Hôm nay,  

Tìm Người Bằng 1(800)us-search & Computer

10/03/200100:00:00(Xem: 179418)
Bài tham dự số: 02-184-VB0310

Tôi đến định cư ở Hoa Kỳ vào cuối năm 1988. Trong những ngày đầu còn bỡ ngỡ khi mới bước chân nơi đất khách quê người thì giờ hầu như vô tận đối với người tỵ nạn. Môi trường chung quanh hoàn toàn xa lạ. Muốn đi đâu cũng không biết làm sao. Nhất cử nhất động đều trông nhờ người thân vào dịp cuối tuần.
Tôi có nhiều may mắn hơn các bạn đồng cảnh ngộ. Cuối năm 1971 tôi cùng 10 bạn cùng nghành được theo học khóa tâm lý chiến ở Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng. Do vậy khi đến Hoa Kỳ thì tôi đỡ tốn thì giờ theo học lớp ESL.
Trong những ngày di tản từ miền Trung đến saigon vào tháng 4 năm 75 và tiếp theo gần 8 năm trong trại cải tạo tôi hầu như chẳng còn giữ được mảnh giấy nào còn lại trong người tôi. Do vậy khi đến Hoa Kỳ còn nhiều thì giờ trống vắng tôi mới nghĩ cách tìm lại các bạn quen biết từ năm 1971 khi đến học ở đây.
Khóa học của chúng tôi thời đó chia làm hai giai đoạn, Giai đoạn đầu 8 tuần lễ được dành cho mục đích trau dồi Anh ngữ ở Lackland AFB, San Antonio, TX. Giai đoạn kế tiếp 16 tuần lễ gồm có khóa học tâm lý chiến và nghĩ phép 2 tuần trước khi trở lại Việt Nam. Chúng tôi được di chuyển đến Fort Bragg, gần Fayetteville, North Carolina để theo học khóa tâm lý chiến. Tại đây tôi có dịp quen thân với một gia đình người Mỹ.
Gia đình này gồm có: Chồng, thiếu tá bộ binh, phục vụ tại trường huấn luyện tâm lý chiến, vợ cán sự điều dưỡng, làm việc tại bệnh viện ngay tại Fort Bragg và 4 người con (hai gái, hai trai) tuổi từ 7 đến 13.
Gần 20 năm sau làm sao tôi có thể nhớ nổi địa chỉ dù là của người thân mình đi chăng nữa.
Theo dõi các chương trình trên TV, tôi thấy có quảng cáo: Làm thế nào để tìm người thân hay bạn bè bằng cách gọi số 1 (800) US SEARCH. Cơ sở này còn bảo trợ cho một chương trình hội thoại trên TV để chứng tỏ rằng họ đã thành công khi tìm ra người thân hay bạn bè bị thất lạc. Thường thường thời gian thất lạc trong chương trình do họ bảo trợ tương đối ngắn hạn có khi chỉ cần ba tháng hay gần một năm là nhiều.
Khi gọi số điện thoại này thì tôi được cho biết: Muốn có dịch vụ này phải gởi các chi tiết của người mình muốn tìm đến địa chỉ họ cho và kèm theo chi phiếu $39.99. Vì số tiền này đối với tôi khá lớn nên tôi suy đi nghĩ lại nhiều ngày và cuối cùng tôi chẳng làm gì.
Mãi cho đến tháng 12 năm 98 khi tôi có dịp đến thăm gia đình người em tôi thấy các cháu đang tìm bạn bè trên Computer. Tôi nhờ các cháu tìm dùm gia đình người bạn tôi quen năm 1972 ở Fort Bragg. Thật ra đối với người Mỹ trong thời gian họ ở hơn 20 năm chẳng hy vọng gì họ ở nguyên một nơi. Khi đến mục phải điền vào các câu hỏi City và State thì tôi nói cứ để vào đó là Fayetteville và North Carolina. Lạ thay khi ấn vào nút Enter thì thấy hiện ra đến hai địa chỉ khác nhau. Tôi ghi địa chỉ và cả số điện thoại để liên lạc. Tôi thử gọi điện thoại thì chẳng có ai trả lời. Đó là những ngày nghĩ lễ Giáng Sinh. Tôi đánh máy hai bức thư và gởi đến hai địa chỉ mới tìm được. Trong thư tôi có giới thiệu sơ và cho địa chỉ cùng số điện thoại ở nhà tại Carolina. Sau kỳ nghĩ Giáng Sinh tôi về lại nhà. vài hôm sau khi mới từ sở làm về nhà tôi nhận được điện thoại gọi đến giọng của một người Mỹ đàn ông hỏi tôi và giới thiệu tên. Tôi nhận là đúng người tôi muốn nói đến và ông ta đã xin lỗi vì đã gọi cho tôi trễ vì bận đi nghĩ Lễ Giáng Sinh với gia đình và các con. Ông ta cho biết có người cũng trùng tên với ông. sau khi nói chuyện sơ thì ông ta trao điện thoại cho vợ và nói với tôi: Để vợ tao kể chuyện gia đình cho mày nghe vì chúng mình đã mất liên lạc gần 30 năm rồi. Đến phiên bà vợ nói chuyện với tôi về gia đình của bà. Sau khi xong khóa học ở Fort Bragg chúng tôi về lại Việt Nam giữa năm 1972 (mùa hè đỏ lửa). Trước đó ít lâu ông chồng của bà cũng được gởi qua phục vụ ở Việt Nam (tổng cục tiếp vận bộ TTM) khi về Saigon chúng tôi có đến thăm ông ta trú ngụ ở một building ở Ngã Ba Ông Tạ. Chúng tôi cũng có dịp mời ông ta đi ăn bò bảy món Ánh Hồng. Sau khi hết nhiệm kỳ ở Việt Nam ông ta về lại Mỹ. Sau đó ông lại đi phục vụ ở Âu Châu. Sau khi xong nhiệm vụ ở Âu Châu , ông ta và gia đình về ở tại Fayetteville, kế cận Fort Bragg trong nhiều địa chỉ khác nhau cho đến ngày tôi gởi thư đến cho gia đình ông ta tháng 12 năm 1998.


Cô con gái lớn khi tôi gặp năm 72 mới 13 tuổi nay đã 39 tuổi, có gia đình và 3 người con đã khôn lớn. Hai cậu con trai nay cao lớn như cầu thủ football và cũng có gia đình. Cô gái út khi tôi đến thăm gia đình mới 7 tuổi, chúng tôi thường hay ẳm cô vì út thì bao giờ cũng xinh xắn. Nay gặp lại thì cô đã 33 tuổi và cũng có con gái lớn 6 tuổi rồi. Bốn người con của ông bà thì đã tốt nghiệp Đại Học và khá thành công trong học vấn và công việc.
Đó là những chuyện qua điện thoại và thư từ. Tôi nhờ người bạn quay một đoạn video gởi qua cho ông bà. Ông bà thì viết thơ và gởi hình cả gia đình con, dâu, rễ và các cháu nội ngoại cho tôi. Chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau bằng cả thư từ, điện thoại và e mail. Trong câu chuyện chúng tôi cũng có bàn đến chuyện một ngày nào đó sẽ đến thăm nhau. Họ ở tận phía Đông tôi ở tận phía Tây. Do đó việc đến thăm nhau đâu có dễ dàng mà phải bàn tính để hai bên cùng cảm thấy thoải mái về thời gian. Có điều tôi đang suy nghĩ miên man là thú thật tôi chưa bao giờ sống trong gia đình người Mỹ khá lâu. Do vậy tôi cũng hơi e ngại và đang cố trì hoãn ngày đến thăm họ.
Còn một lý do khác nữa mà tôi nại ra để kéo dài thời gian đến thăm họ là giữa năm 1999 tôi và các anh chị em đã dự trù sẽ về thăm gia đình ở Việt Nam. Một hôm khi tôi nói chuyện với vợ chồng ông ta về thời gian tôi đang nghĩ là có thể đến thăm gia đình ông ta được. Thế là bà vợ nói ra như một quyết định: Thôi thì chúng mình mất liên lạc với nhau đã quá lâu gần 30 năm rồi còn gì. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn chờ đợi bạn được nữa, chúng tôi sẽ gởi vé máy bay cho bạn để chúng mình có cơ hội gặp lại nhau. Thời gian thuận tiện cho cả đôi bên là ngày lễ Độc Lập July 4, 1999
Theo chương trình máy bay cất cánh ở phi trường Los Angeles vào nữa đêm thứ sáu. Sau khi ghé lại Chicago máy bay tiếp tục đến North Carolina gần 10 giờ sáng ngày hôm sau vì giờ North Carolina đi trước giờ của Los Angeles 3 tiếng. Chúng tôi đã có ám hiệu trước để dễ nhận nhau tại cửa máy bay: Vợ chồng người bạn tôi mặc áo màu đỏ, còn tôi sẽ mặc áo Jean xanh.
Tôi cũng mua sẳn một ít chạo tôm và chả giò mang theo làm quà cho gia đình bạn.
Chúng tôi dễ dàng nhận ra nhau ở cửa máy bay. Cả hai vợ chồng đều rất niềm nở khi đón tiếp tôi. Từ phi trường đến nhà của họ cũng khá xa xe chạy phải hơn 2 tiếng mới đến. Khi về đến nhà thì điều ngạc nhiên cho tôi là có cả cô gái út cũng về thăm tôi. Năm xưa cô mới lên 7 mình còn ẳm trên tay nay cô đã 33 xuân xanh và còn có con gái lớn 6 tuổi nữa dẫn theo.
Tôi được mời ăn trưa tại nhà ông bà, cô gái út và cháu ngoại. Món chả giò và chạo tôm tôi mang theo làm quà cũng được hoan nghênh và chiếu cố thật tình. Tôi có dịp tiếp xúc với người Mỹ khá lâu. Trước khi vào quân dội năm 1966 tôi có dịp làm việc với Sở Thông Tin Hoa Kỳ ở Việt Nam trên 2 năm. Và cho đến nay tôi định cư ở Hoa Kỳ cũng hơn mười năm nay. Nhận xét chung của tôi về người Mỹ thường lạnh lùng. Họ được giáo dục ở trường cũng như trong xã hội do đó họ tỏ ra rất bặt thiệp trong phép xã giao. Nhưng thật sự trong thâm tâm bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định.
Nhưng thú thật với cặp vợ chồng này tôi có nhận xét họ có tình cảm nồng ấm nhưng dịu dàng rất gần với người Á Đông. Họ sống lại một căn condo mới mua (3 phòng ngủ ) ở Feyetteville. Ngoài ra họ còn làm chủ một căn nhà khá rộng và có giá ngay tại sân golf gần bờ biển Willington, North Carolina. Thường cuồi tuần họ thường về sống nơi đây vì ông chồng thích chơi Golf. Họ đón tiếp tôi trong tâm tình đó làm tôi cảm thấy thoải mái dễ chịu.
Các phương tiện giao thông nhanh chóng ngày hôm nay cùng với các phương tiện truyền thông điện tử ngày càng giúp cho con người bớt cảm thấy cô đơn. Nhờ những đầu óc khai phá phương tiện thông tin hiện đại để hôm nay chúng ta có được cuộc sống thoải mái hơn với một tình cảm nồng ấm hơn. Trái đất hình như thu hẹp lại để mọi người nhận ra nhau hát vang bài: We are the world.

Nguyễn 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,972,293
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến