Hôm nay,  

Người Đàn Bà Ly Dị

14/03/200100:00:00(Xem: 29512)
Bài tham dự số 203-VB1216


Nàng la ømột người đàn bà ly dị. Cuộc hôn nhân ngoại chủng kéo dài đến hai mươi mốt năm, đầy bóng tối và nước mắt âm thầm.

Hai mươi lăm năm trước, đó là một gã con trai ngườì bản xứ có dáng dấp to lớn, đẹp trai với mái tóc nâu bồng bềnh, khuôn mặt hơi xương và đôi mắt nâu nồng nàn thu hút ngay lần đầu nhìn thấỵ

Và nàng, người con gái nhỏ nhắn, còn đủ nét ngây thơ, dịu dàng của một ngươì con gái Á Đông, với mái tóc dài óng ả ngang lưng, đôi mắt buồn với nốt ruồi đen dướí khoé mắt trái, lúc nào cũng như đong đầy những giọt lệ ngập ngừng. Đó là người con gái bị bứt rời khỏi khung trời đầy mộng mơ của trường lớp, của bạn bè, của người yêu dấu một cách tức tưởi để đến một xứ sở hoàn toàn xa lạ... lạ người...lạ cảnh...lạ tiếng nói.

Ba nàng đã hy sinh trong trận chiến năm Mậu thân. ở quê nhà. Cùng với gia đình sang Mỹ, má và chị em nàng lao vào đời sống xa lạ để kiếm sống. Những buổi tối khi mặt trời ngả về phương tây, là lúc gia đình nàng cặm cụi ngồi may hàng đống màn, khăn trải giường nặng nề, cho đến khi mặt trơì lừng lững mọc ở phương đông mới mệt mỏi trở về nhà, ăn uống qua loa rồi lăn quay ra ngủ như chết. Cho đến khi mặt trời lặn, tất cả lai thức giấc, đi làm. Tiếp tục ngày qua ngày như thế

Đờì sống lặng lẽ, buồn thiu, nhớ nhung quay quắt những bạn bè đã bỏ lại ở xứ sở xa cách ngàn khơi, tưởng như vĩnh viễn sẽ không còn bao giờ nhìn thấy lại, khiến nàng đôi khi trở nên như người mất trí.

Nơi gia đình nàng đang sống là thành phố Reno, thuộc tiểu bang Nevada.

Đó là một thành phố nhỏ nhắn, xinh đẹp, nhiều ngôi nhà cổ với một con sông nằm dọc theo phố, hai bên bờ là công viên với những thảm cỏ xanh tươi mượt mà. Thường những ngày nắng ấm, các cô gái người bản xứ nằm khoả thân tắm nắng xinh đẹp như trong những cuốn báo Playboy trưng bày ngoài chợ.

Bốn muà Xuân, hạ, thu, đông thơì tiết thay đổi đẹp như là trong những phim ảnh coi thuở còn ở quê nhà. Nàng thường đi lang thang trên con đường dọc theo bờ cỏ vào những ngày nghỉ. Có những chú sóc con dương đôi mắt đen nhánh, chiếc đuôi vảnh lên phe phảy, nhảy nhót chung quanh nàng một cách dạn dĩ. Đó là những bạn mới của nàng.

Cũng có khi đi lang thang một mình như thế, dọc bờ con sông nước chảy xiết vào mùa thu, rất lạnh lẻo, cảnh vật chung quanh nàng tạo một cảm giác quạnh hiu, trống vắng, buồn rầu đến rơi nước mắt. Nàng đứng trên chiếc cầu nhỏ bắc ngang giòng sông, muốn lao mình xuống giòng nước chảy xiết như một vượt thoát cuộc đờị

Nàng đã không làm nổi ước muốn vượt thoát đó, và cuộc đời cứ trôi đi những ngày tháng héo hon.

Cho đến cái hôm nàng đang ngồi may bỗng dưng bắt gặp đôi mắt nâu nồng nàn say đắm nhìn. Đó là đôi mắt của gã trai dân bản xứ. Gã dạn dĩ, thân thiện, tìm mọi cách làm quen, rồi có đủ cách tấn công đầy quyến rũ.

Rồi một tối đi chơi cuối tuân, nỗi cô độc, sự buồn, nhớ những bạn bè và người yêu bỏ lại đã làm nàng ngã vào vòng tay của gã.

Sáu tháng sau đó, một buổi chiều, gã hỏi cưới nàng. Ngay sau lời cầu hôn, gã ngồi suốt đêm trên bờ đá của bồn bông trước cửa nhà nàng, để chờ câu trả lời.

Cưới nhau xong, nàng rời khỏi gia đình má và mấy chị em, bắt đâù cuộc đời làm vợ rồi làm mẹ.

Hắn gia nhập quân đội Thuỷ Quân lục chiến, thế là nàng phải đi theo chồng khắp nơi nào chàng được bổ nhiệm.

Mối tình bùng nổ ngắn ngủi đã kéo dài cuộc hôn nhân dị chủng hai mươi mốt năm.

Cho đến bây giờ, nàng cũng không hiểu rõ hắn có thực sự yêu nàng say đắm như khi hắn ngồi suốt đêm chờ hỏi cưới nàng.

Nếu yêu đến mức ấy, tại sao cứ vài ba năm sống chung hắn lại bỏ ba mẹ con nàng để đi không một lời từ biệt. Bỏ mặc nàng với đời sống khốn khổ, một mình với hai đứa con thơ. Để rồi vài tháng sau đó hắn lại khăn gói trở về, khóc như một đứa trẻ xin nàng tha thứ... Rồi vài năm sau lại tái diễn cảnh cũ...

Nhiều lần, nàng đã tha thứ, và đã bắt đầu lại, với sự nhẫn nhục vô biên của một người đàn bà Á Đông. Cứ vậy, hai mươi mốt năm đằng đẵng, cho đến khi nàng không thể chịu đựng được nữa.

Họ chia tay nhau trong êm ái, không một lời cãi cọ. Nàng để lại cho người chồng cũ tất cả, nhà cửa, đồ đạc. Tình nghiã phu thê còn không giữ được thì của cải, vật chất chỉ là con số không to tướng với nàng mà thôi .

Ra đi, nàng chỉ cần cái tự do mà nàng đã đánh mất từ hai mươi mốt năm nay. Tình yêu đã chết trong lòng nàng. Các con đã lớn khôn, hiểu nổi khổ mà nàng gánh chịu.

Điêù an ủi cho nàng là các con nàng đều nói tiếng Việt rất giỏi, cho dù sinh đẻ ở nơi đây, cho nên mọi buồn khổ nàng đều có thể tâm sự với con bằng tiếng mẹ đẻ.

Nàng đã làm tròn bổn phận của người vợ và một người mẹ và bây giờ nàng đang sống không một chút ân hận gì những điều đã qua.

Cuộc đời của một người đàn bà ly di thật vô cùng thảnh thơi. Đã hết rồi những ngày tháng lo âu, sợ hãi một ngày mai bất định hướng của ba mẹ con.

Nàng làm kế toán cho một hãng buôn bán vải vóc rất thành công ở Los Angeles đã hơn mươì năm nay.

Nụ cười đã nở lại trên môi, đời sống tự do đã trả lại một phần tuổi xuân mà nàng đánh mất hai mươi lăm năm qua.

Tha hồ cho nàng được làm những điều mình hằng mong ước như tập thể dục thẫm mỹ, môn thể thể thao nàng yêu thích nhất là Aerobic, đi thư viện lùng kiếm những quyễn sách mà đã từ rất lâu nàng quên đọc.

Đôi khi nàng lái xe một mình đến một công viên vắng lặng, thả bộ một mình với cuốn sách trên tay, mỏi chân thì ngồi trên bãi cỏ gặm ổ bánh mì, đầu óc thênh thang, trống vắng, nhẹ tênh.

Đôi khi ngẫm nghĩ lại những ngày tháng dài lê thê đi làm phụ chồng nuôi con, nàng không hiểu tại sao nàng đã có thể sống mà không có một chút gì cho riêng nàng, không cả một ngươì bạn. Cảõ cuộc đời nàng đã dành hết cho chồng con, sống nép mình trong khuôn khổ gia đình, lo toan cho chồng con từng bửa ăn, giấc ngủ, giặt giủ quần áo, dọn dẹp nhà cữa, một mình quần quật như một đứa ở, trong khi ông chồng đi làm về chỉ việc ngồi ở sa lông coi tivi đợi bữa cơm. Noài việc nhà, nàng còn đi làm việc toàn thời gian ở một nơi thật xa nhà, đôi khi không có xe, phải đi làm bằng hai chặng xe bus. Vậy mà nàng vẫn vui lòng làm, không mảy may suy nghĩ.

Cuộc li dị, với nàng, đúng là một vượt thoát mà đời nàng làm được.

Lạ lùng thay, sau khi chia tay, chàng trở nên một ngươì bạn tốt của nàng. Thỉnh thoảng họ cũng còn gặp nhau, cùng đi ăn tối ở những nhà hàng thơ mộng, đi chơi bowling như hai kẻ đang yêu. Nhưng thật sự, với chàng, tình yêu trong lòng nàng đã như một giòng suối bị hạn nán làm khô đi, và giòng suối đã biến dạng thành một nét ngoằn ngoèo, trơ vơ.

NGỌC ANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,315,620
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến