Hôm nay,  

Bà Chủ Tốt Bụng Và Chiếc Áo Mùa Đông

20/03/200100:00:00(Xem: 192719)
Bài tham dự số: 02-194-vb0321

Tác giả tên thật Võ Huỳnh Anh Phú, sinh năm 1978, đang học năm cuối tại Virginia Commonwealth University và làm bán thời gian tại trường Medical College of Virginia. Khi mới 22 tuổi, Y Thi đã có bài Viết Về Nước Mỹ đợt 1. Sau đây là bài mới, kể về mùa đông đầu tiên của cậu bé Việt 15 tuổi trên đất Mỹ.



Từ sáng sớm, Toàn đã lảng vảng trước cửa của những ngôi nhà trong xóm. Đã mấy lần, Toàn đi qua rồi đi lại ngôi nhà có đám cỏ cao nhất. Định bước vào để gỏ cửa hỏi xem, nhưng một thoáng lo sợ và ngại ngùng, rồi Toàn bỏ đi.
Lần này là lần thứ năm Toàn đi qua ngôi nhà có đám cỏ cao khoảng hai gang tay nàỵ Con đường hôm nay cuối tuần, vắng hoe, không một bóng người.
"Lạ thật, sao không thấy ai." Toàn hỏi thầm.
Hôm nay là thứ Bảy sao không thấy một bóng người, kể cả những cô cậu choai choai chạy rong. Không như ở quê Toàn, giờ này, lũ trẻ trong xóm đang la hét rùm beng. Nhóm này thì chơi tạt lon, nhóm kia thì chới đánh đáo, nhóm nọ thì chơi bán hàng,... Tất cả nhốn nháo làm vang dậy cả xóm.
Toàn đứng thẳng người, chừng như đã quyết định một chuyện gì. Toàn rẽ vào lối chính của căn nhà bấm chuông.
- Ai đấy"
Tiếng người đàn bà Mỹ từ trong nhà vọng ra, tiếng nhạc xập xình cũng nhỏ dần. Cánh cửa từ từ xịch mở. Một bà Mỹ trắng nhìn chàng ngơ ngác nói:
- Chào cậụ Tôi có thể giúp gì cho cậ"
Bà ta độ chừng năm lăm năm sáu tuổi, có mái tóc uốn cong, bồnh bềnh. Khuôn mặt chữ điền, thanh tú. Đôi mắt trong xanh, ngơ ngác. Trong cái đẹp mặn mà ấy, Toàn còn thấy ở bà có vẻ mặt phúc hậu của một mệnh phụ. Bà mặc chiếc áo thun màu trắng, rộng thùng thình. Chiếc quần ngắn màu xanh đậm. Bà nhìn Toàn, mỉm cười, chờ câu trả lời.
Toàn ấp úng những câu tiếng Anh mà Toàn đã học thuộc làu từ trước, kèm theo những động tác của đôi bàn tay và ánh mắt, Toàn nói:
- Tôi thấỵ... Tôi thấỵ... Vườn cỏ nhà bà đã tốt, bà có cần cắt chúng không"
Người đàn bà nhìn Toàn lần nữa, từ đầu đến chân, môi vẫn nở nụ cươi. Bà vui vẻ nói:
- Vâng, tôi muốn cắt chúng lâu rồi, nhưng tôi không được rảnh. Những người xung quanh thấy vậy cứ gọi làm phiền tôi hoài...
Rồi bà hỏi có vẻ ngờ vực:
- Cậu có thể giúp tôi được à"
- Dạ, tôi có thể.
- Vậỵ... Cậu lấy bao nhiêu tiền"
Toàn đảo mắt nhìn khu vườn một lần nữa như ước lượng, nói:
- Xin bà cho tôi mười lăm đồng.
- Mười lăm đồng à"
- Dạ, vâng.
- Được rồi, cậu cắt dùm tôi nhé. Mà nè, cậu có máy cắt không"
- Dạ không. Tôi không có.
- Không sao đâu, sau vườn nhà tôi có.
Nói rồi bà dẫn Toàn ra căn nhà sau, nơi gara chứa những vật dụng làm vườn. Bà chỉ tay nói:
- Cậu cứ tự nhiên nhé. Trong đó có đủ các thứ cậu muốn dùng.
- Vâng, cám ơn bà.
Toàn nhìn người đàn bà đi vào trong nhà rồi mất hút. Toàn mở cửa căn gara, kéo cái máy cắt cỏ ra. Toàn xem xét chiếc máy, cốø nhớ lại cách sử dụng mà mấy hôm trước anh Lý, con một người cô đã qua Mỹ từ năm 1975, chỉ dẫn.
Toàn biết được chuyện cắt cỏ bên xứ Mỹ này là cũng nhờ anh Lý chỉ. Anh Lý có kể rằng, lúc trước khi anh còn học trung học bên tiểu bang Ohio, anh cũng từng đi cắt cỏ mướn để kiếm tiền đi học.
Nghe anh Lý kể đã lâu, nhưng Toàn không bao giờ nghĩ đến là Toàn có thể đi cắt cỏ. Nhưng hôm nay, không biết vì sao Toàn lại quyết định thử. Điều mà Toàn không ngờ được là người Mỹ họ chịu nhận Toàn làm việc một cách dễ dàng như vậỵ
Toàn loay hoay giựt máy, tiếng máy nổ giòn. Toàn để cho máy nổ một hồi, rồi đẩy nó ra sân trước. Cỏ không cắt cỏ từ lâu, nên Toàn vừa đẩy máy tới phía trước là đám cỏ đã làm nghẹt, tắt cả máỵ Toàn cúi xuống, nâng bánh xe lên hai nấc cho cao rồi khởi động máy lần nữa. Chờ cho máy nổ thật giòn, Toàn bắt đầu công việc.
Tiếng xình xịch, rè rè của máy cắt cỏ làm Toàn điếc cả tai.
Lâu lâu, Toàn cho máy ngừng và lấy cái túi chứa đầy cỏ phía sau ra bỏ vào cái bọc rác lớn. Cứ như thế, rốt cuộc rồi cũng xong. Toàn tắt máy, phủi bụi rồi đẩy máy vào gara.
Toàn nhìn thấy cái chổi kế bên, chàng đem ra phía trước quét sạch những cọng cỏ nằm vất vưỡng trên các lối đi bộ. Quét xong, Toàn để chổi vào chổ cũ.
Toàn đi lên nhà trước, nơi cổng chánh. Cửa bật mở. Bà chủ nhà khi nãy nhìn Toàn, mỉm cười. Bà mời Toàn vào nhà, chỉ chiếc ghế bên phòng ăn, nói:
- Cậu ngôi đây nghỉ mệt tí đã. Cậu uống gì không"
- Dạ, xin bà làm ơn cho tôi tí nước đá.
Người đàn bà đứng dậy đi đến tủ nhà bếp, lấy cái ly thủy tinh kê miệng ly vào cái hộc tủ lạnh, ấn nút. Những viên đá lạnh thật trong đang bốc khói, rơi xuống ly kêu lốp cốp. Mở tủ lấy bình nước ngọt, bà rót đầy ly đem đến cho Toàn.
- Cậu tên gì" Bà hỏi
- Dạ tôi tên Toàn, Lê Toàn.
- Còn tôi tên Lisa.
- Cậu năm nay bao nhiêu tuổi rồỉ
- Dạ tôi được mười sáu tuổi.
- Vậy cậu nhỏ hơn con trai tôi năm tuổi. Nó đi học UVA (University of Virginia) rồi.
Toàn im lặng nhìn bà Lisa không nói gì. Bổng bà lên tiếng:
- Thôi, cậu ngồi chơi. Chờ tôi tí. Để tôi lấy tiền trả cho cậụ
- Dạ.
Bà Lisa đi rồi, Toàn đưa mắt nhìn căn phòng. Phải nói phòng bếp của bà Lisa đẹp. Cái đẹp mà Toàn chưa từng thấy từ trước đến giờ. Đẹp hơn cả phòng khách nhà anh Lý.
Nơi chàng ngồi là cái bàn ăn bằng gổ lên nước bóng loáng. Bốn cái ghế gổ được bọc nệm, vừa êm vừa thoải mái. Trên bàn để một bình cắm hoa bằng thủy tinh, trong đó có cắm một bó hoa hồng. Hương hoa hồng và hương thơm nhè nhẹ của mùi hoá chất hòa lẫn vào nhau thơm thật đặt biệt. Trên bàn còn có cả một số trái cây trên cái đĩa sứ, và một ít bánh mì sandwich. Cửa sổ nhà ăn được treo rèm trắng tinh. Trên tường, những bức tranh sơn dầu nhìn vào thật hòa hợp với cách trang trí của căn phòng.
Toàn đưa mắt nhìn quanh một lần nữa, mong tìm gặp một người nào đó hoặc bà Lisa trở lại để chàng khỏi ngơ ngác.
Nhưng hoàn toàn yên lặng, ngoại trừ tiếng máy lạnh kêu xè xè bên tai. Khoảng lát sau, bà Lisa trở lại, trên tay cầm tờ giấy bạc hai mươi đồng, đưa cho Toàn bảo:
- Mười lăm đồng tôi trả công cho cậụ Còn năm đồng, tôi thưởng luôn cho cậu đấy. Cậu làm gọn và đẹp lắm, tôi rất thích.
Toàn mĩm cười, cầm tờ giấy hai mươi đồng trên tay, cám ơn bà Lisa.
- Cám ơn bà, cám ơn bà... Thưa bà.... Tôi về... Tạm biệt bà...
- Khoan. Cậu chờ tôi tí.
Bà Lisa đi qua kia phòng khách lấy một tờ giấy, tấm card và cây bút bảo Toàn:
- Cậu cho tôi xin số phone của cậu. Có việc cần, tôi sẽ gọi cậu. Đây là business cardcủa tôi. Cám ơn cậu, chào cậu.
- Chào bà.
Ra khỏi nhà bà Lisa, Toàn cầm business card lên đọc:
- Công Ty Địa Ốc... Lisa B. Smith... 4700 Medford Dr...
Toàn mỉm cười, bỏ tấm card vào túi. Về đến nhà, ăn cơm trưa xong, Toàn đi vòng quanh trong xóm tìm nhà có cỏ tốt để cắt tiếp. Hôm nay là ngày đầu tiên Toàn đi làm và kiếm được thật nhiều tiền. Sáu mươi lăm đồng. Toàn mừng lắm.

Đêm nay Toàn không thể nào ngủ yên được. Toàn không thể nào ngờ mình làm được một số tiền lớn như vậy. Nhẩm tính số tiền ấy lên đến hơn nửa triệu bạc, tiền Việt Nam. Mãi vui trong cơn mộng, Toàn thiếp đi lúc nào không biết.
. . .
Thời gian cứ thế, lặng lẽ trôi đi. Số tiền cắt cỏ mà Toàn để dành nay đã lên đến những mấy trăm.
Toàn nghe anh Lý nói hình như năm nay mùa đông đến sớm hơn mọi năm. Anh có dặn mọi người trong gia đình Toàn nên chuẩn bị áo ấm.
Hôm nay đi học về Toàn ngồi trước nhà, nhìn những chiếc lá cuối thu rơi lòng buồn vời vợị Toàn nhớ về quê ngoại da diết. Không biết bây giờ ngoại thế nào rồi nhỉ" Mỗi lần nhớ đến ngoại là Toàn nhớ đến Thành, thằng bạn thân cùng xóm với Toàn.
Từ nhỏ, hai đứa ước mong có một chiếc xe đạp để đạo chơi như các bạn trong xóm. Nhưng nhà cả hai đứa đều nghèo không đủ cơm ăn, lấy tiền đâu mà mua xe đạp. Toàn nhớ có lần, hai đứa đi thuê hai chiếc xe đạp cỏn con đạp lòng vòng khắp cả xóm, vừa đạp vừa cười, thật vui vẻ. Bổng Toàn cười thầm.
Toàn vào nhà, đụng ngay anh cả. Thấy anh đang vẻ thiệp Noel, Toàn ngạc nhiên hỏi:
- Hôm nay mới đầu tháng mười hai mà anh cả vẽ thiệp sớm vậy"
- Bây giờ mà còn sớm gì nữạ Đã đầu đông rồi. Tao sợ sẽ không rảnh nên vẽ sớm. Nên nhớ năm nay mình ở Mỹ chứ không phải ở Việt Nam đó nhé.
Nghe anh cả nhắc, Toàn chợt nhớ tới dự tính khi nãỵ "Ồ nếu mình gửi thư về Việt Nam thì cũng mất hơn cả tuần, hèn gì anh cả vẻ thiệp sớm vậy" Toàn thầm nói.
