Hôm nay,  

Từ Giã “bà Chủ Của Tôi”

13/02/200100:00:00(Xem: 194899)
Bài tham dự số: 02-165-VB 0214

Sau lần kiểm kê tài sản năm 1986, gia đình tôi coi như sạch sẽ, chỉ còn lại một chiếc máy cày và 4 đứa con. Đứa lớn nhất 18 tuổi và nhỏ nhất là một tuổi.
Ngày kiểm kê tài sản, nhà cầm quyền cộng sản Việt nam dàn trận hết sức là công phu: một chiếc xe jeep, một chiếc xe đò Phú Mỹ Tiền Giang, 6 công an. Mỗi cửa hai người gác, người nào người nấy đều được phân công chặt chẽ, chỉ để một người đọc biên bản “tịch thu hết tài sản”. Đọc xong, họ tự động khuân vác hết đồ đạc lên xe gồm có xi măng, thuốc trừ sâu và phân bón. Họ không quên nhắc nhở một câu tôi vẫn còn nhớ mãi: ”Bà soạn đồ cá nhân và nhớ đem theo tiền để mua đồ ăn vì thời gian đầu chưa cho thăm nuôi”.
Chiếc xe jeep chạy nhanh như chở người đi cấp cứu. Tiếng còi hú làm cho dân hai bên lề đường phải ngẩn ngơ rồi nó chạy thẳng vào nhà giam ở cây số 4 Mỹ Tho. Vậy là vừa mất của còn bị tù đày. Đêm đó sữa chảy cộng với nước mắt làm cho vạt áo tôi khô cứng. Tôi kéo vạt áo lên lau nước mắt làm trầy hết hai bên gò má hốc hác hằn sâu nỗi hận thù.
Từ lần kiểm kê đó, chúng tôi như người bị đuối giữa biển khơi. Khi nhà nước cộng sản bị buộc phải “đổi mới kinh tế”, tôi ra tù trở về, thì nhà...đã hết vốn rồi. Thêm vào đó là đứa con gái lớn bị cấm không cho thi lên đại học vì cha mẹ là “ngụy” cộng thêm tội “đối tượng kinh tế”.
Sau những đêm dài trằn trọc, chồng tôi gởi thư cho người bạn ở San Deigo bên Mỹ, kể rỏ hoàn cảnh bi đát trên. Nhận được thư, họ tức tốc gởi lại liền và chỉ đường đi nước bước đi tìm tự do. Chúng tôi bán chiếc máy cày, nhưng chỉ giải quyết được 4 người để đi theo đường Campuchia.
Sau khi chồng tôi đi rồi, cán bộ công an địa phương họ đến hạch hỏi tôi đủ điều. Tôi nói thẳng: “tại vì tôi bị kiểm kê hết tài sản cho nên chồng tôi phải dẫn con về quê nội để sinh sống”.
Thời gian thấm thoát trôi qua. Sau năm năm trời đua chen nơi đất khách quê người với cảnh gà trống nuôi con. Nhờ Trời, Phật thương nên các con tôi đều ngoan và học giỏi. Chồng tôi cũng yên tâm lo học thêm. Anh đang học College năm thứ hai thì hay tin mẹ đau nặng, đành bỏ dở việc học hành để đi bỏ báo.
Tội nghiệp con bé lớn mới 15 tuổi phải thức khuya để phụ cha cho nên mỗi lần vào lớp là bị ngủ gục. Khi hỏi ra, cô giáo gọi về nhà khuyên đừng cho nó làm nữa, vì ảnh hưởng tới việc học hành. Buổi tối chồng tôi lại phải đi clean up cho nhà thờ 42 để kiếm tiền gởi về nuôi mẹ và vợ con với niềm hãnh diện chút chút.
Mãi đến năm 1995 tôi được định cư tại Hoa Kỳ theo diện nhân đạo, bỏ lại Việt Nam một mẹ già và hai đứa con gái lớn nhất vì đã có gia đình.
Tôi còn nhớ mãi cứ mỗi lần thắp nhang tôi thường van vái cho tôi đoàn tụ được với chồng con. Vậy mà khi lên đến phòng cách ly để qua Mỹ thì tôi lại muốn thời gian dừng lại. Nhìn qua khung cửa kiếng, tôi thấy ai cũng dàn dụa nước mắt tiễn đưa. Tôi nhắm mắt lại để hình dung từng người một. Hình ảnh làm tôi đau lòng nhất là mẹ tôi. Bà nói: “Không biết chừng nào mẹ mới gặp lại con”
Thật sự là tôi không còn cơ hội nào gặp lại bà nữa, vì mẹ tôi đã qua đời hai năm sau đó.

Sau 20 giờ bay, đến phi trường San Deigo khoảng 5 giờ chiều, có đủ 4 cha con ra rước cùng với vài người bạn, chụp hình, quay phim ôi cha vui quá. Chồng tôi tặng cho tôi một bó hồng tươi thật đẹp, các con thì cười toe toét, chúng nó kêu rân trời...Mẹ ..mẹ mẹ...con đây nè, có đứa thoa lưng tôi. Còn tôi thì hôn lên tóc từng đứa. Buổi tối, nhà chỉ có hai phòng mà chứa đến sáu người. Bốn đứa dồn lại một phòng, đêm nào cũng có đứa phải tha mền gối ra phòng khách ngủ.
Tuần lễ đầu chồng tôi dẫn đi chợ Lucky, bỏ 25 cents bấm nút nhảy ra một lon nước ngọt Coca Cola, tôi đứng cạnh khen thầm: Xứ gì mà văn minh quá, có người mua mà chẳng thấy người bán.
Tuần thứ hai thì anh ấy đi làm. Ở nhà buồn quá, tôi dẫn hai đứa con đi tà tà ra chợ gần nhà, cũng bắt chước bỏ 25 cents vô máy bấm nhẹ nhẹ. Kỳ này không nhảy ra nước ngọt mà chảy ra nước lạnh. Tôi nghĩ bấm lộn nút hay sao nên thò tay nếm thử. Ồ...Nước...mà lấy gì mà uống. Rồi thì mạnh nó nó chảy, mạnh tôi tôi chạy. Chạy vì sợ cảnh sát phạt. Tôi nhìn chung quanh xem có ai cười mình không,, quả thật có ông Mỹ đi ngang nhìn thấy cười tủm tỉm.
Về đến nhà, ngồi trên sofa nghỉ mệt, nghe tiếng điện thoại reo, tôi bắt nghe thì có người xưng tên là Đức nói sẽ đến thăm trong vòng 20 phút nữa. Tôi nghĩ chắc 20 năm rồi mới gặp lại, chắc nhìn không ra. Tôi còn nhớ khi xưa Đức đẹp trai lắm, có cô bạn gái cũng dễ thương. Nó là bạn chồng tôi, và chồng tôi cũng là ông mai của nó. Một hồi sau tôi nghe bấm chuông, chạy ra mở cửa..
- Ồ, anh Đức
- Dạ, chào chị, chị khỏe chứ"
- Dạ, cảm ơn anh, tôi khỏe. Anh đến thăm là quý quá rồi, bày dặt quà cáp chi vậy"
Đứa bé nghe tiếng tôi hỏi lớn, nó bật khóc. Tôi giật mình, té ra là nó xách con của nó chớ không phải là quà. Tôi mời nó ngồi hai bên nhìn nhau. Tôi hỏi thăm vài câu mà lúc đó tôi thấy hơi tửng tửng. Xưa nay tôi chỉ thấy người tàu địu con sau lưng, chứ chưa bao giờ thấy ai mà xách con lùm xùm như vậy.
Đến chiều chồng tôi về, tôi thuật lại. Ông dặm một câu khiến tôi phát nổi giận: “Tại bà sớn sơ sớn sát”.

Tôi ở nhà rất buồn, nên chồng tôi xin cho làm nghề may ở tiệm gần nhà. Bỗng một hôm tôi chứng kiến cô bạn làm chung bị đuổi vì lý do thật đơn giản: Cô ấy vắng mặt chừng ba tiếng đồng hồ.
Đến lượt bạn tôi qua Mỹ theo diện HO, nó có con nhỏ nên còn dính líu chút xíu tiền trợ cấp xã hội. Tôi đem nó vô làm chung được một tháng thì phát hiện nó bị bệnh mật có sạn, phải vô bệnh viện mổ. Mổ xong, một tháng sau trở vô làm tiếp. Mặc dù sức khỏe chưa tốt, nhưng vì ba cái bills nó rượt cho nên ráng vô làm. Tôi còn nhớ mãi, hôm ấy nó ăn cháo, nên còn yếu lắm, khiêng bao đồ không nổi, phần vì mới mổ sức khỏe chưa bình thường, nó xin bà chủ cho làm việc nhẹ nhẹ một chút. Bà chủ nói: “Nếu khiêng đồ lock =hông nổi thì ngày mai nghỉ luôn đi”.
Tội nghiệp bạn tôi quá. Nhưng tôi biết làm sao bây giờ. Nó đau đớn lấy khăn chặm những giọt nước mắt cứ tự dộng chảy hoài trên đôi má đã phai nhòa lớp phấn hồng. Tôi thẩn thờ nhìn hàng máy may sau lưng, tôi không còn cam đảm nhìn nó sắp xếp để ra đi. Tôi ngẩng người lên khẽ gật nhẹ đầu chào khi nó lướt nhanh qua không một lời từ giã. Tôi hối hận cho cuộc hành trình của nó mà tôi là người động viên khi nó còn kẹt ở Việt Nam, để bây giờ hành trang của nó là một giỏ xách tay chẳng biết về đâu...
Chiều về đến nhà tôi gọi điện thoại ngay để an ủi, khuyên lơn này nọ. Tôi biết nó đang tủi thân. Những tiếng nấc nghẹn ngào trong điện thoại làm tôi nhớ cũng từ cái điện thoại này vào một lúc nào đó nó đã nói: “Em mong từng ngày để qua gặp lại chị dẫu có chết cũng vui”.
Tôi biết nó đang tiếc rẻ, từ địa vị một bà chủ tiệm buôn lớn nhiều quyền thế, từng lên xe xuống ngựa mà bây giờ phải đi bộ giữa trời đông rét mướt chỉ nghe văng vẳng tiếng chào Good Morning, mà nhìn tới nhìn lui không một người quen biết.
Tôi cố khuyên lơn và an ủi nó cố gắng vì tương lai của con em mình. Khuyên bạn xong rồi ngẫm lại mình. Mấy năm rồi công việc của chính tôi cũng chẳng ra trò trống gì, cứ vài tuần là khóc một lần vì ”bà chủ của tôi” đì quá. Tại sao phải vậy" Phải quyết định thôi. Ít ra thì cũng làm theo những lời chính mình đã khuyên nhủ bạn, nào phải học tiếng Mỹ, phải cố gắng, khôn ngoan, cương quyết vươn lên.
Sau cùng, đúng vào ngày 20-10-2000, tôi mạnh dạn nói:
- Thưa bà chủ, ngày mai tôi nghỉ việc luôn.
Bà chủ quát to:
- OK, Chị nghỉ thì nghỉ. Chị phải ra khỏi shop tôi liền bây giờ.
Tôi tiến lại gần đồng hồ bấm thẻ làm việc để ra về, bỗng giật mình nghe xé một cái rột. Thì ra chị của bà chủ nhanh tay bốc xé tấm thẻ của tôi. Tôi thẩn thờ như người mất trí, xách giỏ ra về mà chẳng có ai đưa đón. Lúc đó là 11 giờ trưa, chồng tôi thì đi làm, con tôi thì đi học. Tôi đi bộ từ đầu đường 42 nằm trên University Ave đến đường College, băng ngang dưới Fwy 94, quẹo phải gặp Federal, qua khỏi hãng Toyota đến San Miguel quẹo phải gặp Jayia quẹo trái gặp Amber, đây là vùng Lemon Grove.
Tôi vừa đi vừa nghĩ, cứ 30 phút lại nghỉ 10 phút. Lúc bấy giờ khoảng 12:30, tôi nghe trong người mệt lả. Đói bụng quá, tôi ngồi tấp sát lề đường dở cơm ra ăn để tiếp tục cuộc hành trình mà tôi cho là kỹ niệm suốt đời chẳng quên. Cơm thì có nhưng không có muỗng vì thường ngày vào shop ăn muỗng mủ của chủ. Thế cùng lực tận, tôi đành vắt cơm lại từng cục, rồi chấm nước thịt kho tàu, vừa nhai vừa nuốt cho nhanh vì sợ đi đường nhìn thấy tưởng đâu mình là người hành khất.
Về đến nhà lúc 3:30 chiều. Tôi đi rửa mặt rồi nhìn vào gương thì thấy da mặt mình hơi đen vì sạm nắng. Bây giờ thì tôi đã không cho phép mình để nước mắt chảy nữa. Tôi nhất định đi làm full time để khỏi phải lòn cúi và khiếp nhược trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Chỉ vì muốn tiếp tục nhận trợ cấp xã hội, hơn hai năm qua tôi đã phải đổ không biết bao nhiêu là nước mắt cho cái Job part time này. Mỗi lần tính tiền là xuống giá. Có khi tôi phải bù thêm tiền mặt cho đủ cái check hàng tháng để báo cáo với sở xã hội.
Cũng vì welfare mà làm cho con người mất hết cơ hội. Không phải tôi phủ nhận sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ. Sự giúp đỡ ấy là cần thiết buổi đầu, nhưng nếu chính chúng ta để cho mình lệ thuộc vào nó dài dài thì chính nó sẽ làm cho con người ỷ nại rồi tự mình thu chột.
Tôi rất buồn khi thấy các bạn tìm tự do cùng chuyến tàu và cũng có con nhỏ như tôi, nhưng họ phấn đấu vươn lên cho nên bây giờ họ có nhà cửa và nghề nghiệp ổn định. Trong khi tôi chưa có một khung cửa sổ để ngồi nhìn bên ngoài.
Trong bất cứ xã hội nào cũng vậy, nếu chúng ta biết tranh thủ thì kết quả gặt hái sẽ mỹ mãn hơn...còn cứ mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy thì cuối cùng phải gánh chịu vì cái gì cũng có cái giá của nó.
Tôi tự nhủ mình tằng mỗi người đều có một số vốn trời ban, chẳng hạn như sức khỏe, trí tuệ và sự khôn ngoan. Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, nếu chúng ta cứ chần chờ thì chúng ta sẽ mất hết những cơ hội quý báu vì thời gian nào có đợi ai
Dù chưa biết mình sẽ phải làm gì nhưng nhất định rồi tôi sẽ hỏi, sẽ học, sẽ biết và sẽ làm. Có làm rồi sẽ có kết quả. Cần nhất là chính bản thân mình phải thức tỉnh trước đã. Tôi đang thức tỉnh và mong mọi bạn đồng cảnh cùng thức tỉnh như mình. Nhanh lên các bạn ơi, đừng để những ”Bà chủ của tôi” xem thường công sức lao động của chúng ta chỉ vì chính chúng ta chần chừ, yếu đuối.
Mùa bầu cử của năm 2000.

HOÀi HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,329,388
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến