Hôm nay,  

Nền Giáo Dục Hoa Kỳ

26/11/200200:00:00(Xem: 163833)
Người viết: NĐĐ.
Bài tham dự số 104\VBST


Chicago, ngày 09 tháng 06 năm 2000

Cháu T.D thương mến;

Chú muốn mở đầu lá thư này là lời chúc mừng và khen ngợi cháu đã lấy được bằng Tiến Sĩ trước tuổi 30.

Tiếc là ngày cháu trình luận án tốt nghiệp chú không về dự được để chung vui với cháu. Cháu chính là hình ảnh, là đại diện xứng đáng cuả thế hệ nối tiếp thế hệ cha chú. Thành thử những gì chú viết cho cháu chính là những gì chú muốn tâm sự, muốn nhắn nhủ với thế hệ mà chú kỳ vọng sẽ làm được những gì thế hệ cuả chú không làm được.

Dĩ nhiên có con đường nào đi đến đích mà không lắm chông gai! Dù sao, thế hệ cháu có may mắn và thuận lợi là được học tập; trưởng thành trên đất Mỹ, được thừa hưởng và sống ở một đất nước dân chủ, tự do đích thực. Ở lá thư nầy, chú sẽ nói về nền giáo dục Mỹ điều mà chú tâm đắc, chú cho là quan trọng nhất để xây dựng con người và đất nước.

Cháu T.D thương mến,

Năm 1971 sau khi đậu Cử nhân Kinh tế ở đại học Luật Khoa Sài gon, chú có ý định sang Mỹ để học tiếp chương trình Cao học vì nghĩØ rằng nước Mỹ văn minh, hiện đại, có thể học hỏi được nhiều điều để về xây dựng, quê hương thời hậu chiến. Chương trình đang xúc tiến thì Cộng Sản đẩy mạnh tấn công, tiếp đến là "mùa hè đỏ lửa" nên chú phải gia nhập quân đội VNCH chống cộng sản xâm lược năm 1972. Mãi đến năm 1997 chú mới được sang đây nhưng với tư cách là người bại trận, người mất nước như tất cả đồng hương cuả mình.

Dù muộn màng, chú vẫn tiếp tục học và thấy rằng nền giáo dục Mỹ rất tuyệt vời. Chú muốn nhấn mạnh 2 chữ tuyệt vời ở nhiều phương diện khác nhau vì nó tuyệt vời như vậy nên trong hoàn cảnh khó khăn, cháu vẫn lấy được 2 bằng tiến sĩ, một tiến sĩ toán, một tiến sĩ tin học ở tuổi rất trẻ.

Vượt biên năm 17 tuổi trong hoàn cảnh không cha mẹ, không bà con ruột thịt, cháu phải làm đủ nghề vừa nuôi lấy bản thân vừa theo đuổi việc học. Khi làm việc ban ngày thì cháu đi học ban đêm, khi làm việc ban đêm thÍ cháu học ban ngày.

Sỡ dĩ cháu làm được như thế là vì ở Mỹ người ta thiết lập chương trình không theo năm học mà theo mùa và học theo tín chỉ. Ở mỗi mùa mình có thể chọn bao nhiêu tín chỉ cũng được và chọn giờ học nào thích hợp nhất với mình. Học sinh High School có thể lấy tín chỉ của hai lớp trong chín tháng hoặc vừa học High School vừa học College trong trường hợp đặc biệt được chấp thuận. Như vậy học sinh rút ngắn được thời gian tốt nghiệp. Nhờ sự linh hoạt này mà nhiều nhân tài được phát hiện và phát triển.

Ở Việt Nam, nếu muốn vào tiểu học, học sinh phải đủ tuổi. Nếu muốn vào trung học và đại học thì không được quá tuổi qui định. Nếu vì lý do gì đó cháu gián đoạn việc học một tuần thì cháu sẽ bị đuổi học, có nghĩa là cháu sẽ bị trể học một năm. Cháu có biết không, ở Việt Nam dân mình khổ lắm. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc thì nước mình là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Số dân ở nông thôn là thành phần nghèo nhất lại chiếm đến 80% dân số cả nước ! Cha mẹ nghèo thì làm gÍ có tiền cho con đi học.

Trẻ con ở nông thôn suốt ngày ở ngoài đồng vật lộn với con tôm ,con tép, củ khoai ,củ sắn; còn ở thành thị thì phải dong ruổi trên mọi nẻo đường để bán từng tấm vé số nuôi thân, hoặc nhặt từng bọc nylon ở các thùng rác để kiếm sống.

Trong cùng thời khắc đó, ở nước Mỹ này chúng ta không bao giờ thấy một đứa trẻ nào lang thang ngoài đường. Nếu có, sẽ được police "hỏi thăm" ngay. Vì sao" Vì ở đây nền giáo dục trung tiểu học là cưỡng bách. Trong giờ học trẻ em không có lý do gì ở ngoài đường cả.

Học sinh không những được miễn phí hoàn toàn mà còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, được cấp thẻ xe bus giảøm nửa giá, được cấp bữõa ăn sáng, ăn trưa nếu thuộc gia đình có lợi tức thấp.

Cơ hội mở ra đồng đều cho mọi tầng lớp xã hội, mọi thành phần kinh tế. Ai cũng có thể đi học để trở thành tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ...... Vì sao" Vì ở đây ta có thể vừa đi làm vừa đi học. Ngoài ra có nhiều chương trình tài trợ giúp đở người đi học. Chẳng hạn, ta có thể vay tiền ngân hàng được miễn lãi suất và chỉØ trả dần khi ra trường có việc làm. Các chương trÍnh cấp học bổng thuộc nhiều tổ chức khác nhau đa giúp nhiều sinh viên theo đuổi việc học đến thành tài. Thí dụ quỹ học bổng Gates Millenmium Scholars Program trị giá một tỷ đô la của Bill Gate dành cho học sinh nghèo ưu tú. Tổ chức MacDonald Foundation cung cấp học bổng cho học sinh giỏi văn hóa và thể thao.

Bé Minh Tâm con của chú học sinh lớp 11 High School vừa mới thắng giải cờ vua (Chess) ở thành phố Chicago được MacDonald cấp học bổng 10 ngàn đô la, ngoài ra em còn được nhiều trường đại học mời gọi với học bổng bốn năm. Thật là một tương lai đầy hứa hẹn, phải không cháu !

Chương trÌnh Finacial Aid của liên bang và tiểu bang tài trợ sâu rộng và có hiệu qủa cho những sinh viên có lợi tức thấp. Chương trÌnh này khuyến khích nhiều người đi học và học nhiều credit. Nhờ có chương trÌnh này mà mỗi mùa ngân sách gia đình chú tăng thêm được 4200 đô la vÍ có ba người đi học College. Điều mà chú không thể nghĩ tới khi còn ở Việt Nam.

Tuổi ngoài năm mươi, chúù tưởng mÍnh đa già nhưng khi vào lớp học thấy mấy ông bà Liên Xô 60, 70 tuổi tóc bạc trắng, chú thấy mình trẻ lại. Việc học ngoài cái lợi là nâng cao trình độ kiến thức, tăng thu nhập gia đình, cải thiện công việc làm, còn có tác động tâm lý quan trọng đối với người lớn tuổi là thấy mÍnh trẻ và yêu đời hơn vì được sống lại đời học sinh. Không ngờ hình ảnh cậu bé con lưng đeo cặp sách, miệng huýt sáo, tung tăng đi đến trường bằng chân đất của hơn bốn mươi năm về trước giờ lại tái hiện.

Hằng ngày ở lớp học, chú được tiếp xúc, chuyện trò với sinh viên thuộc mọi chủng tộc, mọi sắc dân, chú học hỏi được nhiều điều thú vị lắm. Hầu như sinh viên ở mọi châu lục đều có mặt ở đây. Hầu như cả thế giới đều muốn về đây để đi học. Ở đây người ta đi học bằng đủ phương tiện: xe hơi, xe lửa, xe bus... Người ta đội nắng mưa, sương tuyết để đến trường.

Chú nhận thấy về mặt giáo dục, nước Mỹ không hề kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo, hay lý tưởng chính trị, hoặc giai cấp xa hội.

Ấn tượng đầu tiên chú cảm nhận được khi đặt chân đến nước Mỹ là các trường học sao mà lớn quá ! Khi vào thư viện ở College, chú không khỏi ngỡ ngàng trước hàng chục ngàn quyển sách thuộc mọi lãnh vực, đề tài nằm im trên kệ sách. Vậy mà nhờ hệ thống vi tính, không đầy một phút ta tìm ngay được quyển sách mong muốn. Máy tính lúc nào cũng đầy đủ cho mọi sinh viên học tập, nghiên cứu, sử dụng miễn phí, kể cả dùng internet ở trường cũng như tại nhà. Các phòng thí nghiệm hóa sinh lúc nào cũng đầy đủ dụng cụ mới nhất, hiện đại nhất. Đó là là lý do tại sao các cháu học ở Mỹ rất mau tiến bộ và ở Mỹ có nhiều người giỏi thuộc mọi lảnh vực. Thống kê cho thấy trong số những người được trao giải nobel thì người Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất. Đó chính là kết qủa của nền giáo đục đứng đắn, tiên tiến và văn minh.

Cháu T.D thương mến,

Cháu còn nhớ không, lúc đó là năm 1984, cháu mới mười bảy tuổi. Ba cháu còn đang ở trong tù cộng sản. Gia đình cháu gặp nhiều khó khăn, đắng cay và tủi cực vì là gia đÍnh "ngụy quân, ngụy quyền". Mẹ cháu dành phải cắn răng đánh liều, gởi cháu vượt biên, trên chiếc tàu nhỏ bé, ọp ẹp, để tìm tự do, để cháu được đi học.

Lúc đó làm gì cháu có thể mơ ước được mình sẽ là tiến sĩ, là triệu phú. Nếu không có sự hy sinh cao qúy của mẹ thì chắc gì đa có ngày nay. Có người đa nói: " Trên thế giới có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan tinh xảo nhất là quả tim người mẹ". Chú muốn bổ túc thêm: chính là quả tim người mẹ Việt Nam, được kết tinh từ nổi thống khổ vô vàn, từ sự hy sinh vô bờ bến, suốt đời vÍ chồng vì con.

Nhờ ý chí và nỗ lực của bản thân, nhờ nền giáo dục Mỹ mà bước đầu cháu đa thành công. Chú muốn nói, đây mới là bước đầu. Tài sản của cháu giờ đây có lẽ đa lên đến 100 triệu đô la. Công ty ON DISPLAY của cháu đa nuôi sống vững vàng trên 170 công nhân. Chú nghĩ rằng điều cháu làm được, tức là thành công về mặt khoa bảng và tài chánh thì một thanh niên Việt Nam nào cũng có thể làm được, miễn là có quyết tâm. Nhưng có điều quan trọng hơn, chú rất hài lòng ở cháu là cháu đa thể hiện được TÌNH THƯƠNG và ĐẠO ĐỨC mà nền giáo dục Mỹ không mấy quan tâm. Mặc dầu được đào tạo dưới chế độ tư bản nhưng cháu đa không lấy đồng đô la làm thước đo giá trị cuộc sống.

Cháu đã bảo lãnh được cha mẹ và các chị em sang Mỹ đoàn tụ từ nhiều năm nay và đa tặng nhiều cổ phần lớn cho họ. Cháu đa yểm trợ tài chánh cho các chương trình xa hội nhằm giúp đỡ đồng hương tại Hoa Kỳ cũng như đồng bào ruột thịt đang khốn khổ tại quê nhà.

Chú tin rằng việc tranh đấu và xây dựng lại nước VIỆT NAM TỰ DO, DÂN CHỦ và GIÀU MẠNH sắp tới sẽ không thiếu khối óc và bàn tay của cháu và những người Việt Nam yêu nước bởi vì mặc dầu cháu là công dân Hoa Kỳ nhưng cháu vẫn là người Việt Nam.

Chú của cháu.
N.Đ.Đ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,653,807
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Chủ Nhật 13 tháng 8, 2017 là họp mặt Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười tám, trong khi các bài viết của năm thứ mười chín -2017-18- đã bắt đầu phổ biến từ 1 tháng Bảy.
Năm Đinh Dậu 2017, theo âm lịch, là năm nhuận 2 tháng Sáu, nhưng mùa Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu. Bài nầy được viết để nhắc nhở đóa hoa hồng màu trắng là biểu tượntg để tưởng nhớ đến người mẹ quá cố.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và sẽ nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”, đã được phổ biến từ tháng Ba 2014.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Có thể bạn đã tới hoặc đã đọc về Venice, mà không dè thành phố du lịch kỳ thú này là một công trình của đám dân tị nạn. Mời đọc thêm du ký mới viết của Nguyễn Tài Ngọc.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu góp bài Viết Về Nước Mỹ với cách nhiòn cách viết vui vẻ, sống động. Mong ông tiếp tục viết và vui lòng bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến