Hôm nay,  

Tiến Sĩ Mô Sân

13/03/200100:00:00(Xem: 250110)
Bài tham dự số 196-VB1209

Tác giả hiện là kỹ sư cơ khí làm cho Boeing, Houston. Gia Đình: Vợ và hai con gái. Bài viết sau đây được chính tác giả chú thích như sau: "Quyền làm xếp là quyền gây nhiều nguy hiểm nhất ở xã hội Mỹ. Nó làm con người sẽ thay đổi, tạo nhiều kẻ thù. Khi làm lớn hay làm chủ xin đừng hống hách, kiêu ngạo và thô bỉ. Sẽ để thù oán muôn đời. Tôi có được nghe nhiều chuyện quái ác về những xếp Việt và chủ nhân ông. Câu chuyện thật, tôi viết để chia sẻ đến các xếp. Hy vọng rằng xếp có giờ, đọc lại một lần nữa."



Tôi phải viết nhiều về ông vì tôi biết không ai sẽ biết tới ông. Lịch sử khoa học cũng sẽ không đề cập tới cuộc đời của ông. Nước Mỹ vô ơn sẽ không nhớ tới những việc ông làm. Dân tộc ông chắc chắn cũng sẽ quên ông, ngay cả khi ông...chưa mất.
Tôi đã có may mắn được gặp ông và làm việc với ông hai tuần hơn, nên có cơ hội biết thật nhiều về ông. Ông là Tiến sĩ Mô-Sân Kha-Ti-Blu (Mohsen Khatiblou), người Mỹ gốc Iran, hiện đang làm cho hãng Boeing, thành phố Huntington Beach, thuộc tiểu bang California.
Trung tuần tháng 7 năm 1998, một trong những trung tâm lớn của hãng tôi ở nam Cali cần nhiều chuyên viên về ngành tôi làm. Structure Analyst. Họ cần tính sức chịu đựng của một hoả tiễn mới, có tên Delta 4. Chương trình hoả tiễn Delta đầu tiên khởi xướng bởi hãng McDonnell Douglas, sau hãng Boeing mua đứt McDonnell Douglas và bỏ thêm nhiều tiền nghiên cứu, chế ra hoả tiễn Delta 4. Delta là hoả tiễn không người lái có nhiệm vụ mang vệ tinh lên không gian. Delta 4 sẽ là hoả tiễn lớn nhất trong lịch sử. Nó có khả năng mang hơn 29000 cân Anh trọng lượng vào không gian. Trong khi hoả tiễn Delta 3 chỉ nâng nổi 8400 cân Anh. Chính phủ Hoa-Kỳ đã ký hợp đồng trả Boeing hơn 21 tỉ đô-la làm 11 hoả tiễn Delta 4 để đưa hơn 50 vệ tinh viễn thông vào không gian.
Giữa hè, trời Houston nóng như thiêu. Trong nhà, trong xe và ngay cả trong...hồ tắm cũng cần máy lạnh. Mấy cụm hoa hồng quanh nhà tôi ra bông chỉ to bằng nửa trái chanh. Gia đình tôi đang sửa soạn cho Quỳnh-Thy, con gái đầu lòng của chúng tôi vào daycare. Lần đầu tiên phải rời mẹ, cháu thật nhiều bỡ ngỡ, cần nhiều khuyến khích và ôm ấp. Chở cháu tới trường, tôi ngâm nga sửa lại mấy câu văn của Thanh-Tịnh, học ngày còn thơ:
"Buổi mai hôm đó là một buổi mai đầy hơi xăng và máy lạnh.
Mẹ tôi dắt tay tôi đi trên con đường đầy xì-tốp sign."
Tôi vào sở chưa kịp coi E-mail thì nhận được lệnh sửa soạn hành lý qua Cali làm, thời gian từ ba tháng tới một năm.
Bất cứ người Việt tha hương nào được tới Nam Cali, làm ngay cuối đường Bolsa, ăn ở...free trên đường Beach thì thật...thần tiên. Hãng bảo đảm bao ăn, bao ở và bao cả người quét dọn nhà cửa. Tôi ngồi nghe cô thơ ký giảng giải kỹ lưỡng: $1350 tiền ăn và $3200 tiền mướn nhà cho mỗi tháng mà sướng...rêm mái đìu hiu. Cô cười cười, nháy mắt tôi dặn dò:
"Xài hơn thì mới cần có receipt. Mé mé cho qua luôn."
Đã thế chưa hết, tiền mướn xe, tiền đậu xe và cả tiền xăng đi làm hãng cân tuốt. Long distance hay short distance, dry clean lẫn wet clean cũng...tới luôn bác tài. Làm ở Cali, tôi phải đóng thêm thuế của tiểu bang. Chuyện nhỏ, hãng đóng luôn cho. Cô buồn buồn nhắn nhủ thêm:
"Cứ mỗi 28 ngày ở Cali, nếu nhớ Houston muốn về thăm...xếp, cứ việc mua vé máy bay bằng credit card của hãng."
Hôm đó tôi thấy cô thật đẹp dù rằng cô đã hơn...năm nhăm.
Vợ chồng tôi vội đóng cửa nhà, chạy vào daycare đón con và dông tuốt ra phi trường mà không hề nói một lời... dù chỉ một lời không đáng chi.
Hình như có linh cảm, xếp tôi có tặng tôi một cẩm nang trước ngày lên đường:
"Qua Cali làm, đứa nào có...cà chớn với you, thì you cứ cà chớn lại gấp mười lần. Nhớ rõ một điều: Cali mượn you xài đỡ nên không ai ở Cali có quyền đuổi you. Nếu không thích, họ chỉ có quyền gửi trả you về Houston lại thôi. You không thích làm ở đó dù bất cứ lý do gì, cứ việc mua vé, bay về Houston."
Ngồi êm ái trên chiếc Boeing 747, vừa ngắm trời Cali tôi vừa nhủ thầm:
"Cali thật đẹp. 1350 đô tiền ăn cộng 3200 đô tiền nhà, rồi thêm tiền mướn xe, tiền đổ xăng, vé máy bay, nào điện thoại, nào giặt quần áo... khai hầm bà làng cộng lung tứ tung, tôi cũng góp cả hơn bẩy xấp một tháng, chưa kể lương. Cali thật đẹp. Dù người Cali có...gấu cách mấy tôi cũng phải nhắm mắt bỏ qua vì Cali qủa thật đẹp."
Tôi tới Nam California đúng ngày đầu của tháng 9. Trời Cali đã chuyển thu nên rất dễ chịu. Cây cỏ đẹp và xanh rì như bẩy ngàn đô-la của tôi.
Phi trường Los Angeles luôn tấp nập và ồn ào. Hai cô con gái chúng tôi mặc dù giang hồ nhiều lần vẫn hay sợ chỗ đông người, bám chặt lấy chân mẹ. Cả nhà tôi đều nôn nao như những ngày Việt cộng sắp...đổi tiền. Cô gái út, Quỳnh-Trâm nhí nhảnh hỏi tôi:
"Con thích Cali. Bố có thích Cali không""
Chín tháng đầu làm có lẽ là chín tháng nhiều gặt hái và thành công nhất của tôi. Tôi làm liên tục hơn mười tiếng một ngày, năm ngày một tuần. Ngày thứ bẩy tôi chỉ làm nửa buổi. Tôi không bệnh, không mệt và nhiều lúc không trả lời điện thoại. Tôi may mắn đã gặp những người bạn, thật Việt nam, đã sốt sắng giúp đỡ tôi trong sở làm dù khác nhóm. Họ là những người tôi không thể quên mỗi lần nhắc tới Cali. Anh Tấn, anh Trung, anh Bình, anh John Lê, Chính Đỗ và nhất là Kevin Lê. Tôi qúy Kevin Lê như những người anh em ruột thịt.
Những ngày cuối tuần, tôi chở gia đình đi khắp phố trong Tiểu Saìgòn. Tôi viếng tất cả quán ăn dù lớn, dù nhỏ. Từ Mì La-Cay cho tới Uyên-Thi Quán, qua Bò Bẩy Món Ánh-Hồng tới cơm tấm Trần-Qúy-Cáp, vào Kim-Sư hay Song-Long, Thành hoặc Gia-Hội, Mắm và Rau, nơi nào gia đình tôi bốn người cũng đều có mặt. Con gái tôi dù chỉ lên ba, khi ăn hột vịt lộn Long-An cũng đòi phải có rau dăm.
Vợ tôi lại là tay quốc thủ về nấu nướng. Tiểu Sàigòn đúng là chỗ để nàng thi thố tài năng. Tôi và các con tôi được thưởng thức đầy đủ những đồ tươi ngon qua các chợ ABC, Bolsa, hay Bến Thành. Những món quê hương như cá nục kho, bún cá thu ngừ, bánh canh giò heo, bún bò được nàng mắm muối thật khéo léo và đậm đà. Nhạc sĩ Phạm Duy yêu quê hương qua những câu hò. Tôi yêu quê hương qua những...tô cháo lòng chấm mắm tôm của người vợ yêu thương.

Tôi đang sống trong cái thiên đàng mà Bác và đồng-chí gái Nguyễn-thị Minh-Khai vẫn lang thang, vớ vẩn đi tìm khi còn sống thì tôi gặp...ông. Tiến sĩ Mô-Sân. Người của khoa học và tai ương.
Lần đầu tôi gặp ông, ông đang mở lớp huấn nghiệp Mechanica. Ông dáng người to lớn với vầng trán rất cao và rộng. Khuôn mặt ông thật hiền từ, đầy học thức. Nếu ông đi tu, tôi chắc chắn tín đồ của nhà thờ ông sẽ đánh nhau bể đầu để giành chỗ ngồi gần. Ông đã gần sáu mươi, ăn mặc đơn giản lại ít tắm nên lúc nào người cũng bay mùi, không cần dùng nước hoa mắc tiền.
Trong những công ty lớn ở Hoa Kỳ, thường có tổ chức những lớp huấn nghiệp thêm cho nhân viên. Những lớp này gọi là training class. Người dậy có thể là một giáo sư từ trường ngoài vào, cũng có thể từ những chuyên viên nhiều kinh nghiệm của công ty khác tới hay chính từ công ty mình đảm trách. Lớp dậy Mechanica là một lớp rất hay và đòi hỏi nhiều trình độ.
Trong ngành tôi làm có một phương pháp tính sự chịu đựng của vật thể rất được những hãng lớn ưa áp dụng. Những hãng nhỏ vì không đủ tiền và phương tiện nên thường dùng những cách tính đơn giản hơn. Phương pháp này tiếng Anh gọi là Finite Element Analysis, viết tắt FEA. FEA là phương pháp chia vật thể mình muốn tính ra làm thật nhiều ngàn mảnh nhỏ rồi lợi dụng khả năng tính nhanh của máy điện toán để tìm ra những lực phân bố trên vật thể đó.
Muốn dùng FEA việc đầu tiên phải dựa trên kích thước của vật thể để làm ra model, thường gọi là FEM viết tắt từ chữ Finite Element Model. Có thể nói FEM là cửa ngõ đầu tiên khi muốn dùng FEA. Có nhiều hãng viết những program để làm model. Một trong những program đó là Mechanica. Tôi không biết nhiều về Mechanica, nhưng tôi biết rành hai program khác thông dụng hơn, có tên là Ideas và Patran. Việc ông đang làm cần dùng đến Patran. Ông không biết Patran nên hãng gửi tôi tới giúp ông.
Lớp ông dậy, thật khiêm nhượng chỉ có ba nhân viên tham dự. Họ đều mới được mướn nên chưa biết nhiều về ông. Sau này Kevin tội nghiệp vào dự một vài lần rồi thăng. Tôi có nghe Kevin kể ông không tin những model do chính y làm. Mặc dù Kevin lập lại nhiều lần, ông vẫn ngây ngô giả điếc, hỏi Kevin lấy model từ đâu.
Tôi chưa kịp lên trình diện thì ông đã gọi xuống thăm dò. Linh cảm cho tôi biết những ngày vui đã qua. Lúc đó tài chánh trong công ty bị "hít" nặng, chỉ có việc ông làm vẫn đầy overtime. Vậy mà tất cả kỹ sư trong nhóm cũ tôi làm đều từ chối khi ông hỏi. Họ đều biết về ông nhưng vì lịch sự nên không ai cho tôi hay. Đây cũng là một điểm đặc biệt khác hẳn giữa người Mỹ và Việt trong sở làm. Tôi không hiểu đó là tính lịch sự hay lòng ích kỷ.
Tôi cần thêm hai ngày để làm xong việc cũ. Ông dễ dãi nhận lời sau khi gọi nhiều người hỏi thăm cho chắc. Hôm sau, tôi đang ngồi làm thì một kỹ sư người gốc Ấn-độ tới hỏi tôi về ông. Khi biết chắc tôi sẽ làm cho ông, anh ta không nói gì chỉ chắp hai tay cúi lạy tôi. Mọi người chung quanh đều ngạc nhiên.
Hôm đó tôi biết tôi gặp nạn.
Mỗi dân tộc, mỗi mầu da có một cá tính đặc thù riêng biệt. Dĩ nhiên có nhiều cái tốt đẹp, nhưng cũng có không ít cái xấu bị coi là có tính tiêu biểu.


Những định kiến bôi bác từng sắc dân có thể kể đại loại như sau: Người Mỹ trắng thường tôn trọng tự do cá nhân lại có máu ích kỷ nên tránh đụng chạm với mọi người. Họ chỉ la to khi quyền lợi mình bị xâm lấn. Ngoài ra, sống chết mặc bay. Mỹ đen thì lười lại đầy mặc cảm. Mễ ngu và đần. Ấn-độ, hay Cà-ri, thì theo chính sách "trên đội dưới đạp"Ï, lúc nào cũng muốn làm xếp. Người Hoa siêng năng nhưng chết nhát. Người Việt đầu mình bôi đầy mỡ, chỗ nào chui cũng lọt. Riêng những người vùng Trung đông, loại Ả-rập, nhiều nơi bị gọi là...Rệp, có đầyï thủ đoạn và ăn nói rất...mất dậy, nhất là khi làm lớn. Tiến sĩ Mô-Sân cũng không ngoại lệ, cho dù ông có hai bằng tiến sĩ từ một đại học đã một thời nức tiếng của Hoa-Kỳ. University of California at Berkeley.
Mười năm trước Tiến sĩ Mô-Sân đã từng làm xếp lớn. Ông cai quản một nhóm hơn hai mươi người. Ông làm nhiều lầm lỗi nên bị cách chức và đẩy qua nhóm khác, hoàn toàn khác ngành làm của ông. Mục đích của hãng làm ông chán nản xin nghỉ. Ông mặt dầy, ở lì chịu đấm ăn xôi. Boeing cũng không dám đuổi sợ ông "xu". Một kỹ sư trẻ, gốc Đài-Loan, tên Thomas Fung lên thế. Thomas cũng đã bị ông tặng nhiều đau khổ. Y hậm hực kể tôi nghe chuyện xưa:
"ÄKhứa biết tôi mới ra trường, cần phải có việc làm để được ở lại Mỹ nên tha hồ phỉ nhổ tôi. Vợ tôi phải khóc hằng đêm, khuyên tôi nhịn nhục để được ở lại. Tôi ôm đứa con gái đầu lòng thề hy sinh cho tương lai nó. Tôi phải tập nghe khứa chửi vô lỗ tai này đẩy nó ra lỗ tai kia. Phải đợi bốn người trong nhóm tôi xin nghỉ việc, hãng mới thấy, tống khứa qua chỗ khác."Ï
Vào nhóm mới, ông chỉ là một chuyên viên thường. Họ để ông ngồi chơi sơi nước một góc. Nhớ lại thời huy hoàng ngày xưa, ông hay bầy vẽ chế chuyện, kiếm người về... đục trả thù đời. Người xếp mới làm khác ngành, chẳng biết mô tê, cũng có thể vì muốn yên chuyện, nhắm mắt ký bừa.
Chỉ sau một ngày làm, ông dở trò...thô bỉ với tôi ngay. Công việc của ông thật ra chả có gì khó khăn. Tôi đã làm cả chục lần hơn, còn khó gấp bội. Nhưng ông chế đủ kiểu tính toán để hành hạ tôi cho thoả tự ái làm xếp.
Hoả tiễn Delta 4 cần dựng thẳng đứng lên trời trước khi phóng. Muốn tiết kiệm tiền, Boeing dùng dàn dựng cũ của phi thuyền Appolo ngày xưa. Tất cả model đều có sẵn, chỉ ráp vào rồi cho computer tính là xong. Một điều ngoắc ngoéo là dàn dựng qúa cũ nên bản vẽ bị thất lạc. Do đó ở những chỗ ráp nối giữa hỏa tiễn và dàn dựng phải qua Florida coi mới biết. Ông là người duy nhất bay qua Florida nên tha hồ về... chơi tôi.
Ngày đầu, ông nói tôi về những chỗ ráp nối. Tôi y lời làm theo, để hôm sau mang trình ông. Ông bắt tôi ngồi chờ ông đọc cả tiếng rồi quăng vào thùng rác ngay trước mặt nói:
"Cái này là một bãi c...c lớn, tất cả chỗ nối đều sai"Ï
Tôi không ngờ ông qúa...mất dậy như vậy. Nhưng kiên nhẫn đưa đề nghị:
"Có lẽ vì ngôn ngữ khác nhau nên tôi hiểu sai, tôi muốn ông viết ra rõ ràng về những chỗ nối để làm theo."Ï
Ông nói ông rất bận, không có giờ viết. Tôi đưa đề nghị khác:
"Vậy tôi sẽ viết và muốn ông coi rồi ký nhận. Ông không có giờ viết nhưng chắc phải có giờ ký."Ï
Hôm sau, tôi lại lên trình ông những gì tôi làm theo bản giao kèo ký nhận giữa hai chúng tôi.
Ông cũng lại bắt tôi ngồi chờ để rồi lại quăng vào thùng rác, chửi thề như xưa.
"Cái này là một bãi c..c lớn, tất cả chỗ nối đều sai."Ï
Tôi hỏi ông chỉ chỗ sai. Ông nói:
"Công việc của anh là phải đi tìm bản vẽ, coi lại những chỗ nối để biết đúng sai chứ không thể dựa vào bản giao kèo này."Ï
Rồi ông tự động xé bản giao kèo. Ông đưa tôi một số tên kỹ sư ở Florida nói tôi gọi hỏi họ. Tôi biết ông dở trò vì không ai ở Florida có dư thì giờ đi tìm bản vẽ hay ra dàn dựng coi cho tôi. Nhưng tôi cũng nhận và về gọi cho qua ngày. Hai ngày sau, không thấy động tĩnh gì cả, ông gọi xuống hỏi tôi. Tôi trả lời rằng Florida nói phải cần ít nhất một tháng tìm bản vẽ, giờ tôi đang đợi. Ông ức lắm vì thấy kế không thành. Ông vội tung chiêu khác, cho tôi thêm một số tên kỹ sư đã từng có nhiều thù hận ở ngay trong sở. Tôi tương kế tựu kế, hôm sau lên... chơi nhẹ ông:
"Họ đều nói với tôi ông là một thằng điên nên mới gửi tôi tới hỏi họ những việc ở Florida. Họ dặn tôi, yêu cầu ông đừng quấy rầy họ nữa."
Tôi sung sướng khi thấy tay ông rung lên vì giận. Ngồi một lúc cho...hạ hoả, ông nói tôi về in cho ông hình của model. Tôi về in hình model nhìn ở ba chiều trong không gian. Ông khó tánh đòi coi từng chiều một. Tôi in gần hai chục kiểu rồi gửi E-mail lên biếu không. Ông cự nự một ngày chỉ đọc E-mail một lần duy nhất lúc 7 giờ sáng. Ông muốn tôi mang lên tận chỗ trình. Tôi trả lời:
"Một ngày ông đọc E-mail một lần hay mười lần đó là chuyện của ông. Tôi gửi E-mail cho ông, coi như là xong. Ông không coi hôm nay thì sáng sớm ngày mai coi. Tôi là kỹ sư chứ không phải là thơ ký. Yêu cầu ông đừng chơi tôi nữa."Ï
Nhưng ông không ngừng, vẫn thích... play game. Hết chơi trò in hình, ông lại giở trò tính gió. Ông bảo cách tính lực của gió ép vào hỏa tiễn Delta 4 của tôi không thực tế.
Trong ngành tôi làm có nhiều thứ không thể tính chính xác được. Chỉ dựa vào giả thuyết và lấy trường hợp trọng yếu nhất để tính. Sức gió là một thí dụ điển hình. Không ai có thể biết được vào giờ đó, ở độ cao đó, gió sẽ thổi với tốc độ nào và từ hướng nào tới. Có lẽ chỉ Thượng Đế và...ông mới viết được phương trình tính sức gió hoàn toàn chính xác.
Ông đưa tôi một xấp giấy chằng chịt đầy những số và bắt tôi đánh vào computer theo quy tắc ông dặn. Ông còn nhắn nhủ thêm:
"Cái program của tôi sẽ vào đọc những số này để tính ra sức gió. Nó là những dữ kiện thực, lấy từ sở khí tượng bên Florida. Việc này là việc kỹ sư chứ thơ ký không thể hiểu được những quy tắc của tôi. "Ï
Tôi cầm xấp giấy, hơn ba chục tờ, chán ngán vất vào một góc bàn. Cái trò bắt đánh số để chơi nhau, tôi đã nghe nhiều. Ngày ngày ông gọi xuống hỏi, tôi ầm ừ cho xong chứ nhất định không lên thăm. Tôi không lên ông thì ông xuống phá tôi. Một ngày ông xuống thăm tôi cứ mỗi hai tiếng. Không thấy tôi, ông để giấy tìm. Tôi khai bị đau thận nên thường phải đi thăm...lăng Bác luôn. Ông nói việc làm cần câu trả lời gấp không thể đi restroom nhiều.
Tôi nghĩ đã đến lúc phải cho...tên khùng này một bài học nên xầm mặt, cười gằn:
"Ông không cho tôi vào restroom, tôi sẽ đi ngay trên bàn ông. Tôi sẽ lên tường thuật lại tất cả cho xếp ông biết. Ông không cho tôi đi restroom. "Ï
Một người bạn, bác sĩ của mợ tôi gọi báo tin buồn về sức khỏe của người. Tôi biết đã đến lúc phải rời Cali. Tôi muốn làm một việc thiện cho mợ tôi và cho cả mọi người trong sở nên bỏ qua, không lên gặp xếp của ông.
Tôi lên cao hơn. Gặp xếp của xếp ông.
Sau khi nghe tôi kể, ông xếp lớn cầm điện thoại gọi ông xếp nhỏ. Tôi lại phải kể chuyện... một người điên trong thành phố một lần nữa. Ông xếp nhỏ lắc đầu, nhìn tôi hỏi thật...ngu:
"Ông ấy cũng vẫn không đổi tính. Vậy tại sao anh không khuyên bảo ông ấy" "Ï
Tôi tức giận, trả lời:
"Tiến sĩ Mô-sân đã gần sáu mươi. Ông đã tới cái tuổi ít chịu sửa đổi rồi. Vợ ông ta cũng chịu không nổi phải ly dị từ lâu. Người con gái duy nhất cũng phải sống xa ông. Tôi là cái gì mà có thể khuyên bảo ông ta. Tại sao ông là xếp lại không khuyên mà nói tôi khuyên" Ông ta ở dơ, không tắm tôi chịu được, nhưng cái miệng ông quá dơ tôi không kham nổi. "Ï
Tôi đưa đề nghị:
"Công việc này nếu một mình tôi làm chỉ cần một tháng đúng là xong. Tiến sĩ Mô-sân đòi đến ba tháng, lại phải có người giúp. Hãng nên đuổi ông ta để tiết kiệm tiền. Ông chả biết làm một tí gì cả. Chỉ có một mớ lý thuyết lộn xộn rồi chế chuyện láo lếu câu giờ."Ï
Hai ông xếp nhìn nhau yên lặng. Tôi biết họ muốn yên thân. Sợ ông "Äxu"Ï. Tôi bắt tay từ giã.
Người Mỹ rất ngại khi nói về chuyện riêng tư của người khác. Tôi không nể nên chơi xả láng. Nghĩ đến những người đã và sẽ khốn nạn vì ông, tôi để dành hơn ba ngày đi đến từng người kể rõ tư cách của ông. Tôi lên cả những xếp lớn đã từng có dịp làm chung để... xả xú-bắp. Tôi cứ theo cẩm nang của xếp tôi mà làm.
"Đứa nào có cà chớn với you, thì you cứ cà chớn lại gấp mười lần."Ï
Tôi lấy hai tuần lễ nghỉ hè để chở vợ con đi du lịch khắp California trước khi về Houston. Anh John Lê có gọi nói ông sẽ mướn người bạn của anh, tên Tài Lê vào thế chỗ. Tài muốn hỏi chuyện tôi về ông. Tài rất thành thật, bùi ngùi kể lại hoàn cảnh khó khăn:
"Tôi bị thất nghiệp gần tám tháng rồi. Khứa có chửi chắc cũng phải chịu thôi."
Tôi khuyên Tài:
"Vậy thì anh phải vào đây trước đã, ráng nhịn nhục rồi tìm nhóm khác nhẩy."
Tôi biết chắc Tài phải chịu nhiều uất hận lắm. Sau này, Tài có kể tôi:
"Khứa bắt tôi tính loạn xà ngầu, cả trăm lần hơn. Tôi cứ overtime mà giã đến hơn ba tháng. Khứa bị hãng cự xài nhiều tiền nên xuống dũa tôi. Tôi đã thủ trước, đưa khứa coi một danh sách thật dài những gì khứa bắt tôi làm. Khứa cứng họng. Giờ tôi đã nhẩy qua nhóm của Kevin rồi."
Tôi thật mừng cho Tài đã thoát nạn lớn. Mỗi người có một cách giải quyết riêng. Tôi không biết cách của Tài hay hơn của tôi hay không" Nhưng cách nào cũng cùng có một kết quả tốt. Làm ông...điên.
Ngày rời Cali, tôi có gặp lại Thomas Fung. Bắt tay tôi thật chặt, Thomas sung sướng nói tôi đã làm một việc mà y muốn làm bao năm nay nhưng không dám. Thomas ôm tôi nói rất hãnh diện khi y cũng là người Á-đông với tôi. Mối tình đồng châu đôi khi cũng thật nồng nàn và quyến luyến.
Tôi rời Cali vào cuối tháng 5 năm 1999. Houston mới vào hè nên thời tiết vẫn còn dễ chịu. Vào sở đi làm lại, tôi cảm thấy ấm cúng như có một sự che chở và bao bọc. Không đơn côi như những ngày đi hoang. Xếp tôi sau khi nghe tôi kể về Tiến sĩ Mô-Sân, rất tức ra lệnh tôi:
"Gọi dụ nó qua đây làm. Tao sẽ xếp bàn nó ở ngay trước restroom để mỗi ngày cho nó đếm nhóm mình đi mấy lần."
Tôi đề nghị thêm:
"Miệng ông ta rất dơ nên để bên trong, hợp hơn. "Ï

Houston, giữa Đông năm 2000.
Thân tặng bạn
Kevin Lê, Tài Lê và anh John Lê

Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,826,731
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả tuổi lục tuần, cựu sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, Viện Đại Học Đà Lạt, hiện là chuyên viên ngân sách cho Fairfax County, tiểu bang Virginia. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông từ 2004, “Lạc Lối Đến... Thiên Đàng:
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Cô sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp,
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô là nhân viên Sở Xã Hội San Jose từng được cử chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông,sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Tác giả hiện là cư dân vùng Little Sài Gòn, làm việc tại Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí Ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận Giải Chung Kết 2001,
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. đến Mỹ năm 1994, theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012, hiện là cư dân hưu trí tại Westminster.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2016. Hoàng Nga là tên thật. Bà sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ 1993-2008 rồi sang Mỹ, sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07-2012.
Tác giả cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Tác giả đã về hưu một nửa. Làm việc cho hãng làm máy bay. Hiện sinh sống tại Huntington Beach. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Ngôi Nhà Mới tại Quận Cam”,
Nhạc sĩ Cung Tiến