Anh cả Toàn, năm nào cũng vậy. Hễ tới dịp Noel hay tết là anh đều vẽ thiệp tặng bạn bè. Toàn nhè nhẹ đi đến bên cạnh anh, hỏi:
- Anh vẽ cho em một tấm với nhé"
- Để làm gì" Để tặng cho con Thúy bên Việt Nam đó à"
- Thôi đi anh. Con Thúy nào.... Con Thúy nào.... Em đâu có biết.
- Giả bộ hoàị... Con ông Ngọc cùng xóm đó. Tao thấy hai đứa màỵ.......
- Thôi đi anh ơi, đâu phải gởi cho nó.
- Chứ gởi cho ai. Mà thiệp đẹp ngoài chợ thiếu gì. Ra ngoài ấy bao nhiêu lại không có.
- Nhưng em không thích.... Họ vẽ giống Mỹ quá. Em thích của anh vẻ hơn. Anh vẽ đẹp hơn nhiềụ....
- Thôi dẹp mày đi. Nịnh hoài, nhưng mà mày vẻ cho ai"
- Da, cho thằng Thành.
- Ờ để đó tí nữa xong, tao vẽ dùm cho mày một tấm.
- Dạ, cám ơn anh.
Chờ cho anh cả vẽ xong, Toàn viết một lá thư và lấy hai trăm đồng đem đến cho anh và nhờ anh cả gởi về cho Thành. Đưa thư và tiền cho anh cả. Anh ngạc nhiên hỏi Toàn.
- Tiền đâu mà mày có nhiều thế"
- Dạ tiền em để dành do cắt cỏ.
- Ờ... Sao mày cho nó tới hai trăm nhiều quá vậy"
- Cho nó mua xe.
- Xe gì"
- Dạ xe đạp. Hai đứa em ước muốn có một chiếc xe đạp lâu rồi, nhưng nhà mình và nhà nó đều không mua nổi. Em nghĩ gởi về làm quà cho nó trong dịp Noel này thì chắc nó vui lắm.
- Nhưng........Thôi được. Để cuối tuần tao đi Eden gởi dùm màỵ
- Cám ơn anh.
Mùa đông đang đến. Mùa đông năm nay Toàn cảm thấy lạnh. Toàn mặc rất nhiều lớp áo để đi đến trường, nhưng vẫn còn lạnh. Đêm Noel vừa rồi, trời rét buốt. Cái lạnh thấm vào da thịt Toàn như muốn xé tung ra từng mảnh.
Hôm nay Toàn nằm nhà không đi học vì cơn bảo Tuyết tối qua đã làm ngập đường đi.
Toàn nhìn ra cửa sổ. Tuyết, một màu trắng phủ kín cả khu vườn, phủ kín cả đám cúc vàng mà ba vừa mới trồng trong dịp mùa thu vừa rồi. Toàn ngắm nhìn ra cửa sổ, chàng hình dung ra cảnh Thành ngồi trên chiếc xe đạp mới mua dạo trong xóm. Toàn mỉm cười, hạnh phúc. Cái hạnh phúc vì đã hoàn thành một ước mơ cho thằng bạn. Và đó cũng là ước mơ của chính chàng.
Đang mơ màng, chuông điện thoại reo. Toàn nhấc ống nghe.
- Hello
Đầu dây bên kia là giọng một bà Mỹ. Toàn nhận được tiếng nói của bà Lisa Smith.
- Tôi có thể giúp gì cho bà"
- Cậu xuống giúp dùm tôi xúc tuyết nhé. Ngày mai tôi đi
hợ, nhưng tuyết phủ đầy sân, nên tôi....
- Dạ, tôi xuống liền.
Toàn cúp máy. Đi vào phòng lấy thật nhiều áo mặc vào và cũng không quên mang vào đôi găng tay mà anh Lý mua cho vào dịp Noel.
Vì đã nhiều lần làm vườn cho bà Lisa Smith, nên Toàn đi thẳng ra gara phía sau lấy cái xẻng xúc tuyết.
Lạnh. Lạnh lắm. Nhưng càng làm, Toàn càng thấy ấm hơn.
Một tiếng đồng hồ sau, Toàn xong việc. Toàn lấy cát và muối trong gara ra rắc lên trên mặt đường. Xong, chàng bấm chuông nhà bà Lisa Smith.
Bà Lisa Smith ra mở của. Vẫn nụ cười ấy, bà chào hỏi:
- Ồ, cậu không lạnh à" Sao mặc áo mỏng thế"
- Dạ lúc đầu thì hơi lạnh đấy, nhưng làm tí thì hết rồị
- Vào nhà đi. Cậu chờ tôi tí nhé. Tôi có cái này tặng cậu.
- Dạ. Cám ơn bà.
Bà Lisa Smith đi rồi, Toàn im lặng suy nghĩ xem bà Lisa sẽ tặng gì cho chàng.
Chốc sau, bà ôm ra một chiếc áo ấm thật lớn, màu xanh đậm, trao cho Toàn và nói:
- Cậu lại đâỵ Tôi tặng cậu đó. Áo này ấm lắm. Nó là vật kỹ niệm của con tôi khi chúng tôi đi Alaska chơi.
- Cám ơn bà nhiều lắm, nhưng... Nhưng tôi không dám nhận vì đây là kỹ vật của con bà mà.
- Không sao. Cậu cứ nhận đi, bây giờ nó đã lớn rồi, nó không còn dùng nữa. Nó đi học xa lắm.
- Dạ tôi có nghe bà nói lúc trước.
- Cậu mặc nó vào đi, xem có vừa không.
- Dạ, cám ơn bà.
Bà Lisa Smith giúp Toàn bận chiếc áo ấm. Bận xong, bà lùi lại một bước rồi ngắm nhìn, gật đầu.Dường như bà ta thích thú lắm, bà nói:
- Nó vừa với cậu quá.
- Dạ. Vâng. Nó vừa lắm. Tôi thích lắm. Cám ơn bà... Bà tốt quá....
Toàn nhìn bà Lisa Smith xúc động. Bà cũng chăm chăm nhìn Toàn rồi quay mặt đi. Biết bà đang nhớ đến con bà nên Toàn im lặng không nói gì. Bà Lisa Smith bổng cất tiếng:
- Đó là lần cuối cùng tôi cùng gia đình tôi đi chơi. Năm đó, Tom chỉ được mười lăm tuổi. Khoảng bằng cậu bây giờ. Tôi và chồng tôi thương Tom lắm. Nhưng bây giờ chồng tôi đã không còn nữa. Còn Tom thì đi học quá xa, lâu lâu nó mới về một lần thăm tôi...
Bà ngẹn ngàọ kể.
- Xin lỗi bà... Toàn nói.
- Chồng tôi đã chết do một vụ tai nạn xe trên xa lộ 495 sau một tuần chúng tôi đi Alaska về.
- Tôi thành thật xin lỗi bà....Tôị......
- Không sao đâu cậụu. Chuyện cũng lâu rồi. Bây giờ nhìn chiếc áo này, tôi nhớ chồng tôi. Tôi nhớ Tom....
- Thôi, tôi xin gởi lại chiếc áo kỹ niệm nàỵ....
Bà cắt ngang câu nói của Toàn:
- Cậu không nhận, tôi buồn cậu đó. Mặc vào đi. Rán giữ ấm....
- Dạ cám ơn bà, bà Lisa Smith.
- Không có gì... Còn đây là tiền của cậu.
- Sao bà cho tôi nhiều thế"
- Không sao đâu, coi như tôi tặng cậu món quà tết.
- Cám ơn bà lần nữạ... Bà tốt quá...
- Chào cậu nhé.
- Dạ, chào bà. Cám ơn bà tặng tôi chiếc áo đẹp.
Toàn rời nhà bà Lisa Smith. Bây giờ Toàn cảm thấy ấm áp lạ thường. Chiếc áo chàng đang bận thật đẹp. Nó có cả chiếc mũ đội đầu. Toàn đội nó lên và lội trong tuyết đi về nhà.
Trời bắt đầu đổ tuyết, những hạt tuyết nhỏ ti ti, trắng buốt, rơi trên chiếc áo chàng đang mặc. Hình ảnh bà Lisa Smith với gia đình đang chung vui hiện lên trong trí óc Toàn.
Nhìn kỹ lại, khuôn mặt Tom thì ra là mặt Toàn. Toàn mĩm cười, lắc đầu.
Tuyết rơi. Tuyết vẫn rơi. Toàn cảm thấy hạnh phúc trong mùa đông đầu tiên trên đất Mỹ.

Y-Thy
Alexandria, 03/01

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến