Hôm nay,  

Thằng Tèo Và Nước Mỹ

01/01/200100:00:00(Xem: 165634)
Sau những ngày kinh hoàng vì cuộc di tản Mỹ bỏ miền Nam; 30/4/75, biết bao gia đình lâm vào cảnh ly tán, vợ mất chồng, con mất cha…

Trong khu vực gia đình tôi thì có chị Tư bán vải chợ Thanh Đa, chồng chị là một sĩ quan Hải Quân đã biệt tông tích..! Ngày đêm hồi hộp, lo buồn vì mất chồng, lại còn nổi lo sợ vì bọn 30 tháng 4 cứ thay phiên nhau đến nhà chị giữa đêm khuya để hạch hỏi, hù dọa, điều tra về anh Tư!

Một năm sau kể từ ngày tôi bị đi cải tạo, gia đình tôi và gia đình chị Tư đều bị đuổi đi vùng kinh tế mới, không được ở thành phố. Giữa khu rừng hoang, đầy thú dữ, muỗi mòng, rắn rít...Họ cho xây lên những căn chòi không có vách, như những chuồng ngựa, họ ép buộc những gia đình mà họ gọi là “ngụy quân- Ngụy quyền” phải sinh sống tại đây.

Ở chốn hoang vu không có bóng một người dân, chẳng có đất trồng trọt hoặc chăn nuôi, thiếu thốn trăm bề, trong môi trường đầy chướng khí-nước độc, chứa đầy vi trùng sốt rét! Chị Tư bịnh triền miên, không có thuốc để chữa trị nên bịnh ngày thêm nặng. Hai gia đình lặng lẽ bỏ trốn về thành phố.

Thấy hoàn cảnh của chúng tôi quá ngặt nghèo, nên Sư Cô Trụ Trì chùa G.L dùm bọc và cho tá túc tạm thời tại chùa, bằng cách mời Anh công an khu vực đến chùa và năn nỉ Anh làm lơ giùm, và, hàng tháng Sư Cô gửi Anh “chút tiền cà phê...” Trời Phật thương, nên sự việc được yên ổn.
Gia đình chịTư có 3 con: 2 trai gồm có Tèo 15 tuổi, Tí 13 tuổi và gái nhỏ 10 tuổi. Dù trở lại được thành phố, nhưng các con của chị, lẫn các con tôi đều phải bỏ học. Lý do: Không có Hộ Khẩu hợp pháp, ngoài ra theo lịnh của nhà cầm quyền: “Tất cả các con cái của các gia đình ngụy quân, ngụy quyền đều không được thu nhận vào trường học”!

Do đó các cháu lớn của gia đình đều phải lo đi tìm kê sinh sống- Tèo là anh cả, nên hàng ngày từ tờ mờ sáng đã đi lấy bánh mì ở lò ra, đi bán dạo tại bến xe miền Đông, kiếm tiền lo cho mẹ và hai em nhỏ. Nhiều khi gặp lúc xui xẻo bị công an bắt lấy hết (tịch thu) cả rổ bánh mì, thì trắng tay trở về và nhịn đói!

Sự mòn mõi trông chồng của chị Tư, đã làm bịnh chị thêm trầm trọng và, đến cuối năm 1978 chi Tư qua đời, để lại ba đứa con mà Sư Cô G.L phải nuôi dưỡng.

Đầu năm 1980, cha Tèo đã liên lạc được với Sư Cô... sau đó mấy tháng thì anh em Tèo nhận được giấy bảo lãnh của cha.

Sư cô mừng lắm -lo tiền bạc, dẫn ba anh em Tèo đi lo làm thủ tục xin “đi đoàn tụ”. Nhờ vậy, đến cuối năm được phái đòan Mỹ gọi lên sở ngoại vụ interview... Cuối năm 1982, anh em Tèo được lên đường sang Hoa Kỳ đoàn tụ với cha.

Ngày tiễn anh em Tèo lên phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài Sư Cô, gia đình tôi còn có bà con trong xóm, ai cũng chúc mừng anh em Tèo: đã rời bỏ được địa ngục để sang xứ Thiên Đàng.

Hai tháng sau, Sư Cô và gia đình tôi nhận được thư Tèo...! Cứ tưởng rằng: anh em Tèo đã may mắn đến được Thiên Đàng rồi, ai ngờ có gặp cảnh éo le!

Năm 1992 gia đình tôi được định cư sang Mỹ theo diện tỵ nạn. Năm 1998 tôi đã tình cờ gặp lại Tèo trong một cuộc họp mặt của Hội Cựu Học Sinh, Sinh Viên Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ. Quá mừng, Tèo ôm cứng lấy tôi...nhưng tôi chưa kịp nhận ra.

“Tèo đây chú Sáu.”

Tôi ngỡ ngàng trước một “thằng Tèo” quá thay đổi. Tèo đã trưởng thành- mập mạp, trắng trẻo và sang trọng!

Sau khi chào hỏi về gia đình tôi, về Sư Cô G.L và bà con hàng xóm xong, Tèo bèn kể hết nỗi lòng cho tôi nghe:

“Ba anh em cháu rời Sài Gòn sang Cali năm 1982. Ngồi trên máy bay mà tụi cháu luôn luôn hồi hộp, lo sợ vì chẳng có quen ai.

Khi biết được là đã đến gần rồi, tụi cháu cứ thấp thỏm vì sợ không biết rồi cha có còn nhớ mình không" Có ai báo cho cha mình đón mình không!
Máy bay đáp xuống phi trường San Francisco, ba anh em cháu được một cô Mỹ của Hội từ thiện dến tận cửa RA của Terminal đón. Đến phòng hành khách cô giao lại cho một ông Mục Sư Mỹ: Bob Couch! Ông Mục Sư Bob là một vị cao lớn, đẹp trai, nhân hậu: giang hai tay chào đón chúng cháu. Tụi cháu hơi bỡ ngỡ, vẫn đứng yên, mắt mãi lo tìm “Cha” ở đâu!
Như hiểu ý tụi cháu, vị Mục Sư cố gắng giải thích bằng tiếng Việt để tụi cháu hiểu là cha cháu đi công tác xa, không về kịp để đón tụi cháu, nên mới nhờ Mục Sư đi đón dùm.

Chúng cháu được đưa về tạm trú tại một căn phòng trong phạm vi nhà thờ Tin Lành ở phố Travis. Qua hôm sau, có một cô người Mỹ nói tiếng việt khá rành, đến đưa tụi cháu đi làm giấy tờ. Cháu hỏi về cha cháu thì cô cười và bảo: “Ba cháu đi công tác xa, có lẽ cả tuần nữa mới về được, hãy an tâm vì Mục Sư Bob và cô là bạn thân của ba cháu.”

Một tuần lễ trôi qua, tụi cháu lại được đưa tới trường để học tiếng Mỹ ESL... Sau giờ học, tụi cháu được đưa đi chơi phố Tàu San Francisco- xem cầu Golden Gate- đi xe điện ngầm. Bao nhiêu cảnh đẹp, lạ, sang trọng đã không làm cháu và hai em quên được cha. Mỗi lần trở về phòng trọ là Tí và Gái nhỏ khóc đến khan cả tiếng. Nỗi buồn lo, thắc mắc của anh em Tèo không ai giải đáp, nên Tèo đã cảm thấy mỏi mệt, chán nản hơn bao giờ hết! Nhiều đêm Tèo mất ngủ về sự thiếu vắng của Cha!

Thời gian rồi cũng trôi qua được 3 tuần.

Sáng sớm ngày 22 tháng 12 năm 1982, Ông Mục Sư Bob đến phòng thật sớm, lúc sáu giờ sáng, bảo tụi cháu hôm nay nghỉ Christmas, ông chở đi chơi. Xe chạy khoảng một tiếng rưỡi (đồng hồ) đến một ngôi nhà lầu xây bằng gạch đỏ thật đẹp! Ông bảo: Các cháu vào đây để gặp ba các cháu! Cháu hỏi ông: “Thật không ông"” Ông gật đầu và nói khi gặp ba, dừng làm ồn ào và đừng khóc.

Cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi chỉ khoảng chừng 30 phút! Cha Tèo đã khóc khi dặn: Các con ráng học cho giỏi! Cha dưỡng bịnh vài hôm nữa cha về với các con. Tèo hứa với Ba là phải thương các em nghe con!

Thăm cha trở về, Tèo có cái linh cảm là cha đã bịnh nặng... Đêm 24 tháng 12,82, Mục Sư đến đưa tụi cháu về nhà ông để ăn mừng lễ Christmas và cầu nguyện.

Trưa ngày 25/12 lúc 2:00 PM, Mục Sư chở tụi cháu tới nhà quàng (Funeral) để nhìn cha lần cuối. Ba anh em cháu chỉ có khóc!! Chỉ gặp cha một lần duy nhứt khi sang Mỹ “đoàn tụ”!

Mẹ mất, cha chẳng còn. Cháu là anh cả, phải lo cho hai em. Tèo cố lo học, nhưng quá vất vả vì “ngôn ngữ” bất đồng nên đôi lúc Tèo chán nản, thêm vào đó là sự “kỳ thị” của một số bạn người Mỹ cùng lớp, hay trêu chọc, kiêu ngạo gọi Tèo là “small chinese”! Tèo đã khóc nhiều lần, và đòi bỏ học với ý định xin Ông Mục Sư cho ba anh em Tèo trở về Việt Nam.
Mục Sư Bob dường như thấu hiểu được tâm sự Tèo, nên đã vào tận trường nói chuyện với Bà hiệu trưởng Helen. Bà hiệu trưởng đã luôn luôn khuyến khích Tèo, nên Tèo cũng dần dần an tâm trở lại.

Tèo kể: tụi cháu chỉ còn một cái “phao” duy nhứt nơi vùng biển lạ này là gia đình Mục Sư Bob Couch. Cháu nhớ lời dặn dò cuối cùng cả Cha nơi bịnh viện, nên cháu đã hết sức phấn đấu lo học hành để cho “Bọn Mỹ con” biết tay! Chỉ trong thời gian ngắn cháu đã khá dần lên, đạt điểm B, rồi A, rồi A cộng...

Năm 1991 cháu tốt nghiệp ngành điện cơ vào sau đó xin vào trường Sĩ Quan Quân Đội Hoa Kỳ; Tí tốt nghiệp Bác Sĩ năm 1993, còn Gái nhỏ vừa học vừa làm...cũng đã hoàn tất chương trình Dental Technician năm 1995.
Cũng vào cuối năm 95, đúng vào thời gian cháu tốt nghiệp trường Sĩ Quan Công Binh thuộc binh chủng Marine; cũng là thời gian Mục Sư Bob đang lâm bịnh nặng.

Lễ mãn khóa cháu, chỉ có em cháu, Gái nhỏ là người thân duy nhứt tham dự. Sau buổi lễ, cháu đã vội vã cùng em cháu vào ngay bệnh viện để thăm Mục Sư...

Mục Sư đang được bà Jane (vợ Ông, người Pháp, Giáo Sư dạy tiếng Pháp tại Đại Học), đang chuẩn bị cho ông ăn soup. Cháu gõ cửa, bước vào. Nhìn cháu với bộ quân phục Mỹ bà Jane vui mừng ra mặt. Bà đỡ Mục Sư ngồi dậy. Mục Sư mừng lắm, nắm tay cháu và Gái nhỏ, nói thật chậm rãi:
“Tôi rất hãnh diện và hài lòng về ba anh em cháu. Nay thì tôi đã làm tròn được lời đã hứa với cha cháu, trước khi ông mất. Nhiệm vụ của tôi coi như đã trọn vẹn.”

Ông ngồi ngay ngắn lai cùng với vợ đọc kinh cám ơn Chúa, đã ban hồng ân cho gia đình ông, để ông thực hiện lời hứa một cách huyền diệu.
Lời nói sau cùng của Ông Mục Sư là: Tôi cám ơn các con đã làm vinh danh Chúa, đã đem danh dự này đến cho toàn thể tín hữu thuộc gia đình “Tin Lành” lục địa Hoa Kỳ.

Sáng hôm sau, Teò được tin ông đã “về với Chúa”.

Tèo nói “Chúng cháu cám ơn nước Mỹ và người Mỹ, nhứt là Mục Sư Bob Couch, người có tấm lòng vàng, đầy tình thương yêu và từ thiện- luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ những người “bất hạnh nhứt trong xã hội.

Tiếp đó Tèo cũng cho biết về ý định của cháu: vào hè sắp tới, cháu sẽ xin nghỉ phép để về Việt Nam, thăm lại quê nhà, thăm Sư Cô G.L, bà con trong xóm và tất cả bạn bè bán bánh mì ở bến xe miền Đông ngày xưa.

Tôi tán thành ý định tốt của Tèo...vì tôi nghĩ: Dù là một “đứa mồ côi” chẳng còn thân nhân ở Việt Nam, nhưng Tèo vẫn không quên quê hương, cội nguồn của mình thủa còn hàn vi...

Trước khi chia tay, Tèo có trao cho tôi một Busines card:

Captain: RICHARD PHAN
Elect & Mechanical Engineer
MARINE CORPS
Phone.........Fax.........

Cầm trên tay tấm card của Tèo, tôi thầm tạ ơn Trời-Phật-Chúa đã ban hồng ân cho những thế hệ non trẻ; con cháu của các gia đình “tỵ nạn” Việt Nam trên đất Mỹ.

Garden Grove 12/6/2000
NAM HUỲNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,137,836
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.