Hôm nay,  

Quê Hương Là Gì Hở Mẹ

28/02/200100:00:00(Xem: 187256)
Bài tham dự số: 02-177-VB0301

Ngày trước, khi còn ở Việt Nam, tôi được cô giáo dạy bài học vỡ lòng "Quê Hương" qua ý thơ của Đỗ Trung Quân(*). "Quê Hương" được hình dung dưới đôi mắt ngây thơ cuả tôi thuở ấy giản dị, thanh bình quá. Khi tôi biết nhận thức, Quê Hương trong tôi được định nghĩa rõ ràng hơn. Quê Hương cuả tôi chính là văn hoá và con người Việt Nam. Ngoài phong tục tập quán cổ truyền, những điều căn bản làm nên Quê Hương phải kể đến bạn bè, người thân, nơi chôn nhau cắt rốn, và tiếng nói cuả mình. Cũng bài thơ "Quê Hương", hôm nay tình cờ đọc lại, tôi chợt ngơ ngác, thấy mình như đứa bé lạc Mẹ.
Bây giờ tôi nên định nghĩa Quê Hương thế nào đây khi những "cầu tre nhỏ", những "hoa cau rụng", những "hồng tím giậu mồng tơi" không thể tìm ra nơi tôi đang ở và đã trở nên xa vời trong tiềm thức. Khi dõi mắt hướng bờ Thái Bình Dương bên kia, tôi không còn ai để gọi là bạn thâm giao hay người thân. Khi mảnh đất thổ mộ cuả giòng tộc tôi bị dày xéo trước sự vô tâm cuả chính quyền nơi đó. Tôi rút mình run sợ trước bao ý nghĩ lạ lùng, "Không lẽ tôi là một đứa con hoang" Mẹ cuả tôi đâu" Quê hương cuả tôi đâu"
Những ngày đầu sống trên nước Mỹ, phải nhìn nhận tôi nhớ Việt Nam da diết. Tôi nhớ nhỏ Bình, nhỏ bạn rất thân cuả tôi từ hồi tiểu học. Nó thương tôi lắm (tôi vẫn nghĩ vậy). Mỗi năm, đúng vào ngày sinh nhật cuả tôi, nó không bao giờ quên gửi tôi tấm thiệp chúc mừng. Rồi một ngày kia, tôi nhận lá thư cuả nhỏ Bình hỏi tiền. Bình muốn "mượn" tôi hai ngàn đô la phụ vốn làm ăn. Sau khi tốt nghiệp trung học hai năm, nghe nói nó bắt đầu tập tành buôn bán đường dài, từ Sài Gòn ra đến tận Hà Nội.
Lúc ấy tôi đang là một đứa học trò nghèọ Ngày ngày tôi đeo cái ba lô nặng trĩu sách vở, sống bằng trợ cấp tài chánh(**) cuả nhà nước, làm sao có dư hai ngàn gửi về tiếp ứng nó " Tôi trả lời thư, bảo không có đủ khả năng giúp. Thay vào đó, tôi gửi về $50 đô gọi là tiền ăn quà. Nó im lặng, và từ đó tôi không còn nhận thiệp chúc mừng sinh nhật từ nó nữa. Cũng từ đó, tôi không còn bạn bè để thăm hỏi nhau, trừ sợi giây liên lạc ruột thịt duy nhất sót lại. Đó là Ngoại cuả tôi. Bà đã hơn 70 tuổi nên không theo con cháu sang Mỹ. Bà sống đơn độc ở quê nhà để trông nom miếng đất thổ mộ cuả tổ tiên.
Đôi lần tôi muốn bay về thăm Ngoại, nhưng những câu chuyện xung quanh việc làm tiền trắng trợn cuả hải quan Việt Nam tại Tân Sơn Nhất, về cung cách cai trị của chế độ, về cuộc sống thác loạn ở quê nhà, khiến tôi chán nản ngồi đây làm đứa cháu bất hiếu. Trước khi ra đi vĩnh viễn, Ngoại hỏi Mẹ tôi trong hơi thở yếu ớt, "Con Trâm đâu, sao không về nhìn má lần cuối ""
Một buổi tối, Mẹ tôi gọi điện thoại từ Việt Nam báo hung tin cuả Ngoạị Nước mắt tôi chảy ràn rụa. Tôi thay Mẹ tôi, lộng tấm ảnh cuả Ngoại, đặt cạnh tấm ảnh cuả ông Ngoại trên bàn thờ. Tấm ảnh đó Mẹ tôi đã phóng lớn trước khi về Việt Nam thăm bệnh Ngoạị Trước khi đi, Mẹ dặn tôi thật kỹ, "Nếu Ngoại có mệnh hệ gì, con thay Mẹ làm tang lễ bên đâỵ" Nhìn gương mặt Ngoại như đang nở nụ cười với mình trong ảnh, tôi khóc nấc lên từng hồi trong sự ăn năn. Từ đó, tôi không còn một người ruột thịt nào ở Việt Nam để cho tôi lưu luyến, như tôi đã từng lưu luyến.
Theo di ngôn cuả Ngoại, Bà muốn được chôn cạnh ngôi mộ cuả chồng. Nửa đời goá bụa không tái giá nuôi con, Ngoại nằm xuống ngỡ thanh thản kiếp người, được đoàn tụ chồng sau hơn 30 năm âm, dương cách biệt, ai ngờ bão tố lại ập đến. Trận bão này lật tung mảnh đất cuả tổ tiên, cào xới từng nấm mộ cuả ông bà. Chánh quyền địa phương muốn mở rộng con đường lộ. Miếng đất thổ mộ lâu đời cuả gia tộc tôi lọt vào một trong những khu đất nằm trong danh sách "giải tỏa" cuả họ.
Những mộ bia còn thân nhân được lần lượt bốc lên, đem đi hoả táng. Mẹ tôi bên đây hốt hoảng, chỉ bất lực tuân theo nguồn tin nát lòng. Vì thời gian gấp rút, tất cả Mẹ có thể làm là gửi tiền về, nhờ một người bạn hoả thiêu di hài cuả ông bà Ngoại, và thân xác nhỏ xíu cuả Dì Ngà, người chị không may mất rất sớm cuả Mẹ. Ba bộ hài cốt được thỉnh vào chuà, nhờ chùa trông nom. Mảnh đất thiêng ngày nào, bỗng chốc biến thành tài sản cuả Đảng và Nhà Nước một cách hợp thức hóạ
Thế là từ đấy, tôi mất luôn mảnh đất mà ngày trước hàng năm, tôi cùng gia đình đi tảo mộ. Lúc ấy tôi còn là một con bé con, chạy vòng vòng, cắm từng cây nhang lên từng bia đá. Tôi thường đọc lẩm nhẩm những cái tên mà ngay cả Mẹ tôi cũng không biết người nằm dưới nấm đất kia là aị Duy có một điều Mẹ biết chắc, hễ được chôn cất vào mảnh đất này, nhất định là người trong giòng họ, nhất định có quan hệ máu mủ với tôị


Kiểm lại những điều căn bản tạo nên hai chữ Quê Hương, "tiếng nói, người thân, bạn bè, nơi chôn nhau cắt rốn", tôi chỉ còn lại một. Tiếng nói mẹ đẻ, ai mà không nhớ. Khổ nổi, ra trường đi làm, tôi chỉ có thể nói tiếng Người mới mong cầm chắc kế sinh nhaị Một ngày hơn tám tiếng trong chỗ làm, cộng thêm thời gian hao phí trên xa lộ, tôi hỏi mình số thời gian còn lại tôi được nói tiếng Việt là bao nhiêu"
Nói đến điểm này, tôi thương nhất ba mẹ cuả tôi. Chừng tuổi này rồi, tóc hai màu đen, trắng pha trộn cũng ráng học sinh ngữ từ con mình. Nhiều lúc nhìn mẹ hay ba cong môi, ráng phát âm một chữ tiếng Anh muốn học, tôi vừa cười, lại thấy thương ba mẹ vô vàn. Nhưng cũng chịu thôi. Ở nước người ta, cứ líu lo tiếng Việt hoài làm sao có thể tiến bộ, hoà nhập vào văn hoá mới.
Ngoảnh mặt trông lại, tôi cảm giác quê hương Việt Nam trong tôi chỉ còn chuỗi dư âm đọng lại. Những gì thân thương nhất đã xa tầm tay. Những ngày phơi nắng cháy da đi bắt dế trên đồng ở An Nhơn xã, những buổi trưa gió mát, leo trèo trên cây ổi ruột đỏ, biến thành kỷ niệm ấu thời mà thôị Nhưng...dường như tôi có một quê hương thứ hai đó chứ. Vâng, Mỹ Quốc! Nơi giờ đây ôm ấp tất cả những gì tôi yêu quý nhất trên đờị
Tại nơi này, tôi có bạn bè thân tôi quen biết lúc còn đi học. Tôi có đồng nghiệp khác màu da rất tốt với tôị Nơi có những gương mặt thân thương, có mái ấm, có vùng trời hạnh phúc cuả riêng tôị Nơi tôi học và bập bẹ nói tiếng Ngườị Nơi cánh diều không lả lơi trước ngọn gió đồng nội, mà say sưa căng mình trong cánh gió lồng lộng cuả trùng dương. Nơi duy nhất cho tôi cảm giác:
"Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều"
Tôi đi đến nhiều nơi khác nhau để công tác và du lịch. Từ các thành phố trong lãnh địa Hoa Kỳ như Portland cuả Oregon, Seattle cuả Washington State, Gulf Port và Biloxi cuả Mississippi, Houston cuả Texas, Louisville cuả Kentucky, Philladelphia cuả Pennsylvania, và Washington D.C. Cho đến xa hơn nữa như Vancouver B.C., Toronto, Montreal cuả Canadạ Có khi đến cả một điạ phần khác cuả quả địa cầu như London, Paris cuả Châu Âụ Dù trên đất lạ, có vui nhộn hay bận rộn bao nhiêu, tôi vẫn canh cánh bên mình một nỗi nhớ nhà.
Cứ mỗi lần chiếc máy bay đáp nhẹ nhàng xuống đường băng Lindbergh Field, phi trường quốc tế cuả San Diego, lòng tôi hớn hở một niềm vui khó tả. Có thể tôi biết rằng ở sau cánh cửa kia, có những vòng tay thân yêu mong đón tôi trở về. Có cả đóa hoa hồng đỏ rực màu tình yêu cuả chồng tôi, chờ trao tận tay tôị Khi bước chân vào nhà, tôi cảm nhận được sự ấm cúng và thoải mái tột cùng. Cảm giác ấy, quả nhiên diễn tả trọn vẹn qua một câu nói cuả người Mỹ, "No place like home".
Với tâm trạng một người Việt tỵ nạn như tôi, "Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi", có lẽ không còn phù hợp. Số mệnh đưa đẩy tôi có hai bà mẹ. Mẹ Việt sinh tôi ra, nhưng tôi lớn lên và trưởng thành trong sự bảo bọc cuả người Mẹ nhân từ Hoa Kỳ. Tôi không chối bỏ hai tiếng Việt Nam. Chối bỏ thế nào được khi mỗi Tết đến, tôi ăn mê thôi món dưa giá, thịt khọ Trong các dịp tiệc cưới, đám hỏi, tôi xí xọn khoác lên mình chiếc áo dài hai tà thuần túy Việt Nam. Tôi vẫn mê mắm nêm, vẫn say sưa theo dõi video Thúy Nga và Asia.
Nếu giữa hai bà Mẹ Việt Nam và Hoa Kỳ, bảo tôi phải chọn một, tôi làm không được. Tôi chỉ xin làm một đứa con tham lam. Hãy cho tôi dang rộng đôi tay ôm chầm hai bà Mẹ vào lòng cùng một lúc. Hãy cho tôi được chia đôi trái tim, để yêu thương hai bà Mẹ đồng đều. Bà Mẹ Việt Nam ơi! Công sinh thành cuả Người sống mãi trong giòng máu đang chảy khắp cơ thể cuả con. Mẹ nhân từ Hoa Kỳ ơi! Cám ơn Mẹ đùm bọc, cho con tựa đầu trên vai Người mỗi ngàỵ Công ơn dưỡng dục cuả Người, con luôn luôn ghi nhớ.
"...Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
...
Quê hương có ai không nhớ...

02/14/2001,
Viết Cho Ngày Lễ Tình Yêu
Kiều Miên


Ghi chú

(*) Quê Hương

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ...

Đỗ Trung Quân

(**) Financial Aid Program dành cho học sinh cuả gia đình có thu nhập thấp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến