Hôm nay,  

Tưởng Như Là Thiên Đàng

26/11/200200:00:00(Xem: 193158)
Người viết: Hạ Thanh
Bài tham dự số 101\VBST

Đến Mỹ theo diện HO hiện định cư tại San Jose


Hắn thở dài, cố nén cơn giận đang dâng lên làm nghẹn cổ.

"Ông phải nhớ, ở đây là nước Mỹ, là đô la làm chủ."

Bên tai hắn vẫn còn văng vẳng lời nói dằn từng tiếng của "ông chủ".

"Mình có làm gì sai đâu"" Hắn tự kiểm điểm. Có lẽ hắn quá chậm chạp nên chủ của hắn bực mình.

Hắn đến nước Mỹ cùng với vợ và sáu đứa con theo diện H.O.. Ngày mới đến người bạn đãi ăn, hắn đã nghe một đồng hương nói:

"Các anh sướng quá mà. Đi sang Mỹ bằng máy bay bô-inh (Boeing). Đến đây lại sẵn đủ cả rồi. Chẳng bù với chúng tôi. Vượt biên gian nan. Sống như lũ chó ở các trại tị nạn. Đến Mỹ thì bơ vơ lạc lõng."

Lúc đó hắn cảm thấy bối rối như một kẻ nhận được quá nhiều ưu đãi.

Nhưng hắn buồn cười khi nhớ lại những ngày trong các trại tù của Cộng Sản, các bạn tù thường pha trò "Đệ tử mở bửu bối của sư phụ ra, thấy hai chữ "nhẫn nhục."

Khi đến nước Mỹ, hắn đã quá ngũ tuần. Ở cái tuổi "Khó kiếm việc làm và không đủ tiêu chuẩn hưởng tiền già". Trong suốt cuộc đời của hắn cho đến hôm nay, hắn chưa có một cơ hội để xây dựng cuộc đời. Hai mươi năm mài đũng quần trên ghế nhà trường. Mười năm trong quân đội. Bảy năm trong lao tù. Mười lăm năm lận đận với nghề phu xe. Hắn nhớ lại ngày hắn trở về từ lao tù, hắn đã khóc thầm khi nhìn cảnh nheo nhóc của vợ con.

Vợ hắn, với hai bàn tay trắng khi hắn vào tù, đã phải quá vất vả buôn bán đầu chợ cuối chợ để nuôi con và nuôi hắn trong tù. Hắn về với gia đình mà thấy mình vô dụng. Hắn chẳng có nghề nghiệp, vốn liếng để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Đã thế hắn còn bị tên Công an khu vực canh chừng hằng ngày. Cũng may, một người bà con cho hắn mượn 3 chỉ vàng để mua một chiếc xích lô. Thế là ngày ngày hắn gò lưng lấy gân sức đạp xe. Bao sức lực còn lại sau bảy năm tù hắn xử dụng hết, mong kiếm được chút ít tiền để phụ giúp gia đình. Hắn sợ nhất là các bà khách mập. Nhiều cuốc xe chở hai bà khách mập lên dốc cầu làm hắn đứng tim. Đã thế mấy bà còn cười ỏn ẻn:

"Ông này chắc cũng úy tá gì đây."

Lòng hắn se lại nghĩ thầm:

"Cũng may không có ông tướng nào hành nghề phu xe."

Tuy vậy, lúc đó hắn cảm thấy thoải mái vì nghề phu xe, một nghề tự do trong một xã hội mà hắn đang bị kềm kẹp. Nhưng dù hắn có cố gắng hết sức, đời sống gia đình vẫn không khá hơn. Vợ chồng con cái đầu tắt mặt tối vẫn không đủ ăn. Cuộc đời tưởng như chìm trong vũng bùn lầy. Mặc dù đôi lúc hắn vẫn tự an ủi, hắn may mắn còn đủ vợ con khi ở tù về.

Thế rồi bỗng một tia sáng chợt ló ra trong đêm đen. Một cái phao nhấp nhô trên biển cả. Gia đình hắn có cơ hội đi Mỹ theo diện H.O. hắn vội ôm chặt lấy chiếc phao. Cầu mong cho tia sáng nở rộ ra. Vùng đất tự do. Và sau bao gian nan vượt qua các cửa ải, gia đình hắn đã đến được đất hứa.

Đến nước Mỹ, hắn nhận ra nước Mỹ dành riêng cho tuổi trẻ. Cơ hội để tiến thân, làm lại cuộc đời có quá nhiều. Đúng là miền đất hứa. Nhưng với hắn, hắn lại thấy bất lực. Hắn cố gắng trong các lớp ESL, vì hắn biết rằng khả năng Anh ngữ là chìa khóa để kiếm được dóp ngon. Hắn đã ghi danh vào đại học cộng đồng. Nhưng lực bất tòng tâm, lúc nào hắn cũng than phiền sao mà người Mỹ nói nhanh thế.

Hắn tính ra, muốn qua cây cầu Anh ngữ để nghe và hiểu được các xướng ngôn viên ở các đài Radio và TV, hắn cũng phải mất 7 năm. Rồi 2 năm để lấy một cái bằng technician, nấc thang chót để bước có thể vương lên. Nhưng để làm gì, với mái tóc bạc, cặp kính lão, chân tay run run. Nhìn lớp học, 3 anh già địch với 25 anh trẻ. Ôi tỉ lệ quá chênh lệch. Thế là hắn bỏ cuộc, nhường lại cho tuổi trẻ dấn thân.

Hắn đã kinh qua nhiều nghề, từ phụ bếp ở nhà hàng, phụ bán ở chợ trời, phụ cắt cỏ, phụ nghề xây dựng. Hắn chỉ có khả năng làm thợ phụ. Hắn cũng chỉ có khả năng làm thợ phụ cho các ông chủ đồng hương "ưu tiên dành cho H.O. mới đến", với đồng lương chẳng giống ai.

Hắn sợ nhất ai gọi hắn là "Ông thày". Hai tiếng ông thày chỉ làm hắn đau nhói. Hãy quên đi, coi như chúng ta chưa từng gặp nhau. Chiến đấu bên nhau. Hãy quên đi dĩ vãng. Nước Mỹ đã dơ tay để vực hắn dậy. Hắn tưởng mình sẽ được ưỡn ngực ra để nhìn đời, mặt hướng lên và lòng phơi phới, cười ngạo nghễ. Nhưng không, ở trong cái xã hội đồng lương, hắn luôn cảm thấy là người thua cuộc. Những kẻ sống nhờ Welfare. Những kẻ làm cho người khác phải trả thuế cao hơn.

"Trâu chậm uống nước đục". Thấm thía. Ai nào muốn mình là trâu chậm. Mà cũng chỉ những con trâu già mới chậm, và cũng chỉ vì thấm nhuần câu "Kỷ luật là sức mạnh" nên cả lũ hắn bị lùa vào tù. Để rồi hôm nay trở thành giai cấp H.O., một giai cấp mang nhiều hương vị của cảnh "bùn lầy nước đọng." Một giai cấp mang nhiều bi tráng trong một thiên dàng nước Mỹ.

Hắn nhớ lại khi còn là phu xe, một lần hắn đã ứa nước mắt khi chở một "huynh đệ chi binh" hành khất "bại tướng cụt chân". Tình cờ họ gặp nhau. Người phu xe khóc và người hành khất khóc. Khóc cho cái gì" Cho thân phận" Cho sự bẽ bàng" Nước mắt họ trào ra tuy miệng cố cắn chặt, cương nghị. Người hành khất cầm tay hắn, gọi hắn là "Ông thày". Hắn thấy nghẹn ngào tủi hổ. Nhưng hắn cũng thấy ấm lòng khi bàn tay người hành khất xoa nhẹ lên bàn tay của hắn. Ôi một chút an ủi và cảm thông.

Hắn cảm ơn nước Mỹ đã cưu mang hắn. Không cần biết vì lý do gì: Lòng nhân đạo, lòng trắc ẩn, hay vì một tính toán cho quyền lợi nước Mỹ" Hắn cám ơn nước Mỹ đã đào tạo được các công dân lúc nào cũng có nụ cười trên môi, tinh thần giúp đỡ ở các nơi hắn phải đến. Hắn cảm ơn nước Mỹ đã cho các con hắn có cơ hội để tiến thân. Nước Mỹ đã cất cho hắn hai gánh nặng: lo ăn, lo mặc cho con, hắn chỉ còn lo cho con nên người.

Cái tinh thần đô la làm chủ, hắn chỉ thấy trong xã hội đồng hương. Một xã hội mà hắn không thể tách rời ra được. Hắn chỉ cảm thấy an lòng khi ở trong xã hội đó. Không thích nhau đấy nhưng lại tìm ngồi gần nhau trong các lớp học, trong các cuộc hội họp ở nhà trường hay tong các nơi công cộng có sự hiện diện của đa chủng. Thật buồn cười. Chúng ta là đồng hương nhưng không đồng lòng. Chúng ta đã không đồng lòng chỉ vì người đến sau được đi bằng máy bay bô-inh tối tân, đến định cư ở những nơi đã có sẵn món phở, rau giá, rau muống.

Hắn lại cảm nghiệm thấy hắn đang bước dần vào ốc đảo cô đơn, ngay trong xã hội đồng hương và ngay trong gia đình hắn. Ốc đảo cô đơn thật lạnh lùng, khắc nghiệt, âm thầm chiếc bóng.

Nước Mỹ lo trợ giúp cho bao nạn nhân đói khổ trên thế giới. Hằng năm, dân Mỹ bỏ ra cả trăm tỉ đô la cho công tác từ thiện ở các nước nghèo đói. Người Mỹ giầu lòng nhân từ. Nhưng hắn rùng mình, gai gai lạnh khi đọc tin một bà cụ ở trong viện dưỡng lão bị kiến lửa đốt chết. Bà cụ bị hơn 1650 mũi kiến lửa chích. Và hắn thấy lo sợ.

Cứ ngày nào thời tiết trắc trở, nhiệt độ lên cao quá hay hạ thấp quá là cũng có tin vài cụ cao niên âm thầm ra đi trong cô đơn, vắng bóng con cháu, trong các viện dưỡng lão. Hắn đang đi dần đến viện dưỡng lão, nơi giải đáp cho đời sống các vị cao niên. Nước Mỹ là thiên đàng của tuổi trẻ. Hắn biết vậy. Nhưng cứ bị ám ảnh bởi cái viện dưỡng lão, nên hắn sống thật nhẫn nhục, thầm lặng, không dám to tiếng để bám lấy hơi hám không khí gia đình. Cái không khí hắn thèm muốn như trước đây hắn thèm muốn, khát khao không khí tự do.

Hắn lại thèm nói tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt mến yêu, với con, với cháu. Hắn sợ tiếng Việt đang mất dần ở đất Mỹ, như sự mất dần của tiếng sáo diều vi vu trong gió ở làng quê. Hắn nhớ lại một bà giáo Mỹ đã nói với hắn (qua thông dịch) trong ngày đầu tiên hắn đưa con đến trường, khi hắn nhờ bà giáo dạy con hắn tiếng Mỹ:

"Ông đừng sợ con ông không rành tiếng Mỹ. Ông nên sợ con ông sẽ quên nói tiếng Việt."

Bây giờ hắn cảm thấy thấm thía.

Ôi cứ tưởng là Thiên đàng. Xét cho cùng, nước Mỹ chỉ là một Thiên đàng hạ giới. Làm sao toàn bích được. Hãy sống với cái mình có. Hãy cứ hãnh diện mình là một H.O. trong xã hội đồng hương. Nó bừng rộ trong một thời điểm và đang tàn rụi dần theo năm tháng. Và rồi, cũng chỉ là vang bóng một thời, của những kẻ như hắn, khi quẫn trí lại cười khà mà ngâm lên câu thơ:

"Lũ chúng ta đầu thai lầm "thập kỷ"".

San Jose 25-6-2000
Hạ Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,679,638
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến