Hôm nay,  

Người Già Và Người Bệnh Tại Mỹ

17/03/200100:00:00(Xem: 207775)
Bài tham dự số: 02-190-VB0317


Trước hết nói về người già, người bệnh tật tại Việt Nam chẳng có gì ưu đãi và cũng chẳng có một chút gì về quỹ phúc lợi vì ngay trong cuộc sống hằng ngày, mọi sinh hoạt từ ăn mặc, khám bệnh, điều trị thuốc men, săn sóc sức khỏe mọi chi phí đều tự mình con cháu mình lo liệu lấy. Điều này ai trong chúng ta cũng hiểu quá rỏ nên xin miễn kể dài dòng.
Ở đây tôi xin nói nhiều về sự “ưu đãi” người già, người bệnh tật tại đất nước Hoa Kỳ. Sự ưu đãi không chỉ dành cho người Mỹ bản xứ mà còn áp dụng chung cho tất cả mọi sắc dân khác đang định cư hợp pháp, trong số đó có người Việt chúng ta.
Để được gọi là “người già” và người “bệnh tật” Tôi xin trình bày vài nét đại cương:
- Người già: Đúng 65 tuổi trở lên.
- Người bệnh tật: Người chưa tới 65 tuổi, nhưng bị bệnh nan y và được Bác sĩ chuyên môn hay được Hội đồng y-khoa xác nhận trên giấy tờ (hồ sơ bệnh lý).
Người già và người bệnh tại Mỹ, nếu xét thấy không còn đủ sức khỏe đi làm thì cứ việc làm đơn xin hưởng tiền trợ cấp xã hội (SSI). Đơn gởi lên sở xã hội địa phương nơi đang cư trú. Người bệnh gởi kèm theo hồ sơ bệnh lý (nếu không rành thì nhờ một luật sư lo giúp).
Chữ SSI (Supplemental security Income) là cụm từ dành để chỉ chung cho người già và người bệnh, không phải như một số người hiểu lầm người nào hưởng tiền SSI là người bệnh. Người già, người bệnh không đi làm (không đóng thuế) mà hưởng tiền trợ cấp xã hội thì đều gọi là tiền SSI. Tiền này chỉ được hưởng khi còn đang ở Mỹ, khác với người có đi làm (có đóng thuế) đến khi già về hưu thì tùy theo mức lương nhiều hay ít, nếu lương hưu nhiều hơn tiền già thì hưởng theo mức lương hưu, còn ít hơn thì sẽ cộng thêm tiền già vì tiền đó là tiền SSA (Social Security Adminitron) người hưởng tiền này thì dù ở Mỹ hay bất cứ đi đến nước nào cư trú thì số tiền (SSA) này sẽ được chuyển thẳng về cho người thụ hưởng ở nơi đó.
A/ Về trợ cấp xã hội: Tiền SSI dành cho người già, người bệnh đều bằng nhau, luật liên bang dành tiền xã hội cho khắp các tiểu bang đều bằng nhau, nhưng còn tùy theo mỗi tiểu bang, nếu có tiền thăng dư thì sẽ phụ cấp thêm. Riêng tại tiểu bang California cho hưởng trợ cấp xã hội tương đối cao nhất.
Hiện nay người già, người bệnh ở Cali được trợ cấp $712 dành cho một người và $632,50 nếu hai vợ chồng cùng hưởng SSI và cùng ở một địa chỉ. Người già hay người bệnh tật còn tùy mức độ già yếu hay độ tàn phế, nếu cần người săn sóc (take care) thì lại làm đơn xin và người take care hằng tháng sẽ được hưởng thêm một số tiền nữa khoảng $300 hay $400.
B/ Về nhà Housing: Đối với người già hay người bệnh, nếu không thích ở chung với gia đình con cháu thì lại xin và được cấp nhà (housing). Đây là hình thức giúp đỡ của chính phủ muốn trợ cấp để phụ trả thêm cho hơn 1/2 số tiền thuê nhà hằng tháng.
C/ Về thẻ y tế miễn phí. Có 2 loại thẻ:
- Người già: Được cấp thẻ Medicare (gồm 2 bậc A_B) thẻ này có giá trị sử dụng trong khắp các tiểu bang.
- Người bệnh: Dù chưa đến 65 tuổi, được cấp thẻ Medical. Thẻ medical chỉ sử dụng trong tiểu bang Cali.
Thẻ Y Tế miễn phí Medical hay Medicare về hình thức sử dụng tuy có khác nhau, nhưng tựu chung 2 loại thẻ này đều có giá trị:
- Đi khám Bác Sĩ không tốn tiền
- Đi mua thuốc theo toa Bác sĩ không tốn tiền (trừ 1 số thuốc Medical không đài thọ)
- Nằm điều trị tại bệnh viện: Không tốn tiền (kể cả ăn uống)


Ngoài ra người già, người bệnh ở Mỹ còn được hưởng thêm nhiều quyền lợi phụ khác, như những người lớn tuổi kể từ 60 tuổi trở lên có thể đến cơ quan Commodity Supplemental food Program For Seniors của địa phương ghi tên và cứ hằng tháng nhận lãnh phần quà thực phẩm 1, 2 thùng còn nguyên (gồm đồ hộp, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, phomát, noode soup...)
Người già, người bệnh còn được hưởng giảm giá mỗi khi đi mua sắm (tùy theo mỗi tiệm và tùy theo đến thời kỳ thuận tiện) người già và người bệnh đi đến đâu cũng được tiếp đón ưu tiên khi xếp hàng, lên xe, ngồi trong xe bus, người bệnh đi xe lăn còn dành cho lối đi riêng và nếu có thẻ Handicap khi đậu xe còn có parking dành riêng cho người có thẻ handicap.
Những người già, người bệnh còn được ưu đãi khi đi học. Hằng năm vào dịp ra trường, không thiếu gì những vị cao niên và tàn tật đi xe lăn lên nhận bằng đại học. Có lần người viết bài này đến đón con học tại trường đại học O.C.C khi tan lớp, đứng nhìn không phân biệt được giáo sư và học sinh vì học trò có khi còn nhiều tuổi hơn thầy giáo.
Người già và người bệnh ở cái xứ sở này được ưu đãi đầy đủ như vậy, thế mà còn có người than vãn, kêu ca không thích và cứ đòi về VN ở. Tiện đây tôi xin trình bày một câu chuyện có thật 100%:
Tôi có một người bạn (sĩ quan HO) năm nay 68 tuổi, đã được hưởng đầy đủ quyền lợi dành cho người già từ 3 năm nay. Mỗi lần gặp tôi, người bạn này đều than van, chê trách cuộc sống ở Mỹ khổ quá, chán quá, buồn quá và cứ đòi về VN ở.
Cách đây 3 tháng vào dịp trước Tết ta, người bạn này đến chào và cho tôi biết lần này ông sẽ về VN ở luôn. Thấy vậy tôi chỉ còn biết khuyên nhủ anh bạn này nên cân nhắc kỹ để rồi có quyết định sáng suốt, vì tuổi già sống nốt quãng đời còn lại làm sao để khỏi làm phiền hà, khổ sở con cháu. Tôi cũng giảng giải cho anh bạn biết ở Mỹ người già như anh cũng đã được hưởng đầy đủ quyền lợi giống như người Mỹ bản xứ, nào tiền trợ cấp SSI, nào phiếu Y Tế miễn phí, nào nhà Housing, rồi hằng tháng còn được lãnh 1,2 thùng quà thực phẩm (Free) ăn không hết, thế mà anh cứ đòi về VN ở thì làm gì có được những quyền lợi phúc lợi xã hội như thế, nhất là ở chế độ Cộng Sản bây giờ, chẳng lẽ anh về VN ở rồi lại bắt con cháu đóng góp gửi tiền về nuôi anh mãi, chưa kể những lúc bệnh tật ngặt nghèo hoặc khi nằm xuống lại bắt con cháu mua vé máy bay (cắt cổ) gấp về thăm hay phục tang, đứa về được thì bỏ cả việc tốn kém đứa ở lại thì ân hận, thật là cả một chuỗi phiền toái.
Thế rồi quay đi quẩn lại, mới tháng trước đây tôi lại thấy người bạn bò lại sang đây. Gặp lại nhau kỳ này, người bạn tôi hết than vãn và cám ơn tôi vì nhờ tôi giải thích nên khi về ở VN mới có 1 tháng là anh suy nghĩ và nay thì hết còn có ý định về VN ở nữa. Anh bạn tôi còn kể cho tôi biết về chơi thì không ai nói, nhưng mà về ở lại luôn thì bà con họ nhìn mình với cặp mắt khác. Họ nói bao nhiêu người VN còn đang muốn tìm đường đi Mỹ, trong khi đó người đang ở Mỹ thì lại đòi về VN ở.
Anh bạn tôi còn cho biết thêm mới thử hỏi việc nhập hộ khẩu mà công an cộng sản đã ra giá đòi một số tiền đô la lớn, cứ tình trạng này thì về sau có ở lại tụi nó cũng tìm cách móc túi hết vì biết rõ mình là Việt kiều hồi hương. Cũng may cho bạn tôi đi về VN có 1 tháng nên về lại Mỹ, tiền trợ cấp nhà housing chưa bị cúp.
Đây là câu chuyện có thật, tôi muốn viết ra đây để đồng hương chúng ta cùng suy nghĩ và hành động.
Cuối bài xin kết luận: Được hưởng như vậy là quý lắm rồi, xin cứ nhìn lại những người già, người bệnh tật còn ở bên VN thì mới thấy được ở Mỹ là một điều may mắn.
Xin cám ơn đất nước Hoa Kỳ, đất nước có tự do, dân chủ, đất nước đã dành sự ưu đãi người già, người bệnh cho chúng tôi.

Văn Tiến Bình

Ý kiến bạn đọc
31/12/201918:52:06
Khách
toi can ls nguoi viet ve tien benh
15/12/201921:54:43
Khách
Dù sao cũng phải cảm ơn chính phủ Mỹ. Chứ nếu như ở Vietnam thì có đồng bạc nào đâu nếu là mình nghèo.
03/09/201917:15:21
Khách
Đâu phai người Vietnam nào cứ già là dc SSI, hay thuê nhà ko tốn tiền, hay dc thúc phạm cho ko. Muốn dc nhu vay thì
1. Phai la thường trú nhan hay cong dan My
2. Phai la nghèo , ko có qua 1500 cho độc thân, hay 3000 cho vợ chồng.

Thật ra ma noi dc lãnh tối đa là 771 cho một tháng. Voi so tiền đó làm sống đay cho cai đời sống qúa cao ở đây.
29/03/201712:36:30
Khách
đé o đủ ăn 1 tuần.
06/02/201408:00:00
Khách
lanh tien ssi di hoc co bi tru tien 0
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến