Hôm nay,  

Người Láng Giềng

25/01/200100:00:00(Xem: 167169)
Bài tham dự số: 248-VB0124

Tuấn cho xe lướt đều trên xa lộ 805, anh không ngạc nhiên khi thấy đường ít xe hơn mọi hôm. Ngày mai lễ Tạ Ơn, mọi người nô nức về nhà sớm dành thời gian chuẩn bị tiệc gà tâỵ Chiều này hãng cuả Tuấn cho nhân viên tan sở trước hai tiếng đồng hồ cũng vì lẽ đó. Từ nơi làm về tổ ấm cuả anh mất khoảng 25 phút. Nhanh thật! Thấm thoát hai chị em Tuấn gắn bó với căn chung cư được bảy năm kể từ ngày đặt chân lên xứ cờ hoa đến naỵ Rất tiếc, Tuấn đang dự trù dọn đi nơi khác một cách bất đắc dĩ. Nguyên nhân vì sự hiện diện cuả người láng giềng kỳ quặc khiến chị Thư ngày càng lo sợ cho an toàn cuả hai chị em. Nghĩ đến đây, Tuấn buông một tiếng thở dài tiếc nuối với hai lý dọ Thứ nhất, khu chung cư tọa lạc gần phố thương mại cộng đồng người Việt nên rất tiện lợi cho sinh hoạt hàng ngày, và tiền thuê lại không caọ Hơn nữa, cha mẹ dành dụm chỉ đủ tiền cho hai chị em vượt biên, Tuấn không nỡ để chị sống một cách sợ hãi, phụ lòng trông cậy cuả cha mẹ.
Tay nắm hờ vô lăng, Tuấn miên man cho xe chạy êm như một việc đã thành nếp. Đến lối rẽ ra xa lộ, trông thấy bảng tên con đường dẫn về nhà, Tuấn vội ngưng dòng suy nghĩ. Anh nhanh nhẹn vặn đèn chớp báo hiệu, khéo léo lách xe vàọ Trong lúc ngừng đèn đỏ ở ngã tư, Tuấn không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp người láng giềng cuả mình đang chận lối một gã thanh niên da đen vừa bước ra khỏi tiệm 7-11. Suốt cuộc đối thoại chớp nhoáng, Tuấn quan sát thấy gương mặt người láng giềng như khẩn xin gã ấy điều gì, còn gã thanh niên đứng lắc đầu nguầy nguậỵ Đèn xanh bật lên, Tuấn đạp nhẹ ga, chầm chậm cho xe lăn bánh. Nhìn vào kính chiếu hậu, cũng vừa lúc anh thấy gã thanh niên bước lên xe truck, đóng sầm cửa phóng đị Ngược lại, ông láng giềng thất thểu cỡi chiếc xe đạp cũ kỹ của ông ta, chạy không xa sau xe Tuấn. Hai người hướng chung trên con đường về khu chung cư cách đó chỉ vài trăm thước.
Từ ngày ông dọn vào khu chung cư, những lời đồn đãi về ông ngày càng gia tăng. Ai cũng tỏ vẻ khó chịu về sự lầm lỳ cuả ông. Ngay cả ông Dennis, người quản trị khu chung cư, thường tìm đến Tuấn thốt lên những lời phàn nàn không đẹp về ông ta, "Hôm qua tôi chào hắn, hắn bỏ đi một nước. Ít ra ở cùng chung cư thì lịch sự tối thiểu gặp nhau phải chào nhau chứ." Tuấn mỉm cười vì anh không biết nói thế nào cho đúng. Ông ta dọn vào đây vài tuần, làm sao có thể hiểu rõ một con người trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậỷ Hơn nữa, mỗi người có một cá tính riêng, mình khó có thể trông chờ mọi người sống theo ý mình.
Với hình dáng bên ngoài, Tuấn đoán ông ta độ tứ tuần. Căn phòng của ông hầu như không có ánh đèn hắt rạ Không những vậy, chiếc cửa sổ luôn phủ kín một cách u ám bằng tấm vải thô màu trắng. Tấm vải được cắt sơ xài, xỏ ngang qua cọng kẻm nhỏ, được dùng như bức rèm ngăn sự dòm ngó cuả những ánh mắt tò mò từ bên ngoàị Có đêm trời gió lớn, tấm màn trắng bay phần phật trong gió tạo nên một âm thanh rợn ngườị Nếu đem so Tuấn với Nguyễn Bính, anh thấy mình thua kém nhiều quá. Phải chi Tuấn có diễm phước hưởng cảnh thơ mộng "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn..." như trong bài thơ "Người Láng Giềng" cuả tác giả, cuộc đời Tuấn sẽ đẹp biết baọ Tiếc rằng ngày ngày, Tuấn đi ra đi vô chỉ nhìn thấy cánh cửa sắc khép im ỉm, và người láng giềng của anh lại là một nhân vật huyền bí. Cho dù hai căn phòng nằm cùng tầng thứ hai, chia chung một bức tường đi nữa, cũng không ai ngó ngàng aị
Suốt nửa năm từ khi ông dọn vào đây, hai chị em Tuấn chưa có dịp trò chuyện cùng ông. Đôi khi đụng độ mặt đối mặt với ông ấy, hai chị em chỉ biết cười gượng hoặc lầm lủi bước đị Cuộc sống cuả ông ấy hơi bất thường. Chiếc xe đạp cũ màu cam dường như là gia tài ông yêu qúy nhất. Khi không cần đến, ông khiêng nó lên nhà cất như sợ ai tháo xích ra ăn cắp. Khi cần dùng nó đi đâu, ông lại khệ nệ khiêng nó xuống. Một người bình thường, nếu không đi làm buổi sáng cũng nên làm ca trễ. Đằng này Tuấn cũng không thấy ông ấy đi làm. "Dường như tâm thần hắn không hoàn chỉnh. Hắn sống nhờ vào tiền trợ cấp cho người tàn tật." Một lần Dennis rỉ tai Tuấn như vậỵ Từ đó cả khu chung cư xem ông ta là một kẻ bị bệnh tâm thần. Lâu dần không ai còn lưu ý đến sự hiện diện cuả ông ấỵ Dennis bây giờ không còn phàn nàn và cũng chẳng buồn cất tiếng chào hỏi khi thấy ông tạ Có đôi lần, chị Thư gợi ý muốn hai chị em dọn đi nơi khác. Thú thật, gương mặt thất thần cuả ông ấy nhiều lúc khiến Tuấn nổi gai óc nói chi tới chị Thư những khi chị ở nhà một mình. Thấy chị lo sợ hoài, Tuấn xiêu lòng, chờ kiếm được nơi tốt hơn hai chị em sẽ dọn rạ
Vừa dứt giòng suy nghĩ, cũng vừa lúc khu chung cư hiện ra trước mặt Tuấn. Anh giảm tốc độ đậu xe vào, thong thả đi về phòng trọ. Đang loay hoay tìm chià khoá mở cửa, bỗng bên tai Tuấn cất lên một giọng trầm đục, "Chào anh". Tuấn tái mặt khi ngẩng đầu lên, anh bắt gặp ông láng giềng đứng cạnh mình từ khi nàọ Tuấn chưa kịp trấn tĩnh, ông ta đã tiếp lờị..
- Hình như tôi thấy anh có chiếc xe truck. Anh có thể giúp tôi một chuyện được không"
Trống tim cuả Tuấn vẫn còn đập thình thịch, nhưng vẻ mặt van nài cuả ông ấy giúp Tuấn lấy lại chút bình tĩnh. Anh trả lời với một giọng dè dặt.
- Ông muốn tôi giúp chuyện gì" Nếu làm được tôi sẽ giúp ông.
Vừa nghe Tuấn trả lời xong, ánh mắt ông hàng xóm hắt lên những tia hy vọng lẫn mừng rỡ.
- Khi nãy tôi đạp xe ra đầu đường hỏi một người chở giùm tôi cái bàn ăn và vài chiếc ghế tôi vừa mua ở tiệm Salvation Armỵ Tôi có nói sẽ đưa ông ta mười hai đồng trả tiền xăng và tiền công, nhưng ông ấy không chịu giúp tôị Nếu anh chở giúp tôi, tôi trả anh mười hai đồng. Không xa lắm đâu, tiệm chỉ cách đây khoảng mười phút lái xẹ
Ông ta vừa ngưng lời, Tuấn thở phào nhẹ nhõm. Chuyện ông ta nhờ không có gì khó khăn. Hơn nữa Tuấn biết rõ tiệm Salvation Army ở gần đâỵ Tuấn mua chiếc truck này cũng vì muốn giúp bạn bè và người quen chở những món đồ gồ ghề. Không cần suy nghĩ thêm, Tuấn hỏi ông ta:
- Ông muốn bao giờ đỉ Có muốn đi bây giờ không"


Lần đầu Tuấn thấy ông ta cườị Tuấn có dịp nhìn thật kỹ khuôn mặt cuả ông ấỵ Những chiếc răng hư gần hết, ngả sang một màu xám đen, da mặt sần, duy chỉ có đôi mắt ánh lên nét nhân từ sau cặp kiếng dày, to quá khổ. Ông vội vàng đưa tay vào túi quần rồi xoè bàn tay có mười hai đồng giấy nhàu chià ra phía Tuấn.
- Không, không! Tôi chỉ giúp ông thôị Tôi không lấy tiền công đâụ Ông cất lại đị
Tuấn xua tay bảo ông ta cất tiền lạị Thấy phản ứng cuả Tuấn dứt khoát, ông lúng túng, nhưng cũng cất tiền vào túị Ngước mắt nhìn Tuấn, ông dò hỏi.
- Anh chở tôi đi bây giờ được không" Mấy tháng nay tôi chưa có ghế và bàn ăn ở trong căn phòng.
Tuấn gật đầu thật mạnh, cùng ông ta quay ra chỗ chiếc truck cuả mình đang đậụ Trước khi đi, Tuấn không quên viết vài lời nhắn lại chị Thư, để khi chị về không lo lắng nếu vẫn chưa thấy Tuấn có mặt ở nhà.
Quãng đường đến tiệm Salvation Army không xạ Suốt hai bận đi và về, người láng giềng huyên thuyên hết chuyện này qua chuyện kiạ Trông ông ta không có gì là kỳ cục hay lầm lỳ như mọi ngàỵ Ông kể cho Tuấn nghe chuyện ông đang bị một người xấu quấy nhiễu và muốn ăn cắp những vật qúy giá cuả ông. Tuấn hỏi làm thế nào ông biết được điều đó" Ông ta bảo vì ông nhờ một người cao siêu về thần linh coi giùm nên biết. Nghe ông ta nói như vậy, Tuấn thầm cảm ơn trời đất người xấu đó không phải là mình. Câu chuyện ông ta kể khiến Tuấn càng tin mình thật có một người láng giềng tâm thần không hoàn chỉnh. May mà trên đoạn đường ông ta không có hành động gì khiến Tuấn phải đề phòng. Hai người nhanh chóng về lại khu chung cự "Giúp người giúp cho trót", nghĩ vậy nên Tuấn khiêng bộ bàn ghế đặt trước cửa phòng của ông. Xong việc, ông ta cám ơn Tuấn. Tuấn mỉm cười, quay về phòng mình. Hai cánh cửa sắt im lìm khép lạị Bước vào nhà Tuấn kể chị Thư nghe câu chuyện vừa rồị Chị Thư được trấn an đôi chút về người hàng xóm kỳ quặc. Xem ra ông ta không đáng sợ như chị đã nghĩ.
Hôm nay lễ Tạ Ơn. Từ sáng Tuấn đã thấy chị Thư thức sớm ướp hai con gà. Theo lịch sử Hoa Kỳ, lễ Tạ Ơn mang ý nghĩa đặc biệt đối với dân bản xứ. Nhưng đối với người Việt sống trên đất khách như hai chị em Tuấn, ngày lễ này đồng nghĩa với việc miễn cưỡng thưởng thức những lát thịt gà tây nhạt miệng. Ăn gà tây được vài năm, chị Thư bắt đầu ngán ngẩm nhìn những con gà tây to bán đầy dẫy trong các chợ thực phẩm. Nhưng để biểu lộ tinh thần "nhập gia tuỳ tục", chị nảy ra sáng kiến một công hai việc. Thay vì nướng gà tây, chị nướng gà thường cho đỡ ngán. Nếu thịt gà còn thừa, có thể mang làm cơm trưa cho ngày maị
Buổi trưa hai con gà được chị Thư cho vào lò. Theo mức tăng của nhiệt độ, màu da cuả chúng vàng ngậy theọ Tuấn tăng cường thêm món xà lách và loay hoay đặt chén đũa cũng vừa lúc gà chín tớị Giúp chị Thư lấy hai con gà từ trong lò ra để vào dĩa, hình dáng cô độc cuả người láng giềng hiện lên trong đầu anh. Tuấn không biết ông ta có mừng lễ hay không, và ông ta có đang dùng bộ bàn ghế vừa mua hay chưả Hai chị em ngồi vào bàn tiệc không lâu, bỗng nhiên tiếng chuông cửa đột ngột vang lên một tiêng khô khan, "Reng!"
Chị Thư đưa mắt nhìn Tuấn một cách lo lắng với sự quấy rầy bất thường nàỵ Tuấn buông đũa, đi vội ra cửa, nhìn xuyên qua ổ kiếng xem ai vừa bấm chuông. Đứng trước cửa không ai khác hơn người láng giềng cuả Tuấn, trên tay đang ôm chiếc thùng nho nhỏ. Tuy thấy lạ, nhưng ánh mắt hiền từ cuả ông một lần nữa giúp Tuấn lấy can đảm mở hé cánh cửạ Gặp Tuấn, ông ta lại chào nho nhỏ đủ nghe, "Chào ông!"
"Chào!" Tuấn đáp lễ, tròn đôi mắt nhìn ông ta, rồi nhìn sang chiếc thùng trên tay cuả ông ra chiều ngạc nhiên. Ông vừa trao Tuấn chiếc thùng vuông vứt được bọc ngay đẹp bằng giấy gói quà vừa cất giọng đều đềụ
- Hôm qua anh giúp tôi chở bộ bàn ghế. Tôi có chút quà tặng anh. Hy vọng anh thích nó.
Biết không thể từ chối hảo ý cuả ông lần này, Tuấn mỉm cười đón món quà từ tay ông và không quên cảm ơn ông ấỵ Ăn cơm xong, Tuấn mở thùng quà. Một tấm tấm thiệp đập ngay vào mắt Tuấn. Anh lật tấm thiệp ra, bên trong viết đầy dẫy, ngoằn ngoeò những lời cuả ông láng giềng. "To the kids next door," Vừa đọc lời mở đầu, Tuấn không thể không nhịn cườị Nhưng Tuấn cảm thấy thích cái tên ông vừa tặng cho hai chị em Tuấn, mặc dù hai chị em không nhỏ như ông lầm tưởng. Vừa cười, Tuấn vừa đọc tiếp. "Cám ơn anh đã giúp tôi chở bộ bàn ghế. Tôi có món quà gửi đến anh và bạn gái cuả anh." Dưới cái nhìn cuả một người Mỹ, sự ngộ nhận này rất hợp lý. Ở xứ tự do này, một trai một gái ở chung phòng trọ, nếu không là vợ chồng thì cũng có quan hệ trai gáị Tuấn chậm rãi đưa mắt lướt trên những giòng chữ tìm trong đó còn điều gì ngộ nghĩnh hơn không. "...Đây là chiếc máy sưởi tôi mua ở Home Depot sau khi anh chở tôi về nhà. Tôi nghĩ nó là món quà hữu dụng trong mùa Đông nàỵ Nó không đốt điện nhiều và giúp anh tiết kiệm tiền gas. Chúc anh và bạn gái lễ Tạ Ơn hạnh phúc. Đây cũng là dịp cho tôi nói lời cảm tạ cuả tôi đến anh. Người láng giềng cuả anh. Pete Kenedỵ"
Đặt tấm thiệp lên bàn, Tuấn nhẹ nhàng kéo chiếc máy sưởi được bọc kỹ bằng bao nhựa từ trong thùng quà ra ngắm nhìn lặng lẽ. Tháng trước Tuấn định mua cái máy sưởi giống như vậy dùng cho mùa đông năm nay, nhưng chưa có thời gian đi muạ Món quà cuả người láng giềng đến thật đúng lúc. Hai chị em ngồi nhìn chiếc máy sưởi, mỗi người đuổi theo một ý nghĩ riêng. Nhưng chắc chắn có một điều hai chị em đang cùng hỏi lòng mình đó là, "Có thật ông láng giềng bị bệnh tâm thần không""
Những lời chân tình cuả ông là câu trả lời quá rõ ràng. Thể xác ông tuy đau bệnh, nhưng tâm hồn ông ấy không bệnh hoạn chút nàọ Ông biết đem niềm vui bất ngờ đến cho "những đứa bé nhà bên cạnh" bằng sự hiện diện tình người cuả ông. Trong lòng Tuấn cũng đang thốt lên lời cảm ơn người láng giềng cuả mình. Nhờ ông, Tuấn càng qúi trọng hơn bài học vô giá người đời truyền lại, "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" và "đừng bao giờ đánh giá một con người qua bề ngoàị" Mùa lễ Tạ Ơn này tuy không đón đúng nghĩa bằng thịt gà tây, nhưng lại là mùa lễ ý nghĩa nhất anh đã có trên xứ Ngườị Xứ sở cuả nhiều màu da, nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhưng vẫn tồn tại đầy ắp một thứ tình chung nhân loạị Và đương nhiên, hai chị em cuả Tuấn không bao giờ nghĩ đến việc dọn đi nơi khác ở nữạ
Kỷ niệm ngày Lễ Tạ Ơn khó quên. 11/25/2000
Kiều Miên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,075,451
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”