Hôm nay,  

Nước Mỹ Dưới Cái Nhìn Của Bác Tôi

13/03/200100:00:00(Xem: 144653)
Bài tham dự số 194-VB1207


Du lịch qua Mỹ là mơ ước lớn nhất của bác tôi từ lâu và bác đã thật sự vui sướng khi giấc mơ đó nay đã thành sự thật.

Bác tôi đặt chân đến California vào một ngày mùa hạ lúc mà thời tiết coi như đẹp nhất trong năm, tháng Sáu. Khắp nơi cây cỏ xanh ngát một màu, muôn hoa đua nở. Vì thế mà chỉ một đoạn đường ngắn từ phi trường Los Angeles về đến nhà bác tôi đã không ngớt lời khen nào là hai bên đường chỗ nào cũng có bông hoa cây cỏ đẹp đẽ, xa lộ thì rộng thênh thang, xe chạy có hàng có lối. Nói chung nhìn thấy cái gì bác cũng khen, bác vui vẻ một cách hồn nhiên hệt như cô gái quê lần đầu tiên ra tỉnh. Bác tôi hỏi đủ thứ chưen cho đến khi xe về đến nhà.
Vào nhà chưa kịp nghỉ ngơi bác đã đi ngay một vòng thăm hết các phòng rồi bác ra vườn ngắm bông hoa cây cỏ. Trở vô nhà bác khen:
- Cái xứ chi mà hậu hỉnh quá, nhà nào cũng có sân cỏ phía trước, miếng vườn phía sau tha hồ trồng bông trông hoa, nhìn mát con mắt quá! Bác còn nghe nói bên này họ sống tiện nghi lắm; ở thì mỗi người một phòng, xe thì mỗi người ôm một chiếc chạy chơi rồi thì nhà cao cửa rộng. Đúng là cái xứ văn minh!
Người đầu tiên chúng tôi đưa bác đi thăm là gia đình anh Khôi, người con đỡ đầu của bác dang ở San Diego. Gặp nhau ai cũng vui mừng vì không ai ngờ có ngày lại được hội ngộ ở đây.
Sau khi hàn huyên đủ thứ chuyện, chị Khôi đưa chúng tôi ra thăm vườn. Tôi thấy anh Khôi nhìn chăm chú một cây cảnh trồng trong chậu, hỏi vợ anh:
- Cây này có từ hồi nào mà anh không biết, cây đẹp quá!
- Vú thấy không, chị Khôi nhìn bác tôi cười, nghe ảnh hỏi bác biết ngay là ảnh ấy chẳng bao giờ ra vườn. Hình như lâu lắm rồi nhà con không ra đây, nếu hôm nay không có vú đến thăm chắc anh cũng chưa ra ngoài nầy vì quá bận. Buổi sáng nhà con đi làm lúc trời còn mờ tối, lúc về đến nhà thì đã mười giờ đêm. Ngày qua tháng lại từ nhà đến xưởng, từ xưởng về nhà anh ấy hầu như không có dịp ra sân trước hoặc viếng vườn sau. Ngày nghỉ có khi cũng phải vào sở để lo các việc linh tinh khác; có lúc thì phải hội họp ở ngoài tiểu bang. Vì thế công việc nhà con gánh trọn. Sáng ra con lo cơm sáng cơm trưa cho các cháu xong đưa chúng đi học rồi con mới đi làm. Chiều con về sớm đón các cháu làm bài vở. Một ngày của con từ sáu giờ sáng đến gần nửa đêm. Nhà có trẻ con thì không bao giờ hết việc. Vì thế ở đây ai cũng quần quật suốt ngày. Cho nên vú không ngạc nhiên khi nghe người mình dùng chữ "đi cày" thay cho chữ "đi làm".
Nghe đến đây bác quay sang nói với mẹ tôi:
- Các cháu giàu là đúng thôi, làm ăn cần mẫn tính nết lại dễ thương nên thế nào cũng được ơn trên gia hộ.
Người thứ hai chúng tôi đưa bác đi thăm là gia đình ông Lâm. Ông bà Lâm rất thân với gia đình bác tôi lúc còn ở VN. Hôm đó chúng tôi phải đến chỗ làm để gặp ông Lâm vì xưởng may đang cần hàng gấp nên ông Lâm phải đi làm mặc dù hôm đó ông đã xin nghĩ. Đến nơi, vừa nhận ra ông Lâm bác tôi mừng rỡ kêu lên:
- Chào Đại Úy! Trời ơi lâu quá mới gặp lại Đại Úy.
Mọi người ngừng may nhìn bác tôi ngạc nhiên. Im lặng một hồi rồi bỗng có tiếng cười to:
- Bà phải chào "Đại Úy cắt chỉ" mới đúng.
Thế là cả tiệm cười ồ, ông Lâm cũng gượng cười theo. Sau khi giới thiệu bác tôi với mọi người ông Lâm cùng chúng tôi đến thăm khu Phước Lộc Thọ. Trong lúc ăn trưa ở đây ông Lâm hỏi bác tôi đủ thứ chuyện ở quê nhà rồi ông tâm sự:
- Đời em bây giờ đắng cay ngọt bùi đủ cả chị ơi. Qua đây thì mình đã già nhưng chưa đủ già để mà nghỉ ngơi, mà cũng không đủ trẻ để làm những chuyện mình thích. Chẳng lẽ ngồi không báo hại con cháu. Cắt chỉ là công việc dễ dàng nhất ai cũng làm được cho nên lúc đầu em ngượng lắm. Dù gì thì hồi xưa mình cũng có địa vị trong xã hội, có công việc của một người đàn ông: lại có xe cộ tài xế của chính phủ...
- Thì ông còn đòi gì nữa, bà Lâm ngắt lời ông. Hồi ở nhà ông có tài xế người Việt, sang đây ông có tài xế người Mỹ lái xe cho ông cả ngày, ông muốn đi đâu thì đi, ông còn kêu ca nổi gì!
Thấy bác tôi có vẻ ngạc nhiên ông Lâm cười:
- Bà xã em tiếu lâm đó chị, em đi xe bus nên bả tếu cho vui đó mà. Đi xe bus thì an toàn những cũng bất tiện. Những ngày mùa đông lạnh lẽo, những lúc mưa to gió lớn đứng chờ xe bus bực lắm. Có hôm đi làm về mệt, bước lên xe là em ngủ thẳng một giấc. Đến khi giựt mình tỉnh dậy thì xe đã chạy quá hai, ba trạm, em lại phải cuốc bộ về nhà. Còn học tiếng Anh thì học trước quên sau: mình già rồi nên phát âm không đúng nói cái gì họ cũng hỏi đi hỏi lại "What What" thế là em im luôn và cũng muốn bỏ học luôn. Nhưng kẹt là ở đây con cái có ở đời với mình đâu, đủ lông đủ cánh là chúng bay đi hết. Rồi cuộc còn lại vợ chồng già và nếu không biết chút tiếng Anh thì có khác chi người câm người điếc. Nhưng nói cho công bằng thì ở đây cái hay nhiều hơn cái đỡ. Sở dĩ mình khổ là tại mình già rồi thiên đường nếu chúng chịu khó hành, chăm chỉ làm ăn.
- Thế anh không muốn sống ở đây hả, có nhiều người đang mơ ước được như anh đó. Bác tôi hỏi.
- Dĩ nhiên là em chấp nhận cuộc sống ở đây nhưng không vui lắm khi mà mình sống như có một nửa...
Bác tôi chưa hiểu ông Lâm nói gì thì bà Lâm giải thích:
- Ý ổng nói với Mỹ mà không nói được tiếng Mỹ thì coi như mất đi 1/4 lại không dám lái xe thì mất thêm 1/4 nữa vị chi là ông ấy mất trọn một nửa và chỉ còn lại một nữa niềm vui sống mà thôi.
Câu chuyện đến đây thì bỗng ông Lâm nhớ ra điều gì ông bèn bảo bà:
- Mình kể chuyện "Heo chết" cho bà chị nghe đi.
Thế là bác Lâm gái không chịu nhỉn được cười, bác kể:
- Số là hôm qua em ra phố Bolsa mua đồ ăn cho cháu Út đem đến trường nhưng khi em đến nơi thì thấy tủ đồ ăn trống trơn: em bèn hỏi một bà sồn sồn đứng gần đó là tại sao em đã gọi đặt trước rồi nhưng bây giờ chẳng thấy đồ ăn đâu cả.


- Đồ ăn để ngoài xe, chị theo tôi ra lấy. Bà ta nói nhỏ.
- Tại sao đồ ăn không mang vào tiệm mà để trong xe" Em hỏi.
- "Heo chết, Heo chết" bà ta ghé tai em thì thầm.
- Bà nói cái gì mà nghe ghê quá vây" Bộ bà chủ tiệm này hôm nảy nấu ăn bằng thịt heo chết hả"
- Không phải "heo chết" mà họ đang "chết" trong bếp từ sáng đến giờ. Hình như có ai báo cáo tiệm nầy đồ bẫn sao đó nên họ tới sớm lắm dòm đủ chổ "chết" từ sáng đến giờ vẫn chưa xong.
À thì ra "Heo chết" đây là "Health Department", là người của sở Y tế đến khám tiệm bán đồ ăn. Họ đang "chết" trong đó có nghĩa là họ đang "check" trong bếp. Trời đất quỉ thần ơi, bà ấy làm em một phen hú vía!
- Tiếng Mỹ của em cũng vậy đó chị ơi.
Ông Lâm cười ha hả rồi đứng lên đi mua tờ báo. Đợi cho ông đi khỏi bà Lâm nói với bác tôi:
- Đàn ông họ không chịu khó như mình đâu chị. Hồi mới qua đây ông ấy như chim trong lồng, gây gổ tối ngày vì những chuyện không đâu. Thí dụ như ông ấy muốn mua thuốc trụ sinh trị viêm mũi, các cháu bảo ông phải đi bác sĩ vì thuốc đó cần toa: thế là ông la toáng lên bảo cái xứ gì mà kỳ cục mua vài viên thuốc cũng đòi toa thật là không văn minh tí nào! Nhưng lâu ngày rồi cũng phải làm quen với nhưng cái kỳ cục ở đây. Và bây giờ thì "con tim ông đã vui lại" một nữa rồi!
Những ngày kế tiếp bác tôi đi thăm phim trường ở Hollywood, đi Disneyland, Sea World rồi đi San Francisco, Las Vegas và thăm hầu hết bà con bạn bè ở đây. Cho đến trước ngày về lại VN một tuần bác mới chịu ở nhà nghỉ ngơi, sắp xếp đồ đạc. Một hôm tôi hỏi bác có muốn ở lại luôn đây hay không và điều gì bác thích nhất ở xứ nầy. Bác tôi suy nghĩ giây lát rồi trả lời:
- Nói thật với cháu lúc nào còn ở VN bác mơ ước cuộc sống ở đây lắm. Cũng như bao nhiêu người khác, bác nghĩ cứ đặt chân đến Mỹ là sẽ có ngay một đời sống sáng sủa, sung sướng. Nhưng khi ở đây hơn năm tháng bác nhận ra rằng muốn có một đời sống tương đối đầy đủ và hạnh phúc thật không phải dễ. Nhưng suy nghĩ của người ở VN về đời sống ở đây đều sai hết. Lý do vì một số người về thăm không muốn nói ra sự thật. Bác thấy ở đây hầu hết người mình làm việc như cái máy, không phải tám tiếng mà có khi mười bốn mười lăm tiếng mỗi ngày. Có người làm bảy ngày một tuần. Bà bạn của bác là chủ một tiệm làm móng tay, bà ấy mở cửa ba trăm sáu mươi bốn ngày trong năm chỉ nghỉ một ngày đầu năm dương lịch mà thôi! Giàu có như anh Khôi cả năm không có thì giờ ra thăm cái vườn! Một hôm trên xa lộ bác thấy người lái chiếc xe bên cạnh nhắm mắt ngủ khi bị kẹt xe phải chờ trong giây lát. Khi xe hết kẹt và khi bị chiếc xe phía sau bóp kèn inh ỏi thì ông ta lại mở mắt ra tiếp tục lái! Buổi sáng bác thường thấy một số người lái xe vừa uống cà phê. Còn các cô gái thì lợi dụng lúc chờ đèn xanh thì thoa son hay kẻ lông mày. Cuộc sống sao mà tất bật quá! Bác có đi thăm con của một người bạn, cậu con trai của bà ấy qua Mỹ một mình năm 75 lúc mới mười tám tuổi. Cậu ta vừa đi làm vừa đi học, bữa đói bữa no. Và trong suốt thời gian vật lộn với cuộc sống trong mấy năm đầu có một lần cậu ta đã ăn cắp một hộp đồ ăn chó của chủ nhà. Và sau cái đêm nuốt hộp đồ ăn chó chan hòa nước mắt đó cậu ta đã thề là sẽ không bao giờ bị nghèo đói nữa. Bây giờ, thì cậu ấy đã giàu có bạc triệu rồi nhưng lại phải làm lụng vất vả hơn xưa và cũng không có thì giờ để tiêu tiền làm ra, nói theo kiểu Mỹ là để enjoy life! Cậu ấy đã có gia đình nhưng không dám có con vì sợ không có thì giờ chăm sóc con cái và công việc làm ăn cùng một lúc. Vợ chồng nuôi một con chó và một con mèo bầu bạn. May mắn thay mèo chó nhà cậu sống chung hòa bình êm ấm. Cho nên bác biết rằng sự thành công của một số bà con mà bác nhìn thấy hôm nay là kết quả của mấy chục năm vật lộn với đời, còn bước đầu tiên họ đến đây với hai bàn tay trắng thì bác may mắn kôn nhìn thấy. Bác cũng biết rằng nhưng gì bác nhìn thấy hôm nay như xe hơi sang trọng, nhà cửa đẹp đẽ thì đối với một số người chỉ là cái bề ngoài thôi. Mà muốn giữ được cái bề ngoài đó họ đã phải hy sinh nhiều thứ lắm, có khi phải hy sinh đến cả hạnh phúc, cái hạnh phúc mà họ cho là mục tiêu của cuộc đời để phải liều chết bỏ nước ra đi! Bác thấy có người ở cái nhà đáng giá bạc triệu nhưng cũng có người ở trong chiếc xe. Có người thì con cái thành đạt nhưng cũng có người thì con cái phải tù tội hoặc đi bụi đời chẳng biết ở phương trời mô. Bây giờ thì bác hiểu được thế nào là "mua nhà rồi suốt ngày ăn gà!"

Cháu hỏi bác thích cái gì ở đây" Bác thích nhiều thứ lắm nhưng có một điều bác khăm phục nhất là sự tự do dân chủ thật sự ở đây. Người ta đưa vị Tổng Thống uy quyền nhất thế giới (ông Clinton) ra tòa để hạch tội rồi ông ấy còn bị các vua hề đưa lên TV để giễu cợt nữa. Họ bắt giam lầm nhà khoa học người Tàu rồi lại thả ra và ông chánh án phải công khai xin lỗi bàn dân thiên hạ. Nếu bác có đi chu du khắp thế giới để tìm kiếm tự do, thì chắc chắn bác cũng chỉ nhìn thấy như vậy mà thôi. Bác xin giở nón, cuối chào khăm phục. Còn cuộc sống vật chất ở đây thì quá đầy đủ, chẳng thiếu một thứ gì, nếu có thiếu chăng thì đó là một chút mùi vị của quê nhà! Tuy thế bác sẽ không ở lại đây, bác già rồi ở lại chỉ thêm gánh nặng cho xã hội. Thế giới này là của người trẻ. Ở đây bác sợ cái cảnh nhưng khuôn mặt già nua suốt ngày trông ngóng người thân. Bác cũng sợ những chiếc xe lăn, lăn tới lăn lui trước mắt mỗi ngày một cách buồn thảm. Bác muốn về sống những ngày già với con cháu ở quê nhà. Bác cũng xin cám ơn nước Mỹ đã mở rộng vòng tay cưu mang con cháu của bác tạo cơ hội cho các cháu được thành đạt như ngày hôm nay. Bác cũng xin cám người Mỹ nước Mỹ đã cho bác được dịp rong chơi vui vẻ trong mấy tháng vừa qua.

Xin đa tạ. Đa tạ.
NGUYỄN NGÔ CẨM GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến