Hôm nay,  

Người Già Nên Làm “chúc Thư Cho Bệnh Viện”

19/02/200100:00:00(Xem: 154925)
Bài tham dự số: 02-169-VB 0218

Tôi cố gắng xoay người qua bên phải, cho đỡ đau và đở mỏi, nhưng dù hết sức cố gắng tôi vẫn không xoay được và gây ra tiếng động, làm con tôi đang ngủ ở trên ghế cạnh giường bệnh, choàng dậy. Nó vội vàng đứng lên, hỏi tôi: ”Má cần gì" Má có thấy đở chút nào không"”
Thấy vẻ mặt ân cần và hốt hoảng của con, tôi thật xúc động. Ta có câu: ”Nước loạn mới biết tôi trung, nhà nghèo mới biết con hiếu thảo.”
Đã ba ngày, tôi nằm ở bệnh viện này, sau một cuộc giải phẫu về túi mật và ruột thừa. Khi mổ xong, tôi bị biến chứng về phổi và đường ruột. Thời gian này tôi đau đớn đến nỗi tưởng hết chịu nổi, nhưng tôi cố gắng chịu, không dám rên la một tiếng.
Sau khi con tôi xoay thế nằm cho tôi lại rồi, tôi bảo nó: ”Má đã nói là nhà thương họ săn sóc quá chu đáo, lúc nào cũng có người túc trực ngày đêm, chỉ cần má bấm chuông là y tá đến tức khắc, con đâu có cần ngủ ở đây vất vả như thế này làm má còn lo và mệt thêm nữa”.
Nó cầm tay tôi vừa xoa bóp vừa cười: ”Bữa nay nói được dài rồi, lại đuổi các con như đuổi gà thì má ngủ đi rồi con về.”
Các con tôi, đứa ở xa, đứa ở gần, từ lúc tôi nằm ở đây tụi nó thay phiên nhau lúc nào cũng có mặt bên giường mẹ. Tôi nhớ ngày thứ ba, khi cả nhà được con tôi gọi vào, lúc nghe giọng nói nghẹn ngào của nó, tôi mới biết chính mình vừa qua cơn thập tử nhất sinh. Gia đình đang an vui tự nhiên mình lâm bệnh ngặt nghèo để cho cả nhà đau khổ buồn lo, nếu lỡ mà mình mà chết thì tình trạng còn đau khổ đến đâu nữa.
Có nằm bệnh viện ở Mỹ rồi, chúng ta mới thấy có rất nhiều điều làm cho ta phải suy nghĩ. Không ai có thể chối cãi là nhà thương Mỹ quá sức đầy đủ, từ thuốc men, đến săn sóc, ăn uống, vệ sinh thật hết sức chu đáo đến mức tôi có cảm tưởng họ được quyền tiêu pha cho bệnh nhân không có giới hạn. Thành ra bệnh nhân ngoài những đau đớn về bệnh tật, thì không có gì phiền trách về nền y tế nước Mỹ cả, nhưng chúng ta phải đủ điều kiện nhận lãnh và thụ hưởng những điều kiện này.
Thời gian ở nhà thương thấy và nghe rất nhiều trường hợp của bạn bè, của thân nhân, tôi rút ra một kinh nghiệm cộng chung với kinh nghiệm về trường hợp của mẹ tôi nữa, mà nói ra có thể có hai luồng dư luận: Chống và thuận.
Xin kể về trường hợp của mẹ tôi. Cụ sang đây do tôi bảo lãnh năm 92, lúc ấy đã 89 tuổi, cụ mạnh khỏe được đến năm 96. Sau khi bị tai biến mạch máu não, cụ được đưa vào bệnh viện và trải qua bao nhiêu là phương pháp trị liệu.
Thấy mẹ ngày càng yếu dần, cho nên khi Bác Sĩ đề nghị phương pháp nào có lợi cho mẹ tôi là tôi nhận lời, thí dụ, cụ không còn ăn và nuốt được nữa thì họ đề nghị mỗ đút ống dẫn thức ăn lỏng vào bao tử. Tôi chỉ biết khóc và nhận lời. Mẹ tôi vẫn sống nhưng cứ yếu dần đi. Cụ rất sợ nhà thương, nên tôi đã xin đem về nhà săn sóc.
Nuôi một người bệnh như vậy tại nhà hết sức là cực khổ, tôi tự động bị biến dần thành y tá lúc nào không hay. Năm 92 chính phủ Mỹ không cho thụ hưởng tiền trợ cấp, mà chỉ cho ai trên 65 tuổi được hưởng thẻ y tế thôi, thành ra nào là chuyên viên vật lý trị liệu, y tá, chuyên viên cho ăn, cắm ống dẫn nước tiểu, cách thay tã, cách tắm rửa, thôi thì đủ thứ chuyên viên đến dạy tôi. Cũng may là tôi học và làm được, sau đó các cô em tôi phụ giúp tôi những ngày thứ bảy, lâu ngày chày tháng, ai cũng đâm nản. Hơn nữa thấy mẹ tôi càng ngày càng tiều tụy, chúng tôi ai cũng xót xa thương me, các cô em tôi đâm ra trách tôi, nói tại sao cho phép nhà thương kéo dài đời sống ra để tính tiền cho chính phủ cho nhiều, khi bệnh tình đã không thể chữa được.
Mấy tháng sau, lúc mẹ tôi đã kiệt lực và nằm lâu nên thân thể bắt đầu lở ra, ống dẫn tiểu bắt đầu bị nhiễm trùng, cụ bắt đầu sốt. Kêu y tá lại, họ bắt phải đưa vào nhà thương. Lại thêm một thời gian cụ sống thoi thóp mê man gần như thực vật. Các cô em tôi lại lời nặng tiếng nhẹ, tôi chả biết mình đúng hay sai.
Một hôm, thấy mẹ khổ quá, tôi khóc với người y tá Việt Nam xin cô ấy tháo sợi dây chuyền thức ăn cho mẹ tôi. Có lẽ cô ta tội nghiệp tôi, nên cô bằng lòng tháo ra. Bác Sĩ nghe báo vội chạy xuống, la mắng cô y tá thậm tệ, rồi họ ầm ầm kêu cán sự vào làm việc với tôi. Họ cho hay là tôi biểu cô y tá tắt máy chuyền thức ăn như thế là tôi giết mẹ tôi. Chuyện tưởng rắc rối to nhưng sau rồi cũng dàn xếp được. Tuy vậy, câu chuyện trở nên phức tạp và trầm trọng hơn, vì gia đình bắt đầu chia hai phe đối lập nhau. Bên thì bảo là không cho ăn bằng cách chuyền thức ăn là dã man, vì như thế là muốn cho mẹ chết vì đói. Bên kia thì cho rằng thụ động, biết là bệnh không chữa được nữa mà vẫn cố tình nghe theo nhóm Bác Sĩ cố kéo dài đời sống bệnh nhân ra càng lâu thì càng có tiền càng nhiều...


Sau cái chết của mẹ, đến lượt chính tôi vào bệnh viện. Lan man với những ý nghĩ về bệnh tật và chết chóc của mình, tôi ý thức được hoàn cảnh của tôi với đàn con tám đứa và ông chồng là chín. Nếu để họ phải quyết định một việc hết sức khó khăn và tế nhị như thế, thì họ sẽ làm sao" Lúc ấy cái cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, tất cả chỉ vì do quá yêu thương tôi mà ra, thì sự tranh cải sẽ nổ bùng và ác liệt hơn chị em tôi nữa.
Hơn hai mươi năm sống trên đất Mỹ, tôi có nhiều bạn bè đã ra đi. Tôi đã nghe, đã nhìn thấy bao nhiêu là thảm cảnh của bệnh tật và chết chóc. Qua những kinh nghiệm của bản thân và gia đình, tôi tự nhủ phải tự lập một chương trình về những năm tháng cuối cùng cho chính mình. Khi còn có thể tự chăm sóc mình về ăn uống, vệ sinh cá nhân...vv...thì không sao, cứ chung sống với con cháu cho vui, đừng cho chúng mang mặc cảm là bỏ rơi Mẹ, nhưng một khi đã không còn tự túc được nữa thì tôi sẽ tự nguyện vào Viện Dưỡng Lão ở, vì qua kinh nghiệm tôi nuôi và săn sóc Mẹ tôi, tôi hiểu là dù dù có tận tình đến đâu cũng vẫn thua xa cách săn sóc chuyên nghiệp của nhà thương. Hơn nữa, khi bệnh đã không còn hy vọng chữa trị, còn kéo dài kiểu sống thực vật làm gì cho khổ mình, khổ chồng, khổ con.
Tôi suy nghĩ vấn đề này đến lúc lành bệnh về nhà, và tôi quyết định hỏi bác sĩ chuyên khoa của tôi, tôi muốn có một di chúc về y tế và bệnh viện trong lúc tôi còn sáng suốt, minh mẫn. Trong di chúc này, chính tôi yêu cầu, khi bệnh tôi không còn có thể chữa trị được nữa, tôi dành quyền từ chối mọi phương pháp trợ sinh, chẳng hạn như không còn nuốt được nữa, thì mổ bụng đưa thẳng thức ăn vào bao tử, thở không được nữa thì mổ cuống họng đưa ống chuyền dưỡng khí vào phổi, có bị hôn mê vẫn cứ nuôi ăn thở, sống một đời sống thực vật vô tri, vô giác.
Theo chỉ dẫn của Bác sĩ, tôi tìm được phòng xin mẫu đơn. Đang bối rối với những danh từ y khoa chuyên môn, tôi gặp được một cô người Việt Nam. Sau khi nghe tôi trình bày ý nguyện, cô rất ngạc nhiên và thích thú.
Sau khi chỉ dẫn tôi tận tình, cô nói chuyện với tôi rất lâu, theo cô thì hiếm có những người già Việt nam chú trọng đến vấn đề này, và thành tâm muốn chuẩn bị cho tương lai về sự sống, chết của mình. Đa số cứ mặc cho bác sĩ và bệnh viện quyết định cho, họ áp đặt thế nào cũng ráng chịu. Hậu quả là vừa khổ cho mình, vừa khổ cho người thân.
Trong câu chuyện, cô còn mong có dịp tổ chức một buổi họp các vị cao niên, để cô trực tiếp nói chuyện về vấn đề hết sức tế nhị này, hoặc là được nói chuyện trên truyền hình thì lại càng tốt hơn. Theo côâ nếu vấn đề được trình bày rỏ ràng, các cụ sẽ hiểu biết hơn về nền y tế ở nước Mỹ cũng như luật pháp về các quyền lợi của bệnh nhân. Đó là quyền hưởng một nền y tế hết sức cao, đồng thời cũng có quyền từ khước một số dịch vụ có thể gây đau khổ cho bản thân và cả gia đình mình. Người ký chúc thư y tế cho bệnh viện, dĩ nhiên cũng có thể ghi là “muốn hưởng mọi biện pháp trợ sinh”. Như vậy, dù chọn lựa kiểu nào, vẫn tự mình nhận lấy trách nhiệm, giúp cho con cháu tránh hậu quả vì mình mà tranh cãi, bất hoà. Phần tôi, như đã kể, tôi chọn quyền từ chối các dịch vụ trợ sinh để kéo dài cảnh thoi thóp mê man, lây lất.
Cho tới nay, tôi vẫn còn giữ tâm danh thiếp của cô Thuan Nguyen Frank , làm tại nhà thương Garfield Hospital.
Làm xong các thủ tục, điền đơn, đem đi thị thực chữ ký rồi, bây giờ tôi vui vẻ sống những ngày rất hạnh phúc, an bình bên chồng, con, cháu, các em...
Kết thúc bài này, tôi thành kính chấp tay cảm tạ ơn trời phật, đã cho tôi sự sáng suốt để sắp đặt tương lai an bình cho đàn con đàn cháu của tôi, không vì những ngày cuối cùng của tôi mà phải đau lòng và xáo trộn.
Có sáu câu thơ của Hồ Zếnh, tôi xin ghi ra đây như một câu kết về cái chết thật AN NHIÊN TỰ TẠI, dễ thương:
Ta nằm trong ván trông ra.
Tủi thân vì thấy người hoa vnẫ cười.
Ta toan giận, dỗi xa đời,
Ngờ đâu khăn liệm bên người vẫn thơm.
Nát thân, không nát nổi hồn,
Len trong cái chết, vẫn còn cái đau.

West Covina, ngày 14 tháng 1-2001
VŨ THỊ MÃO

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,759,235
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến