Hôm nay,  

"you Got Mail"

14/03/200100:00:00(Xem: 22084)
Bài tham dự số 204-VB1217

Mối tình của họ đến thật lạ lùng, không thể tưởng tượng nổi.
Nàng một hôm thơ thẩn dạo chơi trên net, tình cờ đọc một bài văn ngắn viết về hot springs, những nguồn suối nước nóng. Cái đoản văn thật dễ thương mà lần đầu tiên nàng được đọc, viết bởi một người Việt. Ít có người Việt Nam nào viết về đề tài nầy, nó lại là đề tài nàng vô cùng thích thú.
Nhớ ngày còn nhỏ thuở 5, 6 tuổi, nàng được ba dẫn theo đi chơi hè bằng xe lửa suốt từ Saigon ra đến tận miền Trung.
Đó là chuyến nghỉ hè đầu tiên của công chức dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm. Dọc đường đi, ba cho ghé qua nhiều con suối thiên nhiên để tắm. Chặng cuối cùng của chuyến du hành là mũi Cà ná, suối Vĩnh hảo, ở Phan Rang. Chuyến đi thật là vui thú.
Trong suốt thời thơ ấu, ba thường đưa gia đình đi tắm suối, từ Thủ Ddức, Biên Hòa, Tây Ninh, Vũng Tàu, Long Hảị...nơi nào cũng có những suối nước để tắm. Nàng yêu mê những con suối từ thuở nhỏ.
Cho đến khi sang Mỹ sống, những năm 1975-76, nàng có một người bạn trai người bản xứ. Anh thường đưa nàng đến con suối nước nóng ở Reno, Nevada. Vùng suối nước nóng nầy bây giờ đã thuộc về lãnh thổ nhỏ bé của người da đỏ.
Mùa đông tuyết gía băng, trầm mình trong con suối nóng bốc hơi thật là một thú vị vô song, và khi nóng qúa thì ra ngoài, lăn mình trên tuyết, đùa giỡn như trẻ thơ, giữa một không gian mênh mông trắng xóa chung quanh, như chuyện thần tiên.
Đã hơn hai mươi năm, nàng không còn được hưởng những thú vui đó. Thỉnh thoảng nàng vào Bally Fitness, nằm trong steam room mà xót xa tưỡng tượng đến cái không khí phóng khoáng ngoài trời của cái hot spring năm xưa .
Bài viết tình cờ đọc được gợi nhớ đến tuổi thơ nàng, đến mối tình si dại những ngày đầu sống trên đất khách, nàng rung động, bồi hồi. Bài viết có đề địa chỉ e-mail của t'ac giả. Nàng thầm nghỉ người nầy chắc phải gìa lắm, mới có thì giờ rổi rảnh lặn lội đi tìm những con suối, lại còn có thì giờ ghi chép lại và đưa lên net.
Thế là nàng lẩm cẩm viết vài dòng chữ ngợi khen, gửi đến ''ông già".
E-mail được gửi đi, vài dòng lẩm cẩm đó được người viết cũng lẩm cẫm trả lờ`i, kèm theo lời tự giới thiệu và khoe thêm vài bài khác.
Điện thư qua lại nhanh chóng giữa thời đại điện toán giúp họ thân thiết với nhau dễ dàng.
Họ gọi nhau bằng tỷ, đệ. Chàng không phải là một ông già như nàng tưởng, mà còn nhỏ tuổi hơn nàng nữa. Dần dà họ tìm thấy ở nhau nhiều điểm chung, bởi vì nàng có thói quen bày tỏ tình cảm của mình một cách chân thật, và cũng bởi vì đã từ lâu lắm nàng không có đến một người bạn. Sự chân thật của cả hai đưa họ đến gần nhau hơn như đã quen biết nhau từ lâu .
Quen chàng, nàng thấy cuộc đời lạ hẳn, tươi vui, phới phới như thuở nàng còn học ở đại học Saigòn ngày xưa, với những bạn cùng trường, cùng lớp gặp nhau mỗi ngày trong sân trường, nói với nhau những câu chuyện xảy ra hằng ngàỵ
Dần dà nàng cho chàng cái e-mail ở sở làm. Từ đó tình thân giữa họ như gần nhau trong gang tấc.
Mỗi buổi sáng nàng vào sở làm, mở computer, vừa uống ly cafe đầu ngày, vừa trông ngóng cái khung nhỏ trên screen, đợi chờ hàng chữ "you got mail " xuất hiện, để cuống quít mở ra, đọc những giòng thân thương, quen thuộc.
Thường chỉ là những giòng chữ ngắn ngủi, hỏi thăm nhau về một ngày mới, những giòng chử thật dễ thương...
Bây giờ, họ gọi nhau bằng dế lửavà dế mèn.
- Dế mèn ơi, đã uống cafe chưa - dế ui, anh sửa sọan đi họp đây, dế mèn ơi ăn gì cho buổi trưa" có chừa cho anh không """- dế mèn ui, anh sắp đi bộ một chút cho đở buồn ngủ đây, rồi sẽ vào làm tiếp...dế lửa ơi, đi lang thang nhớ đừng theo cô tóc dài, tóc ngắn nào nghe, dế mèn giận cho coi... dế mèn ui, trưa nay dế lửalại ăn cái món đậu hủ xào cari với khoai tây (cái món mà dế mèn ớn tới cổ đó) Tối nay nhớ chờ anh về ăn cơm nghe dế mèn ( gớm...nói cứ như thật ! )...
Ru dế mèn bài gì tối nay"
"trăng mờ bên suối nha" ngươì hẹn cùng ta đến bên bờ suối ...
Chắc họ yêu nhau rồi, mối tình trên net. mà sao đậm đà như dưa muối như cải chua.
Rôì một hôm, đột ngột chàng hỏi nàng, có muốn theo chàng 5 ngày, đi xuyên mấy tiểu bang miền Đông - Bắc, để tham dự những buổi họp mặt của chàng với những người bạn đã từ lâu không gặp.
Nàng e ngại, rụt rè. Tính nàng vốn nhút nhát, ít nói, lại sợ người lạ, nàng e dè từ chối, dù trong thâm tâm rất muốn gặp mặt cái ngươì đàn ông mà nàng đã tưởng quen nhau từ muôn kiếp.
Có lẽ chàng thông cảm, hay chàng cũng sợ một cuộc gặp gỡ như nàng, cho nên chàng... tha . Nhưng tha mà vẫn còn để đó, chờ dịp.
Thật ra nàng sợ một cuộc gặp có thể làm xóa đi những ý nghĩ tốt đẹp về nhau, làm sao biết được ngươì thật có giống như người mình hằng tưỡng tượng"
Nàng muốn kéo dài thời kỳ "you got mail", càng lâu càng tốt, không gặp nhau lại càng tốt hơn... Trong thâm tâm nàng muốn tạo cho mình một mối tình sương khói, như những ngọn suối ngày xưa, những hơi sương bãng lãng, thần tiên. Nàng sợ chạm trán với sự thật.
Nhưng chàng không tha. Một tháng sau, nàng tưởng chàng đã quên ý định gặp gỡ, thì đột nhiên chàng ra đề nghị thứ hai, một cuộc du hành sang quần đảo Hạ Uy Di ấm áp, nơi chốn thần tiên mơ ước.
Nàng đọc cái e-mail ngắn ngủi đầy mời gọi đó vào buổi sáng ở sở làm: "Mọi năm anh đi Hawaii 2 tuần để nghỉ mát trước khi trời vào thu, lần nầy anh định đi 5 ngày thôi, em có muốn đi với anh không""
Tim nàng như ngừng một nhịp đập.
Miền nhiệt đới đầy những ngọn dừa xanh, quanh năm ấm áp như quê nhà đã 25 năm xa cách đó, ai mà có thể từ chối được. Ôi, chàng dế lửa đã đánh thẵng vào trái tim yếu đuối của nàng dế mèn. Hết phương chống đỡ.
Nàng chưa từng đi xa với một người đàn ông nào không phải là chồng nàng. Cuộc hôn nhân sóng gió kéo dài hai mươi mốt năm đầy bóng tối và nước mắt nhiều hơn làø hạnh phút đã làm nàng sợ hãi tình yêu. Cuộc hôn nhân bắt đầu bằng mối tình si mê, khờ dại đã tan vở. Nàng đang sống thãnh thơi trong cái tự do phơi phới vừa mới có được.
Nghĩ đến sự ràng buộc của một mối tình mới, nàng đắn đo, sợ sệt Một cuộc gặp gỡ sẽ làm thay đổi tất cả, nàng biết thế. Yêu ai, nàng sẽ dâng hiến cả tâm hồn lẫn thể xác, trọn vẹn. ïNàng chưa muốn yêu chàng, vì nàng sẽ biến mất trong chàng nếu tình yêu đến. Sẽ khổ thân nàng thôi.
Những giòng chữ quyến rũ vẫn còn nằm trên sceen "Mọi năm anh đi mười ngày, năm nay anh định sẽ đi năm ngày thôi, em có muốn...."
Nàng không thể trả lời ngay. Tim nàng đập loạn. Chàng mơn trớn "đừng trả lời liền, hẹn dế mèn đến thứ sáụ"
Từ giờ phút đọc cái e-mail ngắn ngủi đó cho đến hai tiếng đồng hồ sau, nàng vẫn chưa hoàn hồn để tiếp tục làm việc, và nàng biết rằng nếu không quyết định ngay nàng sẽ không thể nào còn có thể tập trung đầu óc bình thường rất sáng suốt của nàng để làm việc cho ngày hôm nay.
Cuối cùng thì nàng nhận lời.
Cái quyến rũ của lời mời gọi đó đã làm trí óc nàng tê liệt. Chỉ có con tim trả lời chàng.
Từ sau cái e-mail đó, nàng buông thả, để mặc cho định mệnh đưa đẩy, nàng đã chìu theo chàng mọi chuyện (từ năm ngày chàng tăng lên sáu ngày) với một đầu óc trống rỗng hay đặc sệt và một trái tim tràn đầy không còn chỗ chứa bất cứ gì khác nữa.
Vài ngày sau đó nàng nhận được phong thơ dày cộm gởi tới sở làm, trong đó là vé máy bay khứ hồi cùng những chi tiết liên quan đến chuyến du hành như địa chỉ khách sạn (để lỡ trường hợp hai đứa không gặp nhau ở phi trường thì cứ thẵng đường tới khách sạn như lời chàng dặn dò) giấy mướn xe để có phương tiện di chuyễn dể dàng những ngày ở đó...


Nàng viết cho chàng: "dế lửa ơi, nhận cái package hôm nay, đầu óc dế mèn tối thui, chẵng nghĩ được điều gì hết trơn... Chàng an uỉ : tại con dế mèn chưa từng đi xa nên sợ đó thôi, không sao đâu, cứ nghĩ như dế mèn đi phiêu lưu một chuyến vậy mà...
Một ngày trước ngày lên đường, chàng e-mail dặn dò nàng như dặn một đứa con gái nhỏ: nhớ đem theo cái vé máy bay nghe dế mèn... nhớ mang theo cái bằng lái xe nghe dế mèn, tới phi trường sớm sớm kẻo lỡ chuyến bay nghẹ... mua tờ Time để đọc khi ngồi uống cafe Starbuck, tới phi trường Honolulu nhớ cầm theo tờ Time đó cho dế lửa nhận diện nghe dế mèn (trời đất...mình vẫn chưa biết mặt nhau !!! )
Nhớ tìm cái gate số... nơi anh sẽ ra (chuyến bay cuả chàng tới sau nàng 20 phút, chàng ngại lắm, sợ nàng đi lạc) Nàng cũng sợ nữa, nàng chưa bao giờ đi xa một mình.
Rồi thì cái ngày đáng sợ đó cũng lừng lững đến, cho đù nàng cố không nghĩ tới nó.
Họ sẽ gặp nhau ở phi trường Honolulu. Nàng thầm kêu trong đầu: "trờøi đất!!! mình có điên không" "
Xuống máy bay, tay kéo chiếc va ly, nàng đi ngơ ngác giữa dòng người hối hả trong dãy hành lang dài hút., nhìn những người biết nơi đến, và biết người đón, còn nàng, mang cái cảm giác bơ vơ của người không biết mình đang đến đâu, và ai là người đón mình trong cái dòng người hối hả kia.
Tờ báo Time nàng mua ở LAX theo lời chàng dặn để họ có thể nhận ra nhau khi xuống máy bay nàng lú lẩn không nhớ để nó ở đâu.
Dọc dãy hành lang từ gate ra, nàng chẵng nhìn thấy chiếc computer nào để tìm xem cái gate chàng sẽ đến ở đâu.
Nàng cảm thấy hốt hoảng, chẵn g biết mặt mũi anh chàng ra sao. Sao mình điên đến nước nầy" Chợt một bàn tay nắm lấy cánh tay nàng:
"Có phải.... Ngọc Anh""
Giọng Bắc kỳ pha giọng nói Saigon rất đặc biệt. Nàng xây qua nhìn...rồi bật cười, chiếc nón bánh tiêu anh đội trên đầu là điểm nhận diện. Thì ra họ nhận nhau cũng dể dàng thôi
Ôi cái máy điện toán diệu kỳ, những tấm hình vừa mới chụp, scan cho nhau, những tờ thư gửi và nhận mỗi ngày hai, ba lần, tình cảm gắn bó trước khi gặp nhau, tình cảm lên tiếng nói trước khi người ta tay trong tay, nhìn thấy nhau không một chút xa lạ.
Từ lúc đó nàng lẽo đẽo theo chàng như đứa trẻ thơ.
Sau nầy chàng ngạo nàng:
"Ừa, nhìn thấy em ngơ ngác anh muốn cười đã đời."
"Thật không" ở đó mà cười, em bứt hết lông ngực anh bây giờ"
Gần gũi nhau nàng khám phá ra bộ ngực của chàng đâỳ lông xoắn tít, và hai cánh tay chàng cũng đầy những sợi lông cong cong, đen như... dã nhân.
Mỗi buổi sáng đứng nhìn chàng cạo râu, cạo tóc, nàng thích vuốt ve những sợi lông trên cánh tay chàng, thân thương .
Sáu ngày du hành đó họ đi chơi khắp chốn. Chàng nói mọi năm anh đến đây một mình, mỗi ngày anh chỉ ra bãi lội, rồi về phòng, chẵng đi chơi đâu hết, kỳ đi nầy có em thật thú vị.
Buổi tối phố xá Waikiki nóng hừng hực những ngọn lửa. Dọc theo hè đường, ngươì ta đưa nhau bát phố lủ lượt. Thành phố đâỳ an'h sáng , đầy tiếng nhạc. Đêm Hạ Uy Di tưng bừng sức sống, trẻ trung, vui nhộn như một Saigon cuối tuần thời mới lớn, với phố Nguyễn Huệ, Tự do xưa....
Xứ nhiệt đới, mùi biển, cái nóng làm con người trở nên cuồng nhiệt, đam mê. Đêm nằm bên nhau, chàng hôn nàng, chiếc lưỡi chàng cứng cáp, khoẻ mạnh, nàng như chết ngộp trong cơn mê ngất, choáng váng, nụ hôn dài như ba mùa đông. Chưa ai hôn nàng cuồng nhiệt như thế, chiếc hôn kéo dài, quấn quít, mê đắm, lửa bừng ngoài phố Hawaii, lửa bừng bừng trên đôi môi quấn quýt.
Buổi sáng hôm sau họ đến Trân Châu Cảng.
Trời mưa lất phất nhưng vẫn nóng rát, không khí ướt và mặn, ngoài khơi Trân Châu Cãng buồn buồn như đài Chiến sĩ trận vong màu tang trắng. Nàng bồi hồi tưởng đến trận hải chiến khủng khiếp năm xưa, khởi đầu cho nước Mỹ tham dự thế chiến thứ hai, và kết thúc bằng hai quả bom nguyên tử trên hai thành phố Nhật. Chiến tranh là điều thảm khốc cho mọi người, mọi nơi chốn.
Buổi chiều về, hai đứa ghé ăn ở một quán ăn Việt nhỏ trong khu chợ, rồi trở về khách sạn, nấu bình trà, cùng uống với nhau. Đêm mặn nồng nhiệt đới, đêm quấn qúit môi hôn.
Ngày thứ ba ở Ha Uy Di, họ đi tour đến viếng "Polynesian Cultural Center", nơi diển tả lại lịch sử cuộc di dân tìm đất sống của dân tộc Ha Uy Di, nằm trên một khoãng đất rộng 42 mẫu tây.
Những điệu vũ Aloha, những màn trình diển trên sông rực rở màu sắc của những vũ công xinh đẹp, tóc , cổ và hai vòng tay đeo đầy hoa tươi nhảy múa vô cùng sống động, những pha trình diển hài hước chọc cười nghiêng ngữa của những chàng nghệ sỉ Hawaii to lớn, đẩy dà, đen thui như cái cột đình .
Nàng ngồi bên bờ sông, chụp hình thích thú đòan ghe trình diễn, giữa không gian tiếng nhã nhạc vang lừng.
Buổi chiều xuống, họ theo đoàn người vào ăn ở nhà hàng buffer có vũ nhạc, với những vủ nử xinh tươi, điệu múa lắc mông đặc biệt. Thức ăn ngon của Hawaii với lọai bánh mì tròn tròn như bánh bao của ta, màu lam ngọc, vị ngọt, và món bún trong, dai, xào với thịt gà. Món ăn của ngươì Hawaii hơi giống món ăn của ngươì Phi Luật Tân, có phải nguồn gốc dân Hawaii từ những hòn đảo Phi"
Buổi tối là phần trình diễn vĩ đại trong khu rạp hát lộ thiên, về lịch sử dân Hawaii, xử dụng nhiều lữa, những vủ điệu man dại, hồng hoang.
Mãi đến 11 giờ tối họ mới kéo ra xe bus, trở về thành phố. Về đến khách sạn mệt phờ người, họ ôm nhau ngủ vùi, quên cả ...hôn.
Buổi sáng ngày thứ tư, thức dậy sớm, hai đứa thay đồ thể thao, cùng nhau đi bô dạo bãi biển .
Nắng lên thật sớm, bãi thưa vắng, những hàng dừa thơ mộng sát bờ biển, nàng nhớ đến bãi biển Long Hải nơi quê nhà, nhớ những lần ba chở cả nhà ra chơi, buổi tối ngủ ngoài baĩ, đêm nằm ngữa mặt nhìn trời, thấy hằng hà sa số những vì sao, thật gần, thật sáng.
Ở đây bãi biển tuy đẹp, nhưng không có được cái thú ngủ đêm ngoài trời như thế .
Dạo biển về, mình ướt đẫm mồ hôi, phải tắm, rồi rủ nhau đến Diamond Head. Đậu xe ở bải đậu chuẩn bị chai nước lọc, rồi leo núi.
Đường lên núi dốc cao, mệt nhưng vui, dọc đường phải dừng lại thở đôi ba lần, leo 100 bậc thang, vào một hành lang tối đen như mực trước khi lên tới đỉnh ngọn núi.
Từ trên đỉnh ngọn núi Diamond Head nhìn ra bao la một góc biển Waikiki xanh ngát, phóng tầm mắt tận ngoài khơi và nhìn thấy cả thành phố.
Đây là một điểm chiến lược ngày xưa của Waikiki.
Ngày thứ năm ở Hawaii, buổi sáng thức sớm, dạo biển, về lại khách sạn tắm, rồi xuống phố Tàu tìm quán phở " Tô Châu" ngon nổi tiếng
Đói bụng, mùi nắng, mùi gió biển, quán phở đông khách phải đứng chờ, đến khi vào ăn, tô phở ngon ơi là ngon với rất nhiều rau thơm ngò gai, và giá như tô phở xe lửa Saigon xưa.
Sau nầy chàng hay e-mail cho nàng nhắc đến quán "Tô Châu của em", vì quê nội của nàng là Hà Tiên.
Sáu ngày qua nhanh như gió, buổi tối hôn nhau, chàng nhắc ngày mai mình về rồi, nàng giật mình, hốt hoảng. Ngày mai sao" Thật nhanh.
Buổi sáng ngày trở về, họ thu dọn dồ đạc, trả phòng khách sạn, rồi thẵng đường ghé quán phở Tô Châu.
Dọc đường xuống phố Tàu nàng bùi ngùi nhìn những cây phượng đỏ dọc đường đi, nói với chàng "Em vẫn chưa chụp được hình những cây phượng của em" .
Đôi khi nàng tưởng đến hai nửa quả cầu, trôi lênh đênh trên một dòng sông, bỗng dưng gặp nhau, kết thành một quả cầu tròn trịa, trong mơ ước đừng có con sóng nào xô dạt làm quả cầu phải chia hai.
Ôi, nàng sợ những ngọn sóng....

NGỌC ANH

Ý kiến bạn đọc
29/06/201816:32:08
Khách
happy ending .?.? có lấy nhau kg hay tiep tục hẹn hò ....hay nhưgió thoãng qua đời người
12/06/201204:27:59
Khách
Đọc bài rất thích thú, nghe audio lại càng thấy hay qua giọng đọc nghe rất nhà nghề
Có phải chính tác giả đọc không nhĩ ? xin gơỉ lời ngợi khen người viết và ngươì đọc chuyện
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,124,430
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến