Hôm nay,  

Merry Christmas

14/03/200100:00:00(Xem: 399868)
Bài tham dự số 202-VB1215


Thuở nhỏ, lúc còn cởi truồng tắm sông, tôi đã nghe má tôi kể về Santa Claus. Về đêm Giáng Sinh huyền nhiệm ở Tây Phương, có những chú bé nghèo khó thường để giày vớ bên cạnh ống khói lò sưởi, với hy vọng được ông già Noel đến thăm, rồi đặt những gói quà xinh xắn vào trong đó.

Ông già Noel tức Santa Claus. Sau này sang Mỹ, tôi được biết ông còn có tên là Saint Nicholas.

Santa Claus thường được mô tả là một người đàn ông mập mạp, vui vẻ, có bộ râu xồm xoàm trắng phau như tuyết. Vào đêm Giáng Sinh, ông mặc bộ com lê đỏ, viền trắng, và lái chiếc xe trượt tuyết đựng đầy quà. Chiếc xe lướt gió, lao vun vút vào không gian bởi sức kéo của 8 con hươu miền bắc cực. Santa Claus thích trèo ống khói vào nhà nào có trẻ con, rồi lặng lẽ đặt những gói quà xinh xắn dưới cây Christmas, tận bên trong những chiếc stocking của các trẻ em ngoan ngoãn.

Truyền thuyết Santa Claus đã đi sâu vào trí tôi, đi sâu vào những ước muốn bé con của tôi. Thuở đó, nhà tôi quá nghèo. Tôi chỉ có độc nhất một bộ quần áo bận đi học. Chiếc quần luôn luôn thủng đít, chúng bạn cứ mãi gièm pha, chê cười. Vì thế, mỗi lần Giáng Sinh, tôi vẫn ao ước được ông già Noel hiện đến, tặng dùm tôi dăm bộ áo quần tươm tất để mặc đến trường. Lời nguyện ước của tôi, có lẽ đã "động" đến Bề Trên. Nên mùa Giáng Sinh năm 1959, trong chuyến kinh lý của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở Cà Mau, tôi là một trong những học sinh xuất sắc nhất ở tỉnh, được Tổng Thống xoa đầu ngợi khen, và được lĩnh phần thưởng đặc biệt. Trong phần thưởng đó, có bộ đồng phục mới toanh, đúng như lòng mong ước thầm kín của tôi.

Bây giờ, sang Mỹ, tôi đã trải 8 mùa Giáng Sinh nơi xứ người. 8 năm qua, tôi đã sống trong vòng tay ấm áp của tình nhân loại, của Thiên Chúa. Nhớ mùa Giáng Sinh đầu tiên, ở đây, trời lạnh căm căm. Cái lạnh thấu thịt thấu da, khác với cái lạnh nao nao thấm dần vào ruột gan ở vùng cao nguyên Đà Lạt. Như cảm thông điều đó, giáo sĩ Mai Biên và các tín hữu trong hội thánh Episcopal đã mang đến tặng gia đình tôi một thùng quần áo ấm áp. Hàng ngày, tôi phải đi bộ trên 45 phút mới tới lớp ESL ngồi học. Như thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn này, một người Mỹ tên David khéo léo chở chiếc xe đạp đến tặng tôi, với tấm giấy chứng nhận : This is a gift of Episcopal American Church.

Christmas ngày nay không còn là ngày lễ hàng năm biệt riêng cho nhóm Cơ Đốc Giáo nữa. Christmas là ngày lễ Quốc Tế, ngày lễ của nhân loại trên toàn địa cầu. Đến ngày này, cả thế giới đều treo đèn kết hoa rực rỡ. Các cây Giáng Sinh trăm sắc nghìn màu được tỉ mỉ dựng lên một cách bề thế, chẳng những trong từng mỗi nhà, còn xuất hiện lộ thiên ở các nơi công cộng...

Tùy theo giáo phái, Christmas sẽ cử hành theo những thời điểm dài hoặc ngắn, khác nhau. Như phái Roman Catholic và phái Protestantism bắt đầu lễ Christmas vào tối 24/12 và trọn ngày hôm sau : 25/12. Phái Eastern Orthodox thì kéo dài lễ cho đến mồng 6 tháng giêng. Cuối cùng, họ kết thúc bằng buổi lễ Hiển Linh (Epiphany) : tưởng nhớ bí tích thanh tẩy của Jesus.

Như chúng ta biết, nước Mỹ là một Hiệp Chủng Quốc, có nhiều kiều bào khắp nơi trên thế giới di dân đến. Do đó, ngày nay, lễ Christmas trên đất Mỹ cũng ảnh hưởng đến nhiều truyền thống dân gian của các sắc tộc khác trộn lẫn vào nhau. Cộng đồng người Mỹ gốc Thụy Điển cũng cử hành lễ tưởng nhớ Santa Lucia trong ngày Christmas. Họ coi đó như danh dự dân tộc, vì Santa Lucia là một người con gái trẻ quyết tử vì Đạo vào thế kỷ thứ 4. Cộng đồng người Mỹ gốc Đức ở Pennsylvania thì thích sáng tạo những phong cảnh rất tỉ mỉ bên dưới cây Giáng Sinh. Những phong cảnh này, gồm có rêu, cành thông, tảng đá, thân cây, máng cỏ, chuồng chiên...nhằm biểu tượng nơi sinh ra của Chúa Hài Đồng. Ở vùng Tây Nam nước Mỹ, cộng đồng người Mexico còn có ngày lễ Posadas chung với Christmas, nhằm ghi lại hình ảnh của Mary và Joseph đang vất vả tìm kiếm một nơi yên ổn để kịp hạ sinh Chúa Jesus.

Ở Mỹ, hàng năm, cứ đến tháng 12, người ta nô nức đua nhau chuẩn bị đón mừng ngày Christmas thật tưng bừng. Hình ảnh Santa Claus được trang hoàng trong những quảng cáo, trong thiệp chúc mừng, trong những vật trang trí sặc sỡ.. Cây Giáng Sinh với đèn đóm lấp lánh trưng bày khắp nơi, từ các siêu thị, cho đến shopping mall, cả ở những nơi công viên, khu giải trí...v...v...Nhà nào nhà nấy rực rỡ ánh đèn, đủ màu đủ sắc, tăng thêm phần mỹ quan cho phố xá.

Những mùa Giáng Sinh gắn liền vào đời tôi, đánh dấu những bước thăng trầm trong cuộc sống.

Giáng Sinh năm 1959, tôi chỉ là cậu bé 9 tuổi, lần đầu tiên đặt bàn tay nhỏ nhắn của mình vào lòng tay ấm áp của vị nguyên thủ quốc gia nền đệ I Cộng Hòa nước Việt Nam.

Giáng Sinh năm 1971, Việt Cộng vi phạm lệnh hưu chiến, tấn công hàng loạt vào căn cứ quân sự Năm Căn. Đêm Giáng Sinh, chúng tôi phải lao mình vào rừng U Minh hãi hùng, ngăn chận từng tiếng súng hiểm ác của kẻ thù.

Giáng Sinh năm 1980, chúng tôi ngồi sát vào nhau trong trại tù Xuyên Mộc, trong đêm tối lặng thầm, khe khẽ đọc lời kinh nguyện cầu dâng lên Chúa. Và 25 Giáng Sinh đau thương... cả nước Việt Nam chìm ngập tối đen trong chế độ Cộng Sản.

Chỉ có 8 mùa Giáng Sinh ở Mỹ, tôi đã thật sự hưởng trọn vẹn niềm vui tuyệt diệu. Đó là những mùa Giáng Sinh thật ấm áp và nồng nàn nhất trong cuộc sống của tôi.

PHẠM HỒNG ÂN
(San Diego, 12/12/2000)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,065,653
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến