Hôm nay,  

Noel

13/03/200100:00:00(Xem: 163975)
Bài tham dự số 195-VB1208

Mùa giáng sinh đang tới là dịp để hồi tưởng nhiều đoạn đời, khi viết về nước Mỹ. Bài viết của Thiên Hương hôm nay gợi ý điều ấy. Cô Hương là con lớn một gia đình HO, chỉ vừa tới Mỹ 3 năm, hiện đã đủ khả năng coi về Process Engineering cho một hãng điện tử. Bài viết được chính cô chuyển đến Việt Báo bằng email.



Thời tiết đang bước vào đông, nên ông mặt Trời đi ngũ rất sớm. Mới có 5 giờ chiều mà phố xá đã lên đèn. Xe cộ nối đuôi nhau tìm chỗ để đậu vào parking lot của trung tâm thương mại South Cost Plaza. Đâu đâu cũng có những dãy đèn trang trí nhấp nháy vui tươi báo hiệu mùa Giáng sinh đang đến...

Phải mất đến 15 phút tôi mới tìm được một chỗ trống để de xe vào. Chúng tôi xuống xe khúm núm trong chiếc áo có nón, bước vào trong Mall. Cửa hàng nào cũng bày biện những mặt hàng trông thật đẹp mắt và có mùi thơm phức. Chỗ nào hầu như cũng có những hình ảnh của Chúa Hài Đồng, ông già Noel, cảnh tuyết rơi, đồ kim tuyến lấp lánh với nhạc giáng sinh thật vui tươi, nhẹ nhàng như toát lên một bầu không khí đầm ấm, đầy tình thương. Đi từ cửa hàng này sang cửa hàng kia y như lạc vào một thành phố nào đó mà nhìn hoài không thấy chán mắt vì các mặt hàng quá sức phong phú. Ở Mỹ, cái gì cũng rộng rãi, to lớn: nào là cửa hàng đồ chơi Barbie shop, nào cửa hàng Disney thật cứ như một thế giới Wonderland. Tôi cũng còn bị lôi cuốn, mơ màng, nói chi đến các trẻ con! Đứa nào cũng đòi cha mẹ mua cho chúng nếu không con gấu lông xù, thì cũng con Mickey mouse nào đó. Không Teletubbies thì cũng Pikachu hay Pokemon, Powerpuff girl, hoặc Hello Kitty. Ai ai cũng tấp nập mua sắm và xách về những túi đồ thật to, y như sợ rằng những ngày cuối của năm cũ chóng qua đi!

Trong khi các đứa nhỏ chạy tung tăng qua lại các cửa hàng, tôi tìm một băng ghế để ngồi nghỉ chân. Tôi lục trong giỏ mang ra một phong thư mà lúc chiều lấy vào chưa kịp xem. Mọi ngày khi nhận "mail", tôi không để ý lắm vì thường chỉ là những bill phải trả tiền, hay những tờ quảng cáo vớ vẫn, rất hiếm khi có được một lá thư viết tay như hồi ở Việt Nam. Lá thư tôi đang cầm đây được viết bằng tay, không có đề tên người gửi. Tôi vội mở ra đọc: thì ra là một thiệp giáng sinh đơn giãn tự vẽ với những dòng chữ như sau:

"Mong rằng ở nơi xứ sở phồn hoa đó, Hương vẫn giữ mãi được tâm hồn đơn sơ của ngày nào. Chúc Hương và gia đình một mùa giáng sinh an lành, đầy hồng ân Thiên Chúa. Ký tên: Soeurs Maria G. và Ana (nhớ lần gặp gở đặc biệt ... Noel năm xưa) "

Tôi vô cùng bàng hoàng vì đây là hai người mà tôi đã mang ơn suốt hơn hai mươi năm ròng! Nhìn hết thiệp vẽ đến dòng chữ, rồi lại đến phong bì, tôi không tìm ra được được điạ chỉ nào hầu có thể biết rằng nguồn gốc lá thư ấy từ đâu đến và tại sao lại đến được, ngoài dấu bưu điện ghi Dalat 25.11.2000 14.800 đồng. Tôi ngồi thừ ra, mắt hoa lên như đang xem một cuốn phim quay chậm:

"... Hôm ấy, đúng vào ngày Noel, tôi trốn trại về thăm gia đình. Ra đi từ lúc trời còn sương mù dày đặc, tôi không dám đi ra lộ chính vì sợ bị bắt. Tôi men theo con đường đất trong các làng mạc mà đi. Thời buổi đó phương tiện di chuyển còn thô sơ lắm, từ vùng này sang vùng kia thường đi bộ là chủ yếu, nếu khá lắm là chỉ đi xe đạp, và xe đò thì một hai ngày mới có một chuyến ra vào nên lúc nào chiếc xe cũ kỹ cũng phải đèo bồng vừa hàng hóa vừa người di chuyển thật thảm thương: đầu thì chổng lên, đuôi thì xệ xuống đất. Tôi cứ bước đều từ sáng đến chợp choạng tối trong một tâm trạng âu lo quên cả ăn uống. Đến khi trước mắt chỉ còn là một màu đen hòa với tiếng ếch nhái kêu rên rĩ, tôi hoàn toàn mất luôn phương hướng. Như "Thằng bé tí hon" (trong truyện khi bị cha bỏ rơi trong rừng, chỉ mong có ánh đèn leo lét, dù là nhà của ông Khổng Lồ ăn thịt người …..), tôi sợ đến muốn khóc, và cố đi thêm một đoạn nữa trong hi vọng tìm ra được một ngôi nhà nào đó. Cuối cùng thì tôi lạc vào một làng người Thượng (dân tộc thiểu số vùng cao nguyên). Tôi mạnh dạn gỏ cửa một túp lều tranh:

"Có ai ở nhà không""

Một người đàn ông Thượng ló đầu ra, thấy tôi vái 2 cái, nói gì tôi không thể hiểu. Tôi cứ đẩy cửa bước đại vào. Bên trong, ngoài ông ra còn có một đứa con trai độ 6 tuổi đang ngồi thổi lửa. Hình như cây củi ướt quá nên khói tỏa um đầy nhà, nhưng qua ánh lửa lờ mờ, tôi cũng có thể thấy sơ sơ bên trong. Ông ta đứng nhìn tôi từ đầu đến chân, có vẽ sợ sệt, tự chỉ vào ông, và nói:

"Fulrô" rồi lắc đầu xua tay.

Tôi không hiểu gì cả, cũng lắc đầu. Rồi ông lại chắp tay lạy tôi làm tôi càng không hiểu, vì cả hai không ai có một ngôn ngữ nào chung để thông cảm nhau được. Tôi nhìn lại tôi: lưng đeo ba-lô lính, mặc quần vải nhuộm đen, đầu đội nón lá, và ... đặc biệt chân đi dép cao xu làm từ vỏ bánh xe! Trông tôi có vẻ "cán bộ" lắm, hèn nào ông ta sợ tôi. Lúc này, lửa đã cháy lên, ông nói với đứa con trai cái gì đó, xong tôi thấy nó len lén lấy cây thánh giá đang treo trên tường và giấu ngay dưới rơm. Nó lấm lét nhìn tôi, và sau đó tiếp tục nướng con gì xỉa vào cây đũa thật thơm mùi cháy làm tôi cảm thấy đói cồn cào ruột và chảy cả nước miếng. Đến phiên tôi lại kêu ông ta, chỉ chỉ vào tôi và nói:

"Cán bộ", xong lắc đầu, xua tay.

Có lẽ chúng tôi đã hiểu ra sự việc. Oâng kêu đứa con: "Uldrin!" và chỉ vào tôi. Thằng nhỏ cầm cái xâu thịt đưa tôi. Tôi đói quá nên ăn ngấu nghiến: cái con gì hình thù giống con chuột lắm . . Đúng rồi, thằng Uldrin đang bắt 1 con khác trong cái rọ ra và xé bộ lông để chuẩn bị nướng! Tôi sợ quá, nhưng đói nên ăn vẫn ngon như thường. Aên xong, ông ta làm dấu nói tôi đi theo ông trong đêm tối khoảng nửa tiếng, và gỏ cửa một căn nhà. Có một người phụ nữ Việt ló đầu ra nhìn và cũng sợ sệt, mở cửa cho tôi vào, cúi đầu không nói gì. Tôi biết ý nên nói: "Thưa chị, cho em tá túc đở đêm nay, em không phải là cán bộ, chị đừng sợ". Chị ấy vừa nhìn tôi, vừa kéo tôi vào nhà, vì ngay lúc đó có một ánh đèn dầu xa xa đi tới. Chị chỉ vào gầm giường, nói tôi chui vào đó. Có tiếng gỏ cửa:

"Cho xét hộ khẩu đi. .. vẫn có hai bà thôi chứ" Không có ai lạ vào chứ" Có ông nào không" (cười nham nhở) . . " Dạ không". Khi tiếng hỏi đã đi xa, chị ấy lôi tôi ra và nói thì thầm:"Em phải im lặng nhé, nếu không chết cả đám!". Một hồi sau, chị kêu tôi xuống bếp, tự giới thiệu là Sơ Maria Goretti và người kia là Sơ Ana, dòng tu Mến Thánh Giá, bị ép buộc ra khỏi dòng để về . . đi lao động, nhưng hai chị là những người cuối cùng quyết không rời khỏi dòng. Chúng tôi ngồi lặng lẽ. Chị Maria đọc kinh, hát bài "Đêm Thánh vô cùng" và chia cho chúng tôâi mổi người một củ khoai lang luộc để . . ăn Reveillon đón mừng Chúa sinh ra đời. Lúc ấy là 12 giờ 15 đêm. Tôi cảm động, rươm rướm nước mắt. Thửơ đó, tôi chưa hiểu gì nhiều về Thiên Chúa, nhưng tôi cũng lẩm bẩm cầu nguyện theo hai chị: "Chúa đã đến thế gian làm người vì tội lỗi của nhân loại. Trong giờ phút này xin Chúa hãy tha thứ mọi tội lổi cho chúng con và cũng xin Ngài tha thứ cho họ, vì họ chưa biết Chúa! . .. Chúng tôi cứ ngồi như vậy trong thinh lặng, đến 4 giờ sáng thì Sơ Maria dúi vào tay tôi ít tiền, mở cửa chỉ đường cho tôi đón xe đi về. . .

Sau này khi tôi tự đi tìm học giáo lý và xin được chịu phép báp-têm cũng vào ngày Noel nhưng sau đó 5 năm, tôi đã lấy tên thánh là Maria Goretti để tưởng nhớ việc làm của hai chị ấy. Rồi từ ngày đó đến nay tôi không được gặp lại các chị ấy nữa. ..

"Mẹ ơi, thưởng cho con một con Barbie này nhé! Con thương mẹ lắm (nịnh!) Sao mẹ không mua gì cho mẹ hết vậy"

Tiếng gọi của con gái tôi đã đưa tôi về thực tại. Chẳng là vì tại hôm nay tôi có hứa với nó sẽ cho nó một món quà, sau khi đã Check Mark những Items mà nó đạt được nguyên trong tháng: nào là phải ngoan, dạ thưa với ông bà, làm homework, ăn uống không phí phạm, dọn dẹp áo quần gọn gàng . . Tôi muốn nó phải như vậy để nó biết quý những món đồ chơi mà nó có được, cũng phải "khổ lắm" mới có, có lẻ vậy, nên nó biết thân phận, ráng phải là "good girl", nếu không thì cũng mệt mỏi la hét nó!! Aáy vậy mà nó vẫn còn mơ Santa Claus sẽ đến cho quà vào Christmas Eve, và mang đôi vớ treo ngoài cửa nữa chớ! Tuổi trẻ thật là hồn nhiên!

Còn tôi, tôi cũng mơ . . .Santa Claus đến, nhưng không phải đến để cho tôi món quà: Tôi cảm thấy rất đầy đủ rồi, măc dầu từ ngày sang Mỹ đến nay tôi chưa hề mua cho chính tôi một bộ áo quần nào. Ai cho gì tôi mặc nấy, nên có khi bạn bè hỏi tôi mặc size mấy (nhìn nhìn) size con nít 12" Hay size người lớn Petite, 2, 4 " tôi xin chịu vì tôi không biết thật. Tôi rất bằng lòng với hiện tại mình đang có và tôi không đòi hỏi gì cả. Sống ở nước Mỹ, chịu khó đi làm rồi thì ai ai cũng có đầy đủ cơm ăn áo mặc trong một sự tự do.

Santa Claus ơi, hãy đến nước Việt Nam nhỏ bé kia đi: biết bao trẻ em đường phố xanh xao gầy gò, xơ xác, đang nằm co quắp lạnh lẽo từ tâm hồn đến vật chất, mà trong giấc mơ chỉ thấy có chén cơm, cũng như con bé Hương ngày xưa, đã có lần không muốn thức dậy, chỉ muốn ngũ, vì ngũ để được mơ, được ăn một chén cơm trắng cá chiên, có chùm nho bóng mượt cho thật đã . . mà không phải thức dậy để thấy mình chỉ là kẻ đói rách đáng thương! Xin Santa Claus hãy cho các trẻ em đó những bộ áo quần lành, ít thức ăn và nếu được, xin cho các em những ngôi trường để các em được đi học, phát triển chất xám, để bớt đi những cảnh đau lòng vì túng quẩn các em phải đi giựt dọc, lượm bao nilông, đánh giầy, bán vé số hay "đứng đường" thất học . . . Santa Claus ơi, khi thức dậy, các em sẽ chắc chắn vô cùng hạnh phúc và sung sướng, vì giấc mơ đã thành sự thật. Có em nào muốn mình trở thành người vô thừa nhận của xã hội đâu" Tất cả chỉ tại thời cuộc và chế độ: các em chỉ là nạn nhân . . .

Mùa giáng sinh đang đến rồi đó, đánh dấu 2000 năm đã trôi qua từ ngày Chúa đến thế gian vì nhân loại ... Và nước Việt Nam của chúng tôi cũng đã bị chìm đắm trong 25 năm không tự do, không nhân quyền. Oâi, biết đến bao giờ đây, biết đến bao giờ mới có một mùa giáng sinh thât sự "an lành" trên quê hương nước Việt mến yêu"

Thiên Hương.
Noel 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,703,909
Chương trình Việt Báo Viết Về Nước Mỹ khởi sự từ Tháng Năm năm 2000. Ngay trong những ngày đầu tiên, có bài “Gia Đình Tôi Tới Mỹ” của Nguyễn Thị Phi Phượng. Tác giả ngày ấy vừa định cư Mỹ 4 tháng.
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và được giải danh dự. Bài viết mới nầy là một bút ký viết về đời sống các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ trong lúc Miền Nam bị sụp đổ năm 1975.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư, chiến tranh, di tản, làm vợ, làm mẹ trên đất Mỹ.
Tác giả sinh ra và lớn lên tại thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam; Cựu nữ sinh Trung Học Trần Quý Cáp, Hội An, niên khóa 1964-1972. Chồng là một quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa,
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân:
Nước Mỹ đang là mùa ra trường, và ngày 18 tháng Sáu 2017 sẽ là Father's Day in 2017 is on Sunday. the 18th of June (18/6/2017). Xin mời đọc bài Viết về nước Mỹ đầu tiên của Tín Thất Tôn.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corpo-ration;
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, giáo sư hồi hưu. Ông bà hiện là cư dân Brooklyn Park, Minnesota. Ông đã từng dạy ESL và Song Ngữ tại Hệ Thống Giáo Dục Công Lập Minneapolis và Ngôn Ngữ Việt Nam tại Đại Học Minnesota.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn.
Nhạc sĩ Cung Tiến