trơ dấu tích ngày qua!

Lê Triêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,653,807
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến